Nhận định, soi kèo Samaxi vs Zira, 17h00 ngày 24/1: Khó tin cửa dưới
本文地址:http://wallet.tour-time.com/news/55c990144.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Ibri vs Al Seeb, 20h15 ngày 24/1: Khác biệt quá lớn
Nhận định, soi kèo Al Khaburah vs Bahla, 19h45 ngày 11/12: Khó tin cửa trên
Hình ảnh đôi nam nữ ngồi ở mố cầu phố Lu (Bảo Thắng, Lào Cai) (Ảnh: Hùng Lê).
Ngày 12/3, trên mạng xã hội xôn xao hình ảnh một đôi nam nữ bỏ lại giày dép trên cầu phố Lu, huyện Bảo Thắng (tỉnh Lào Cai) rồi nhảy xuống sông. Phía trên thành cầu rất đông người dân hiếu kỳ chứng kiến sự việc.
Thông tin đi kèm với hình ảnh cho rằng đôi bạn trẻ này yêu nhau nhưng không đến được với nhau nên ôm nhau nhảy cầu. Sau khi nhảy lại dìu nhau bơi vào ngồi dưới mố cầu vì "nước lạnh quá".
Ngay sau khi hình ảnh và thông tin trên được đăng tải lên mạng xã hội, đã thu hút hàng nghìn lượt bình luận, chia sẻ.
Chiều ngày 12/3, Thượng tá Đỗ Mạnh Tiến, Trưởng Công an huyện Bảo Thắng, cho biết, thông tin đăng tải trên mạng xã hội chưa hoàn toàn chính xác.
Theo ông Tiến, vào khoảng 7h sáng cùng ngày (12/3), tại khu vực cầu phố Lu, một cô gái trẻ học lớp 11 đã nhảy xuống sông. Ngay sau đó, bạn trai cô gái này đã nhảy theo để cứu, chứ không phải đôi trẻ ôm nhau nhảy cầu.
"Sau khi cứu được cô gái, cả hai cô cậu đã tự bơi vào ngồi dưới mố cầu giữa sông. Lực lượng PCCC sau khi nhận được thông tin cũng đã điều động một chiếc thuyền ra khu vực mố cầu phố Lu để đưa đôi trẻ về nhà an toàn", Thượng tá Tiến thông tin thêm.
Theo Dân trí
Sau cuộc cự cãi với chồng, người phụ nữ nhảy cầu tự vẫn. Anh chồng đứng xem 10 phút rồi bỏ đi, rủ bạn ăn nhậu.
">Thực hư thông tin đôi nam nữ cùng nhảy cầu rồi lại bơi vào vì 'nước lạnh'
Chiều muộn, ông Nguyễn Thông Tuấn (48 tuổi, ngụ xã Suối Cát 2, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai) vẫn ân cần, từ tốn từ chối sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm. Ông nói, sau khi thông tin ông bị mất tiền trên đường về quê đón Tết lan truyền trên mạng, ông được nhiều người tìm gặp, xin giúp đỡ.
“Đó là số tiền tôi tích góp gần 1 năm trời làm thợ hồ tại Đà Nẵng. Phải vất vả lắm, tôi mới tích góp được 32 triệu đồng nên khi phát hiện bị mất, tôi rất đau lòng và gần như suy sụp. Mất số tiền ấy là mất sạch 1 năm mồ hôi, nước mắt của tôi”, ông Tuấn chia sẻ.
Ông kể, gia đình khó khăn, làm thuê không đủ tiền trang trải cuộc sống nên khoảng tháng Tư âm lịch năm 2020, ông ra Đà Nẵng theo người em rể làm phụ hồ mưu sinh. Những tưởng công việc phụ hồ có thể giúp ông có được thu nhập ổn định để gửi về nhà.
Ông Tuấn bật khóc trên xe khách khi phát hiện mình đánh mất số tiền mình tích góp suốt gần 1 năm làm thợ hồ nơi đất khách. (Ảnh: Facebook). |
Nào ngờ, dịch bệnh bùng phát, phải cách ly, ông lại rơi vào cảnh “ăn không ngồi rồi”. “Vừa làm được ít hôm thì đại dịch bùng phát, chúng tôi phải nghỉ, phải cách ly nên không làm được gì. Khi dịch tạm lắng, miền Trung lại xảy ra mưa bão, lụt lội, tôi chỉ biết ngồi bó gối, mong trời ngừng mưa để có thể đi làm. Để tích góp được 32 triệu đồng, tôi phải chắt bóp, tiết kiệm dữ lắm”, ông Tuấn nói.
Cận Tết, công việc ít lại, ông xin người em nghỉ làm để về quê đón xuân. Hành trang trở về của ông chỉ vỏn vẹn chiếc ba lô chứa đôi ba bộ quần áo cũ. Số tiền công suốt gần 1 năm làm thuê, ông xếp ngay ngắn, buộc lại bằng dây thun rồi bỏ vào túi quần sau.
Ông Tuấn nhớ lại: “Khi bỏ tiền vào túi quần, tôi còn cẩn thận gài nút túi cho chắc chắn. Sau đó, tôi đón xe ôm từ huyện Hòa Vang ra bến xe Trung tâm Đà Nẵng, lên xe đò của nhà xe Hải Vân để về quê. Khi lên xe đò, tôi kiểm tra túi quần thì hoảng hồn không thấy cọc tiền 32 triệu đồng không còn nữa. Cái nút trên túi quần cũng đứt mất hồi nào không hay”.
“Lúc ấy, tôi vừa đau lòng vừa xót số tiền là mồ hôi nước mắt của mình gần 1 năm trời làm thuê. Tôi dự định, sang năm sẽ dùng số tiền ấy mua điều giống về trồng. Vừa đau lòng, vừa xót của, nước mắt tôi cứ trào ra”, ông Tuấn kể thêm.
Phát hiện hoàn cảnh đáng thương của người đàn ông, nhân viên nhà xe Hải Vân đã hỗ trợ ông tìm kiếm nhưng không có kết quả. Trắng tay, đứng trước nguy cơ không thể trở về quê nhà, ông Tuấn suy sụp, rơi nước mắt, khóc như đứa trẻ.
Trước nguy cơ không có tiền lo Tết, ông Tuấn buồn bã, nằm co ro trong xe. (Ảnh: Facebook). |
“Lúc đó, chủ nhà xe nói với tôi rằng chị ấy sẽ chở tôi về quê, hỗ trợ tôi tiền ăn uống suốt chặng đường về nhà. Chị ấy còn nói khi về đến Đồng Nai, chị sẽ hỗ trợ tôi thêm 2 triệu đồng. Không chỉ thế, chị ấy còn giúp tôi đăng thông tin tôi bị mất tiền lên mạng xã hội để cộng đồng mạng giúp đỡ”, ông Tuấn kể.
Từ chối nhận thêm sự giúp đỡ
Trao đổi với VietNamNet, ông Tuấn cho biết, sau khi biết tin ông mất tiền, rất nhiều người đã tìm cách quyên góp để giúp đỡ ông. Tính đến cuối ngày 2/2, ông đã nhận được số tiền quyên góp từ cộng đồng mạng khoảng 40 triệu đồng.
Ông nói: “Ngay từ hôm 1/2, nhiều người đã tìm cách gửi tiền ủng hộ, giúp đỡ tôi. Đến lúc này vẫn có người gọi điện xin số tài khoản để chuyển tiền cho tôi nữa. Chỉ trong một ngày mà mọi người đã quyên góp tiền cho tôi nhiều hơn số tiền tôi bị mất”.
Ông nói thêm rằng ông rất cảm kích và hạnh phúc khi được cộng đồng san sẻ, giúp đỡ lúc khó khăn. Tuy nhiên, ông chỉ xin nhận số tiền được các nhà hảo tâm quyên góp bằng với số tiền ông bị mất và từ chối nhận thêm sự giúp đỡ.
“Tôi xin ghi nhận hết tấm lòng của tất cả các nhà hảo tâm và biết ơn họ vô cùng. Tuy nhiên, tôi xin không nhận thêm sự giúp đỡ nào nữa. Tôi chỉ xin nhận số tiền hỗ trợ bằng với số tiền đã mất. Tôi mong các nhà hảo tâm hãy để dành tấm lòng của mình san sẻ, giúp đỡ những hoàn cảnh khác khó khăn hơn tôi”, ông Tuấn tâm sự.
Thương người đàn ông thiếu may mắn, nhà xe đã miễn phí vé, bao anh ăn uống suốt hành trình trở về quê. (Ảnh: Facebook). |
Nhận số tiền quyên góp từ các nhà hảo tâm, ông Tuấn xúc động cho biết sẽ chi tiêu tiết kiệm và sử dụng vào mục đích mưu sinh sắp tới. Tại địa phương, gia đình ông Tuấn có đất sản xuất nhưng không đem lại hiệu quả kinh tế.
Do đó, thu nhập chủ yếu của gia đình phụ thuộc vào những đồng lương do ông đi làm thuê và người vợ đang làm công nhân tại tỉnh Đồng Nai. Hiện, ông có 2 người con. Người con trai cả của ông vừa xuất ngũ và chưa có việc lầm ổn định.
Trong khi đó, đứa con út của ông vẫn đang còn đi học. Ông Tuấn chia sẻ: “Tuy gia đình vẫn còn nhiều khó khăn nhưng không thể vì thế mà tôi tham lam, lợi dụng lòng tốt của mọi người để nhắm mắt tiếp tục nhận tiền hỗ trợ”.
“Làm như vậy lương tâm tôi sẽ cắn rứt lắm. Trong khi đó, xã hội còn nhiều người khó khăn, vất vả hơn tôi cần được giúp đỡ. Hơn thế, tôi đã mang nợ nhiều rồi, nhận thêm như thế, đến bao giờ tôi mới trả hết cái nợ ân tình này”, ông Tuấn tâm tình.
Xem thêm video: Những ngày rộn ràng trên cánh đồng mai Tết ở Sài Gòn
Lo lắng về sự bùng phát của Covid-19, chính quyền các địa phương ở Trung Quốc đang sử dụng phiếu quà tặng và tiền mặt để thuyết phục người lao động nhập cư không di chuyển trong dịp Tết Nguyên đán.
">Người thợ hồ mất sạch tiền khi về quê ăn Tết xin không nhận thêm giúp đỡ
Nhận định, soi kèo Prostejov vs Trencin, 16h15 ngày 23/1: Điểm tựa sân nhà
Không chỉ là NTK nổi tiếng, Nhật Dũng còn được đánh giá là một nhà truyền thông các vấn đề xã hội tới cộng đồng.
Đánh giá về hiệu quả “truyền thông” các vấn đề xã hội đến với cộng đồng thông di sản áo dài, NTK cho biết, áo dài là di sản văn hoá cần được bảo tồn, bản thân anh là người yêu áo dài Việt và yêu di sản Việt.
Nhận thấy sức lan tỏa của áo dài Việt trên khắp thế giới, anh đã tận dụng điểm nhấn là những hoạ tiết hoa văn đưa lên áo dài bằng nhiều ngôn ngữ để miêu tả những hình ảnh sống động trên áo dài thông qua truyền thông đa phương tiện.
Nhiều năm qua, những bộ sưu tập “mang thông điệp” của Nhật Dũng về di sản, môi trường… đều mang màu sắc tích cực, khi đưa lên họa tiết áo dài được rất nhiều người yêu thích và mặc trong các dịp lễ, Tết, khi trình diễn...
Về BST về phòng chống Covid-19 lần này, anh đã cầu kỳ bỏ công sức thiết kế và chụp mẫu chỉ với mục đích lan truyền thông điệp, sau đó tặng toàn bộ BST cho bảo tàng. Anh cho biết: “Sau khi lan tỏa trên truyền thông, BST này sẽ được trưng bày ở bảo tàng trong nước.
Khi các em nhỏ, người dân và du khách đến tham quan bảo tàng, những chiếc áo dài sẽ thay chúng ta kể một câu chuyện về những mất mát của thế giới vào thời điểm xảy ra dịch bệnh. Để rồi, sau này, mọi người sẽ cảm thấy việc bảo vệ sức khỏe của bản thân và của cộng đồng là quan trọng nhất, như một lời “thức tỉnh” để mỗi chúng ta đừng chủ quan dù dịch bệnh đã qua”.
Dự kiến, năm 2021, NTK Nhật Dũng sẽ cho ra mắt những BST mang hình ảnh và thông điệp bảo vệ nguồn nước ngọt cho người dân đồng bằng sông Cửu long gặp hạn hán, BST về nông sản sạch Việt Nam và BST “Dọc miền di sản” giới thiệu về văn hoá dân tộc, du lịch.
Tết năm nay, nhiều người không được diện áo dài đi chơi Tết, NTK muốn gửi tới những người yêu áo dài Việt BST mang tên “Vàng son đất Việt” với những họa tiết độc đáo về danh lam thắng cảnh ở vùng đất Quảng Bình nhân dịp năm mới 2021.
Nhật Dũng hy vọng, dù phải chiến đấu với dịch bệnh nhưng mọi người dân vẫn dành cho mình những khoảnh khắc đầm ấm bên gia đình và được mặc áo dài chụp cùng gia đình, ghi lại khoảnh khắc kỷ niệm đáng nhớ của mùa xuân.
Một nữ giáo viên ở Ninh Bình đã kêu gọi mọi người ủng hộ 1000 bộ áo dài tặng cho các cô giáo ở vùng lũ miền Trung.
">NTK Nhật Dũng thiết kế áo dài mang thông điệp chống dịch Covid
Nova Group tài trợ 2 tỷ đồng xây dựng đường hoa Nguyễn Huệ 2021 |
Năm 2021, đường hoa Nguyễn Huệ được thiết kế với 2 chương: Con đường hội tụ bản sắc và Con đường hướng tới tương lai. Toàn bộ đường hoa có 13 phân cảnh lớn, nhỏ khác nhau, quy tụ khoảng 62 linh vật là những chú trâu lớn nhỏ, hơn 100.000 chậu hoa mang về từ Đồng Tháp, Lâm Đồng và TPHCM.
Một trong những đại cảnh được nhắc tới tại đây là đại cảnh Mùa len trâu. Các nghệ nhân đã phác họa lên nét đặc trưng văn hóa của vùng đồng bằng châu thổ Nam Bộ với không gian cầu và nước, vừa mang màu sắc hiện đại vừa lưu giữ nét truyền thống của làng quê. Ngôn ngữ chủ đạo là thiết kế hữu cơ nhằm chuyển tải thông điệp xanh, lối sống thân thiện với môi trường.
Hơn 62 linh vật là những chú trâu lớn nhỏ, 100.000 chậu hoa cảnh đã quy tụ về đường hoa Nguyễn Huệ 2021 |
Do dịch Covid-19 diễn biến bất thường, Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19 TP.HCM đã yêu cầu ban tổ chức các sự kiện mừng năm mới như Đường hoa Nguyễn Huệ, Hội Hoa Xuân, đường sách… phải bố trí thêm cổng khử khuẩn. Đồng thời, Ban chỉ đạo cũng yêu cầu người dân tới tham quan đường hoa phải tuân thủ các thông điệp 5K: “Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tụ tập - Khai báo y tế” của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19.
Năm nay, đường hoa Nguyễn Huệ sẽ mở cửa đón khách tham quan từ ngày 9/2 - 15/2. Đây là năm thứ 18 TP.HCM tổ chức sự kiện này và đường hoa Nguyễn Huệ đã trở thành “món ăn tinh thần” không thể thiếu đối với nhiều người dân.
Thời gian qua, kinh phí xây dựng đường hoa đã được xã hội hóa. Nova Group luôn là đơn vị tiên phong trong việc tài trợ này, góp phần đem lại cho người dân món quà tinh thần có ý nghĩa. Đây là năm thứ 2, Nova Group là nhà tài trợ Kim Cương cho sự kiện này với số tiền lên tới 2 tỷ đồng mỗi năm.
Năm 2021, Nova Group tài trợ cho tỉnh Bình Thuận 300 triệu đồng xây dựng đường hoa Phan Thiết |
Ngoài ra, cũng trong năm 2021, Nova Group đã tài trợ 300 triệu đồng cho tỉnh Bình Thuận xây dựng đường hoa Phan Thiết và tài trợ 500 triệu đồng để xây dựng đường hoa, tổ chức bắn pháo hoa tại Biên Hòa (Đồng Nai). Cả hai đường hoa đều đã khai mạc vào ngày 7 và 8/2/2021.
Ngọc Minh
">Đường hoa Xuân rực rỡ ở TP.HCM, Phan Thiết và Biên Hòa
Nhanh chóng, đoạn video thu hút hơn 1,1 triệu lượt xem và hàng trăm nghìn lượt tương tác. Bên dưới phần bình luận, không ít người tỏ vẻ thích thú trước sự hài hước và ngưỡng mộ tinh thần lạc quan của cụ bà đã cận kề tuổi 90.
Hoàng Quân (22 tuổi), cháu trai bà Tư, cho biết giai đoạn Covid-19 năm 2021, Quân tạm thời được nghỉ học nên về quê ở cùng gia đình.
"Hằng ngày, thấy bà nội chỉ quanh quẩn trong nhà, tôi mới nảy ra ý tưởng chỉ cho bà xem điện thoại thông minh. Lúc đầu, bà cũng ngại ngùng vì không theo kịp nhưng một lúc sau lại cảm thấy thích thú. Từ ngày biết dùng điện thoại, bà thường xuyên gọi điện cho con cháu, tự mở nhạc nghe, thậm chí còn lướt mạng xã hội rồi cười khoái chí", Quân nói.
Cuối năm 2021, trong một lần quay video để đăng tải lên mạng xã hội, chàng trai 22 tuổi nhờ bà nội đóng 1 vai trong tiểu phẩm của mình. Cụ bà lập tức đồng ý và cùng cháu lên ý tưởng, học thoại và diễn xuất.
Thoạt đầu, hai bà cháu phải quay đi quay lại nhiều lần do chưa quen đứng trước ống kính. Thế nhưng, chỉ cần Quân hướng dẫn về ý tưởng, cách diễn đạt sao cho tự nhiên, bà Tư đều gật đầu, làm lại nhiều lần mà không một câu than vãn.
Không những vậy, bà còn cầu toàn, đòi cháu trai quay thêm nếu cảm thấy cảnh quay chưa được chỉn chu.
Ban đầu, Quân ngỏ lời quay video hát cải lương nhưng bà nội từ chối vì chưa tự tin. Mãi một lúc sau khi cháu trai thuyết phục, bà Tư mới thử sức. Bất ngờ là đoạn video ấy được cư dân mạng ủng hộ nhiệt thành. Nhiều người còn xúc động vì sự mộc mạc của bà gợi nhớ đến người thân của họ.
"Vốn dĩ, tôi chỉ muốn đăng tải video lên mạng để lưu giữ kỷ niệm giữa hai bà cháu, nhưng không ngờ được cư dân mạng ủng hộ, khen ngợi. Video đầu tiên đăng tải đạt 3 triệu lượt xem, nhiều người khen ngoại lớn tuổi mà minh mẫn, nhanh nhẹn quá", Quân chia sẻ.
Đọc những bình luận tích cực, bà Tư càng thấy thích thú. Từ đó, cứ cuối tuần, bà và cháu trai lại quay video cùng nhau. Nội dung đăng tải trên mạng xã hội của hai bà cháu thường xoay quanh những câu chuyện về cuộc sống thường nhật ở vùng quê yên bình, với những câu thoại gần gũi, hài hước. Cả hai cũng thường xuyên quay video quảng cáo cho thương hiệu đồ bộ của con trai bà Tư. Nhờ vậy, sản phẩm của gia đình được ủng hộ ngày càng nhiều.
Nhiều nhãn hàng liên hệ ký hợp đồng quảng cáo nhưng Quân đều từ chối vì anh chỉ muốn dùng kênh TikTok tạo năng lượng tích cực với bà nội, người thân và người xem.
Khi Quân quay lại TPHCM để tiếp tục học tập, bà Tư hôm nào cũng trông mong cháu trai cuối tuần về nhà, gọi điện thoại hỏi nội dung video sẽ quay để bà kịp chuẩn bị.
"Nội từng là một người luôn cảm thấy cô đơn vì tuổi già, lúc nào cũng nằm một chỗ nhớ con cháu đi làm xa, dẫn đến nhiều bệnh. Nhưng kể từ khi quay TikTok, nội trở nên vui vẻ hơn, tự biết cách giải trí, kết nối với những người xung quanh. Để đảm bảo sức khỏe cho bà nội, tôi cũng chỉ quay video vào cuối tuần, hai bà cháu cũng chỉ dành 1-2 tiếng là hoàn thành", Quân chia sẻ.
Bà Tư có 9 người con, hiện sống cùng gia đình con trai út. Trước đây, cụ bà cả đời bươn chải, lăn lộn khắp các cánh đồng để nuôi các con. Qua bao nhiêu vất vả, Quân bộc bạch, bà nội chưa từng than vãn, lúc nào cũng yêu thương và dành tất cả những gì mình có cho con, cháu.
">Bà nội U90 thành "ngôi sao" TikTok, an hưởng sau một đời nuôi 9 con
友情链接