Soi kèo phạt góc Man City vs Chelsea, 0h30 ngày 26/1
本文地址:http://wallet.tour-time.com/news/17c693405.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Al Wahda vs Al Bataeh Club, 22h59 ngày 23/1: Cận kề nguy hiểm
Đáp án tại sao có 4 mùa trong năm
Nhớ Tết xưa quấn chân bố tới lò bánh, nếm miếng quy gai thơm lừng
Hình ảnh cô bé 6 tuổi (sự thật là 10 tuổi) trên đường chạy 42 km được mạng xã hội Trung Quốc chia sẻ (Ảnh: Chinanews).
"Vì bố cô bé không chạy được nữa nên đã gắn biển số vào người con gái. Trên đường đi, các nhân viên giám sát đã nhiều lần cố gắng dừng cô bé nhưng người cha đã nhiều lần ngăn cản. Gần đến vạch đích, nhân viên cuối cùng đã chặn được cô bé và tước bib của bố cô bé", tờ Red Star Newscho biết.
Cũng theo tờ báo này, các cơ quan liên quan đã trừng phạt ông bố của cô bé bằng cách hủy kết quả cuộc thi và cấm ông thi đấu trong 3 năm.
Tuy nhiên, theo tờ Chinanews, phóng viên của tờ báo này đã tiếp cận được ông Xie và hé lộ sự thật về câu chuyện cô bé 6 tuổi chạy hộ bố mình trong cuộc thi full marathon nói trên.
Theo tờ báo của Trung Quốc, ông Xie cho biết con gái ông thực tế đã 10 tuổi chứ không phải 6 tuổi như tin đồn trên mạng xã hội.
"Ông Xie tiết lộ, để rèn luyện ý chí và sức bền của các con, ông đã đưa con gái tham gia đường đua full marathon và dán sổ bib tham gia của mình lên người cô bé. Tôi muốn cho con gái mình cơ hội thử thách bản thân", tờ Chinanewscho biết.
Cũng theo tờ báo này thì ông Xie đã cho con gái mình đeo máy đo nhịp tim trên ngực khi chạy nhằm theo dõi sức khỏe của cô bé. Sau khi chạy được khoảng 36 km, ông Xie cảm thấy mình đã kiệt sức. Ông ấy cảm thấy cơ thể không còn đủ sức nữa nên chỉ đi bộ, rồi dần dần tụt lại phía sau mọi người.
"Khi đó con gái ông ấy bảo mình vẫn còn sức nên ông đã dán bib của mình lên người con bé để nó hoàn thành nốt chặng đua và giành huy chương. Đáng tiếc là ở 50m cuối cùng, con bé đã bị các nhân viên chặn lại và không thể về đích như mong muốn", tờChinanewstiết lộ.
Chia sẻ với truyền thông, ông Xie cho biết trước khi tham gia cuộc đua full marathon, con gái của ông từng hoàn thành 4 cuộc thi marathon khác trước đó nhưng ở cự ly ngắn hơn là 10km, 21km.
"Tôi tự hào về con gái. Con gái tôi đã thể hiện sự kiên trì của mình khi nhất quyết chạy full marathon", ông bố 41 tuổi khẳng định.
Tuy nhiên theo ông Wu Lin, Giám đốc Khoa chỉnh hình và khớp của Bệnh viên Thành Đô (Trung Quốc), việc để cho trẻ em dưới 14 tuổi chạy marathon là không phù hợp, mạo hiểm với tính mạng con trẻ.
"Trẻ em dưới 14 tuổi chưa phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ nên việc gắng sức, áp lực sẽ lớn hơn người lớn và nguy cơ chấn thương khi chơi thể thao sẽ cao hơn.
Bởi vì hệ thần kinh và sự phát triển trí tuệ của trẻ còn non nớt nên đôi khi chúng không thể tiếp nhận và thể hiện chính xác phản hồi của cơ thể. Mặc dù tình trạng mệt mỏi xảy ra nhanh chóng và phục hồi nhanh nhưng không có nghĩa là không xảy ra tình trạng tiêu hao hay tổn thương.
Nó gây nhiều hệ lụy, đặc biệt dễ làm tổn thương xương chưa phát triển của trẻ. Trong trường hợp nghiêm trọng, thậm chí có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ", ông Wu Lin cho biết.
Trường hợp cô con gái 10 tuổi của ông Xie không phải là duy nhất tại Trung Quốc, khi hồi tháng 3 năm nay một ông bố họ Cao cùng với cậu con trai 9 tuổi đã chạy hết quãng đường 42km tại giải Marathon Henan Zhengkai, khiến nhiều phương tiện truyền thông đưa tin. Sau đó, ban tổ chức đã áp dụng lệnh cấm thi đấu 2 năm với ông bố nói trên vì vi phạm quy định.
"Bản thân những bậc cha mẹ này không phải là những VĐV đủ tiêu chuẩn và họ thiếu nhận thức nghiêm trọng về những rủi ro của việc đua marathon", Li Huamin, một VĐV marathon chuyên nghiệp bình luận.
">Sự thật ông bố Trung Quốc để con gái 6 tuổi chạy hộ cuộc thi marathon
Soi kèo góc Southampton vs Newcastle, 22h00 ngày 25/1
Là người kiếm ra tiền, tôi luôn tự hào bản thân mình đã mang lại cho vợ cuộc sống sung túc, đủ đầy. Mỗi tháng, tôi đưa tiền cho vợ chi tiêu, lo lắng mọi thứ còn tôi bình yên với sự nghiệp, công danh của mình. Ai cũng nhận xét chúng tôi có một gia đình hạnh phúc. Vợ là người xinh đẹp, có gu ăn mặc nhưng tôi lại khá khắt khe với thời trang của vợ. Tôi không thích vợ mặc váy ngắn, áo quần hở hang, không thích vợ trang điểm lòe loẹt. Tôi càng không thích ai khen vợ mình xinh, nhất là đàn ông.
Nhiều lần vợ phàn nàn về sự khó tính của tôi nhưng tôi không bận tâm. Vợ hay chê tôi thiếu lãng mạn, tôi chỉ cười cho xong. Tôi không muốn thay đổi bản thân vì cho rằng việc kiếm được nhiều tiền mang về cho vợ là đã quá xứng đáng với tất cả.
Hôm trước, thấy vợ mang một bó hoa rất đẹp về nhà và nói rằng được tặng nhân dịp 8/3, tự nhiên tôi thấy chột dạ. Tôi không biết các mối quan hệ của vợ nhưng không chấp nhận việc người đàn ông nào đó tặng hoa cho cô ấy. Tôi bắt đầu cảm thấy khó chịu và nói ra nói vào suốt buổi tối. Tôi còn cấm vợ giao du với một số cô bạn gái thân mà tôi cho là không tốt.
Những lời nói đay nghiến có sự xúc phạm của tôi đã làm tổn thương vợ. Cô ấy quay ra trách móc: “Anh trách người khác tặng hoa vợ nhưng từ trước tới giờ anh đã bao giờ biết tặng hoa, tặng quà cho tôi chưa? Ở với nhau 6 năm, anh có biết vợ thích gì, muốn ăn gì, thích đi đâu hay thiếu thốn thứ gì chưa? Anh đã từng nhớ ngày kỉ niệm, ngày cưới, ngày quan trọng với tôi chưa?”.
Nói rồi vợ bỏ lên phòng. Tự nhiên tôi chột dạ. Đúng thật, tôi chưa từng làm việc đó nhưng tôi cho rằng mình mang tiền về là đủ, đâu cần những việc khác.
Hôm sau, tôi tình cờ nghe được cuộc điện thoại vợ nói với bạn thân. Thì ra, bó hoa đó chẳng phải ai tặng vợ. Đó là bó hoa cô ấy “tự biên tự diễn” để “mát mặt” với đồng nghiệp. Các chị em ở công ty đều được người yêu, chồng gửi hoa đến nhân ngày 8/3, chỉ có vợ là không có món quà nào trong khi ai cũng khen vợ tôi có cuộc hôn nhân hạnh phúc, chồng làm ra tiền lại nuông chiều hết mực. Để giữ sĩ diện, vợ tự điện hoa đến cho mình và nói là được chồng tặng.
Biết được câu chuyện, tự nhiên nước mắt tôi ứa ra, thấy hối hận vô cùng vì đã nói những lời xúc phạm vợ. Nhìn vợ đang ngủ bên các con, tôi lại thấy mình đã sống quá ích kỷ, vô tâm. Tôi tự nhủ từ nay mình sẽ sống khác, biết quan tâm và chia sẻ hơn với gia đình.
Độc giả giấu tên
Vợ mang bó hoa ngày 8/3 về, chồng ghen tuông rồi xấu hổ khi biết nguồn gốc
Tại Hà Nội, Sở GD-ĐT đã có chỉ đạo các trường cho học sinh nghỉ học nếu từ 10 độ C trở xuống với khối mầm non, tiểu học và từ 7 độ trở xuống với khối THCS.
Giao lưu học sinh giỏi quận Hoàn Kiếm, Hà Nội tại Trường THCS Nguyễn Du sáng 23/1. (Ảnh: BM) |
Sáng 23/1, khối THCS vẫn tiến hành các hoạt động bình thường.
Tại Yên Bái, bà Hà Thị Minh Lý, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh cho biết: Ngay từ đầu năm sở đã lên phương án cho các trường trong trường hợp giá rét, nhiệt độ giảm sâu.
Theo đó, các phòng GD-ĐT chỉ đạo các trường tùy tình hình thời tiết mà cho phép các trường cho học sinh nghỉ học hoặc lùi giờ để chờ thời tiết ấm lên.
Ở những nơi nhiệt độ giảm sâu, dưới 10 độ C với khối tiểu học, mầm non và dưới 5 độ C với khối THCS thì các trường căn cứ thêm vào điều kiện thời tiết có gió rét, sương muối thỉ chủ động cho học sinh nghỉ học. Sau đó các trường báo cáo lên phòng GD-ĐT.
Học sinh Trường MN Sắp Ngụa, huyện Than Uyên, Lai Châu được ăn ngủ trong điều kiện đảm bảo ấm. (Ảnh chụp ngày 22/1. Ảnh: Tiến Phạm) |
Trong khi đó, bà Hà Thị Khánh Vân, Phó GĐ Sở GD-ĐT Lạng Sơn cho biết sở cũng vừa có văn bản chỉ đạo các phòng GD-ĐT trong đảm bảo sinh hoạt, học tập của học sinh khi trời giá rét.
Theo đó các trưởng phòng GD-ĐT chủ động theo dõi sát diễn biến thời tiết để có điều hành, chỉ đạo các trường bố trí lịch học, sinh hoạt cho học sinh.
"Do thời tiết từng vùng trên địa bàn Lạng Sơn khác nhau nên các phòng GD-ĐT có thể xem xét cho trường lùi giờ học để chờ ấm hơn, đốt lò sưởi cho học sinh,...Nếu quá lạnh thì cho học sinh nghỉ học" - bà Vân cho biết.
Tại Lào Cai, bà Dương Bích Nguyệt cho biết việc phòng chống giá rét cho học sinh năm nào sở cũng có chỉ đạo từ rất sớm và thường xuyên. Các phòng GD-ĐT tùy điều kiện thực tế mà cho phép các trường cho học sinh nghỉ học hay không.
Nếu cho học sinh nghỉ học, các phòng GD-ĐT cần có chỉ đạo các trường học khác, các thầy cô giáo tích cực thực hiện các biện pháp chống rét cho học sinh như: Đóng kín cửa sổ chống sương mù và gió lùa; hạn chế các hoạt động ngoài trời; giữ học sinh ở trong lớp, tổ chức các hoạt động tập thể cho học sinh giữ ấm cơ thể.
Đặc biệt, ở cấp học mầm non, tiểu học, tập trung chú trọng bữa ăn trưa cho trẻ có cơm nóng, canh nóng và thức ăn đủ dinh dưỡng cho học sinh; bảo đảm chăn đủ ấm cho học sinh tiểu học, THCS ở các trường bán trú trên địa bàn.
Văn Chung
Hà Nội rét đậm học sinh được nghỉ">Trường học chủ động chống rét cho học sinh
Năm đầu làm dâu, tôi nghe theo mọi sự sắp đặt của mẹ chồng. Vì là dâu mới nên mẹ chỉ đâu tôi “đánh” đấy, không dám ho he cãi lời. Mẹ có chê bai làm gì chưa tốt, tôi cũng im lặng.
Năm sau đó, dù đã quen nhưng tôi vẫn phải làm theo ý của mẹ, không có quyền tự quyết.
Chính vì lẽ đó, tôi luôn cảm thấy mệt mỏi mỗi khi Tết đến. Tôi nói với chồng nhiều lần rằng mình ước được về ăn Tết ở nhà ngoại một năm, buông bỏ việc nhà chồng, để được thực sự thảnh thơi nhưng anh không chấp nhận. Anh nói đàn bà lấy chồng thì phải theo chồng và làm dâu nhà anh thì phải theo ý mẹ anh.
Điều tôi bức xúc hơn cả suốt mấy năm qua là gần hết Tết tôi vẫn chưa được về nhà ngoại.
Mùng 1 ở nhà chồng, tôi phải chuẩn bị đủ 5 mâm cỗ vì bố chồng tôi là trưởng họ. Sau khi họ hàng đến ăn uống xong xuôi, tôi phải còng lưng dọn dẹp. Chưa kể mỗi lần khách đến nhà, mẹ chồng lại yêu cầu bê mâm cỗ ra mời. Ăn xong, tôi lại phải dọn, rửa… hết cả ngày.
Mùng 2, tất cả phải đến họ hàng nội, ngoại của nhà chồng để chúc Tết. Đi nguyên một ngày mùng 2 Tết cũng không hết được họ hàng nhà chồng. Có năm ốm mệt, tôi vẫn phải cố đi, không thì không hợp ý mẹ.
Đến ngày mùng 3, tôi chắc chắn mình sẽ được về quê ngoại nhưng không, mẹ chồng ngăn cản vì lý do con gái mẹ ở miền Nam ra ăn Tết. Tôi phải ở nhà lo liệu, tiếp đón.
Nghe câu mẹ nói, tôi tủi thân vô cùng. Mẹ chăm chút con gái mình nhưng lại không nghĩ đến con gái của người khác?
Hai năm đầu tôi chấp nhận chuyện đó vì không muốn cãi nhau. Năm nay, tôi quyết tâm bàn với chồng về quê ngoại mùng 2 Tết để tránh ngày không may mắn như mẹ nói. Rồi một cuộc cãi vã lớn xảy ra ở gia đình nhà chồng. Mẹ chồng phản đối kịch liệt, cho rằng tôi vô phép vô lối, trốn tránh việc chúc Tết ở nhà chồng để về nhà mình.
Tôi thực sự không hiểu được tại sao mẹ lại phản ứng dữ dội như vậy. Mẹ cũng từng làm dâu, cũng là phụ nữ, mẹ thực sự không hiểu cho nỗi lòng của người con gái lấy chồng xa như tôi?
Vậy là chưa Tết, mẹ chồng đã ra “tối hậu thư”, nói rõ ngày mùng 4 tôi mới được về quê ngoại. Lý do mẹ đưa ra là vì mùng 3 là ngày lẻ, không không đẹp, không hợp đi lại xa xôi. Tôi không biết mẹ lấy thông tin từ ai nhưng giọng mẹ có vẻ rất kiên quyết.
Nghĩ lại mấy năm làm dâu, chưa năm nào được vui vẻ một cái Tết, tôi nóng mặt phản bác lại: “Nếu nói như mẹ thì năm nào Tết cũng phải qua mùng 4 con mới được về nhà ngoại và mùng 5 lên đi làm? Như vậy con không làm được. Bố mẹ con cũng mong con cái về sum vầy, không thể hết Tết mới về được mẹ ạ. Vậy con xin phép mẹ năm nay về từ mùng 2 cho sớm, để tránh ngày mùng 3 như mẹ nói. Mọi việc con nhờ mẹ lo liệu”.
Chồng cũng bất ngờ về câu nói của tôi nhưng tôi quyết tâm rồi. Nhất định tôi phải làm khác vì chuyện mùng 4 về nhà ngoại ăn Tết thực sự quá khó chấp nhận.
Độc giả giấu tên
Chỉ còn ít ngày nữa là tới Tết cổ truyền, người dân khắp mọi miền đang tất bật chuẩn bị cho ngày lễ quan trọng nhất trong năm. Từ chuyện mua sắm, chuẩn bị Tết tới những nỗi lòng tết nội tết ngoại, những sẻ chia về cuộc sống khó khăn, bộn bề… đều là những mảng màu làm nên bức tranh ngày Tết. Mời bạn đọc cùng chia sẻ với VietNamNet những khoảnh khắc thú vị, những câu chuyện ngày Tết của gia đình mình. Bài viết liên quan Chuyện ngày Tết vui lòng gửi về: [email protected] |
Mẹ chồng ra 'tối hậu thư' trước Tết, nàng dâu đỏ mặt nói 5 câu
友情链接