-
Nhận định, soi kèo Lion City Sailors vs Sydney FC, 19h00 ngày 9/4: Khách đáng tin
-
Câu chuyện tình yêu của Anh Phạm Hữu Trung (SN 1988, Quảnh Ninh), công tác tại một bệnh viện tư ở Hà Nội và Hà Thị Vân (SN 1993) khiến nhiều người đọc xúc động khi được chia sẻ trên một diễn đàn mạng.Tình yêu thật bắt đầu từ mạng ảo
Cặp đôi quen nhau một cách rất tình cờ vào năm 2012. Sau khi kết thúc 4 năm du học ở Trung Quốc, anh Trung về Việt Nam và chuẩn bị xin việc làm. Thời gian này, anh có lập một tài khoản Facebook và tham gia vào một group của địa phương.
Anh đăng những bức ảnh do mình chụp lên và được chị Vân vào bình luận.
 |
Anh Trung và chị Vân |
‘Ấn tượng đầu tiên của tôi khi nhìn thấy ảnh đại diện cô ấy trên Facebook là nụ cười tươi, tự nhiên. Tôi cũng bị thu hút bởi cách nói chuyện thật thà, có phần hơi tồ tồ của bạn gái’, anh nhớ lại.
Biết nhà gần nhưng chưa có cơ hội gặp mặt, hai người bắt đầu làm quen. Sự chia sẻ đã giúp họ đến gần nhau hơn. Khoảng 5 tháng sau, cặp đôi chính thức nói lời yêu.
Năm 2013, anh Trung lên Hà Nội công tác tại một bệnh viện trong khi chị Vân vẫn học đại học tại Mạo Khê, Quảng Ninh.
‘Sau mỗi ca trực đêm, tôi được nghỉ vào buổi sáng là tranh thủ đi xe máy về thăm cô ấy. Không kể mưa nắng, mùa đông hay mùa hè, tôi cứ đi lại giữa 2 nơi như thế chỉ để được gặp nhau, ăn một bữa cơm do cô ấy nấu’, anh nói.
Tình cảm cứ thế lớn dần đến năm 2015, chị Vân tốt nghiệp Đại học và lên Hà Nội cùng anh Trung. Nhưng tình yêu của họ không được gia đình anh Trung chấp thuận và tìm đủ mọi cách ngăn cản.
‘Tôi cũng cố gắng về quê thuyết phục người thân nhưng không hiệu quả. Ngược lại, gia đình cũng tìm nhiều cách tác động đến con trai nên tôi trốn không muốn về nhà, để tránh bị tác động’.
Thời điểm này, chị Vân đang mang thai. Khi bị gia đình bạn trai phản đối quá gay gắt, chị đã suy nghĩ rất nhiều.
Sợ làm khổ anh Trung, chị có ý định bỏ thai và xin việc ở một nơi khác. Nhưng anh Trung phát hiện được bí mật ấy nên đã ngăn cản.
‘Công tác trong trong ngành y, tôi biết hậu quả của việc phá thai như thế nào. Tôi động viên và hỏi: ‘Em có chịu khổ, đi cùng anh không?’. Cô ấy gật đầu’.
‘Thời điểm đó, có những lần tôi định đưa cô ấy đến một nơi khác để lập nghiệp bởi không muốn vợ chịu áp lực, stress ảnh hưởng đến thai nhi’, anh nói thêm.
Biết bố mẹ không đồng ý, cả hai không làm đám cưới, chỉ tiết kiệm tiền lên Tam Đảo chụp bộ ảnh cưới làm kỷ niệm.
 |
Năm 2016, họ đón con gái đầu lòng. |
Họ gặp khó khăn trong việc đăng ký kết hôn vì không có sổ hộ khẩu của nhà trai. Việc này làm anh Trung phải suy nghĩ rất nhiều.
‘Tôi sợ con ra đời không được khai sinh theo họ bố. Tôi thương vợ vì đã không được mặc áo cưới lại không có danh phận về pháp luật vì vậy tôi quyết định về nhà gặp bố mình.
Tôi nói: ‘Con biết bố mẹ giận, không đồng ý nhưng chúng con đã có em bé. Con chỉ có nguyện vọng xin bố cho con được đăng ký kết hôn để cháu ra đời được mang họ của nhà mình’.
Nhận được cái gật đầu của bố, anh Trung và chị Vân đăng ký kết hôn và về ở cùng nhau chờ ngày con gái ra đời.
Chào con gái!
‘Hai vợ chồng bắt đầu với 2 bàn tay trắng’, anh Trung nói. Anh thuê phòng trọ nhỏ (1,5 triệu/tháng) để họ ở tạm, dành tiền sinh con.
Chị Vân cũng tranh thủ đi làm thêm ở cửa hàng nội thất, chuẩn bị kinh phí đón con ra đời.
Các bác sĩ trong bệnh viện nơi anh công tác biết hoàn cảnh hai vợ chồng nên rất thương và tư vấn, giới thiệu cho họ những chỗ khám thai sản chi phí thấp.
Ngày 26/4/2016, khi 2 vợ chồng đang khám thai ở một phòng khám tư, bác sĩ thông báo ‘sắp sinh rồi’ nên anh vội vàng bắt taxi đưa vợ vào Bệnh viện Bạch Mai.
Mẹ vợ đau ốm và ở xa nên lúc chị Vân sinh, chỉ có 2 vợ chồng ở trong viện.
 |
Gia đình nhỏ của anh Trung, chị Vân. |
‘Vợ đau ngồi một chỗ, tôi chạy đi chạy lại mua nước, giấy vệ sinh, sữa… Lúc con ra đời, bế con - chút máu mủ trong tay mình, cảm giác xúc động lắm.
Thời điểm tôi không nghe sự sắp xếp của cha mẹ, quyết tâm bảo vệ vợ con cũng có nhiều ý kiến trái chiều.
Tôi là con trai một, trước giờ chỉ biết học, hầu như chưa cãi lời bố mẹ bao giờ. Khi xảy ra mâu thuẫn, người ta cho rằng, tôi bất hiếu nhưng tôi không nghĩ nhiều, chỉ nghĩ đến con.
Đứa trẻ không có tội tình gì và mình phải có trách nhiệm với nó. Con gái ra đời đã đem niềm hi vọng cho 2 vợ chồng, an ủi chúng tôi sau quãng đường quá dài và gian nan’.
Khi hai mẹ con được chuyển về phòng hậu sinh, anh Trung có hơn 2 năm kinh nghiệm về hồi sức sơ sinh nên tự tay vệ sinh, chăm sóc vết rạch phụ khoa cho vợ. Ông bố này cũng cho con ăn sữa, thay bỉm, tắm cho con… khiến các ông bà đi chăm con đẻ ở viện phải ngạc nhiên.
‘Dù không nói ra nhưng tôi biết, vợ tủi thân khi ‘đàn bà vượt cạn’ mà không có ai bên cạnh. Tôi chỉ biết động viên: ‘Em cứ yên tâm, việc này anh có kỹ năng. Anh lo cho em và con được’.
Thời gian vợ mang thai, anh Trung không dám nghỉ phép. Khi vợ sinh xong, anh dồn ngày nghỉ để chăm sóc vợ con.
‘Lãnh đạo bệnh viện cũng hiểu và thông cảm nên tạo điều kiện cho 2 vợ chồng.
Sau khi vợ hồi sức, tôi hướng dẫn vợ cách chăm sóc, tắm cho con… Hai vợ chồng cố gắng rồi mọi chuyện cũng dần suôn sẻ và tôi đi làm trở lại’.
Sau đó, cặp đôi được gia đình nhà ngoại lên hỗ trợ, chăm sóc. Khi con gái đi học mầm non, chị Vân đi làm trở lại ở một công ty du lịch.
Giờ đây, cuộc sống của họ bớt áp lực hơn. Nhờ tiết kiệm, họ đã mua được một căn chung cư nhỏ ở Hà Nội đang chờ ngày bàn giao.
‘Hiện, tôi chỉ mong muốn ổn định kinh tế để có thể lo cho vợ con. 8 năm rồi chưa được đoàn tụ gia đình, tôi cũng thương bố mẹ vì bố mẹ tuổi càng cao. Chỉ mong 2 bên xóa được rào cản để có ngày sum họp’. anh nói.

Chuyện tình chàng Việt kiều Mỹ và cô hàng xóm phải nhờ bà ngoại ‘làm mai’
Mến cô hàng xóm dễ thương nhưng anh Quốc Việt chưa một lần dám bắt chuyện. Chỉ đến khi sang Mỹ, nhờ bà ngoại mai mối, anh mới dám bày tỏ tình cảm của mình.
" alt="Bị gia đình ‘từ mặt’, chàng trai vẫn quyết xây tổ ấm với cô gái quen qua mạng"/>
Bị gia đình ‘từ mặt’, chàng trai vẫn quyết xây tổ ấm với cô gái quen qua mạng
-

Nữ bồi bàn Gennica Cochran được khen ngợi vì hành động của mình.Gennica Cochran - nữ bồi bàn ở nhà hàng Lucia (California) đã dũng cảm mời vị khách Michael Lofthouse, 37 tuổi ra khỏi nhà hàng sau khi anh này có lời nói xúc phạm đến một nhóm khách gốc Á. Sự việc xảy ra đúng ngày Quốc khánh Mỹ 4/7.
Được biết Michael hiện là CEO của một công ty công nghệ ở thung lũng Silicon.
Sau hành động này của Gennica, cô được người dân khắp nơi ca ngợi là “anh hùng”. Nhiều người đã tặng tiền cho Gennica qua chương trình kêu gọi mang tên “Tiền Boa Cho Anh Hùng” trên trang GoFundMe. Hiện tại, số tiền đã lên tới 82.000 USD và chưa dừng lại.
Gennica cho biết, số tiền này sẽ cho phép cô tiếp tục theo đuổi công việc dạy yoga. Cô cũng đang nghĩ cách gửi một phần tiền cho những người cũng đang làm việc trong ngành này.
Chia sẻ về sự việc ở nhà hàng, Gennica cho biết: “Tôi cảm thấy cần phải bảo vệ họ khi nghe thấy những câu nói đó. Bất cứ ai ở trong trường hợp ấy cũng sẽ hành động như tôi”.
Nữ bồi bàn cũng chia sẻ, nhà hàng mới được mở cửa trở lại sau khi phải đóng cửa vì dịch bệnh Covid-19. Vì thế, cô không thể để những hành vi phân biệt chủng tộc làm hỏng trải nghiệm đáng giá của khách hàng.
 |
Gia đình gốc Á tổ chức sinh nhật ở nhà hàng Lucia. |
Được biết, gia đình người gốc Á này đang tổ chức tiệc sinh nhật ở nhà hàng vào buổi tối hôm đó.
Không rõ vì lý do gì mà Michael - CEO một công ty công nghệ có quy mô nhỏ - đã buông lời lẽ xúc phạm họ bằng những câu chửi bới. Anh ta nói rằng “Tổng thống Trump sẽ tống cổ các người”, “Hãy quay về quê hương chết tiệt của các người. Các người không thuộc về nơi này”…
Sau khi bị vị khách xúc phạm, một thành viên trong gia đình đã bật camera để ghi lại những diễn biến tiếp theo. Trong video, Gennica đã hét lên với vị khách bất nhã rằng: “Anh không được nói chuyện với khách của chúng tôi như thế. Tôi muốn anh đi ngay bây giờ”.
 |
CEO công ty công nghệ - người đã có những lời lẽ phân biệt chủng tộc với gia đình gốc Á. |
Gia đình này cũng cho biết, những gì mà video ghi lại chưa phải là toàn bộ những câu nói điên loạn mà Michael đã nói ra hôm đó.
Không lâu sau đó, Michael đã lên tiếng xin lỗi vì hành động đáng xấu hổ của mình. “Đây rõ ràng là một khoảnh khắc mà tôi đã mất kiểm soát và nói năng gây tổn thương”.
“Tôi muốn gửi lời xin lỗi chân thành tới gia đình các bạn. Tôi có thể tưởng tượng được những tổn thương mà các bạn đã phải chịu đựng”.
“Tôi đã được dạy cần phải tôn trọng mọi chủng tộc và tôi sẽ dành thời gian để suy ngẫm về hành động của mình, cũng như tìm hiểu kỹ hơn về sự bất công mà rất nhiều người xung quanh tôi đang phải đối mặt hằng ngày”.

Bồi bàn ‘choáng váng’ vì được tỷ phú boa 5.000 USD
Một nhân viên phục vụ bàn ở Salisbury, Massachusetts, Mỹ đã vô cùng ‘choáng váng’ khi nhận ra vị khách mình vừa phục vụ để lại tới 5.000 USD tiền boa sau khi rời đi.
" alt="Bồi bàn được tặng gần 2 tỷ đồng vì dám đuổi CEO công nghệ ra khỏi nhà hàng"/>
Bồi bàn được tặng gần 2 tỷ đồng vì dám đuổi CEO công nghệ ra khỏi nhà hàng
-
Chuyện là mấy hôm trước anh em tôi bàn nhau đóng một cái giường gỗ để bà ngoại nằm đỡ đau lưng chứ cái giường cũ rệu rạo lắm rồi. Gỗ oằn lên gồ ghề đội cả chiếu, trở người lại nghe tiếng ọp ẹp, ken két. Vậy là quyết định lén bà, đóng chiếc giường mới, bởi biết tính bà sẽ gạt phắt đi ngay.Xe ba gác chở giường vừa dừng lại ở trước ngõ, bà đi ra ngấm nguýt cái giường ra vẻ không hài lòng rồi thở dài thườn thượt. Đứa cháu chạy đến bên xun xoe “Ngoại sướng nhé, tối nay được ngủ giường mới đó”. Bà quay qua đàn con nói dứt khoát “Mẹ thích cái giường cũ hơn!”.
 |
Ảnh minh họa |
Chúng tôi nháy mắt ra hiệu khiêng giường mới vào nhà, kê vào chỗ ngủ của bà rồi nhanh chóng gõ gõ vài nhát búa lên mấy thanh gỗ mục của giường cũ. Nó bong ra từng mảng, đàn cháu dấm dúi khiêng mấy mảnh gỗ ra vứt sau hè. Tối đó, bà chẳng còn cách nào đành lên giường mới nằm, vậy mà cũng kịp buông tiếng xuýt xoa “Tiếc cái giường cũ ghê…”.
Giường mới dù có chắc chắn, bóng loáng, đẹp đẽ đến đâu thì trong tâm trí của người bà suốt một đời sống vì con vì cháu ấy vẫn chẳng đủ sức hấp dẫn bằng cái giường ọp ẹp xưa cũ. Bản tính tiết kiệm đến mức tối đa, dung dị đến mức tối giản đã ăn sâu vào tiềm thức của một thế hệ trưởng thành và bươn chải trong loạn lạc, khốn khó, vất vả trăm bề.
Vậy nên khi thế kỷ hai mươi mốt đã sang ngót nghét hai thập kỷ mà gian bếp nhà bà vẫn còn đong đưa mấy cái nồi méo miệng, sứt quai, lõm đáy. Thỉnh thoảng con cái muốn “cải tổ” gian bếp, thay mới nồi niêu xoong chảo là y như rằng bị dập tắt chiến dịch từ trong trứng nước. Bà bảo đơn giản rằng “còn dùng được, cớ gì phải sắm mới?!”.
Tấm chăn chắp vá chằng chịt từ nhiều mảnh vải cũ, nối dài vô số ô bầu dục giờ cũng đã ngả màu, nhập nhoạng loang lổ chẳng thể phân biệt nổi sắc gì màu gì vẫn được bà nâng niu, xếp thẳng băng trong góc tủ. Bàn đến chuyện mua tấm chăn mới ấm áp hơn, êm mượt hơn lại vẫn là câu trả lời muôn thuở: “Vẽ chuyện, nó còn tốt chán mà…”.
Để đối phó với cái bệnh “thích sống khổ” của bà, đàn con và đám cháu chỉ còn cách “tiền trảm hậu tấu”. Không bàn luận, chẳng thăm dò ý kiến của bà mà cứ thế thay mới.
Lẽ tất nhiên sắm mới là bà lại chê, chê nhiều đến mức con cháu thủ thỉ về chân lý “không chê không phải là ngoại!” cùng cái nhún vai cảm thán và ánh nhìn yêu thương vô bờ bến dành cho người phụ nữ tóc hoa râm sống tằn tiện riêng mình để dành tất cả cho con cháu.
Bao giờ cũng vậy, sau lời chê bai của bà là đàn cháu lại tủm tỉm cười, len lén nhìn bà sờ soạng lau chùi cái giường mới, ngắm nghía cái mũ bảo hiểm mới, bưng bê nhẹ nhàng cái quạt mới, xếp gọn đôi dép mới lên giá… và đôi khi bà lại nhìn xa xăm, ánh mắt rưng rưng…/.

Bài học nhớ đời về sự kiên nhẫn
Sự kiên nhẫn không phải là cứ ngồi im chẳng làm gì cả, mà là dành thời gian để đảm bảo rằng những bước đi của bạn là đúng đắn và chính xác.
" alt="Bà ngoại thích 'sống khổ'"/>
Bà ngoại thích 'sống khổ'
-
Nhận định, soi kèo Sri Pahang vs Kedah, 20h00 ngày 8/4: Không còn tham vọng
-
" alt="Lễ khai mạc SEA Games 32"/>
Lễ khai mạc SEA Games 32
-
Tôi là phận gái, đi lấy chồng xa, mỗi năm chỉ về thăm mẹ được 3, 4 lần. Lần gần đây nhất, tôi về giỗ bố rồi xin nghỉ phép ở lại với mẹ 1 tuần.
Ngôi nhà cũ của bố mẹ vốn chỉ có 1 gian mái bằng, giờ được anh trai chị dâu sửa lại, nâng lên thành nhà 2 tầng, chia 3 phòng ngủ, 1 phòng ăn, 1 phòng khách.
Anh chị và các cháu ở 2 phòng tầng trên, mẹ tôi ở phòng tầng 1. |
|
Phòng của mẹ rộng chừng 10m2, vốn có 1 cửa sổ và 1 cửa ra vào. Nhưng vì cửa sổ mở ra sẽ thấy khu chăn nuôi của hàng xóm nên anh chị chặn lại, không cho mẹ mở cửa sổ nữa.
Vào mùa đông, căn phòng ấm áp nhưng mùa hè thì rất nóng. Tôi về thăm mẹ, muốn ngủ với mẹ nhưng nằm ở phòng đó 1 tối, tôi không sao ngủ được. Mồ hôi cứ túa ra.
Tôi bảo với anh chị, lắp cho mẹ cái điều hòa. Nhưng anh chị chưa kịp nói gì thì mẹ tôi đã gạt đi. Mẹ bảo, mẹ không thấy nóng. Buổi tối, nếu bật quạt, mẹ còn phải đắp chăn.
Trưa hôm sau, lúc anh chị không có nhà, tôi phát hiện mẹ ngồi trong phòng mà áo ướt đẫm mồ hôi. Tôi gắt lên với mẹ thì mẹ bảo, anh chị còn khó khăn, các cháu ăn học tốn kém nên đừng làm khó anh chị.
Tối hôm đó, anh trai tôi đi công tác đột xuất, chỉ còn chị dâu ở nhà. Tôi bàn với chị cho tôi lắp điều hòa ở phòng mẹ. Tiền lắp đặt, tôi sẽ trả toàn bộ. Tiền điện 3 tháng mùa hè, tôi cũng xin góp với chị 500 nghìn/tháng.
Chị dâu không đồng ý nhưng cũng không từ chối. Chị cho tôi tự quyết định.
Thấy thế, sáng hôm sau, tôi lập tức gọi thợ mà không báo với anh trai nữa. Tôi luôn nghĩ anh tôi vốn hiền. Mọi việc trong nhà toàn chị dâu quyết nên chị đã không cản thì anh cũng sẽ đồng tình với tôi.
Không ngờ, khi đi công tác về, thấy mẹ con tôi đang ngồi mát trong phòng điều hòa, anh đùng đùng nổi giận.
Anh bảo tôi không biết suy nghĩ: "Người già nằm trong phòng lạnh rất nguy hiểm. Mẹ lại không thấy nóng thì sao phải cố lắp điều hòa? Bây giờ lắp xong, bật thoải mái thì tiền điện ai trả, anh chị đâu có quá giàu để phung phí cho những việc không cần thiết....".
Mẹ tôi sợ anh đến mức vơ vội cái điều khiển để tắt đi. Nhưng mẹ luống cuống nên làm rơi cả xuống đất.
Tôi nhìn mẹ rồi nghĩ đến những lời anh trai nói mà chảy nước mắt. Chẳng lẽ anh trai tôi đã thay đổi đến thế. Anh vốn hiền lành và yêu mẹ thương em cơ mà?
Vài trăm nghìn tiền điện, nếu tôi không trả cho mẹ thì anh có thể trích từ khoản lương hơn 3 triệu của mẹ, hoặc anh cũng có thể bù cho mẹ.
Nhà có 3 phòng ngủ, anh đã lắp 2 cái điều hòa cho vợ và các con, sao phòng của mẹ lại để không?
Người già nằm phòng quá lạnh thì ko tốt nhưng anh có thể hướng dẫn mẹ cách để nhiệt độ sao cho phù hợp. Mẹ vẫn còn đủ minh mẫn để biết lúc nào thấy lạnh thì sẽ tắt đi cơ mà.
Hơn nữa, mẹ vốn tiết kiệm, dù có liên tục nhắc mẹ bật điều hòa cho mát thì chắc chắn mẹ cũng chỉ sử dụng rất ít chứ không bật ngày đêm như vợ con anh vẫn đang dùng.
Vậy mà, anh khiến tôi thất vọng quá. Có phải tôi làm như vậy là sai không? Xin mọi người phân tích giúp tôi.

Lương 5 triệu đồng, tôi bị bạn gái từ chối hẹn hò
Trong buổi hẹn đầu tiên, sau khi nghe tôi chia sẻ về mức thu nhập, em đã thay đổi thái độ.
" alt="Tâm sự khó xử sau khi gọi thợ đến lắp điều hòa cho mẹ"/>
Tâm sự khó xử sau khi gọi thợ đến lắp điều hòa cho mẹ
-
Những ngày này, nhìn đám cưới của bạn bè, người thân tôi lại chạnh lòng...Tôi và bạn gái quen nhau hơn 1 năm nay. Bạn gái tôi là người không có bất cứ điểm gì để chê. Ai cũng khen cô ấy xinh xắn, có công việc ổn định, tư tưởng hiện đại.
Thời gian quen nhau, chúng tôi hòa hợp về nhiều mặt. Ở bên cô ấy, tôi thực sự rất hạnh phúc và bị cuốn hút bởi cá tính, sự thông minh của đối phương. Ngược lại, bạn gái cũng dành nhiều tình cảm cho tôi.
Chúng tôi cùng nhau đi du lịch, đi phượt và tham gia các chuyến thiện nguyện khiến tôi cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn.
Nhưng rồi chuyện xảy ra đã khiến tôi suy nghĩ rất nhiều.
Tuần vừa rồi, người chị họ của tôi sinh con, tôi rủ cô ấy cùng đến thăm. Buổi thăm hỏi diễn ra bình thường, tuy nhiên lúc ra về người yêu tôi bỗng nói: “Em không hiểu tại sao chị ấy lại sinh thêm con?”.
Tôi ngạc nhiên thì người yêu tôi giải thích, chị ấy đã có một đứa con đầu hoàn toàn khỏe mạnh, nhanh nhẹn. Bây giờ, kinh tế của gia đình chị ấy có vẻ khó khăn, chồng lại công tác xa. Đứa trẻ ra đời sẽ rất vất vả cho cả mẹ lẫn con.
Người yêu tôi còn bày tỏ quan điểm, không muốn có con sau khi kết hôn.
Cô ấy nói rằng, các cặp đôi kết hôn không nhất thiết phải có con để kết nối tình cảm. Nếu như một mối quan hệ cần đến đứa trẻ để níu giữ nhau thì đó là một cuộc hôn nhân thất bại.
Cô ấy cũng khẳng định, trước khi sinh con, phải chuẩn bị tâm lý thật kỹ càng. Khi thật sự yêu trẻ và đảm bảo cho đứa trẻ ra đời được hưởng những sự chăm sóc tốt nhất về tình cảm lẫn vật chất thì hãy sinh con. Còn không làm được những điều ấy, gia đình sẽ có lỗi với đứa trẻ.
“Em thấy nhiều cha mẹ quá ích kỷ. Họ sinh con chỉ thỏa mãn những mục đích của mình như có người nối dõi, có con cho đỡ buồn, có con để trông cậy lúc tuổi già… Đấy là họ suy nghĩ cho bản thân, không suy nghĩ cho đứa trẻ”, cô ấy nói thêm.
Người yêu tôi cho biết, cô ấy chưa chuẩn bị một cách đầy đủ để chào đón đứa trẻ. Cô ấy sẽ kết hôn và hưởng thụ cuộc sống một cách tối đa như đăng ký học thêm các môn thể thao, nghệ thuật… điều mà trước đây cô ấy chưa có thời gian để làm.
Sau đó, cô ấy đi du lịch, khám phá những miền đất mới cùng bạn đời. Cô ấy cũng làm việc thật chăm chỉ để tích lũy tài sản. Sau này về già, cô ấy sẽ tìm một trung tâm dưỡng lão phù hợp để sinh sống, không làm phiền đến ai.
Chúng tôi đã tranh cãi rất nhiều. Tôi đưa ra nhiều lý do như việc sinh con là trách nhiệm duy trì giống nòi, không có con, cuộc sống hôn nhân sẽ nhàm chán, cô đơn… Nhưng những lý lẽ của tôi không thể thuyết phục được cô bạn gái kiên định và cá tính.
Sau nhiều lần tranh luận thậm chí là to tiếng, người yêu tôi mới xuống nước: “Hiện tại, quan điểm của em vẫn là như vậy. Có thể trong tương lai, em sẽ suy nghĩ khác đi nhưng dù thế nào, em vẫn mong anh tôn trọng nguyện vọng của em. Nếu không tìm được tiếng nói chung, chúng ta khó có thể đi cùng nhau lâu dài”.
Tôi nghe điều đó mà chán nản. Tôi là con trai duy nhất trong gia đình có 3 chị em. Các chị tôi đều đã lập gia đình, sinh con nhưng tôi biết bố mẹ tôi vẫn rất mong ngóng có cháu nội.
Nay, bạn gái tôi không chịu sinh con, tôi ăn nói với ông bà như thế nào? Liệu chỉ 2 vợ chồng, cuộc sống hôn nhân của chúng tôi có thể suôn sẻ trong khi bản thân tôi thực sự rất yêu mến trẻ con.
Xin độc giả phân tích giúp tôi và cho tôi biết, tôi nên làm thế nào để mối quan hệ của chúng tôi trở lại tốt đẹp? Hiện chúng tôi vẫn còn chiến tranh lạnh với nhau.
Cảm ơn mọi người.

Lương 5 triệu đồng, tôi bị bạn gái từ chối hẹn hò
Trong buổi hẹn đầu tiên, sau khi nghe tôi chia sẻ về mức thu nhập, em đã thay đổi thái độ.
" alt="Đau đầu vì bạn gái tuyên bố không muốn sinh con"/>
Đau đầu vì bạn gái tuyên bố không muốn sinh con