- Chiếm trọn niềm tin của HLV Mourinho, tiền vệ tóc xù Fellaini cũng khẳng định, anh sẵn sàng làm tất cả vì ông thầy người Bồ, thậm chí "đá đến gãy chân".

MU chốt ngày ký Griezmann, Conte lương tăng chóng mặt" />

Tin MU: Fellaini xả thân đá đến gãy chân vì Mourinho

Giải trí 2025-01-27 07:22:52 1757

 - Chiếm trọn niềm tin của HLV Mourinho,ảthânđáđếngãychânvìkq ngoại hạng anh tiền vệ tóc xù Fellaini cũng khẳng định, anh sẵn sàng làm tất cả vì ông thầy người Bồ, thậm chí "đá đến gãy chân".

MU chốt ngày ký Griezmann, Conte lương tăng chóng mặt
本文地址:http://wallet.tour-time.com/news/970f998096.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Atletico Madrid vs Villarreal, 22h15 ngày 25/1: Bám đuổi gắt gao

Theo báo chí Đài Loan, câu chuyện khó tin xảy đến với một chàng trai mới đây đã khiến nhiều người phải xôn xao. Theo đó, người đàn ông 24 tuổi đi mua sắm ở siêu thị thì quen người phụ nữ họ Hoàng, 48 tuổi.

Ngay sau đó, họ nói chuyện rồi như trúng “tiếng sét ái tình”, chỉ 2 ngày sau, họ đã quyết định hẹn hò cùng nhau.

Và cũng với quyết định quá liều lĩnh, người đàn ông đưa cô Hoàng về nhà sống cùng mình. Điều đáng nói, yêu đương dựa hoàn toàn vào cảm xúc nên anh chẳng hề biết chút gì về lí lịch cũng như hoàn cảnh của bạn gái.

Về chuyện cô Hoàng có số tuổi gấp đôi mình, người đàn ông cũng chẳng màng đến. Tình cảm dành cho nhau thật lòng là được. Tuy nhiên, chỉ vài ngày sống chung thì biến cố đã xảy đến.

Quen 2 ngày đã yêu rồi đưa người phụ nữ gấp đôi tuổi mình về nhà, chàng trai gặp “biến” nửa đêm rồi phát hiện sự thật ngoài sức tưởng tượng về bạn gái! - Ảnh 1.

Hình ảnh trên sofa căn nhà, người phụ nữ giơ ví tiền để chứng tỏ mình không ăn cắp.

Một đêm nọ, lúc 4h sáng, anh Hoàng quá đói nên vùng dậy để định chạy ra đường ăn đêm. Tuy nhiên, anh thấy ví không còn đồng tiền nào nữa. Trước đó, bên trong còn có khoảng 1000 NDT (hơn 3,5 triệu đồng).

Đến lúc này, anh mới ngờ ngợ cảm thấy cô bạn gái mình đưa gấp về nhà có vấn đề.

Anh đã đánh thức cô dậy và dò hỏi. Ngay sau đó, hai bên nổ ra tranh cãi dữ dội. Bực bội, người đàn ông đã gọi điện báo cảnh sát đến nhà giải quyết.

Khi cảnh sát đến nơi, cô Hoàng vẫn kiên quyết nói rằng mình không ăn cắp ăn trộm gì cả. Thậm chí, cô cũng mở cả ví ra cho bạn trai kiểm tra tại chỗ.

Hai bên vẫn cãi cọ quyết liệt. Cảnh sát không còn cách nào khác là phải can thiệp. Việc đầu tiên chính là kiểm tra danh tính của cả hai. Sau khi điều tra, cảnh sát tá hỏa khi phát hiện cô Hoàng chính là một tên trộm đang bị truy nã ở Đài Loan. Lệnh truy nã bắt đầu có từ tháng 11 năm 2021.

Điều này khiến chàng trai sững sờ. Ai mà ngờ nổi, cô bạn gái tình cờ gặp ở siêu thị lại là tên trộm đang bị truy nã gắt gao.

Tiếp đó, cô Hoàng cũng khai báo rằng mình nhập viện vì lí do sức khỏe nên không xuất hiện trước tòa thành ra bị truy nã. Cô hoàn toàn không biết chuyện này.

Cảnh sát bỗng nhiên giải quyết hành vi dân sự mà lại tóm được một tội phạm truy nã đã ngay lập tức đưa cô Hoàng về đồn thẩm vấn.

Về phía người đàn ông 24 tuổi, đây đúng là một trải nghiệm “hú hồn” thật sự. Chỉ vì đi tìm hiểu yêu đương không rõ ràng mà gặp ngay người phụ nữ lừa đảo.

Đây cũng là một bài học lớn đối với tất cả mọi người. Yêu đương không phải là chuyện nhỏ, khi chưa hiểu rõ về nhau thì đừng "dại dột" để rồi gặp phải rắc rối không đáng có.

Theo Gia đình và Xã hội

Cay cú vì bạn gái nhận quà, nhận lời đi ăn uống, mỗi tỏ tình là không nhận

Cay cú vì bạn gái nhận quà, nhận lời đi ăn uống, mỗi tỏ tình là không nhận

Trên một diễn đàn có hàng triệu thành viên đang theo dõi của một trường đại học danh tiếng, thanh niên nọ vào kể lể chuyện "cưa gái uất ức" của mình.

">

Yêu 2 ngày đã đưa bạn gái gấp đôi tuổi về sống cùng, chàng trai nhận cái kết đắng

Video: Chàng trai tình nguyện ở lại bệnh viện suốt 5 tháng để thay tã, tắm gội… cho F0

"Điều dưỡng viên" đặc biệt

Ngày 20/11, Hà Ngọc Trường (SN 1993, Quận 3, TP.HCM) chia tay Khoa Nhiễm 1, bệnh viện Điều trị Covid-19 Củ Chi (TP.HCM) sau hơn 5 tháng giữ vai trò “điều dưỡng viên đặc biệt”.

Hơn 5 tháng trước, Trường đến bệnh viện trong tình trạng phải thở máy, suy hô hấp, tổn thương phổi nặng vì nhiễm Covid-19. Tại bệnh viện, những cơn ho thắt ngực cùng nỗi sợ hãi khiến anh muốn buông bỏ tất cả.

Trường từng nghĩ đến việc trèo rào, trốn viện ra ngoài để “sống được ngày nào hay ngày đó”. Thế nhưng, hình ảnh y bác sĩ người ướt đẫm mồ hôi vẫn tận tình chăm sóc, cứu chữa bệnh nhân đã thay đổi suy nghĩ của Trường.

{keywords}
Hà Ngọc Trường sau 5 tháng tình nguyện ở lại bệnh viện chăm sóc F0. (Ảnh: Nguyễn Sơn).

Anh nhận thấy sự sống thật đáng quý và quyết định phải sống tiếp để về với gia đình, người thân. Sau 10 ngày điều trị, Trường bắt đầu bình phục. Những ngày nằm trên giường bệnh, Trường nhìn thấy, cảm nhận được sự vất vả, khổ cực của các y bác sĩ trong việc giành giật sự sống cho từng bệnh nhân. 

Anh cũng thấu hiểu nỗi cô đơn, đau đớn của các bệnh nhân trở nặng. Họ thiếu vắng bàn tay chăm sóc, niềm an ủi, động viên của người thân dù đang phải chiến đấu với căn bệnh đáng sợ.

Không thể ngồi yên, Trường quyết định xin bệnh viện cho mình được hỗ trợ y bác sĩ trong việc chăm sóc người bệnh. Thời gian đầu, khi vẫn còn bị những cơn ho khan hành hạ, Trường nhận nhiệm vụ đưa cơm, lấy nước cho bệnh nhân.

{keywords}
5 tháng trước, khi bệnh tình thuyên giảm, Trường xin ở lại bệnh viện chăm sóc người bệnh.

Sau đó, bệnh viện bắt đầu tiếp nhận nhiều F0 cao tuổi, có bệnh nền, thậm chí khuyết tật, chỉ có thể nằm hoặc ngồi xe lăn… Thấy bệnh nhân không thể tự vệ sinh cá nhân, chăm sóc bản thân, Trường đến đút cơm, nước cho họ.

Trường kể: “Khi còn ở khu điều trị đặc biệt, tôi từng trải qua cảnh nằm một chỗ trên vị trí mình tự làm bẩn suốt mấy tiếng đồng hồ. Khi thấy các bệnh nhân khác phải nằm trong tình cảnh ấy, tôi đến thay áo, lau mình cho họ”.

“Sau đó, tôi gội đầu cho các bệnh nhân đang phải thở oxy. Ban đầu, tôi lau mình cho các bệnh nhân 2 lần/ngày. Sau này, khi bệnh viện bắt đầu tiếp nhận nhiều F0 hơn, dù cố gắng lắm, tôi cũng chỉ có thể lau mình cho họ mỗi ngày 1 lần thôi”, anh nói thêm.

{keywords}
Ban đầu, anh dọn vệ sinh phòng bệnh, đưa cơm, nước cho bệnh nhân.

“Mong mọi người sống an vui”

Ngoài chăm sóc bệnh nhân, Trường tình nguyện làm lao công quét dọn vệ sinh phòng bệnh. Ngay khi sức khỏe ổn định, đủ điều kiện xuất viện, Trường tiếp tục tình nguyện ở lại bệnh viện chăm sóc F0.

Anh được các y bác sĩ tại đây hướng dẫn cách thay bình oxy, kiểm tra và thay dịch truyền, hỗ trợ đặt nội khí quản… Chỉ một thời gian ngắn, Trường biết cách đo dấu hiệu sinh tồn, xem các chỉ số báo hiệu của máy thở để kịp thời thông tin đến bác sĩ.

Suốt 5 tháng làm tình nguyện viên, Hà Ngọc Trường luôn trong tình trạng bận rộn, tất bật với công việc chăm sóc bệnh nhân. Anh không từ chối công việc nào được y bác sĩ phân công hay người bệnh yêu cầu.

{keywords}
Khi sức khỏe hồi phục, Trường thay tã, đút cơm, tắm gội cho người bệnh nặng.

Thậm chí, khi nhận tin mẹ bị nhiễm bệnh và chuyển biến nặng, Trường vẫn không lơ là công việc của mình. Đến khi hay tin mẹ mất, anh đau đớn tột cùng với ý nghĩ “mình đem dịch bệnh về lây cho mẹ”.

Trường xót xa, đau buồn vì chưa kịp báo hiếu cho mẹ một lần. Thời khắc mẹ đau bệnh, một mình chống chọi với căn bệnh đáng sợ, anh cũng không được ở bên, chăm sóc. Tuy vậy, Trường đã biến những đau thương ấy thành động lực để giành giật sự sống cho các bệnh nhân.

“Trước đó, tôi nỗ lực giúp đỡ bệnh nhân với hy vọng giảm tải cho các y bác sĩ. Sau này, tôi càng cố gắng hơn với mong muốn ai cũng sẽ vượt qua bệnh tật. Tôi luôn mong các bệnh nhân khỏi bệnh, ai cũng xuất viện, sống an vui”, Trường nói.

{keywords}
Anh chăm sóc những bệnh nhân lần đầu quen biết như người thân của mình.

Thế nên, ban ngày, Trường dọn vệ sinh, thay tã, tắm gội cho bệnh nhân. Đêm về, khi có bệnh nhân trở nặng, anh không ngủ, thức cùng bác sĩ theo dõi, chăm sóc. Lúc cao điểm, anh hỗ trợ vòng ngoài, cung cấp các trang thiết bị cần thiết để giúp bác sĩ cấp cứu bệnh nhân.

Từng có thời điểm rơi vào tuyệt vọng, Trường hiểu rõ tầm quan trọng của sức mạnh tinh thần trong việc đối đầu với Covid-19. Mỗi ngày, Trường cố gắng tạo niềm vui, đem nụ cười, tinh thần lạc quan đến mọi giường bệnh bằng cách nói chuyện dí dỏm, hài hước.

{keywords}
Công việc của Trường không chỉ giảm tải cho y bác sĩ mà còn giúp F0 không có người thân bên cạnh thêm vững tâm vượt qua bệnh tật.

Anh cũng cố gắng liên hệ, kết nối người bệnh với thân nhân qua các cuộc gọi trực tuyến. Việc này giúp bệnh nhân vững tâm, vui hơn khi đang phải một mình điều trị Covid-19.

Anh nói: “Tôi luôn tạo ra không khí vui vẻ, lạc quan cho phòng bệnh. Tuy vậy, cũng có lúc tôi rất buồn. Đó là những lúc tôi biết được một bệnh nhân nào đó sẽ không qua khỏi nhưng chẳng thể làm được gì thêm”.

“Những lúc ấy, tôi chỉ biết ngồi kề bên và cố gắng thực hiện mọi ước muốn cuối cùng của họ. Khi quyết định ở lại chăm sóc bệnh nhân, tôi xem họ như người thân của mình. Tôi luôn cố gắng chăm sóc, lo lắng cho họ như lo cho chính người thân, gia đình của mình”, anh nói thêm.

{keywords}
Trường nói anh luôn sẵn sàng hỗ trợ nếu xã hội, cộng đồng cần đến mình. (Ảnh: Nguyễn Sơn).

Ngày 20/11, Hà Ngọc Trường quyết định xuất viện về nhà, kết thúc hành trình thiện nguyện chăm sóc bệnh nhân tại Khoa Nhiễm 1, bệnh viện Điều trị Covid-19 Củ Chi từ 16/6.

Anh chia sẻ rằng, dù không mong muốn nhưng nếu bệnh viện cần, anh vẫn tiếp tục công việc tình nguyện. Bởi, thiện nguyện đã cho anh hiểu được giá trị cuộc sống.

Khi dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, Hà Ngọc Trường nhiễm bệnh, phải vào bệnh viện điều trị. Tại đây, anh tình nguyện hỗ trợ y bác sĩ chăm sóc người bệnh.

Sau khi khỏi bệnh, Trường tiếp tục tình nguyện xin ở lại bệnh viện suốt 5 tháng để hỗ trợ y bác sĩ, chăm sóc bệnh nhân.

Với những cống hiến của mình, Trường lọt vào đề cử Nhân vật VietNamNet truyền cảm hứng 2021. Mời độc giả bình chọn cho nhân vật TẠI ĐÂY.

Bài, clip:  Nguyễn Sơn

Ảnh: Nhân vật cung cấp

{keywords}

Nỗi đau mất mẹ của chàng trai 'xin tắm gội cho bệnh nhân Covid-19'

Nỗi đau mất mẹ của chàng trai 'xin tắm gội cho bệnh nhân Covid-19'

Mẹ của Trường mới mất vì Covid-19 nhưng anh nén đau thương, tình nguyện ở lại bệnh viện dã chiến để dọn vệ sinh, tắm gội… cho người bệnh, cùng họ giật lại sự sống.

">

Nếu họ mất vì Covid

Nhận định, soi kèo Al Shabab vs Al Khaburah, 22h30 ngày 24/1: Bỏ xa đối thủ

Lấy tên tình cũ đặt cho con, chồng tôi 'trả hận' tình xưa?

"Đỏ mắt" tìm người giúp việc mùa dịch

Dù chấp nhận trả mức lương cao hơn bình thường, từ 8 triệu đồng/tháng nhưng gia đình chị Mai Phương (phường Ngọc Thụy, quận Long Biên) suốt 3 tháng nay vẫn chưa tìm được người giúp việc mới.

Chị Phương cho hay, ngay khi hết giãn cách xã hội, người giúp việc cũ xin ứng tiền lương và chi phí hỗ trợ đi lại để về quê vì có chuyện gấp. Tuy nhiên, người này sau đó "mất tích", chị tìm đủ cách vẫn không liên lạc được nên "cắn răng" xin làm ở nhà, chấp nhận bị giảm lương để trông con, sắp xếp thuê giúp việc khác. 

"Tôi tìm kiếm trên các hội nhóm liên quan, gọi điện cả tới trung tâm việc làm nhưng không được. Đa phần lý do đều vì giúp việc hiện nay lo ngại tình hình dịch bệnh phức tạp, sợ bị cách ly,... nên họ từ chối làm. Không tìm được người giúp việc đến ở tại nhà, tôi giảm tiêu chí xuống tìm người làm theo giờ, sẵn sàng trả 70.000 đồng/giờ nhưng cũng không ai nhận", chị Phương nói.

Đăng tin tuyển giúp việc trên mạng, liên hệ tới các trung tâm môi giới việc làm không được, nữ nhân viên truyền thông này còn nhờ bạn bè và người thân ở quê giới thiệu. Dù thử đủ mọi cách, sẵn sàng trả lương cao nhưng suốt 3 tháng, chị vẫn chưa tìm được người giúp việc.

Giúp việc bỏ về quê vì sợ dịch, nhiều gia đình ở Hà Nội

Nhiều gia đình "đỏ mắt" tìm người giúp việc giữa mùa dịch dù chấp nhận trả mức lương cao.

Chị Thanh Hồng (phường Thanh Trì, quận Hoàng Mai) chuyên làm giúp việc theo giờ cho biết, dịch bệnh bùng phát và diễn biến phức tạp khiến chị phải tạm "bỏ nghề". Chỉ trong một tuần mà có khoảng 20 gia đình gọi điện thuê chị tới làm với mức giá hấp dẫn.

"Kinh tế khó khăn nhưng dịch bệnh nguy hiểm nên tôi đành từ chối hết. Có những trường hợp giúp việc mắc kẹt vì dịch, không thể về quê vì sống cùng chủ nhà ở nơi có các ca F0, F1,... hay thường xuyên bị phong tỏa, cách ly.

Tuy làm theo giờ không có nhiều ràng buộc nhưng chẳng nói trước được gì. Ở Hà Nội hiện nhiều khu vực có người mắc Covid-19 nên tôi buộc tạm nghỉ một thời gian để tránh tiếp xúc, giữ an toàn cho mình và mọi người xung quanh", chị Hồng nói.

Mất việc vì… tìm người giúp việc

Từ đầu năm 2020 đến nay, gia đình chị Nguyễn Tuyết (ở phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy) đã 5 lần đổi người giúp việc. Người thì làm vài tháng rồi xin nghỉ, người thì "mất tích" không lý do. Đa phần đều vì tình hình dịch Covid-19 phức tạp, gây ảnh hưởng về mặt tâm lý cho những người giúp việc sống xa quê.

Chị Tuyết có hai con nhỏ 8 tuổi và 2 tuổi chưa thể trở lại trường học do dịch bệnh. Sau đợt giãn cách, tìm kiếm đủ nơi vẫn không có giúp việc, chị và chồng buộc phải thay phiên nhau ở nhà chăm con.

Càng cuối năm, công việc càng nhiều hơn nên anh chị không thể "phân thân" được mãi. Có lúc công việc áp lực, đủ thứ dồn lên đầu, vợ chồng chị lại cãi nhau, "mặt nặng mày nhẹ". Thương con, lại không muốn chồng bị ảnh hưởng lương thưởng Tết, chị Tuyết đành xin nghỉ không lương.

Giúp việc bỏ về quê vì sợ dịch, nhiều gia đình ở Hà Nội

Nhiều gia đình lâm cảnh lao đao vì thiếu người giúp việc trong mùa dịch.

"Công việc của chồng quan trọng hơn nên tôi xin nghỉ phép chờ tìm được giúp việc sẽ thu xếp đi làm trở lại. Nhưng vài tháng trời vẫn không tìm nổi người giúp việc nào.

Các con còn nhỏ, phải học online ở nhà nên cần có người quán xuyến, chăm lo. Tôi đã nghỉ hết phép, công việc ngưng trệ một tháng liền nên công ty cho nghỉ luôn. Cố gắng gần một năm để chờ lương thưởng Tết nhưng giờ cũng tan biến hết. Tôi đành chuyển sang bán hàng online cùng một người bạn, kiếm thêm thu nhập trang trải mùa dịch", chị nói.

Không chỉ chị Phương, chị Tuyết, hàng loạt gia đình hay các cặp vợ chồng trẻ khác hiện nay cũng lâm cảnh lao đao vì thiếu người giúp việc.

Dù chấp nhận trả mức lương cao với nhiều điều kiện hấp dẫn song nhiều gia chủ thừa nhận, tìm người giúp việc giữa mùa dịch chẳng khác gì "mò kim đáy biển". 

Theo Dân trí

Mẹ và con gái căng thẳng vì cô giúp việc

Mẹ và con gái căng thẳng vì cô giúp việc

Tôi được hàng xóm biết đến với cái tên "tiểu thư". Chẳng phải tôi là cành vàng lá ngọc gì mà vì nhìn vào cuộc sống hiện tại, họ cứ nghĩ tôi sướng hơn những cô bạn cùng tuổi trong khu phố.

">

Giúp việc bỏ về quê vì sợ dịch, nhiều gia đình ở Hà Nội khốn khổ

Hôn nhân lâu năm, tình cảm vợ chồng nhiều khi bị sứt mẻ, thậm chí nhạt nhẽo dần. Và nhiều người vợ đã bày độc chiêu để vực dậy đời sống vợ chồng đang đà tụt dốc của mình một cách tuyệt hảo…

Có với nhau 3 năm yêu, 7 năm kết hôn, vị chi vợ chồng anh chị Thương - Hoàng (Hải Phòng) đã bên nhau tròn 1 thập kỉ. Cuộc sống hôn nhân nói dài không dài, nhưng sau 10 năm bên nhau, đã có lúc tình cảm vợ chồng anh chị rơi vào khoảng lặng.

“Cuộc sống gia đình có những lúc sóng gió, có lúc êm đềm hạnh phúc, chồng mình cũng không phải là người chồng hoàn hảo, mình cũng không phải là một cô gái mơ mộng. Dù anh ấy có những nhược điểm, thói quen xấu nhưng mình chấp nhận điều ấy, mình hiểu như thế nhưng không hiểu vì sao thời gian gần đây mình thấy tình cảm cứ nhạt nhẽo dần. Có lẽ bắt nguồn từ sự khô khan, nhiều lúc rất vô tâm của chồng. Có những ngày cuối tuần, cả 2 vợ chồng ở nhà nhưng nói chuyện với nhau không nổi chục câu. Cứ nhìn những cặp vợ chồng quấn quýt bên nhau là mình thấy thèm lắm. Từ lâu rồi 2 vợ chồng mình cả đến tin nhắn cũng không có. Gọi điện chỉ vài giây hỏi nhau xem có về nhà ăn cơm không là hết. Thấy mọi thứ nó khô khốc làm sao ấy” - chị nhẹ giọng tâm sự.

Mong muốn 1 cuộc sống nhiều quan tâm, nhiều nâng niu giữa vợ chồng với nhau nhưng không được toại nguyện khiến chị Thương dần chán chường, trầm lặng hơn trong chính ngôi nhà của mình. Nhưng một ngày, chị giật mình nghĩ, chị không thể để tình trạng này kéo dài được, cảm xúc tiêu cực này của chị sẽ rất nguy hiểm nếu như chị bất chợt gặp một “cơn gió lạ”. Lúc đó gia đình đổ vỡ chỉ là gần trong gang tấc.

{keywords}

Sau chuyến đi nghỉ nửa tháng đó, mình đã tự vực lại được tinh thần, đầy phấn khởi trở về nhà để bắt đầu cho kế hoạch hâm nóng tình yêu với ông xã! (Ảnh minh họa).

“Mình quyết định bứt ra khỏi sự bí bách, chán chường hiện tại bằng việc xin nghỉ phép và tự đi du lịch 1 mình, để chồng và các con lại tự chăm nhau. Chuyến đi đó thực sự đã giúp mình khuây khỏa, có nhiều thời gian để suy ngẫm hơn. Và thời gian xa cách chồng khiến mình nhận ra, mình vẫn rất yêu chồng, yêu gia đình. Cuộc sống bộn bề lo toan khiến mình cảm thấy mệt mỏi, nhàm chán, nhưng đó mới chính là cuộc sống. Mình nhìn đến những mặt tích cực của chồng, thấy rằng chồng mình vẫn là một người chồng, người cha tốt, chẳng có lí do gì để mình chán chồng đến mức ấy cả. Vì thế, sau chuyến đi nghỉ nửa tháng đó, mình đã tự vực lại được tinh thần, đầy phấn khởi trở về nhà để bắt đầu cho kế hoạch hâm nóng tình yêu với ông xã!” - chị cười tươi chia sẻ.

Chị Thương thổ lộ, để thực hiện độc chiêu vực dậy đời sống gia đình tưng bừng như thuở xưa, chị đã chủ động là người chia sẻ, bày tỏ yêu thương thật nhiều với chồng. Chị nghĩ gì, cần gì đều nói cho chồng biết, một cách tế nhị, khéo léo và uyển chuyển chứ không mong chờ anh tự hiểu. Với ông xã tính tình vốn khô khan, lại là vợ chồng lâu năm nên độ khô khan của ông xã chị càng có chiều hướng gia tăng, chị không chủ động thì không ăn thua. Muốn gì chị đều nhờ vả chồng nhiệt tình và động viên anh không tiếc lời.

Bên cạnh đó, chị lên những kế hoạch chung dành cho cả nhà, thiết kế vài trò thú vị để gia đình cùng quây quần tham gia, chứ không để không khí tẻ ngắt như trước. Kết quả, chính bản thân chị thấy hạnh phúc với những việc mình làm cho gia đình, còn chồng và các con chị cũng vui vẻ không kém, nhiệt liệt hưởng ứng. Anh Hoàng được vợ truyền lửa cho cũng dần thay đổi tâm tính, thói quen và tình hình nhà chị đã được cải thiện đáng kể.

Nói về vấn đề tình yêu vợ chồng nhạt dần theo thời gian, chị Liên (Đà Nẵng) chia sẻ: “Vợ chồng sống với nhau, nhất là trong cuộc sống hiện đại ngày nay, có những bất đồng xảy ra là điều không thể tránh khỏi… Cuộc sống có quá nhiều áp lực khiến cho tình yêu trở thành 1 phần nhỏ bé, và có khi dần bị coi nhẹ, phai lạt…”.

Chị Liên bảo, chị và anh Đại - chồng chị đã là vợ chồng ngót chục năm nay. Nhiều khi chị thấy anh thở dài, vẻ mặt buồn chán, đi về lầm lũi, ăn cơm xong là uể oải ngồi xem ti vi hoặc ôm máy tính, không thiết tha, hứng thú với việc vui vầy cùng vợ con. Có lần anh cũng tâm sự với vợ rằng, không ít lúc thấy nhàm chán với cuộc sống. Cái guồng quay ở nhà - đi làm - về nhà cứ quay đều đều hết năm này đến năm khác khiến anh dần cảm thấy con người trở nên rệu rã.

{keywords}

Để cải thiện tình hình, chị đã làm một việc khá “dũng cảm” mà có lẽ không mấy bà vợ có thể làm được: đó là khuyến khích chồng mình ra ngoài, đi chơi nhiều hơn (Ảnh minh họa).

“Từ tâm trạng chán nản đó, anh ấy sinh ra hờ hững, thờ ơ và nhiều khi có thái độ khó chịu rất vô lí với vợ con, dù mình không làm gì sai. Mình cũng hiểu anh là người chồng tốt, người cha có trách nhiệm, nhưng có lẽ cảm thấy cuộc sống gò bó, cứ sáng đi tối về khiến anh nảy sinh tâm lí như vậy. Đến bản thân mình là phụ nữ, thường an phận hơn, vậy mà cũng có lúc cảm thấy bí bách” - chị Liên chậm rãi nói.

Và để cải thiện tình hình, chị đã làm một độc chiêu khá “dũng cảm” mà có lẽ không mấy bà vợ có thể làm được: đó là khuyến khích chồng mình ra ngoài, đi chơi nhiều hơn. Chị bảo, có lẽ những người phụ nữ khác sợ “thả rông” chồng như thế thì ngang với vẽ đường cho hươu chạy, lỡ lão được đà lại kiếm ngay em nào để “đổi gió” thì chết. Hoặc giả, lão đang chán cuộc sống gia đình nhàm chán, thả ra ngoài lúc này lại bị em nào mồi chài mất thì có phải mất chồng hay không. “Quan trọng là mình tin tưởng chồng, tin rằng anh ấy vẫn hướng về gia đình, vì thế sẽ không làm những việc có khả năng phá hoại tổ ấm. Hơn nữa, mình nhận ra, anh, và ngay cả bản thân mình, thi thoảng nên cần những khoảng thời gian vui thú cho riêng mình, tạm thời rời xa gia đình, để rồi sau đó mà nhận ra, gia đình luôn là chốn bình yên và không bao giờ thay thế được!” - chị Liên cười nhẹ cho hay.

Nghĩ là làm, chị khuyến khích chồng đi chơi với bạn bè, anh em đồng nghiệp, có thể đó là cả những chuyến đi xa dài ngày. Bản thân chị ở nhà cũng có thế giới của riêng mình, làm những điều chị thích với bạn bè, các chị em gái họ của mình, có khi chị còn gửi con cho ông bà 2 bên trông giúp để vi vu du lịch đó đây. “Sau những dịp như thế, bọn mình trở về nhà với một tâm trạng vui vẻ, sảng khoái hơn hẳn. Lúc ấy, năng lượng sống lại được nạp đầy và sự hào hứng với cuộc sống thường nhật đã quay trở lại!” - chị Liên vui vẻ bày tỏ.

(Theo Trí Thức Trẻ)

">

Độc chiêu của các bà vợ để vợ chồng mãi không chán nhau

友情链接