Lộc trời từ 6 con yến, làng Bình Dương bỏ tiền tỷ xây nhà dụ chim về ở
Lộc trời từ 6 con chim yến
Xã Minh Tân,ộctrờitừconyếnlàngBìnhDươngbỏtiềntỷxâynhàdụchimvềởlịch thi đấu c1 vòng 1 8 huyện Dầu Tiếng, Bình Dương lọt thỏm giữa rừng cao su bạt ngàn. Thế nhưng, hơn 10 năm qua, nơi đây trở thành “vương quốc” của chim yến. Vừa qua cổng chào của xã, tiếng chim yến lẫn máy phát gọi chim ríu rít khắp nơi.
Chị Phương, chủ một quán ăn ở gần chợ Minh Tân cho biết, trước đây, người dân trong xã mưu sinh bằng nghề trồng cao su lấy mủ. “Bây giờ, nhiều nhà bỏ nghề cũ chuyển sang nuôi yến. Vì vậy, nhà yến mọc lên đầy rẫy. Đi đâu cũng đụng nhà nuôi chim yến”, chị Phương nói.
Những căn nhà yến giá xây hàng tỷ đồng. |
Bà Nguyễn Thị Thìn, Phó chủ tịch UBND Minh Tân cho biết, nghề nuôi yến “nhập khẩu” vào xã năm 2010. Năm đó, trên tầng ba của một hộ trong xã có 6 con chim yến bay vào làm tổ. Thấy tự nhiên nhà mình có lộc trời, hộ này quyết định "nhường" tầng 2 và tầng 3 của căn nhà cho "những vị khách không mời mà đến". Vợ chồng họ cũng đi tìm hiểu cách nuôi yến về áp dụng cho nhà mình.
Ban đầu, gia đình này chỉ nghĩ nuôi yến cho vui, nhưng chim bay vào nhà mỗi ngày một nhiều nên họ có thu nhập cao từ việc bán tổ yến.
Tiếng lành đồn xa, nhiều người dân trong làng cũng học hỏi kinh nghiệm, gom tiền xây nhà dụ yến vào ở.
Bà Thìn cho biết, do chi phí xây nhà yến cao, ban đầu chỉ một vài hộ có điều kiện trong xã làm. Dần dần, nhà này thấy nhà kia có kinh tế tốt nhờ loại chim trời cũng làm theo.
Một tổ yến đang hình thành. |
Vợ chồng bà Ngơi, 64 tuổi, trước đây làm trong cơ quan nhà nước. 6 năm trước, thấy hàng xóm có thu nhập tốt từ nghề nuôi yến, vợ chồng bà cũng đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm ở địa phương nuôi yến khác rồi về kêu thợ đến xây nhà gọi chim về.
Đầu tiên, vợ chồng bà xây căn nhà yến có tổng chi phí hơn 1 tỷ đồng (gồm chi phí mua nguyên vật liệu, gỗ làm sàn, các loại máy móc…). Bà Ngơi cho biết, sau khi xây nhà xong, như được lộc trời cho, cứ 6 giờ tối từng đàn chim yến bay vào nhà làm tổ. 5 giờ sáng, chúng bay đi kiếm ăn, tối lại trở về nhà. Chiều chiều, ngồi quan sát, vợ chồng bà Ngơi vui không kể xiết. Tuy thế, phải mất gần hai năm vợ chồng bà mới bắt đầu thu hoạch tổ yến.
“Thời gian đầu yến vào nhà sinh đẻ, làm tổ nhiều nhưng thu hoạch lúc đó không hay, có khi làm chúng sợ sẽ bay đi. Nhà tôi chờ tổ già, yến quen chỗ mới bắt đầu thu hoạch”, bà Ngơi nói.
Mấy năm qua, mỗi tháng, bà Ngơi thu hoạch từ 2-20kg tổ yến. Cũng có tháng là mùa chim yến sinh sản, vợ chồng bà không thu hoạch được kg nào. "Yến đang sinh sản, mình vào lấy tổ sẽ làm chúng giật mình, ảnh hưởng đến chim con. Tổ yến mình chưa lấy thì để đó, không mất đi đâu được”, bà Ngơi giải thích.
Những tổ yến lấy xong, ba Ngơi thuê người làm sạch, chế biến sẵn rồi mang đến nơi khác bán. Có thu nhập tốt, hai năm trước, vợ chồng bà bỏ ra hơn 600 triệu đồng xây thêm một căn nhà yến nữa. Tuy nhiên, do nhà mới xây, một phần những hộ xung quanh cũng đua xây nhà cho yến ở nên căn thứ hai của nhà bà Ngơi yến đến rất ít.
Để xây căn nhà yến này, vợ chồng bà Nhung phải bỏ ra hơn 1 tỷ đồng. |
Bán đất, vay ngân hàng xây nhà cho chim ở
Vợ chồng bà Nhung, 59 tuổi, quê Thanh Hoá vào xã Minh Tân xây dựng kinh tế được hơn 38 năm. Trước đây, nhờ có 2 mẫu đất rẫy trồng cây cao su, vợ chồng bà có cuộc sống đầy đủ, nuôi được 4 con trai ăn học.
Một năm trước, cả bốn con trai có công việc ổn định và có gia đình riêng, vợ chồng bà quyết định bán hai mẫu đất, gom tiền xây căn nhà cho dụ yến vào, giá hơn 1 tỷ đồng.
“Vợ chồng tôi lớn tuổi rồi, để đất rẫy mình phải mướn người làm, tiền công cao, giá cao su thấp nên không ăn thua. Bỏ tiền xây nhà cho yến ở, mỗi tháng thu chỉ cần 1kg tổ yến, vậy là mình ngồi không cũng có 18-20 triệu đồng”, bà Nhung lạc quan.
Bà Nhung hi vọng, khoảng một năm nữa, vợ chồng bà có thể thu được tiền từ căn nhà yến. |
Đến nay, vợ chồng bà Nhung đã nuôi yến được gần một năm và đã có được 40-50 tổ yến hình thành. Tuy nhiên, do tổ còn non, bà chưa thu hoạch vội mà để chúng lớn, sinh sản thêm.
“Trung bình hai năm xây nhà mới có thu hoạch yến. Công việc này nó hay ở chỗ, mình chỉ cần bỏ vốn, lâu lâu vào dọn dẹp phân, mạng nhện một chút rồi thu tiền. Tổ yến chưa lấy, mình để đó lấy sau, không mất đi đâu cả. Quan trọng là kỹ thuật xây nhà làm sao để dụ yến vào được”, bà Nhung nói.
Mỗi căn nhà yến sẽ để một lỗ thông để yến bay vào. |
Bà Mùi (67 tuổi) kể, con đường nhỏ nơi vợ chồng con gái bà sống có tổng cộng 8 căn nhà yến, của những hộ gia đình khác nhau. Thấy hàng xóm xây nhà lầu, đi xe đời mới, cuộc sống dư giả nhờ xây nhà nuôi yến, vợ chồng con gái bà Mùi cũng làm theo.
"Con gái, con rể tôi cùng làm nghề cạo mủ cao su nên kinh tế không dư dả. Để có gần 1 tỷ xây nhà yến, vợ chồng nó phải đi vay ngân hàng, phải chịu lãi hàng tháng. Căn nhà yến này, vợ chồng nó xây được gần 2 năm rồi, nhưng yến vào rất ít, có ngày tôi quan sát không thấy con nào. Không hiểu sao, nhà người ta chim vào rần rần, nhà tôi lại như vậy", giọng bà Mùi rầu rĩ.
Bà Thìn cho biết, nhờ chim yến mà kinh tế người dân trong xã dần khá lên. Trong đó có nhiều gia đình mua được ô tô, xây được nhà lầu, biệt thự.
Theo thống kê, hiện toàn xã Minh Tân có khoảng 150 hộ xây nhà "mời" chim yến vào ở. Hầu hết các nhà đều thành công, trong đó có khoảng 10% hộ gia đình gặp thất bại.
Vị phó chủ tịch xã Minh Tân giải thích, trước kia nhà yến ít nên nhà nào cũng có chim về nhiều. Khoảng 2-3 năm nay, ai ai cũng thi nhau làm kinh tế nhờ loại chim trời này nên lượng yến vào bị loãng. Một phần, chim đã quen chỗ ở nên những nhà xây sau khó dụ được chúng.
"Nghề nuôi yến phải bỏ công ít, diện tích đất xây nhà cũng không nhiều nên nhà nào cũng thi nhau làm. Trong năm 2019, có đến 40-50 căn nhà yến mọc lên. Vì xây nhiều nhà quá, lượng yến vào bị loãng, thu nhập không có nên người xây sau cũng không dám "liều"", bà Thìn nói.
Xem thêm video: Chuyện tình chồng Việt vợ Đài và 'bệnh viện sách cổ' đầu tiên tại Việt Nam
Làng chài miền Tây giữa núi rừng tan mộng đổi đời, mơ được lên bờ
Ngược dòng nước, 38 hộ dân miền Tây từ bỏ quê hương mang theo giấc mộng đổi đời đến lòng hồ thủy điện mưu sinh. Sau 10 năm, giấc mơ ngày đầu mờ phai theo năm tháng. Bây giờ, họ chỉ mong được lên bờ lập nghiệp.
(责任编辑:Kinh doanh)
下一篇:Nhận định, soi kèo Nusantara Utd vs PSMS Medan, 14h50 ngày 30/1: Một mất một còn
Giữa bão lạm phát, tình hình bữa ăn học đường đang thách thức khả năng trang trải của các trường. Ảnh: PA Wire Ngành thực phẩm học đường hiện đang kêu cứu "trước bờ vực sụp đổ" vì không thể cân bằng giữa kinh phí và chi phí thực phẩm tăng cao.
Trong một cuộc thăm dò mới của Laca, cơ quan đại diện cho những người cung cấp suất ăn cho trường học ở Anh, 91% trong số 99 nhà cung cấp bữa ăn học đường được khảo sát trên khắp nước Anh và xứ Wales cho biết họ đang gặp phải tình trạng thiếu lương thực, với hơn 60% nói rằng điều này không được cải thiện kể từ tháng 5/2022.
Những cơ sở được khảo sát - hiện đang cung cấp thực phẩm cho gần 10.000 trường học ở Anh - cho biết giá thực phẩm đã tăng 30% kể từ tháng 5, so với mức tăng 20% vào tháng 4. Trong khi đó, 13% nhà cung cấp đã chuyển từ sử dụng thịt nội địa sang các sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài, trong khi 35% số khác đang cân nhắc làm như vậy.
Phó Chủ tịch Laca, ông Brad Pearce nhận định: “Bất chấp những nỗ lực hết mình của các thành viên và nhân viên, ngành công nghiệp suất ăn học đường vẫn đang trên bờ vực sụp đổ. Những thách thức mà ngành công nghiệp của chúng tôi phải đối mặt sẽ trở nên tồi tệ hơn trong những tuần và tháng tới".
“Nếu không tăng chi phí cho bữa ăn học đường, những trẻ em dễ bị tổn thương nhất trong xã hội của chúng ta có thể sẽ không có bữa ăn nóng hổi, lành mạnh và bổ dưỡng duy nhất trong ngày của chúng” - ông Brad Pearce nói thêm.
Chia sẻ với The Independent, ông Mumin Humayun, một hiệu trưởng trường trung học ở Anh, nói rằng tình hình hiện tại là "rất khó khăn". Một số trường chỉ phục vụ đồ ăn đồ ăn nguội để cắt giảm chi phí sử dụng lò nướng, ông Humayun nói thêm.
Trong khi đó, hiệu trưởng Pepe Di’Iasio nói rằng trường của thầy đã phục vụ các bữa ăn ít đa dạng hơn cho học sinh và họ đang cố gắng giảm việc chiên rán trong nhà bếp để tiết kiệm tiền, vì chi phí đã tăng hơn 11% kể từ đầu học kỳ. Thầy cũng cho biết trường đang chấp nhận chi trả cho khoản này thay vì chuyển sang cho phụ huynh, tuy vậy, “Điều này không thể kéo dài”.
Hơn một nửa số người phục vụ bữa ăn tại trường học được hỏi cho rằng chất lượng bữa ăn ở trường sẽ tồi tệ hơn trong những tháng tới.
“Các nhà cung cấp bữa ăn học đường đang phải vật lộn để trang trải” - ông Kevin Courtney từ Hiệp hội giáo dục Quốc gia nói. "Điều này đang khiến sức khỏe của học sinh chúng ta gặp nguy hiểm".
Theo ông Courtney, Chính phủ đã cắt giảm 25% số tiền chi tiêu cho các bữa ăn ở trường trong 12 năm qua. Tuy nhiên, ông tin rằng Chính phủ cần phải tăng nguồn tài trợ này phù hợp với lạm phát "thay vì cắt giảm các tiêu chuẩn đến mức tổn hại đến sức khỏe của trẻ em".
Trên thực tế, Chính phủ tài trợ bữa ăn học miễn phí cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhất. Nhưng ông Geoff Barton, từ Hiệp hội các nhà lãnh đạo trường học và đại học, cho biết điều này hiện “không đủ để đáp ứng chi phí lạm phát”.
“Điều này chắc chắn sẽ phá hỏng chất lượng bữa ăn cho học sinh. Đây là một tình huống hoàn toàn không thể chấp nhận được khi rõ ràng rằng trẻ em cần được đảm bảo một bữa ăn ngon, đầy đủ chất dinh dưỡng hàng ngày” - ông Barton nói, đồng thời cho rằng Chính phủ nên trả tiền ăn ở trường cho tất cả trẻ em tiểu học.
Trong khi đó, cô Tayyaba Siddiqui từ London, một nhân viên ở Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS), gần đây phát hiện ra con trai cô không còn được tiếp cận với những bữa ăn học đường miễn phí nữa vì vì thu nhập của cô được coi là "quá cao".
“Chúng tôi không sống, chúng tôi đang tồn tại” - bà mẹ đơn thân chia sẻ. Con trai của cô buộc phải lựa chọn thực phẩm rẻ hơn ở trường để tiết kiệm chi tiêu.
Bảo Huy(Theo The Independent)
" alt="Bữa ăn học đường của học sinh Anh giảm cả chất lẫn lượng vì chi phí gia tăng" />- Đại biểu Nguyễn Trúc Anh (đoàn Hà Nội) nhận định, đường sắt Việt Nam đang phát triển rất chậm so với các nước trên thế giới.
Ông Trúc Anh cho rằng, cần phải nhìn vấn đề này thành một chương trình trọng điểm cấp quốc gia, chương trình nâng cấp ngành đường sắt và công nghiệp phụ trợ, và đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là một dự án trong chương trình này.
"Đường sắt đô thị rất quan trọng. Tôi chưa hình dung trong vòng 30 năm tới, một hình thức vận tải nào có thể thay thế đường sắt đô thị, nhất là các đô thị trên một triệu dân",ông Trúc Anh nói.
"Bên cạnh đó, cần các cơ chế thí điểm đặc thù thì dự án này mới thành công",vị đại biểu nêu quan điểm.
Song song với vấn đề này, ông Trúc Anh cho rằng phải đảm bảo an toàn năng lượng, tức là phải thực hiện vấn đề điện hạt nhân.
Theo đại biểu, đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam sẽ ngốn nhiều điện, vì vậy điện nền phải đầy đủ, ổn định. Hai dự án phải thực hiện cùng lúc.
"Phải nhìn đường sắt đô thị và vận tải lớn trong một chương trình tổng thể trong đó có cao tốc Bắc - Nam thì mới chuẩn. Tiền chúng ta không ngại, nếu chúng ta thành công và nội địa hóa được, hiệu quả lợi ích kinh tế mang lại còn lớn hơn rất nhiều",vị đại biểu nhìn nhận.
Đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) cho rằng, dự án đường sắt tốc độ cao sẽ tạo ra sự kết nối, lan tỏa trong phát triển kinh tế - xã hội, tránh tình trạng như hiện nay chỉ tập trung vào một số tỉnh, thành phố lớn theo chiều dọc đất nước.
Về phương thức đầu tư, đại biểu dẫn trường hợp các dự án đường sắt đô thị như Cát Linh - Hà Đông, Nhổn - Ga Hà Nội, Bến Thành - Suối Tiên chậm tiến độ nhiều năm, đội vốn, để bày tỏ lo ngại.
"Chúng ta hợp tác với nước nào không quan trọng, nhưng cần chuyển giao công nghệ cho Việt Nam. Như vậy mới đảm bảo dự án triển khai đúng tiến độ. Còn không thực hiện được việc này, từ đầu tư đến vận hành, sửa chữa, bảo hành sẽ phải phụ thuộc, có thể trở thành "món nợ" về sau", đại biểu nhấn mạnh.
Đại biểu Hoàng Văn Cường cũng lưu ý dự án đường sắt tốc độ cao này cần tính toán đến nhu cầu thực tế của các địa phương hiện chưa có sân bay, bởi đây sẽ là phương thức bổ trợ cho hàng không.
Đại biểu Nguyễn Phi Thường (đoàn Hà Nội) cho rằng, dự án với tổng mức đầu tư hơn 67 tỷ USD, mỗi năm phân bổ hơn 6 tỷ USD, là con số rất lớn. Song đây được xác định là dự án mang tính biểu tượng, động lực phát triển cho đất nước trong giai đoạn mới.
"Nếu dự án triển khai tốt, sẽ phát huy vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Nếu triển khai có những rủi ro thì hệ lụy là chúng ta sẽ phải xử lý trong tương lai", đại biểu Nguyễn Phi Thường nêu rõ.
Ông cũng đồng tình với đại biểu Hoàng Văn Cường về việc cần chuyển giao công nghệ và cho rằng các dự án đường sắt đô thị hiện nay chưa có tiêu chuẩn kỹ thuật chung, mỗi dự án là công nghệ của một nước.
Về vấn đề đội vốn, đại biểu Nguyễn Phi Thường cho biết ngay cả ở Mỹ, dự án đường sắt cũng đội vốn gấp 2,2 lần so với ban đầu. Ở trong nước, các dự án đường sắt đô thị đều đội vốn. "Do đó, việc đưa ra tổng mức đầu tư hơn 67 tỷ USD cần có nhiều giải pháp đi kèm",đại biểu Nguyễn Phi Thường nêu quan điểm.
Minh Tuệ" alt="ĐBQH: Đường sắt tốc độ cao Bắc" /> Nếu tận dụng tốt thời cơ, OpenAI hoàn toàn có thể thay đổi thị trường trình duyệt web. Ảnh: YouTube/AI Revolution.
Theo báo cáo từThe Information, OpenAI - công ty đứng sau ChatGPT, đang xem xét phát triển một trình duyệt web mới. Công cụ này sẽ được kết hợp với ChatGPT và các giải pháp trí tuệ nhân tạo khác của OpenAI, mang đến những tính năng độc đáo như tìm kiếm thông tin, tổng hợp nội dung, dịch thuật...
Theo đó, trình duyệt có tên mã là NLWeb (Natural Language Web), cho phép người dùng tương tác bằng ngôn ngữ tự nhiên. NLWeb mang đến trải nghiệm duyệt web thông minh nhờ sức mạnh của AI, đặc biệt là ChatGPT.
Nguồn tin cho biết OpenAI đã tuyển dụng được hai kỹ sư chủ chốt của dự án Google Chrome. Trong đó có Ben Goodger, một trong những người sáng tạo ra trình duyệt này.
Động thái này của OpenAI được xem là thách thức trực tiếp với Google, “ông lớn” đang thống trị thị trường trình duyệt web. Sự cạnh tranh này có thể mang lại lợi ích cho người dùng, khi các hãng công nghệ liên tục đổi mới và cải thiện sản phẩm.
Công ty của Sam Altman đã thảo luận với nhiều nhà phát triển website và ứng dụng lớn như Conde Nast, Redfin, Eventbrite và Priceline. Với nền tảng AI có sẵn và đội ngũ nhân sự tài năng, trình duyệt của OpenAI được kỳ vọng tạo ra cú hích trên thị trường.
Dự án này càng được chú ý hơn khi gần đây, Bộ Tư pháp Mỹ đang gây áp lực yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome để chống lại tình trạng độc quyền trong lĩnh vực tìm kiếm. Nếu OpenAI tận dụng tốt “thời cơ ngàn vàng” này, thị trường trình duyệt có thể sắp chứng kiến một cuộc thay đổi mạnh mẽ.
Thời điểm OpenAI ra mắt trình duyệt web vẫn chưa được tiết lộ. Tuy nhiên, với những bước đi táo bạo gần đây, công ty đang cho thấy tham vọng lớn của mình trong việc định hình tương lai của Internet.
Ngoài phát triển trình duyệt, báo cáo của The Informationcũng cho biết OpenAI đã bắt tay với Samsung để cung cấp các sản phẩm AI cho các thiết bị do hãng sản xuất. Nếu thương vụ thành công, OpenAI sẽ có được nền tảng người dùng khổng lồ cho các dịch vụ của họ bên cạnh Apple Intelligence.
Ngược với sự vươn lên của tên tuổi mới, "ông lớn” Google đang phải tăng cường mọi nỗ lực để duy trì khả năng cạnh tranh với OpenAI và các công ty AI khác.
Kể từ khi ChatGPT “làm mưa làm gió” vào cuối năm 2022, Alphabet đã không ngừng đầu tư vào nghiên cứu và phát triển AI, đỉnh điểm là việc ra mắt chatbot Gemini vào năm ngoái.
Những câu hỏi chúng ta phải đối mặt trong thế giới AI
Chúng ta có rất nhiều câu hỏi về thế giới AI, mà đó đều là những nghi hoặc không dễ có ngay đáp án.
Cuốn sách Thời đại AI - Và tương lai loài người chúng ta trình bày cách AI làm thay đổi mối quan hệ của chúng ta với tri thức, chính trị và xã hội. Mục tiêu tối thượng của cuốn sách này là giải thích về AI và cung cấp cho độc giả những câu hỏi mà chúng ta sẽ phải đối mặt trong những năm tới lẫn bộ công cụ để bắt đầu trả lời chúng.
" alt="OpenAI phát triển trình duyệt cạnh tranh với Google Chrome" />Chiều tối nay, ngày 14/4/2020, Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT đã phát cảnh báo các bộ, ngành, địa phương và các tổ chức, cá nhân về nguy cơ mất an toàn thông tin từ phần mềm họp trực tuyến Zoom.
Thông tin với phóng viên, ông Nguyễn Khắc Lịch, Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin cho biết, ngày 14/4, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam thuộc Cục ghi nhận có hơn 500.000 tài khoản Zoom đã bị lộ lọt thông tin cá nhân của người sử dụng. Trong đó, bao gồm email, mật khẩu, đường dẫn URL các cuộc họp và mật khẩu kèm theo.
Đại diện Cục An toàn thông tin nhận định, hiện nay Zoom đang là phần mềm phổ biến cho học trực tuyến, tổ chức hội họp và làm việc từ xa. Tuy nhiên, phần mềm này tồn tại một số lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng như mã hóa dữ liệu đầu cuối kém, dễ dàng bị dò quét ID cuộc họp, lỗ hổng liên quan đến đường dẫn UNC (Universal Naming Convention).
Từ đầu năm 2020, nhiều lỗ hổng bảo mật của Zoom đã được công bố mã lỗ hổng, trong đó có lỗ hổng chưa được nhà cung cấp xử lý triệt để, như CVE-2020-11500, CVE-2020-11469, CVE-2020-11470… với nhiều mức độ nguy hiểm khác nhau.
Thông qua những lỗ hổng trên, tin tặc có thể truy cập bất hợp pháp vào các phòng họp, theo dõi, truyền bá các thông tin xấu độc, đánh cắp thông tin hoặc cài đặt mã độc trực tiếp trên máy tính người dùng.
Nhằm tăng cường công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng, đặc biệt là bảo vệ thông tin cá nhân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người sử dụng, Cục An toàn thông tin vừa đưa ra khuyến cáo về phần mềm Zoom.
Cụ thể, các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước được khuyến cáo không nên sử dụng phần mềm Zoom để phục vụ các buổi họp trực tuyến tại đơn vị mình.
" alt="Cục An toàn thông tin khuyến cáo cơ quan nhà nước không nên dùng Zoom" />Phụ huynh và thí sinh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022. Ảnh: Lê Anh Dũng Một trong các tiêu chí để đánh giá chuẩn giáo viên cuối năm, nhất là đối với giáo viên chủ nhiệm đó là sự phối hợp, cộng tác với phụ huynh học sinh để giáo dục các em.
Đó cũng là việc mà nhiều giáo viên chủ nhiệm “ngán” nhất, bởi nếu làm việc với học sinh khó một, thì việc trao đổi với phụ huynh học sinh có khi khó tới cả trăm. Dẫn tới nhiều tình huống, dương như phụ huynh và giáo viên đứng ở hai bên “chiến tuyến “, đối chọi nhau gay gắt. Giáo viên thì than thở sao lại có phụ huynh cá biệt thế này. Phụ huynh thì khăng khăng thầy cô “đì” con mình, cố tình gây khó dễ, phiền hà cho gia đình.
Vậy đâu là phương cách để tháo gỡ nút thắt này?
Đầu tiên, để hiểu và đi đến quá trình giao tiếp thuận lợi, giáo viên chủ nhiệm phải tìm hiểu thông tin kĩ càng để biết thêm về hoàn cảnh gia đình, việc làm, điều kiện kinh tế của học sinh. Từ đó sẽ phần nào hiểu hơn về học sinh, về gia đình học sinh để có phương pháp làm việc phù hợp, và dễ có sự thông cảm hơn.
Tôi từng nói chuyện với nhiều phụ huynh, ban đầu họ rất gay gắt, thậm chí sỗ sàng khi nói chuyện qua điện thoại. Nhưng khi tôi mời họ lên trường và trao đổi thân tình, nhẹ nhàng, nhiều người mẹ của các em học sinh bỗng xem tôi trở thành người tâm sự nỗi niềm trong gia đình. Không ít trường hợp họ khóc khi tôi hỏi thăm thêm về gia đình, và như đã kìm nén từ lâu, những ấm ức về người chồng, người cha, về hoàn cảnh gia đình với nhiều trắc trở cứ thế tuôn ra. Và cũng chẳng cần tôi nói gì thêm, họ đã hứa sẽ quan tâm, dạy dỗ các cháu nhiều hơn, và quả thật, các em tiến bộ thấy rõ.
Thứ hai,người giáo viên chủ nhiệm không nên đẩy phụ huynh về phía đối lập quan điểm mình, đổ lỗi cho việc giáo dục gia đình khi các em vi phạm nội quy. Mà cần nói rõ, và thể hiện thiện chí với phụ huynh, rằng thầy cô cũng như phụ huynh, có mục tiêu chung là muốn giúp đỡ các em, muốn các em nên người. Để thực hiện tốt điều đó, rất cần sự hỗ trợ, cộng tác của phụ huynh.
Tôi xin chia sẻ câu chuyện nhỏ về một em học sinh lớp tôi chủ nhiệm nhiều năm trước rất nghịch, có lần lén lấy của bố mẹ một món đồ giá trị đem lên trường, em lấy ra chơi trong tiết học, và bị tạm tịch thu. Vì đây là món đồ có giá trị cao, nên tôi gọi điện cho bố em để hỏi, và biết em lén lấy đi. Tôi hẹn phụ huynh lên trường và trả lại món đồ nhưng cũng không quên làm biên bản cũng như chụp ảnh bàn giao. Biết em cũng đang rất lo lắng nên tôi đề nghị phụ huynh thông báo với em là cô giáo vẫn giữ, chỉ trả lại khi có cố gắng trong học tập và rèn luyện, và có kết quả tiến bộ cuối năm. Thời gian sau đó, em tiến bộ rất nhiều, không còn nghịch phá và cố gắng trong học tập nhiều so với trước kia.
Tâm lý chung của phụ huynh luôn có xu hướng thiên vị con mình, giảm nhẹ đi những vi phạm của các em, vì trong mắt bố mẹ con mình lúc nào cũng nhỏ dại. Nắm bắt được điều này, người giáo viên chủ nhiệm không nên có những ứng xử tiêu cực, nóng giận khi phụ huynh tỏ thái độ bao che con, mà nên bình tĩnh phân tích, để họ cộng tác trong tinh thần cầu thị.
Dĩ nhiên, có khi gặp những phụ huynh thiếu tôn trọng giáo viên, cũng phải cứng rắn, nhưng phải thực hiện các bước xử lý đúng theo quy định của ngành với đầy đủ các minh chứng về vi phạm của học trò, giấy mời hoặc tin nhắn làm việc, thậm chí khi làm việc trực tiếp với phụ huynh phải có sự chứng kiến của đồng nghiệp, học trò, hoặc cấp trên để đảm bảo tính khách quan và an toàn cho bản thân.
Tôi hay ví von vui rằng giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh giống như hai con trâu cùng kéo một cái cày. Nếu phối hợp nhịp nhàng, ăn khớp và hợp lý, thì công việc chung của cả hai sẽ nhẹ nhàng, vui vẻ và hiệu quả hơn khi vun xới cánh đồng là tâm hồn, là tri thức, nhân cách của các em học sinh.
Vũ Thị Thu Mai(Giáo viên trường THPT Hermann Gmeiner Đà Lạt)
Chuẩn mực người thầy và ứng xử nhân văn của phụ huynh
Bước chân qua cổng trường, rồi bắt đầu vào giờ học, tâm trạng học sinh có phấn khích, có thanh thản, nhẹ nhàng, hồ hởi hay không phụ thuộc vào hình ảnh, phong cách, thái độ của giáo viên." alt="'Giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh như hai con trâu cùng kéo một cái cày'" />SEC tăng cường bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư trong bối cảnh các vụ việc vi phạm dữ liệu ngày càng gia tăng. Cơ quan quản lý cho hay, các quy tắc này nhằm tăng cường khả năng minh bạch về quản trị an ninh mạng và cung cấp thông tin theo cách “nhất quán, có thể so sánh và hữu ích cho quyết định”.
“Việc một công ty cháy xưởng sản xuất, hay hàng triệu hồ sơ bị ảnh hưởng bởi sự cố an ninh mạng, đều có thể là vấn đề quan trọng với các nhà đầu tư”, chủ tịch SEC Gary Gensler cho biết.
Trong hồ sơ 8-K, các tổ chức phải mô tả tính chất, phạm vi, thời gian và tác động trọng yếu của sự cố, bao gồm cả tài chính và hoạt động.
Đáng chú ý, quy định này không yêu cầu các công ty tiết lộ bất kỳ thông tin nào “liên quan đến tình trạng khắc phục sự cố, liệu nó có đang diễn ra hay không và dữ liệu có bị xâm phạm hay không” vì điều này có thể ảnh hưởng đến các nỗ lực khắc phục đang diễn ra.
“Điều này có nghĩa là các công ty phải sẵn sàng các biện pháp kiểm soát và quy trình thích hợp để đảm bảo rằng có thể đưa ra quyết định quan trọng sau khi phát hiện sự cố an ninh mạng”, Jane Norberg, đối tác trong cơ quan Thực thi Bảo vệ Chứng khoán tại công ty luật Arnold trụ sở tại Washington D.C, nói.
Các công ty nhỏ hơn, được SEC định nghĩa là các công ty có doanh thu hàng năm dưới 250 triệu USD hoặc dưới 100 triệu USD, sẽ được gia hạn 180 ngày trước khi phải nộp Mẫu 8-K báo cáo sự cố.
Ngoài ra còn có một ngoại lệ đối với thời hạn 4 ngày, sau khi các doanh nghiệp lập luận rằng việc công khai sớm lỗ hổng an ninh mạng hoặc sự cố, có thể cản trở các cuộc điều tra thực thi pháp luật đang diễn ra.
SEC cho biết việc tiết lộ thông tin có thể bị trì hoãn nếu Bộ Tư pháp xác định động thái này có thể “gây ra rủi ro đáng kể đối với an ninh quốc gia hoặc an toàn công cộng”.
Trung Quốc phân 4 cấp ứng phó sự cố bảo mật dữ liệu
Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc (MIIT) đề xuất phân loại bốn cấp để chính quyền địa phương và các công ty thực hiện đánh giá và ứng phó với các sự cố bảo mật dữ liệu." alt="Những điều cần biết về quy định quản lý dữ liệu mới của Mỹ" />
- ·Nhận định, soi kèo Everton vs Leicester, 22h00 ngày 1/2: Tự tin gia tăng cách biệt
- ·Cảnh giác mất tiền triệu do lừa đảo cước viễn thông quốc tế
- ·Bé trai 6 năm chiến đấu ung thư: 'Có thuốc nào cho con ngủ mãi không?'
- ·Đoàn tụ với gia đình đúng Giao thừa sau 15 năm lưu lạc
- ·Nhận định, soi kèo Everton vs Leicester, 22h00 ngày 1/2: Tự tin gia tăng cách biệt
- ·Khoa hồi sức cấp cứu, nơi giành giật sự sống mong manh trước cửa tử
- ·Bình Định: Ứng dụng phần mềm, chất lượng dữ liệu thống kê được nâng cao
- ·GPT và các mô hình AI mạnh mẽ vẫn phải ‘bó tay’ trước bài kiểm tra này
- ·Nhận định, soi kèo Perez Zeledon vs Herediano, 09h00 ngày 31/1: Lấy lại ngôi đầu
- ·Điểm chuẩn ĐH Huế theo phương thức học bạ
Thời tiết TP.HCM hôm nay 11/11, về chiều tối có mưa rào và dông vài nơi.
Nhiệt độ dao động trong khoảng 30-33 độ C, độ ẩm tương đối phổ biến 59%, mật độ mây 26%.
Dự báo chỉ số UV: Các quận, huyện của TP.HCM đều có chỉ số tia UV chạm ngưỡng nguy cơ gây hại cao.
Thời tiết các tỉnh Nam Bộ ngày 11/11/2024
Nam Bộ có mây, chiều tối và đêm có mưa rào và giông vài nơi, ngày nắng. Gió đông bắc đến đông cấp 2-3.
Nhiệt độ thấp nhất 23-26 độ C. Nhiệt độ cao nhất 32-34 độ C.
Cụ thể, TP Phú Quốc 32 độ C, TP Cà Mau 32 độ C, TP Bạc Liêu 32 độ C, TP Cao Lãnh 32 độ C, TP Châu Đốc 33 độ C, TP Cần Thơ 33 độ C, TP Vĩnh Long 33 độ C, TP Bến Tre 33 độ C, huyện Đồng Phú 33 độ C, TP Tây Ninh 33 độ C, TP.HCM 33 độ C, TP Thủ Dầu Một 34 độ C và TP Biên Hoà 34 độ C.
Trên biển: Vùng biển từ Bà Rịa - Vũng Tàu đến Cà Mau (bao gồm vùng biển TP.HCM) gió Đông Bắc cấp 4, có lúc cấp 5. Độ cao sóng 1-2m.
Vùng biển từ Cà Mau đến Kiên Giang và Phú Quốc gió Đông Bắc cấp 3-4. Độ cao sóng 1m. Trên cả hai vùng biển, thời tiết có mưa rào và dông rải rác, trong cơn dông đề phòng gió giật mạnh và lốc xoáy.
Dự báo thời tiết các vùng trên cả nước ngày 11/11/2024
Hà Nộiít mây, đêm không mưa, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác; ngày nắng. Gió nhẹ. Đêm và sáng sớm trời rét. Nhiệt độ thấp nhất 19 - 21 độ C. Nhiệt độ cao nhất 30 - 32 độ C.
Phía Tây Bắc Bộít mây, đêm không mưa, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác; ngày nắng. Gió nhẹ. Đêm và sáng sớm trời rét. Nhiệt độ thấp nhất 17 - 20 độ C, có nơi dưới 17 độ C. Nhiệt độ cao nhất 28 - 31 độ C, có nơi trên 31 độ C.
Phía Đông Bắc Bộít mây, đêm không mưa, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác; ngày nắng. Gió nhẹ. Đêm và sáng sớm trời rét. Nhiệt độ thấp nhất 18 - 21 độ C, vùng núi có nơi dưới 17 độ C. Nhiệt độ cao nhất 29 - 32 độ C.
Thanh Hóa - Thừa Thiên Huế, phía Bắc ít mây, đêm không mưa, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng; phía Nam có mây, đêm không mưa, ngày có mưa vài nơi, riêng chiều tối có mưa rào rải rác và có nơi có giông. Gió bắc đến tây bắc cấp 2 - 3, riêng vùng ven biển phía Nam gió mạnh dần lên cấp 3 - 4. Phía Bắc đêm và sáng sớm trời rét, phía Nam đêm trời lạnh. Nhiệt độ thấp nhất 19 - 22 độ C. Nhiệt độ cao nhất 28 - 31 độ C.
Đà Nẵng - Bình Thuậncó mây, đêm không mưa, ngày nắng, riêng phía Bắc chiều tối có mưa rào rải rác và có nơi có giông. Gió đông bắc đến bắc cấp 2 - 3. Nhiệt độ thấp nhất 22 - 25 độ C. Nhiệt độ cao nhất 30 - 33 độ C.
Tây Nguyêncó mây, chiều tối và đêm có mưa rào và giông vài nơi, ngày nắng. Gió đông bắc cấp 2 - 3. Nhiệt độ thấp nhất 17 - 20 độ C. Nhiệt độ cao nhất 28 - 31 độ C, có nơi trên 32 độ C.
Lương Ý" alt="Dự báo thời tiết TP.HCM ngày 11/11: Chiều tối có mưa rào và dông vài nơi" />- - Trao đổi với VietNamNet chiều 28/7, TS Lê Viết Khuyến (nguyên Vụ phó Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT) cho rằng khi nào hình thành được văn hoá chất lượng, hệ thống kiểm định của cả hệ thống tốt thì hãy nói đến chuyện bỏ kỳ thi tốt nghiệp. Còn nếu duy trì thì phải để cho kỳ thi đi đúng thực chất, chứ hiện nay vẫn định hướng theo “bệnh thành tích”.
Phóng viên: Sự việc gian lận thi cử ở Hà Giang, Sơn La làm gợi nhớ lại kết quả thi tốt nghiệp từ thời Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân, trong đó có những tỉnh như Tuyên Quang tỷ lệ tốt nghiệp chỉ có 14%, hay những tiêu cực thi cử như Đồi Ngô, Bạc Liêu… Ông có cho rằng việc phanh phui tiêu cực của năm nay chính là tiền đề để làm mạnh hơn câu chuyện chống bệnh thành tích và tiêu cực trong giáo dục mà trước kia đã từng chạm đến?
TS Lê Viết Khuyến: Ngay từ đầu khi tiêu cực năm nay được phanh phui, tôi đã nói là phải làm quyết liệt, không có vùng cấm.
Cho nên, chúng ta không nên dừng lại ở những người tham gia trực tiếp vào tiêu cực, mà phải tìm ra được những kẻ đồng loã, phá đi những tiêu cực mang tính chất tổ chức.
Theo ông, khi phân quyền tổ chức thi THPT quốc gia tới địa phương, lãnh đạo ở đó cần có trách nhiệm như thế nào?
Ở đây nói đến chuyện trách nhiệm thuộc về ai, thì thực tế trách nhiệm là của cả hệ thống.
Khi rà soát thì phải rà soát từng khâu một để làm rõ vấn đề ở đâu và cuối cùng quy trách nhiệm ở chỗ nào.
Đứng ở phía Bộ GD-ĐT, đây là cơ quan phải chịu trách nhiệm chung trước xã hội về tất cả những gì xảy ra trong lĩnh vực giáo dục. Nếu nhìn ở góc độ chung đó, bao giờ người đứng đầu ngành cũng nên có lời xin lỗi nhân dân, học sinh, phụ huynh, sau đó mới quy trách nhiệm cụ thể từng khâu một.
Còn về trách nhiệm của địa phương, một trong những đề xuất của tôi và của Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam (gọi tắt là Hiệp hội) mà tôi là thành viên, là giao trách nhiệm cho người đứng đầu địa phương.
Khi đã phân cấp cho địa phương về việc tổ chức kỳ thi thì người đứng đầu địa phương – tức Chủ tịch UBND tỉnh phải chịu trách nhiệm trước người dân, trước Chính phủ về những tiêu cực xảy ra trong địa bàn của mình.
Khi đã quy trách nhiệm như thế, thì ông Chủ tịch UBND sẽ huy động bộ máy của mình để làm tốt công tác tuyển sinh.
Còn các bộ phận bên dưới sẽ chịu trách nhiệm với người đứng đầu tỉnh, chứ không phải chỉ xử anh Lương, anh Hoài là xong.
Được và chưa được của kỳ thi
- Có ý kiến bình luận về sự việc ở Hà Giang, Sơn La giống như câu chuyện “tái ông thất mã”: Khi tiêu cực bị phanh phui mới nhìn thấy lỗ hổng ở nhiều khâu, từ trung ương tới địa phương. Và chuyện “Tái ông” lại chính là cơ hội để chúng ta tiếp tục làm trong sạch giáo dục?
Tôi không muốn nhìn cực đoan về một phía, mà muốn phân tích cả 2 mặt của kỳ thi năm nay.
Kỳ thi năm nay so với các năm trước đây có những cái được và chưa được.
Cái được thứ nhất là thí sinh thi tại địa phương, giảm tốn kém cho Nhà nước và cho chính gia đình các em. Tôi nghĩ đó là thành công lớn nhất của phương án tuyển sinh này.
Cái được thứ 2 là khâu làm đề tốt hơn các năm trước, biểu hiện cụ thể ở phổ điểm các môn tương đối chuẩn (hình chuông dốc đều về 2 bên), trừ môn Toán, tiếng Anh, Giáo dục công dân. Những năm trước, phổ điểm rất méo mó.
Thứ ba là tiêu cực giảm. Trước kia chúng ta có những Đồi Ngô, những cảnh tượng phao thi trắng xoá sân trường… Bây giờ thi 9 môn thì 8 môn trắc nghiệm khách quan, dùng cách hoán vị câu hỏi nên loại hẳn tiêu cực mà trước đây tràn ngập.
TS Lê Viết Khuyến Thứ tư là kỳ thi năm nay và một vài năm trước bắt đầu chấp nhận sự công khai hoá. Những năm trước hay vài chục năm trước, người ta có thể xầm xì về tiêu cực ở đây ở kia nhưng không có chứng cớ phát hiện. Khi Bộ GD-ĐT chấp nhận công bố phổ điểm, cung cấp dữ liệu để có thể làm phổ điểm từng tỉnh, nhờ đó mà các chuyên gia có thể chỉ ra điểm bất thường sau vài tiếng. Các năm trước không phải không có tiêu cực, mà không có cơ sở để phát hiện ra.
Còn những điểm chưa đạt của kỳ thi, tôi có thể kể ra đây.
Thứ nhất là khâu đề thi vẫn phải tiếp tục hoàn thiện hơn về kỹ năng soạn đề.
Một nửa nội dung đề thi phải phù hợp với chuẩn đầu ra của môn học đó về mặt kiến thức, kỹ năng, thái độ tối thiểu cần đạt được – tức là phải đạt điểm 5 trở lên mới được công nhận là đỗ tốt nghiệp.
Theo thang điểm của EU cũng phải đạt từ mức tương đương điểm 5 trở lên mới là đạt. Một bài thi 1,5 điểm mà vẫn đạt yêu cầu tốt nghiệp là không được.
Quan điểm đạt tốt nghiệp bây giờ “rất láo nháo” khi cộng cả điểm học bạ, bởi vì trong bối cảnh chạy theo thành tích như ở ta thì bằng cách nào đó, người ta có thể nâng điểm được hết.
Một số nước họ làm được cách xét tốt nghiệp theo kết quả học tập vì họ có hệ thống kiểm định nhà trường tốt.
Điểm trừ thứ 2 là từ trước đến nay, ta chỉ chú ý đến tiêu cực ở người thi, sự thiếu trách nhiệm của người chấm. Có một điều trước đây ta không nói tới là tiêu cực về mặt tổ chức như kỳ thi năm nay.
Tiêu cực về mặt “tổ chức” ở những năm trước mới ở mức độ “xì xầm”, còn năm nay đã “bắt” được cái tiêu cực.
Thứ 3 là kỳ thi năm nay vẫn chưa làm được 2 đề xuất của Hiệp hội, đó là giao cho trách nhiệm cho người đứng đầu địa phương và tăng cường giám sát xã hội.
Lâu nay, ta giám sát nội bộ, cái gì cũng bí mật, khép kín. Khi có tiêu cực, giám sát nội bộ không có ý nghĩa gì.
Theo ông, sắp tới kỳ thi THPT quốc gia nên tiếp tục thế nào?
Nếu như chủ trương sai thì dứt khoát phải bỏ, nhưng nếu chủ trương đúng mà trong quá trình thực hiện gặp trục trặc này khác có thể do nguyên nhân chủ quan của từng phía hay nguyên nhân khách quan thì phải phân tích rõ, khắc phục những trục trặc đó để chủ trương vẫn tiếp tục để theo hướng ngày một hoàn thiện hơn.
Nhân chuyện này, có những chuyên gia, nhà giáo, nhà khoa học đặt vấn đề: có nên giữ lại "kỳ thi 2 trong 1", có nên tách 2 kỳ thi như trước đây, có nên giao coi thi và chấm thi cho trường đại học, hay giao việc xét tốt nghiệp cho địa phương… Rất nhiều ý kiến khác nhau.
Báo chí và một số người vẫn hay gọi là kỳ thi “2 trong 1”. Nhưng trên thực tế, theo tinh thần của Nghị quyết 29, đề án thiết kế lại chỉ còn một kỳ thi quốc gia là kỳ thi tốt nghiệp THPT, còn việc tuyển sinh ĐH, CĐ, theo điều 34 của Luật Giáo dục Đại học, là công việc của các trường.
Các trường được quyền tự chủ tuyển sinh, không ai bắt buộc các trường phải dùng kết quả của kỳ thi này.
Để giải quyết bài toán tốn kém, theo tôi, các trường tốp trên hoặc những ngành “hot” nên sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia như vòng sơ tuyển để loại bớt thí sinh. Vòng thứ 2 sẽ do trường tự ra đề, tự chấm. Như vậy thay vì phải tổ chức thi cho 1 vạn thí sinh để chọn ra 100 em, trường chỉ phải tổ chức thi cho 1.000 em để chọn ra 100 em. Nhiều nước trên thế giới người ta cũng làm theo cách thức này.
Người ta nói bỏ kỳ thi tốt nghiệp và giao cho địa phương tự công nhận, như tôi phân tích, đây vẫn phải là kỳ thi quốc gia.
Ở ta, bệnh thành tích rất lớn, nếu làm như thế thì làm sao có được chất lượng giáo dục phổ thông cho tốt. Nếu giáo dục phổ thông không tốt thì làm sao có chất lượng giáo dục đại học tốt. Nên đề xuất nói bỏ thi tốt nghiệp là không ổn.
Vậy khi nào thì bỏ được? Khi mà chúng ta hình thành được văn hoá chất lượng, hệ thống kiểm định của cả hệ thống tốt. Lúc đó hãy nói đến chuyện bỏ kỳ thi tốt nghiệp.
Tuy nhiên, kỳ thi tốt nghiệp phải đi đúng thực chất – tức đạt từ 5 điểm trở lên mỗi môn thi.
Hiện nay, cũng vẫn là định hướng theo bệnh thành tích khi hơn 90% tốt nghiệp. Dư luận lại càng có cớ “thế thì làm sao phải thi”.
Đề xuất nữa là giao cho trường đại học coi thi và chấm thi. Phương án này rất tốn kém và chắc đâu trường đại học đã không có tiêu cực? Tôi thấy những đề xuất đó không phù hợp.
Với kinh nghiệm làm công tác quản lý giáo dục đại học 19 năm của tôi, trong công tác tuyển sinh đại học cũng như thi tốt nghiệp phổ thông, tôi chứng kiến những đề xuất, chủ trương rất đúng nhưng quá mới mẻ. Xã hội chưa hiểu rõ được những chủ trương ấy. Ý kiến từ phía xã hội là đương nhiên sẽ có. Nhưng nếu ý kiến mạnh quá mà không thật khách quan thì có thể tạo ra áp lực, làm cho tư lệnh ngành có thể chao đảo và từ bỏ chủ trương đó vì áp lực.
Nhưng sau đó có thể 5-10 năm, người ta lại nhìn nhận lại tại sao không kiên định, tại sao lại bỏ chủ trương đó đi để giáo dục đại học chỉ dừng lại ở đó. Đã làm một lần mà bị bác đi rồi thì quay lại sẽ có những nghi ngại.
Xin cảm ơn ông!
Nguyễn Thảo (Thực hiện)
Những lỗ hổng dẫn tới sai phạm thi cử như ở Hà Giang, Sơn La
Nhiều lỗ hổng được các chuyên gia, người có kinh nghiệm trong ngành giáo dục vạch ra có thể dẫn tới sai phạm thi cử như các vụ việc được phanh phui.
" alt="Thi THPT quốc gia: “Không phải xử anh Lương, anh Hoài là xong chuyện”" /> Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. (Ảnh: quochoi.vn)
Trên cơ sở tổng hợp những vấn đề đại biểu Quốc hội, cử tri và Nhân dân quan tâm nhiều nhất tại kỳ họp này, 3 nhóm vấn đề Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn thuộc trách nhiệm của 3 Bộ trưởng, Trưởng ngành gồm: Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông; Bộ trưởng Y tế.
"Cùng tham gia giải trình có các Phó Thủ tướng phụ trách lĩnh vực và các Bộ trưởng, Trưởng ngành có liên quan. Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ thay mặt Chính phủ làm rõ các vấn đề có liên quan đến công tác điều hành của Chính phủ và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội vào cuối phiên chất vấn", Chủ tịch Quốc hội nói.
Theo Chủ tịch Quốc hội, tinh thần Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 10 cũng như phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc của Kỳ họp thứ 8 là phải tạo sự bứt phá trong năm 2024 và năm 2025, mục tiêu này cần phải được thực hiện với quyết tâm cao nhất, nỗ lực lớn nhất, hành động quyết liệt với giải pháp hiệu quả nhất, phấn đấu đạt và vượt các mục tiêu đề ra.
Chủ tịch Quốc hội khẳng định, đây là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước trước Nhân dân, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới với ý chí, niềm tin vào tương lai phát triển mạnh mẽ của đất nước.
Ông Trần Thanh Mẫn đánh giá, năm 2024, tình hình thế giới, khu vực diễn biến nhanh, phức tạp; nền kinh tế nước ta chịu "tác động kép" từ các yếu tố bất lợi bên ngoài và những hạn chế, bất cập nội tại; dịch bệnh, thiên tai, bão lũ hết sức nặng nề, nhất là cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão đã gây thiệt hại rất lớn tại một số tỉnh, thành phố phía Bắc và miền Trung.
Tuy nhiên, kinh tế xã hội nước ta vẫn đạt được những kết quả tích cực, như báo cáo của Thủ tướng Chính phủ tại phiên khai mạc của Kỳ họp.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu Quốc hội bám sát các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội và phạm vi nội dung chất vấn của kỳ họp này để đánh giá khách quan, xem xét kỹ những khó khăn, thách thức tình hình trong nước và bối cảnh khu vực và thế giới; phân tích, đánh giá đúng mức những mặt được, những tồn tại, hạn chế và đề xuất các giải pháp, nhiệm vụ sát thực, khả thi, hiệu quả.
Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết về hoạt động chất vấn vào cuối kỳ họp làm cơ sở để các cơ quan triển khai thực hiện và cũng là cơ sở để Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội giám sát.
Đồng thời, các Bộ trưởng, Trưởng ngành thông qua chất vấn của đại biểu Quốc hội sẽ có thêm thông tin để hoàn thiện các giải pháp có hiệu quả trong việc chỉ đạo, điều hành, tạo chuyển biến thực sự trong từng lĩnh vực quản lý.
Chủ tịch Quốc hội cho biết, phiên chất vấn tại Kỳ họp thứ 8 tiếp tục thực hiện theo cách thức "hỏi nhanh, đáp gọn".
Người trả lời chất vấn có thời gian không quá 5 phút phát biểu về vấn đề thuộc lĩnh vực chất vấn trước khi Quốc hội chất vấn; mỗi lượt, Chủ tọa phiên họp sẽ mời 3 đại biểu đặt câu hỏi chất vấn, mỗi đại biểu Quốc hội nêu chất vấn không quá 1 phút và trân trọng kiến nghị mỗi đại biểu chỉ nên tập trung vào 1 - 2 vấn đề tâm đắc nhất; mỗi lần phát biểu, đại biểu nêu 1 vấn đề.
Thời gian mỗi lần tranh luận không quá 2 phút; thời gian trả lời không quá 3 phút cho mỗi câu hỏi. Các thành viên Chính phủ, các trưởng ngành liên quan sẽ tham gia giải trình theo sự điều hành của chủ tọa phiên họp để làm rõ hơn những vấn đề chất vấn của đại biểu Quốc hội.
Đại biểu Quốc hội được quyền tranh luận với người trả lời chất vấn để làm rõ hơn vấn đề đang được chất vấn; người hỏi không sử dụng quyền tranh luận để nêu câu hỏi chất vấn hoặc tranh luận với đại biểu Quốc hội đã chất vấn trước đó; thời gian mỗi lần tranh luận không quá 2 phút; thời gian trả lời không quá 3 phút cho mỗi câu hỏi.
"Các thành viên Chính phủ, các trưởng ngành liên quan sẽ tham gia giải trình theo sự điều hành của chủ tọa phiên họp để làm rõ hơn những vấn đề chất vấn của đại biểu Quốc hội", Chủ tịch Quốc hội lưu ý.
Chủ tịch Quốc hội tin tưởng phiên chất vấn và trả lời chất vấn sẽ diễn ra sôi nổi, dân chủ, trên tinh thần xây dựng, có nhiều thông tin phản ánh thực trạng tình hình, có nhiều đề xuất, kiến nghị, hiến kế cho Chính phủ, các Bộ trưởng, Trưởng ngành trong công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành, khắc phục những hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong thực tế, tất cả vì sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân.
Anh Văn" alt="Thủ tướng Phạm Minh Chính trả lời chất vấn vào chiều 12/11" />Hiện trường vụ tai nạn. (Ảnh: Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội)
Khoảng 20h30 ngày 9/11, 2 xe máy đi cùng chiều va chạm với 1 xe lưu thông hướng ngược lại tại đường Ỷ Lan (phường Đặng Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội). Các mảnh vỡ từ vụ va chạm văng khắp mặt đường, 2 xe máy bị biến dạng hoàn toàn.
Cơ quan chức năng cho biết, vụ tai nạn khiến 2 người tử vong, 2 người bị thương được đưa đi cấp cứu.
Ngay sau khi tiếp nhận tin báo, Công an huyện Gia Lâm có mặt tại hiện trường điều tra vụ việc. Bước đầu xác định, các nạn nhân đều trong lứa tuổi học sinh.
Anh Nhật" alt="3 xe máy va chạm, 2 người tử vong" />
- ·Nhận định, soi kèo Bournemouth vs Liverpool, 22h00 ngày 1/2: Thách thức đội đầu bảng
- ·Điểm chuẩn chính thức Trường ĐH Mở TP.HCM giảm từ 2
- ·Đạo diễn Hoàng Duy: 'Nhà đầu tư chỉ đạo cắt vai của Dương Cẩm Lynh'
- ·Zalo AI Summit 2023
- ·Nhận định, soi kèo Nusantara Utd vs PSMS Medan, 14h50 ngày 30/1: Một mất một còn
- ·Dự báo bão Yinxing đổ bộ Quảng Nam
- ·Ảnh cưới lung linh của Á hậu Thuý Vân với chồng hơn 10 tuổi
- ·Nhật bắt người phụ nữ nghi ném rác từ tầng 31
- ·Nhận định, soi kèo Atlas vs Monterrey, 08h00 ngày 30/1: Không đội nào xứng đáng thắng
- ·Sau gian lận thi cử, trường đại học có rà soát lại đầu vào?