Nhận định, soi kèo Napoli vs Juventus, 0h00 ngày 26/1: Nối mạch bất bại

Nhận định 2025-01-27 06:57:04 68
ậnđịnhsoikèoNapolivsJuventushngàyNốimạchbấtbạkq bóng đá hôm nay   Chiểu Sương - 25/01/2025 00:52  Ý
本文地址:http://wallet.tour-time.com/news/900c989299.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Ludogorets vs Midtjylland, 03h00 ngày 24/01: Thắng lợi đầu tiên

Với chị Trang, mâm cơm gia đình không chỉ để gắn kết các thành viên mà còn nhắc mọi người nhớ về quê hương đất nước. Bởi thế chị Trang luôn dành hết tâm huyết, tình cảm vào căn bếp nhỏ để có thể tạo nên những bữa cơm đầm ấm cho cả nhà.

{keywords}
Chị Trang hạnh phúc bên gia đình.

Quê gốc ở Hải Phòng, sau khi theo chồng sang định cư ở California, Mỹ, chị Trang lui về làm hậu phương, thay chồng chăm lo, vun vén cho tổ ấm.

Chị cho biết, với chị điều quan trọng nhất chính là sức khỏe của cả nhà vậy nên mỗi bữa cơm chị luôn cố gắng nấu sao cho không chỉ đủ chất dinh dưỡng mà còn phải thật hấp dẫn để mọi người ăn thấy ngon miệng.

“Bình thường, nhà mình chỉ ăn 2 bữa sáng, tối cùng nhau. Nhưng từ đầu mùa dịch tới giờ, chồng và 2 con đều học, làm việc ở nhà nên mình nấu cả 3 bữa trong ngày. Hơn nữa, bản thân vốn có niềm đam mê với nấu nướng nên mình có thể lọ mọ suốt ngày trong căn bếp mà không biết chán”, chị Trang kể.

{keywords}
Với chị Trang, mâm cơm gia đình không chỉ để gắn kết các thành viên mà còn nhắc mọi người nhớ về quê hương đất nước.

Chị Trang cho hay, khu nhà chị ở có khá nhiều chợ nên chị ít khi phải tích trữ thực phẩm. Một tuần chị thường đi chợ 2 lần. Thịt, cá, tôm, cua… chị cũng chỉ mua vừa đủ ăn trong 2-3 ngày cho tươi mới.

Đặc biệt nhà chị có vườn riêng nên rau củ quả chị trồng theo mùa, chỉ mua thêm rau quả tươi vào sáng Chủ nhật ở các phiên chợ bán nông sản địa phương (farmer market).

Sáng Chủ nhật chị Trang sẽ dậy sớm, cả nhà cùng nhau dạo chợ phiên, lựa chọn những món đồ ưa thích khiến các con chị rất hào hứng.

{keywords}
Giữa trời Tây nhưng mỗi mâm cơm đều mang đậm hương vị Việt.

“Các con mình đều đang ở tuổi lớn nên sức ăn tốt. Mỗi đứa lại có sở thích khẩu vị khác nhau thành thử các mâm cơm mình nấu thường có nhiều món. Đặc biệt 2 con mình đều yêu món ăn Việt Nam nên mình thường xuyên nấu những món mang đậm hương vị quê hương giúp chúng thêm hiểu và cảm nhận được ẩm thực Việt”.

{keywords}
 

Tuy nhiên chị Trang cũng chia sẻ, dù là nấu đồ ăn Việt hay đồ Mỹ chị cũng cố gắng đảm bảo đầy đủ các nhóm thực phẩm như đạm, tinh bột tốt và rất nhiều rau xanh.

Bà nội trợ này kể, khoản chi tiêu sinh hoạt của gia đình chị khá thoải mái, chị hầu như không quy định tiền ăn mỗi bữa hay mỗi tháng là bao nhiêu. Theo như chị ước lượng, khoản này sẽ dao động trong khoảng trên dưới 3000$, tương đương với 70 triệu tiền Việt.

Bí quyết nội trợ của chị Trang là luôn ưu tiên chọn thực phẩm địa phương theo mùa, tươi, sạch cũng như phải có chứng nhận đảm bảo organic của các cơ sở uy tín. Thực phẩm mua về chị sẽ sơ chế và chia đủ bữa rồi bảo quản trong các hộp hút chân không, sau đó cất vào tủ lạnh hoặc tủ đông. Đồ sống, đồ chín cũng được chị chia cất ở các ngăn/ tầng khác nhau để khỏi đụng chạm lẫn lộn, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

{keywords}

Nhà chị có vườn riêng nên rau củ quả chị trồng theo mùa, chỉ mua thêm rau quả tươi vào sáng Chủ nhật ở các phiên chợ bán nông sản địa phương.

Trước khi đi chợ chị Trang sẽ ghi chi tiết những thứ cần mua cho khỏi quên. Tuỳ theo hôm đó có thực phẩm gì tươi ngon, chị sẽ mua và lên thực đơn theo nguyên liệu vừa chọn được. Yêu bếp và thích ăn, thích nấu nên chị luôn nghĩ được những món ăn hợp khẩu vị với cả nhà mà không sợ trùng lặp các món trong tuần, thậm chí trong tháng. 

{keywords}
 

Chị Trang cho biết, để nấu được những món ăn chuẩn hương vị Việt, chị thường phải rất kỳ công. “Những thực phẩm như tôm, cua biển bên này giá thành không đắt nhưng giá của các loại rau thơm, hương liệu Việt thì lại rất cao. Vậy nên mình thường tranh thủ những khi có người quen về nước nhờ họ mang đồ sang giúp. Hoặc mỗi lần vợ chồng về, mình sẽ mua rất nhiều hương liệu, gia vị đặc trưng của Việt Nam sang để dùng dần”.

Dưới sự chăm sóc chu đáo và tỉ mỉ của chị Trang, mỗi bữa cơm gia đình chị đều đầm ấm, quây quần. Đó cũng là một trong những bí quyết để chị gìn giữ hạnh phúc hôn nhân. Sau 21 năm gắn bó, vợ chồng chị Trang vẫn luôn quấn quýt ngọt ngào như thủa mới yêu.

{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
Chị Trang thu hoạch trái cây trong vườn. 

Thu Giang

Vườn treo sân thượng thu 4 tạ quả/năm của ông bố ở Bình Dương

Vườn treo sân thượng thu 4 tạ quả/năm của ông bố ở Bình Dương

Vườn dưa lưới của gia đình anh Đăng Tình (Bình Dương) rộng 20m2 trên sân thượng tầng 3, mỗi năm trồng 4 vụ, thu hoạch khoảng 4 tạ dưa/ năm.

">

Mâm cơm chuẩn vị quê hương của mẹ Việt ở Mỹ

Mê mẩn với bộ ảnh 'thần tiên' của hai cậu bé qua ống kính của mẹ

Nhận định, soi kèo Viktoria Plzen vs Anderlecht, 0h45 ngày 24/1: Rút ngắn khoảng cách

{keywords}

Khi tôi ở cữ, mẹ tôi đi chợ nấu cho tôi món này, món nọ. Còn lại nhà tôi thì mẹ nấu mấy món khác, tức là có cả dành cho người đẻ, và dành cho cả người không kiêng cữ. (ảnh minh họa)

Chỉ được vài ngày là bắt đầu mâu thuẫn đã nảy sinh. Vì mẹ tôi đã dùng những phương pháp dân gian để tắm cho cháu. Mẹ tôi lấy lá khế tắm cho cháu khi cháu bị ngứa. Nhưng mẹ chồng tôi bảo không phải làm như vậy, đó là phương pháp nhà quê. Bây giờ cứ ốm là thuốc tây. Trẻ con cũng vậy. Mẹ tôi thì bảo không nên cho trẻ uống thuốc tây, không tốt cho trẻ. Nhưng mẹ chồng thì khăng khăng nên tôi đã ra hiệu mẹ không nói nữa.

Khi tôi ở cữ, mẹ tôi đi chợ nấu cho tôi món này, món nọ. Còn lại nhà tôi thì mẹ nấu mấy món khác, tức là có cả dành cho người đẻ, và dành cho cả người không kiêng cữ. Thế mà mẹ chồng tôi cau có mặt mày ngay trong bữa ăn. Mẹ bảo: “Nhà bà nhà quê mà cứ bày vẽ, tốn kém. Ăn thì ăn một hai món thôi, hơi đâu mà bày ra thế. Cũng có phải kiêng cữ gì lâu đâu, cái gì mà chả ăn được. Đừng lãng phí thế!”. Mẹ tôi nghe cái từ ‘nhà quê’ mà chạnh lòng, rớt nước mắt khi ăn cơm. Tôi cũng thấy mẹ chồng nói thế là quá đáng.

Hôm rồi con tôi bị ốm mấy ngày, mẹ chồng cứ nói bóng gió rằng tại bà ngoại không biết chăm cháu nên cháu mới ốm như vậy. Rồi mẹ tôi bảo, cách chăm cháu của người nhà quê khác người thành phố, mẹ tôi lại già rồi nên làm sao mà nhanh nhạy bằng bọn trẻ được. Tôi thì biết, đó không phải do mẹ. Trẻ con trời lạnh rất dễ cảm cúm, ốm. Tôi cũng đã cho con uống thuốc nhưng không khỏi.

Con tôi cứ ốm mãi, mẹ chồng tôi phải nghỉ làm chăm cháu. Cả hai bà trông nom cháu, còn đưa cả con đi viện nữa. Bác sĩ đã kê đơn thuốc cho con uống. Lúc ấy, mẹ chồng tôi cứ trách mẹ tôi, tại sao lại chăm cháu kiểu cổ hủ, để cháu ốm, tức là rời mẹ tôi ra là con tôi ốm ngay. Mẹ chồng tôi đang trách bà thông gia của mình, tôi biết vậy.

{keywords}

Tôi cảm thấy buồn quá vì tình cảm hai nhà đã sứt mẻ, mà chuyện chẳng có gì lắm. (ảnh minh họa)

Hôm đó, con tôi ra viện, về tới nhà tôi, mẹ tôi lại chạy vào đun ngay nước lá khế để xông cho cháu. Thế mà, khi mẹ tôi vừa bưng nồi nước ra thì mẹ chồng tôi hất đi, rồi quát tháo: “Bà không biết vì bà mà cháu tôi mới ốm thế này à. Bà đừng có hại cháu của tôi, bà không làm được thì về đi”. Mẹ tôi nghe vậy ức quá, cũng gằn giọng: “Bà bị làm sao đấy, bà điên à? Thế nó là cháu bà không phải cháu tôi à, là con tôi sinh ra chứ con bà sinh ra à. Bà đừng có ngậm máu phun người, cháu tôi, tôi không chăm thì ai chăm? Bà thích gì, thích gì thì cứ nói ra đi, tôi đã nhìn bà mấy ngày nay rồi, ức lắm rồi!”. Tôi thật không ngờ mẹ tôi lại nói những lời như vậy. Thế rồi, mẹ chồng tôi lao vào, chỉ vào mặt mẹ tôi, và rằng: “Bà về ngay cho tôi nhờ, nhà tôi không chào đón bà”. Tay bà chỉ về phía mặt mẹ tôi như đe dọa. Mẹ tôi bực mình hất ra. Thế là không hiểu sao, mẹ chồng tôi lại vung tay lên tát mẹ tôi một cái thật đau.

Tôi choáng quá, tôi không biết do vô tình hay cố ý, cũng có thể mẹ chồng tôi quen tay, với lại nghĩ mẹ tôi là con cái bà nên bà làm vậy. Chứ tôi không thể tin rằng mẹ chồng lại dám tát mẹ tôi như thế. Có cãi nhau cũng chỉ vì chuyện cháu chắt ốm, chứ có gì đâu.

Thế là, hôm đó, mẹ tôi dọn đồ về quê luôn. Tôi chắc rằng, mẹ tôi không bao giờ lên lại nhà này nữa, còn tôi sống ở đây không biết có yên ổn hay không. Tôi cảm thấy buồn quá vì tình cảm hai nhà đã sứt mẻ, mà chuyện chẳng có gì lắm, thế mà giờ thành ra thế này. Con cái làm sao mà sống thoải mái được khi mà hai nhà hiềm khích với nhau?

(Theo Khampha.vn)">

Mẹ chồng đã đánh mẹ tôi

Những năm sau khi cô tôi mất, bà thường nhìn thấy cô hiện về vào nhữngngày trước rằm tháng Bảy. Cô đứng trước cửa buồng bà và nói một câu duynhất:“Khi nào con cưới, u bán thúng thóc mua cho tấm chiếc áo, u nhé”.

Có những câu chuyện về người đã chết mà đôi khi ta gọi là chuyện ma nhưng sự thật là một điều gì đó mà ta không làm sao giải thích được. Nhưng những câu chuyện ma như thế không làm cho người sống sợ hãi mà lại dựng lên một cây cầu huyền bí và da diết giữa những người còn sống với người đã chết. Câu chuyện về cô ruột tôi là một câu chuyện như thế.

Cô tôi mất năm 16 tuổi. Cô mất trước ngày cưới chỉ có năm ngày. Đó là một ngày mùa đông mưa phùn rét buốt. Cô đi mò hến ngoài sông Đáy về bị cảm lạnh và mất. Ngày đó, làng quê nhà nào cũng đói. Vào những ngày mùa đông thì cơn đói càng khủng khiếp hơn. Người làng tôi tìm mọi thứ có thể ăn được để đi qua cơn đói. Sông Đáy là con sông nhiều hến nhất trong tất cả những con sông chảy qua đồng bằng Bắc bộ. Người làng tôi đã đi qua những ngày đói khủng khiếp bằng hến sông Đáy. Hến nấu cháo ngô, nấu với thân cây chuối, nấu với dọc cây khoai ngứa… nghĩa là nấu được với cây gì củ gì thì nấu để ăn.

Cái chết của cô làm cho bà nội tôi ốm liền mấy tháng trời. Đêm nào bà cũng khóc và hờ tên cô. Bà kể, nhà tôi nghèo quá, từ khi cô sinh ra cho đến lúc mất bà chẳng may được cho cô lấy một tấm áo. Nhưng mấy tháng trước khi cưới, cô năn nỉ bà: “Khi nào con cưới, u bán thúng thóc mua cho tấm chiếc áo, u nhé”. Bà gật đầu hứa với cô mà nước mắt đầm đìa.

Từ ngày đó, bà để dành dụm từng đấu thóc không dám ăn. Thóc chỉ được xay nấu cháo cho ai trong gia đình bị ốm. Hoặc đến ngày giỗ thì xay đấu thóc nấu bát cơm cúng người đã chết. Còn tất cả phải ăn rau, ăn củ ngày ngày. Nhưng bà quyết giữ gìn từng đấu thóc để đến ngày cưới cô sẽ bán đi mua cho cô một tấm áo lành lặn trước khi về làm dâu nhà người. Bà tôi đau đớn vì cô mất mà không đi đến ngày cưới của mình được. Nhưng bà đau đớn hơn và không biết bao giờ có thể nguôi được nỗi đau đó khi cô chết mà không được nhìn thấy tấm áo mà cô ao ước suốt những năm tháng còn sống.

{keywords}

Những năm sau khi cô mất, bà thường nhìn thấy cô hiện về vào những ngày trước rằm tháng Bảy. Cô đứng trước cửa buồng bà. Những ngón tay cô tím tái vì lạnh. Hai tay ôm trước ngực, người cô run lên, nước sông trên mái tóc dày và nặng của cô vẫn nhỏ xuống từng giọt và đọng trên nền đất hiên nhà nơi cô đứng. Bà khóc gọi cô, bà bảo cô vào nhà để bà đốt đống lửa cho cô sưởi nhưng không bao giờ cô bước thêm một bước. Cô chỉ đứng đó và nói với bà một câu duy nhất: “Khi nào con cưới, u bán thúng thóc mua cho tấm chiếc áo, u nhé”. Nói xong cô từ từ bỏ đi. Ngày đó, đúng là người ta không đốt vàng mã như bây giờ. Suốt những năm tháng ấu thơ tôi không một lần nhìn thấy bà hay mẹ đốt vàng mã. Nếu như bây giờ, chắc bà sẽ sắm đầy đủ quần áo cho cô.

Cứ như thế, hàng năm, vào trước ngày rằm tháng Bảy, cô tôi lại hiện về đứng trước cửa buồng bà và xin bà may cho cô một tấm áo mới. Thi thoảng bà cũng nói cho tôi biết cô hiện về. Những lần đầu nghe chuyện đó, tôi sợ vô cùng. Nhưng rồi bao câu chuyện về cô khi còn sống mà bà kể đã tạo thành một sợi dây vô hình mà thiêng liêng nối cô với tôi. Nhiều đêm tôi đòi ngủ với bà để khi nào cô hiện về thì bà gọi tôi dậy để tôi được nhìn thấy cô. Thế nhưng chẳng lần nào tôi được nhìn thấy cô. Có lúc tôi đã khóc dỗi bà vì bà đã không gọi dậy khi cô về. Sau này lớn lên đi học ở thành phố thì tôi lại không tin có chuyện cô hiện về nữa. Tôi hiểu là vì bà  thương nhớ cô quá mà tưởng tượng ra vậy.

Sau nhiều năm bà tôi nhìn thấy cô hiện về và chỉ nói mỗi một câu “Khi nào con cưới, u bán thúng thóc mua cho tấm chiếc áo, u nhé” thì mẹ tôi quyết định may cho cô một tấm áo vải nâu, cổ tròn, cúc bấm và chiết ly. Và vào ngày rằm tháng Bảy năm đó, mẹ tôi đã sắp một mâm cơm cúng cô. Sau khi tàn nén hương, mẹ mang chiếc áo ra cánh đồng và mai táng chiếc áo xuống cạnh mộ cô. Mẹ thắp hương trên mộ cô rồi khấn: “U đau yếu không ra thăm mộ em được, u và chị may cho em chiếc áo mới và mang cho em. Cả nhà mong em siêu thoát”.

Thật lạ lùng là từ rằm tháng Bảy sau đó, bà tôi không thấy cô hiện về đứng trước cửa buồng của bà run rẩy vì đói lạnh. Bà bảo cô đã có áo mới đi chơi với bạn bè rồi nên không về thăm bà nữa. Mấy năm sau bà mất. Tôi cũng lớn lên. Lúc đó tôi hiểu là do mẹ tôi đã may áo cho cô nên bà đỡ đau khổ và ân hận nên không còn tưởng tượng cô hiện về xin áo nữa. Những năm sau này, người ta dùng vàng mã mỗi ngày một nhiều. Vì thế mà cứ đến rằm tháng Bảy mẹ tôi lại mua quần áo vàng mã cho cô.

{keywords}
Hóa vàng.

Một ngày rằm tháng Bảy, tôi về quê. Trong bữa cơm hai mẹ con tôi lại nhắc đến chuyện cô tôi thuở trước và việc cô hiện về xin bà may cho chiếc áo. Tôi đem sự hiểu của mình về việc bà nhìn thấy cô hiện về nói với mẹ. Tôi nghĩ mẹ tôi, một bà giáo, sẽ đồng tình với sự giải thích của tôi. Nhưng nghe tôi giải thích xong, mẹ nói: “Cô con về thật. Bà nhìn thấy cô con về xin áo là có thật”.

Nói xong mẹ kể cho tôi nghe một chi tiết liên quan. Đã hai lần bà gọi mẹ vào khi thấy cô về. Mẹ chạy vội vào buồng bà. Bà nói với mẹ là cô tôi đang đứng trước cửa nhưng mẹ không nhìn thấy gì. Bà gắt: “Em nó đứng kia mà mẹ mày không nhìn thấy à? Người nó ướt hết cả, nước chảy đầy dưới chân đấy”. Lúc đó mẹ mới bình tĩnh nhìn xuống nền đất nơi bậc cửa. Mẹ bàng hoàng nhận ra ở đó có một vũng nước nhỏ và không biết từ đâu vẫn có những giọt nước nhỏ xuống vũng nước. Khi bà bảo cô đi rồi thì mẹ mới dám bước ra phía cửa. Mẹ nhìn thấy trên nền đất hiên nhà có những vết chân ướt đi từ phía vũng nước ra. Từ lúc đó, mẹ hoàn toàn tin cô về thật. Nhưng chỉ có bà mới nhìn được cô. Mẹ bảo vì bà thương cô nhất và đau khổ vì cô nhất nên đã nhìn thấy đứa con gái yêu thương và bất hạnh của mình.

Và một sự thật tôi muốn nói với các bạn rằng: khi bà tôi không nhìn thấy cô nữa và khi tôi tin cô hiện về thật thì từ đó tôi lại thường xuyên gặp cô, đó là trong những giấc mộng. Tôi nhìn thấy cô mặc chiếc áo bà và mẹ tôi may cho cô và lướt qua ngôi nhà. Lúc nào cô tôi cũng nở một nụ cười đằm thắm. Và những lúc như thế, tôi thấy lòng mình xúc động và ấm áp lạ lùng.

Nguyễn Quang Thiều

">

Mùa Vu Lan: May áo cho người đã chết

Gần đây tôi thấy tranh luận về câu chuyện "thành công không cần bằng cấp", hay việc "học giỏi, làm dở không bằng học dở, làm giỏi"... Thậm chí, nhiều người dùng lý lẽ đó để gạt bỏ tư tưởng, thành tựu của nền giáo dục chuyên nghiệp.

Thực sự, giáo dục chuyên nghiệp rất quan trọng. Nó không chỉ là sự kế thừa, phát triển, đảm bảo những kinh nghiệm, tri thức của tổ tiên loài người giao lại cho thế hệ tương lai. Các bạn có biết "thành quả kinh tế" của mỗi người chính là sự tổng hợp từ "tư liệu sản xuất (vốn, nguồn lực... cho sản xuất) và phương thức sản xuất (trình độ khai thác, vận hành, quản lý...). Ở đâu đó vẫn có nhiều vùng lạnh thổ, quốc gia rất giàu tài nguyên, nguồn lực, vốn... như ở châu Phi, hay một số nước trong khu vực chúng ta, nhưng lại để người dân sống rất khổ cực, nghèo khổ, không phát triển được. Vậy họ phạm phải điều gì vậy?

Thứ họ thiếu chính là "trình độ vận hành, quản lý" hiệu quả, hiện đại. Đây chính là mục tiêu của giáo dục nói chung và giáo dục chuyên nghiệp nói riêng. Ngày nay, đa số công việc của loài người hiện tại là hoạt động theo mô hình cộng sinh, kế thừa... Tất cả sản phẩm của chúng ta làm ra, cung cấp cho thị trường không phải là thành quả của riêng ta mà là nhờ tri thức, đóng góp của nhân loại, cộng đồng trong đó. Ví dụ, một nông dân chế tạo một chiếc máy gieo hạt đã kế thừa rất nhiều thành quả của nền khoa học cơ bản về cơ khí, tự động hóa, hóa chất như xăng dầu, vật lý (điện), sinh học (cây, con giống)...

Hay một bà bán bánh mỳ cũng phải thừa kế rất nhiều từ thành tựu khoa học khi bột làm bánh là thành quả của nền sản xuất khoa học giống cây, máy xay bột... và đặc biệt là thị trường được xây dựng trên cơ sở mật độ dân số đông đảo từ nền khoa học xây dựng (nhà lầu trên cao mới có thể quần tụ đông đảo), thành quả của giáo dục (nhờ đó khách hàng của bà mới có thu nhập cao để ăn bánh mỳ)...

Một ví dụ khác, một lập trình viên không học đại học nhưng anh ta cũng phải tự học bằng giáo trình hoặc sách vở được viết ra bởi những người có học, có bằng cấp hoặc các chuyên gia trong lĩnh vực đó. Ngôn ngữ lập trình anh ta học cũng phải được tạo ra bởi những cái đầu rất "có học", có giáo dục bài bản...

>> Bà bán xôi giỏi hơn cử nhân đại học?

Cuộc cạnh tranh về phương thức sản xuất rất khốc liệt khi mà nhiều bí mật công nghệ được liệt vào hàng bí mật cấp quốc gia, được bảo hộ với nhiều công thức bí truyền... Cũng có những thành tựu khoa học được chia sẻ sau thời gian khai thác bản quyền hết hạn, nhưng để làm chủ chúng không phải dễ với một loạt yêu cầu được đặt ra, thậm chí mất nhiều năm trời, nhiều thế hệ để tiếp thu, vận hành.

Tôi chưa thấy một công ty nào chuyên về lao động trí tuệ cao cấp lại tự đăng tuyển rằng "không cần ứng viên tốt nghiệp đại học, bằng cấp..." cả. Nhưng có nhiều công ty đã đăng tuyển với yêu cầu là "phải có bằng đại học". Rõ ràng, trong sự khan hiếm nguồn lực lao động ở một mức độ nào đó, nhiều công ty đã từ bỏ chính sách tuyển dụng bắt buộc là "phải có bằng đại học", nhưng điều đó không có nghĩa người lao động "không cần bằng cấp". Thực ra, các công ty đó chỉ đang mở rộng cơ hội, tập hợp tuyển dụng để ngoài việc có những ứng viên có bằng cấp thì vẫn có thể tuyển những ứng viên không bằng cấp nhưng lại có thể vận hành công việc hiệu quả.

Giống như trong Tiếng Anh, chúng ta có các quy tắc và bất quy tắc. Bất quy tắc chỉ là cách chúng ta thêm vào, bổ sung cho tính hoàn thiện của một số quy tắc, chứ người ta chưa bao giờ dùng "bất quy tắc" để phủ nhận hoàn toàn giá trị của "quy tắc". Giáo dục cũng vậy, vẫn còn đó những điểm chưa hoàn thiện, những góc khuất... nhưng khi chúng ta nêu ra là để bổ sung các giải pháp, tìm cách khắc phục và hoàn thiện, chứ không phải vì những "góc khuất" ấy mà gạt bỏ toàn bộ thành quả của nền giáo dục chuyên nghiệp (trong khi nhiều thế hệ đã chứng minh hiệu quả).

Việc vài người lấy ví dụ một số trường hợp thành công nhờ "tự học" để cổ xúy bỏ học, phủ nhận vai trò của nền giáo dục chuyên nghiệp là một suy nghĩ không có tính logics, tự huyễn hoặc bản thân mà thôi. Họ chỉ tự tôn thờ sự thành công của cái tôi mà phủ nhận thành công của những người khác. Do đó, tôi muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục bài bản, tuy rằng nó không hoàn thiện, còn nhiều khuyết điểm, góc tối.

Tự học là một phẩm chất tốt nhưng nó phải là kế thừa, bổ sung cho giáo dục chuyên nghiệp chứ chưa bao giờ là một giải pháp thay thế. Các bạn có thể thấy sự khác biệt rất lớn nếu quan sát sự chênh lệch giáo dục chuyên nghiệp giữa thành phố và nông thôn, cũng như thành quả mà chúng tạo ra khác biệt đến thế nào.

Vu Minh Tri

>> Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.

">

Huyễn hoặc bản thân 'xin việc không cần bằng cấp'

友情链接