Cuộc chiến giữ thương hiệu các đại học lớn

时间:2025-01-19 16:07:45 来源:NEWS

Một nơi là trường đại học tuyển sinh vào tháng 8,ộcchiếngiữthươnghiệucácđạihọclớlich thi dau bong da hom.nay có diện tích lên tới 835 mẫu Anh – nơi mà hàng ngàn sinh viên đang học tập, nghiên cứu về mọi lĩnh vực, từ triết học cổ xưa tới công nghệ hiện đại.

{ keywords}
ĐH Yale danh tiếng

Nơi kia là một học viện khiêm tốn với các chi nhánh chỉ rộng bằng một vài trung tâm mua sắm ở ngoại ô – nơi mà chỉ có chưa đến 200 sinh viên nộp hồ sơ xin nhập học. Thế nhưng hai cơ sở giáo dục này lại có chung một cái tên: Yale. Đó cũng là lý do của một vụ kiện tụng vi phạm thương hiệu.

Tuần trước, vụ việc này đã được giải quyết về phía có lợi cho trường đại học có tên Yale. Các tài liệu pháp lý cho thấy rõ ràng là trường đại học không thể chấp nhận sự trùng hợp ngẫu nhiên này.

“Bên nguyên đơn - ĐH Yale là một ngôi trường nổi tiếng nằm ở New Haven, Connecticut” – hồ sơ của Tòa án liên bang ở Camden, New Jersey viết. “Yale là một trường đại học hàng đầu. Nhiều nhà lãnh đạo xuất sắc của chính phủ, của các học viện, ở lĩnh vực kinh doanh và khoa học là cựu sinh viên của trường này, trong đó có cả 4 cựu Tổng thống Mỹ”. Và như để chắc chắn hơn, hồ sơ viết thêm: “Danh tiếng của Yale – với tư cách một trường đại học danh giá và có uy tín – không chỉ tạo được tiếng vang ở Mỹ, mà còn trên toàn thế giới”.

Bị cáo trong vụ kiện tụng này là Học viện Yale, có chi nhánh ở New Jersey, Pennsylvania và Delaware. Họ không có được những công nhận đó, ít nhất là chưa. Ngôi trường này mới chỉ đi vào hoạt động từ năm 1995. Tuy nhiên, “Nó đã được biết đến như một ngôi trường dự bị tốt nhất cho học sinh trước khi bước vào những kỳ thi đại học” – website của trường này viết nhưng không nói ra ai là người đưa ra nhận định đó.

Terry Yang – người sáng lập Học viện Yale – hay còn gọi là Học viện Y2 (vì trường này nhập học vào ngày 31/8) – cho biết ông chưa bao giờ có ý định dùng cái tên này để khiến mọi người nhầm tưởng trường của ông là ĐH Yale. Theo lời ông nói thì ông chưa từng có ý định bám víu cái tên của ngôi trường nổi tiếng, danh giá và uy tín này. Sở dĩ cái tên Yale mà ông đặt là ghép từ tên ông – Yang và vợ ông – Lee.

Thế nhưng logo của công ty ông cũng có màu xanh, trắng giống với logo của ĐH Yale, nhưng có vô số công ty khác cũng có logo như vậy. Ngoài ra, ông giải thích rằng màu xanh là màu sắc yêu thích của ông. “Chưa có ai nhầm lẫn giữa Học viện Yale và ĐH Yale” – ông Yang khẳng định.

{ keywords}

Một chi nhánh của Học viện Yale ở Cherry Hill, New Jersey

Điều đó không quan trọng – James D. Weinberger, một cộng sự ở công ty luật Fross Zelnick Lehrman & Zissu, chuyên gia về luật thương hiệu giải thích. “Tên của một trường đại học là thương hiệu của ngôi trường đó” – ông Weinberger, một người không liên quan tới vụ việc này nhận định. “Luật pháp nói rằng bạn có nghĩa vụ phải đi báo cảnh sát về thương hiệu đó. Đó là vấn đề về sự nhất quán”.

Tom Conroy, phát ngôn viên của ĐH Yale cho rằng trường này thường sẽ có những hành động cụ thể khi tên của mình bị xâm phạm. “Chúng tôi đang ngày càng cẩn trọng” với bất cứ đề nghị nào về “sự liên kết chương trình giữa ĐH Yale và một doanh nghiệp nào đó”.

Cũng như Yale, ĐH Harvard cũng “tích cực bảo vệ tên tuổi và thương hiệu của mình, tránh bị sử dụng tràn lan trên toàn thế giới, đặc biệt là ở những lĩnh vực quan trọng nhất và dễ nhầm lẫn nhất với Harvard như nghiên cứu giáo dục” – Kevin Galvin, một phát ngôn viên cho hay.

Công ty Bảo trì Harvard – một doanh nghiệp chuyên cung cấp các dịch vụ dọn dẹp cho bất động sản thương mại – thì rõ ràng là không thể nhầm lẫn. Nhưng Học viện Harvard ở Hàn Quốc hay Trường Quản lý quốc tế Harvard ở Ấn Độ thì đều nhận được thư yêu cầu ngừng sử dụng tên của tòa án (và tất cả đều phải đổi tên trường).

ĐH Princeton cũng từng “giải quyết thành công và chủ động những trường hợp sử dụng tên của mình trong quá khứ” – ông Martin A. Mbugua, đại diện trường này cho biết. “Princeton Review là một trong số các trường hợp đó. Sau khi chúng tôi yêu cầu họ không sử dụng cái tên Princeton, một thỏa thuận pháp lý đã được đưa ra”.

Tuy nhiên, tên địa danh thì không thể đăng ký thương hiệu, và trong trường hợp những trường đại học có cùng tên với khu vực mà họ đang có trụ sở như Princeton thì việc phân biệt thực sự là khó khăn. Vì thế, có nhiều doanh nghiệp, tổ chức không liên quan tới trường đại học này vẫn có thể sử dụng cái tên Princeton như: Nhà chung cư Princeton, Công ty giặt là Princeton, Báo Kiến trúc Princeton.

ĐH Columbia thì khác, họ hầu như không bận tâm tới điều này, mặc dù nếu có một ngôi trường lấy tên Columbia thì họ cũng phải hành động. “Columbia là một từ phổ biến” – phát ngôn viên Robert Hornsby chia sẻ. “Nó là tên của cả địa danh, tên người, như Điện ảnh Columbia, thành phố Columbia, Missouri và Cao đẳng Columbia ở Chicago”.

  • Nguyễn Thảo(Theo New York Times)
推荐内容