Chuyện là mấy hôm trước anh em tôi bàn nhau đóng một cái giường gỗ để bà ngoại nằm đỡ đau lưng chứ cái giường cũ rệu rạo lắm rồi. Gỗ oằn lên gồ ghề đội cả chiếu,àngoạithíchsốngkhổmu vs chelsea trở người lại nghe tiếng ọp ẹp, ken két. Vậy là quyết định lén bà, đóng chiếc giường mới, bởi biết tính bà sẽ gạt phắt đi ngay.
Xe ba gác chở giường vừa dừng lại ở trước ngõ, bà đi ra ngấm nguýt cái giường ra vẻ không hài lòng rồi thở dài thườn thượt. Đứa cháu chạy đến bên xun xoe “Ngoại sướng nhé, tối nay được ngủ giường mới đó”. Bà quay qua đàn con nói dứt khoát “Mẹ thích cái giường cũ hơn!”.
Ảnh minh họa |
Chúng tôi nháy mắt ra hiệu khiêng giường mới vào nhà, kê vào chỗ ngủ của bà rồi nhanh chóng gõ gõ vài nhát búa lên mấy thanh gỗ mục của giường cũ. Nó bong ra từng mảng, đàn cháu dấm dúi khiêng mấy mảnh gỗ ra vứt sau hè. Tối đó, bà chẳng còn cách nào đành lên giường mới nằm, vậy mà cũng kịp buông tiếng xuýt xoa “Tiếc cái giường cũ ghê…”.
Giường mới dù có chắc chắn, bóng loáng, đẹp đẽ đến đâu thì trong tâm trí của người bà suốt một đời sống vì con vì cháu ấy vẫn chẳng đủ sức hấp dẫn bằng cái giường ọp ẹp xưa cũ. Bản tính tiết kiệm đến mức tối đa, dung dị đến mức tối giản đã ăn sâu vào tiềm thức của một thế hệ trưởng thành và bươn chải trong loạn lạc, khốn khó, vất vả trăm bề.
Vậy nên khi thế kỷ hai mươi mốt đã sang ngót nghét hai thập kỷ mà gian bếp nhà bà vẫn còn đong đưa mấy cái nồi méo miệng, sứt quai, lõm đáy. Thỉnh thoảng con cái muốn “cải tổ” gian bếp, thay mới nồi niêu xoong chảo là y như rằng bị dập tắt chiến dịch từ trong trứng nước. Bà bảo đơn giản rằng “còn dùng được, cớ gì phải sắm mới?!”.
Tấm chăn chắp vá chằng chịt từ nhiều mảnh vải cũ, nối dài vô số ô bầu dục giờ cũng đã ngả màu, nhập nhoạng loang lổ chẳng thể phân biệt nổi sắc gì màu gì vẫn được bà nâng niu, xếp thẳng băng trong góc tủ. Bàn đến chuyện mua tấm chăn mới ấm áp hơn, êm mượt hơn lại vẫn là câu trả lời muôn thuở: “Vẽ chuyện, nó còn tốt chán mà…”.
Để đối phó với cái bệnh “thích sống khổ” của bà, đàn con và đám cháu chỉ còn cách “tiền trảm hậu tấu”. Không bàn luận, chẳng thăm dò ý kiến của bà mà cứ thế thay mới.
Lẽ tất nhiên sắm mới là bà lại chê, chê nhiều đến mức con cháu thủ thỉ về chân lý “không chê không phải là ngoại!” cùng cái nhún vai cảm thán và ánh nhìn yêu thương vô bờ bến dành cho người phụ nữ tóc hoa râm sống tằn tiện riêng mình để dành tất cả cho con cháu.
Bao giờ cũng vậy, sau lời chê bai của bà là đàn cháu lại tủm tỉm cười, len lén nhìn bà sờ soạng lau chùi cái giường mới, ngắm nghía cái mũ bảo hiểm mới, bưng bê nhẹ nhàng cái quạt mới, xếp gọn đôi dép mới lên giá… và đôi khi bà lại nhìn xa xăm, ánh mắt rưng rưng…/.
Sự kiên nhẫn không phải là cứ ngồi im chẳng làm gì cả, mà là dành thời gian để đảm bảo rằng những bước đi của bạn là đúng đắn và chính xác.