|
Ăn gỏi cá sống- ung thư gan
Nhiều người đều cho rằng ăn cá càng tươi càng tốt và ăn cá sống là đảm bảo dinh dưỡng nhất. Nhưng trên thực tế đây lại là một nhận thức sai. Bất luật là cá nuôi hay cá tự nhiên, trong cơ thể cá đều có một chất độc hại nhất định.
Ngoài ra, ăn gỏi cá sống cũng không có lợi cho sức khỏe. Trong gỏi cá có nhiều ký sinh trùng gây bất lợi cho gan, làm cho gan bị lây nhiễm ký sinh trùng, nặng thậm chí dẫn đến ung thư gan. Hầu như tất cả các loài cá đều bị nhiễm ký sinh trùng một cách tự nhiên, nếu không nấu chín thì không thể tiêu diệt các kí sinh trùng đó.
Cũng giống như nhiều loài động vật khác, cá có thể ăn phải các trứng sán có nhiều ngoài môi trường. Khi vào cơ thể động vật, trứng sán phát triển thành các ấu trùng, nang sán và cư ngụ ở trong nội tạng động vật. Cá nước ngọt có nguy cơ này cao hơn cả. Một trong số những loài kí sinh trùng mà cá nhiễm phải là sán dây. Loại ký sinh trùng này nếu không được tiêu diệt có thể lây sang cơ thể người và cư trú trong ruột của người suốt nhiều năm, phát triển tới chiều dài 1-2m và gây ra những cơn đau quằn quại, giảm cân và bệnh thiếu máu.
Do vậy, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ không được ăn cá sống, tái, chưa chín kỹ vì rất dễ mắc bệnh giun sán.
Ăn mật cá - ngộ độc
Mật cá là một vị thuốc Đông y, dùng nó chữa trị đau mật, mắt đỏ, viêm, tê họng, lở loét ác tính... nhưng phải qua điều chế thành dạng thuốc.
Nhiều người vẫn truyền miệng nhau rằng mật cá có tác dụng chữa bệnh như: Đau bụng, đau lưng, hen suyễn… Tuy nhiên, đến nay chưa có tài liệu khoa học nào khẳng định việc nuốt mật cá có tác dụng chữa bệnh mà thực tế rất nhiều trường hợp nuốt mật cá đã tử vong.
Mật của các loại cá (kể cả cá trắm đen và trắng) đều có chất độc, nếu ăn phải có thể bị ngộ độc nguy hiểm.
Để phòng ngừa ngộ độc khi ăn cá phải chọn cá tươi, không bị dập mật, bể (vỡ) bụng, khi làm cá phải khéo léo bóc bỏ trọn bộ đồ lòng (nhất là cá lớn); nếu mật cá bị vỡ thì phải rửa cá nhiều lần cho thật sạch hoặc cắt bỏ phần đã bị dính mật (màu xanh lá cây đậm) trên bụng cá.
Những người tuyệt đối không nên ăn cá
Người bị ho
Những người bị ho lâu ngày và phải dùng thuốc để điều trị không nên ăn cá, đặc biệt là cá biển để tránh bị dị ứng… Bởi trong cá biển có chứa nhiều histamine. Khi lượng chất này được nạp vào cơ thể quá nhiều nó sẽ xâm nhập vào quá trình tuần hoàn máu, gây ra hiện tượng dị ứng với histamine. Người bình thường ăn cá biển sẽ không có tình trạng trên bởi trong đường ruột và gan có chứa chất monoamine có tác dụng ức chế histamine đi vào tuần hoàn máu.
Tuy nhiên, trong thuốc ho chứa chất ức chế monoamine, sẽ kiểm soát quá trình gan và đường ruột tiết ra chất này nên người uống thuốc ho mà ăn nhiều cá biển sẽ khiến bệnh thêm nghiêm trọng và còn gây hại khác cho cơ thể.
Ngoài thuốc ho, một số thuốc kháng sinh, thuốc hạ huyết áp, thuốc chống viêm… cũng chứa chất ức chế monoamine. Nếu đang trong quá trình dùng các loại thuốc này để điều trị bệnh, bạn nên tránh ăn cá để mau chóng lành bệnh.
Người mắc bệnh rối loạn chức năng máu
Bởi trong cá chứa axit eicosapentaenoic (EPA) ức chế quá trình kết tập của tiểu cầu, từ đó làm tăng hiện tượng chảy máu ở người bệnh. Vì vậy những người mắc các bệnh rối loạn chức năng máu và có tính chất xuất huyết như: như suy giảm tiểu cầu, thường xuyên bị chảy máu mũi, xuất huyết trong do thiếu vitamin K… nên ăn ít hoặc không nên ăn cá.
Bệnh nhân gout
Trong cá chứa purine, khi vào cơ thể nó sẽ chuyển hóa thành axit uric. Trong khi đó, axit uric quá cao trong huyết tương là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh gout. Do vậy, người đã mắc bệnh này nên ăn ít hoặc không ăn cá để tránh làm tình trạng bệnh bị ác hóa, nguy hại cho sức khỏe.
(Theo Trí thức trẻ)
Bệnh văn phòng: Chị em dễ mắc hội chứng ống cổ tay">