Soi kèo phạt góc Nữ Melbourne Victory vs Nữ Sydney, 12h05 ngày 26/1
本文地址:http://wallet.tour-time.com/news/839b998813.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Kuala Lumpur City vs Công an Hà Nội, 21h00 ngày 23/1: Chính thức giành vé
Có 5 yếu tố để đánh giá và trao tặng sao Michelin: chất lượng nguyên liệu, kỹ thuật nấu nướng, sự hài hòa hương vị, cá tính ẩm thực của đầu bếp và sự nhất quán về chất lượng xuất sắc. Những tiêu chuẩn này đã được áp dụng cho hơn 40 quốc gia trong gần một trăm năm, đảm bảo sự công tâm và thống nhất trong quá trình đánh giá để trao tặng một giải thưởng đại diện cho tính ưu tú vượt bậc của các nhà hàng mang tầm thế giới.
Trở thành một trong số ít nhà hàng tại Việt Nam được Michelin Guide công nhận là phần thưởng danh giá dành cho Bếp trưởng điều hành Sam Aisbett và đội ngũ nhà hàng AKUNA. Đó là sự công nhận cho những nỗ lực vượt bậc của nhà hàng trong việc sáng tạo nghệ thuật ẩm thực lấy cảm hứng từ con người và nguyên liệu Việt Nam.
Ra mắt vào tháng 7/2023, tọa lạc tại khách sạn 5 sao Le Méridien sang trọng bậc nhất TP.HCM, nhà hàng AKUNA thổi hồn vào “bức tranh ẩm thực” Việt Nam cao cấp. AKUNA là hiện thân cho hành trình phát triển tài năng sáng tạo của đầu bếp Sam Aisbett sau quãng thời gian 5 năm tìm tòi, khám phá ẩm thực thế giới. Sự kết hợp có chủ đích giữa cá tính của anh cùng niềm cảm hứng đến từ con người và nguyên liệu trên dải đất hình chữ S đã tạo nên phong cách ẩm thực “Không giới hạn" nổi tiếng của AKUNA. Với nguyên tắc không để cho bất kỳ phong cách hay nền văn hóa nào định nghĩa món ăn của mình, đầu bếp Sam đã không ngừng mang đến những tuyệt tác ấn tượng trên bàn tiệc fine dining. Trải nghiệm ẩm thực tại AKUNA, thực khách sẽ luôn được chiêu đãi bằng một trải nghiệm bùng nổ, được làm nên bởi nguyên liệu bản địa, gia vị và thảo mộc địa phương, cùng những sắc thái ẩm thực đa dạng mà nhiều phần trong số đó chưa từng xuất hiện trên bàn tiệc cao cấp trước đây.
Đằng sau thành công của Bếp trưởng điều hành Sam Aisbett và nhà hàng AKUNA là một đội ngũ đầu bếp tài năng gồm Bếp trưởng Enrico Gross và các đầu bếp có kinh nghiệm phong phú đến từ khắp nơi trên thế giới: Hàn Quốc, Việt Nam, Đức và Pháp. Sự hiện diện của Tổng quản lý Desiderio Bevilaqua đã mang đến khả năng thống nhất từ tầm nhìn đến hành động cho cả nhà hàng. Cùng nhau, họ đã tạo nên những trải nghiệm “vượt mọi giới hạn” cho các thực khách khi đến với AKUNA.
Riêng với đầu bếp Sam Aisbett, sự công nhận của Michelin Guide chính là lời khẳng định cho con đường đúng đắn mà anh đang theo đuổi: làm điều khiến mình hạnh phúc, sát cánh bên đội ngũ có tâm, có tầm và khao khát phá vỡ mọi giới hạn để tạo ra vô số tuyệt tác ẩm thực tiếp theo.
“Một sao Michelin là món quà quý giá cho những nỗ lực chăm chỉ để mang đến trải nghiệm xuất sắc cho khách hàng của đội ngũ AKUNA. Đồng thời là động lực to lớn thôi thúc chúng tôi tiếp tục hành trình chinh phục và phá vỡ mọi giới hạn", Bếp trưởng điều hành Sam Aisbett chia sẻ.
Bắt đầu mở cửa đón khách từ tháng 7/2023, với tầm nhìn ôm trọn sông Sài Gòn thơ mộng từ tầng 9 của khách sạn Le Méridien Saigon, nhà hàng AKUNA đánh dấu sự trở lại của Sam Aisbett trong vai trò Bếp trưởng Điều hành. Tại đây, cùng với người quản lý tài ba Desiderio Bevilaqua, đầu bếp Sam Aisbett đưa thực khách vào cuộc hành trình xuyên biên giới với triết lý sáng tạo “Không giới hạn”, hứa hẹn về một trải nghiệm đa giác quan, giao thoa giữa nghệ thuật và ẩm thực. Với nguồn cảm hứng từ con người và nguyên liệu Việt Nam, đầu bếp Sam sử dụng không ít các loại thảo mộc và gia vị quý hiếm, đậm tính địa phương cho các món ăn. Ngoài ra, trải nghiệm tại AKUNA còn được điểm tô bởi các dòng rượu vang mang tính biểu tượng, cùng các loại cocktail mang đậm phong cách cổ điển. Thực khách hoàn toàn có thể kỳ vọng về một cuộc “dạo chơi” kỳ thú trong thế giới của hương vị, với thực đơn tasting 6 món có mức giá 3.900.000++ VNĐ/US$165++. Địa chỉ: Le Méridien Saigon, Lầu 9, 3C Đ. Tôn Đức Thắng, Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM Sức chứa: 50 chỗ ngồi Giờ mở cửa: Thứ Ba - Thứ Bảy, từ 18:00 - 22:00 (last seating vào 20:45, last order vào 21:00) Website: http://akunarestaurant.com/ Facebook: https://www.facebook.com/akunarestaurant Instagram: @akunarestaurant SĐT đặt bàn: +8491 173 58 00 |
Đậu Linh
">Nhà hàng AKUNA nhận một sao Michelin
Bộ phận hậu cần tiếp thêm nước vào khu vực cách ly. |
Gấp gáp, hối hả là những từ diễn tả về chúng tôi trong những ngày này. Tất cả mọi công việc, mọi yêu cầu từ khu cách ly được giải quyết một cách nhanh nhất và chính xác nhất. Vì chúng tôi ý thức được rằng nếu làm không tốt nhiệm vụ vòng ngoài, chỉ cần chậm một chút, sơ sẩy một chút thôi cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến công tác chăm sóc và điều trị của đội ngũ y bác sĩ, đồng nghiệp ở vòng trong.
Bộ phận hậu cần có sự tham gia của nhiều khoa/phòng, gồm Vật tư y tế, Kiểm soát nhiễm khuẩn, Dược, Hành chính quản trị, Tài chính kế toán, Công tác xã hội, Tổ chức cán bộ, Dinh dưỡng...cùng sự tham gia của nhiều bộ phận khác. Mục tiêu là nhằm đảm bảo tốt nhất cho công tác điều trị cũng như sự an toàn, sức khỏe cho cả nhân viên y tế và bệnh nhân trong khu cách ly.
Phục vụ những bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng... |
Bộ phận hậu cần đa phần là nữ, những con người nhỏ bé ấy ngày thường cứ nghĩ chân yếu tay mềm, chỉ biết đỏng đảnh váy áo, nhưng khi bước vào cuộc chiến thực sự thì như biến thành người hoàn toàn khác. Họ chẳng khác gì những chú ong chăm chỉ, làm việc quên giờ ăn, quên nghỉ. Mặt ai cũng hừng hực đỏ thấy mà thương, những giọt mồ hôi lăn dài trên má cũng chẳng kịp lau. Mà thực tế là không thể lau vì để đảm bảo an toàn cho bản thân, cũng có thể họ chẳng còn bận tâm đến vấn đề đó nữa.
Bộ phận hậu cần có mặt ở khắp "mặt trận" vòng ngoài. |
Những ngày này, đối với anh/chị/em ban hậu cần, việc ăn sáng thành ăn trưa, ăn trưa thành ăn xế là chuyện thường. Có hôm về tới nhà còn không thể nuốt nổi cơm, nhưng ai cũng hừng hực khí thế bởi lúc này không cho phép họ yếu ớt, mệt mỏi. Tất cả lao vào công việc, nếm trải cảm giác căng thẳng, lo lắng, hồi hộp, chẳng khác gì các đồng nghiệp vòng trong. Dù mệt đến đâu nhưng khi nghe những câu như “Đã có", "Đã chuẩn bị xong", "Đã sẵn sàng”... tự dưng thấy lòng an tâm và ấm đến lạ.
Lúc này đây địa vị, tuổi tác, nhiệm vụ không còn quan trọng bằng việc đảm bảo an toàn cho công tác điều trị bên trong. |
Trời đã nhá nhem tối, lại có tiếng "tinh tinh" từ vòng trong gửi ra: “Chú ơi, tầng 3 bóng điện bị hư cần sửa gấp để chăm sóc bệnh nhân”. Biết anh, chị, em cần gấp mà bộ phận điện nước đang bận ở một khu khác, ngay lập tức 2 thành viên xung phong vào khu đỏ để sửa điện. Mà đằng sau lớp bảo hộ với 2 bóng tuyp trên tay, không ai khác chính là bác Phó Giám đốc Bệnh viện. Cổ bỗng thấy nghẹn lại và sống mũi cay cay. Lúc này đây, địa vị, tuổi tác, nhiệm vụ không còn quan trọng bằng việc đảm bảo an toàn cho công tác điều trị bên trong. Để đảm bảo công tác điều trị, các bác chỉ đạo: “Chúng ta sẽ không có ngày nghỉ. Thứ 7, chủ nhật vẫn đi làm như ngày thường”.
Không còn cảm giác hoang mang, ngỡ ngàng, không có một lời nào than thở hay một lời trách móc, thay vào đó là sự quyết tâm, chung sức, chung lòng vượt qua khó khăn, thử thách để chiến thắng đại dịch.
Người mệt nhưng tinh thần không mệt, chỉ mong bên trong chiến tuyến ấy bình an!
Phương Thảo (Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam)
Mời bạn đọc chia sẻ các ý kiến, câu chuyện, bài viết về các vấn đề quan tâm tới VietNamNet theo địa chỉ: [email protected]. Trân trọng cảm ơn |
Bài viết của độc giả:
Những vần thơ dạt dào cảm xúc của bác sĩ Nguyễn Thành Lãm, một người cha vì nhiệm vụ chống “giặc” Covid-19 không thể đưa con đi thi đã khiến nhiều người xúc động.
">Khoảnh khắc đặc biệt của chiến sĩ áo trắng ở vùng dịch Quảng Nam
Đại để, không thể so sánh người Việt và người Hàn ai yêu cây hơn ai. Nhưng trong quan sát và cảm nhận của mình thì có vẻ người Hàn họ yêu cây một cách lý trí và sâu sắc hơn. Tức là họ trồng và chăm sóc cây rất bài bản và có tính khoa học hẳn hoi. Sau đây là một số điều mà mình quan sát được.
Thứ nhất là bảo vệ cây bằng hệ thống cột giằng. Thường người ta chỉ dùng hệ thống này cho những cây mới trồng và duy trì hệ thống cột giằng này trong khoảng 5 đến 10 năm. Khi cây đủ lớn và rễ đã cắm sâu trong đất, hệ thống cột giằng vẫn có thể để lại nhưng không còn ý nghĩa gì và người ta có thể tháo dỡ đi.
Mình cũng để ý là ở điểm tiếp xúc giữa hệ thống cột giằng và vỏ cây, bao giờ người ta cũng dùng một lớp bao tải dầy bao quanh để tránh xây xát, tổn thương cây.
Vì sao phải có lớp bao tải này? Vì chỗ tổn thương ở vỏ cây là nơi sâu bệnh dễ xâm nhập nhất.
Trong khi đó, ở Hà Nội người mình trồng cây cũng đã học cách xứ người dùng hệ thống cột giằng nhưng lại quên dùng bao tải bọc đệm chỗ tiếp xúc.
Vậy thì dù có bảo vệ được cây khỏi đổ nhưng chưa chắc đã bảo vệ cây không bị tổn thương và sâu đục thân.
Thứ hai là vừa dùng hệ thống cột giằng vừa xây bệ bảo vệ. Bệ bảo vệ thường là đá hoa cương, vừa chắc chắn vừa sang trọng và có tính thẩm mỹ. Cách này thì khỏi bàn. Mời các bạn xem hình.
Thứ ba là tiếp nước, thuốc và dinh dưỡng cho cây. Cách này chắc người mình chưa nghĩ tới bao giờ. Các bạn có thể xem hình cây đeo những túi bao tải lớn kèm dây nước như dây nước người ta truyền cho bệnh nhân ở bệnh viện.
Tại sao phải dùng hình thức này? Hình thức này cũng giống như bên y tế người ta tiêm vac-xin cho trẻ dưới ba tuổi vậy.
Cây sẽ được tiếp thêm sức kháng thể để chống lại các loài sâu bệnh, nhất là sâu đục thân.
Các bạn chắc sẽ thắc mắc về các bao tải cây phải đeo năng trĩu kia có tác dụng gì?
Về nguyên tắc, cây ở rừng cần 1m3 đất thì cây ở phố phải cần 100m3 đất do những bất lợi mà cây ở phố phải đối mặt. Và cái bao tải kia chính là cách trồng mà thuật ngữ chuyên môn gọi là giá thể cho nhu cầu tương đương của cây.
Xin nói thêm: À mà cây trồng nơi đường phố có nhà cao tầng chắn gió rồi thì không cần hệ thống cột giằng bảo vệ nữa. Khác với nhà trường ở mình, có nhà học cao ngất ngưởng chắn gió rồi, vẫn cứ đốn cây.
Nguyễn Phượng (nguyên giáo sư thỉnh giảng Trường ĐH Ngoại ngữ và Nghiên cứu Quốc tế Busan)
Kính mời Quý Bạn đọc tham gia ý kiến đóng góp gửi về email [email protected]. Xin trân trọng cảm ơn!
Hôm nay một cây phượng bị gãy đổ tại trường – chúng ta chặt bỏ toàn bộ hoặc tỉa trơ trụi các cây còn lại (thậm chí cây chỉ trồng 10 năm), nay mai một cây trong rừng bị đổ - chúng ta lại chặt cả rừng cây?
">Cách bảo vệ và chăm sóc cây xanh ở Hàn Quốc
Nhận định, soi kèo Dortmund vs Werder Bremen, 21h30 ngày 25/1: Rắn không đầu
Căn bệnh quái ác ập đến khi Như Yến tròn 2 tuổi. Để theo đuổi quá trình chữa bệnh cùng con, chị Thương phải xin nghỉ không lương ở cơ quan. Không chỉ vậy, kinh tế gia đình trở nên eo hẹp khi tất cả sinh hoạt, thuốc men của con chỉ còn trông chờ vào đồng lương của chồng chị, khiến áp lực tinh thần của anh chị ngày càng lớn hơn. Mặc dù con được bảo hiểm y tế hỗ trợ song những loại thuốc đặc trị lại nằm ngoài danh mục chi trả với mức giá vô cùng đắt đỏ.
Trong thời điểm gia đình lâm vào tình cảnh khó khăn nhất thì bé Yến may mắn được bạn đọc Báo VietNamNet chung tay, giúp đỡ số tiền hơn 117 triệu đồng. Ngoài ra, gia đình còn nhận trực tiếp hơn 30 triệu đồng từ các nhà hảo tâm gửi về.
"Gia đình em vô cùng biết ơn tấm lòng của báo VietNamNet, của bạn đọc đã giúp đỡ cháu có thêm điều kiện chữa bệnh. Hiện cháu vẫn đang điều trị theo phác đồ của bác sĩ, sức khoẻ được cải thiện rất nhiều", chị Thương chia sẻ.
">Trao hơn 117 triệu đồng đến bé Nguyễn Ngọc Như Yến bị ung thư máu
Trước đây, tôi từng khuyến khích các mẹ cho con học chuyên khoa học và toán hơn là học chuyên Anh, nhưng có lẽ sự hấp dẫn của tiếng Anh vẫn thu hút một số lượng đông đảo học sinh Việt Nam ta tham gia học khối chuyên này.
Điều này cũng không có gì là sai cả vì vào học ở một trường chuyên ở Việt Nam là tốt hơn các trường đại trà rồi, nhất là các con vào chuyên Anh thì sẽ gặp gỡ nhiều gương mặt sáng láng, thầy cô tốt, môi trường học "có vẻ" tiên tiến vì là môi trường chuyên Anh mà (ở các trường đại học thì dân Khoa Anh vẫn là dân phớt đời nhất nhé, ngày xưa là khấm khá nhất và ngày nay hình như vẫn thế).
Học sinh thi vào lớp 10 năm học 2020-2021. Ảnh: Thanh Hùng |
Các con vào chuyên Anh thực sự vẫn là niềm mong mỏi của nhiều bậc cha mẹ, và vào được rồi thì sẽ là niềm "tự hào" của nhiều bậc cha mẹ. Đi đến đâu có ai hỏi con mình học trường gì, cha mẹ sẽ tự hào khi nói "cháu nó học chuyên Anh sư phạm, hay cháu nó học chuyên ngữ, hay khủng hơn nữa là cháu nó học chuyên Anh AMS. Người hỏi sẽ thốt lên "Thế à! Cháu giỏi quá!".
Thế nhưng các cha mẹ hãy tạm thời dẹp bỏ hư vinh để thử ngẫm xem con mình đang học gì ở các trường chuyên, và đặc biệt là chuyên môn Anh văn nhé!
9 năm "bò" ra với tiếng Anh
Theo tôi được biết thì thế này: Các con luyện tiếng Anh để thi chuyên Anh, nếu sớm thì từ lớp 2 (lúc này cha mẹ thấy con thích môn Anh nhất nên đã sớm có ý nghĩ sau này cho con thi chuyên Anh), nếu sớm vừa thì lớp 4 đã bắt đầu cho đến các cô luyện chuyên Anh cấp 2 để ôn thi vào chuyên Anh lớp 6 (lúc này chưa hẳn gọi là dân chuyên Anh mà mới là chỉ học lớp chuyên Anh của trường nào đó thôi), nếu muộn thì lớp 6 - 7 bắt đầu cho đến các cô "luyện gà" nổi tiếng ở Hà Nội để luyện rồi.
Như vậy các con học tiếng Anh tổng cộng phải 9 năm. Các con học bò ra với tiếng Anh "quái dị". Tôi buộc phải dùng từ "quái dị" vì những thứ tiếng Anh mà các con học là những thứ tiếng Anh "đặc dị" mà nếu đem cho một người Anh bản xứ làm thì cũng phải lắc đầu lè lười, thốt lên "Sao tiếng Anh ở Việt Nam giỏi thế này, và sao bọn trẻ con Việt Nam lại học đến trình độ này sao?". Quả thực là như vậy đấy các mẹ ạ.
Thế rồi sao khi các con vào chuyên Anh?
Tôi có rất nhiều học sinh chuyên Anh và các em tâm sự khá nhiều. Tóm lại là thế này: Những gì tiếng Anh dạy ở trường là quá dễ với các con và hầu hết các con đều cảm thấy lãng phí thời gian trên lớp vì tiếng Anh cứ nhai đi nhai lại mấy thứ mà các con đã học hết trước khi vào chuyên Anh rồi còn đâu. Thế rồi các con ngồi học như nhai cơm, nhai gạo, chán nản, mỗi tuần vài tiết tiếng Anh trong trường. Có những thầy cô dạy cũng không thực sự nhiệt tình (nếu tôi có động chạm thì mong các thầy cô thông cảm và nếu tôi có nói đúng thì mong các thầy cô cải thiện nhé. Tất cả cũng là vì các con thân yêu thôi). Và nếu có những thầy cô tâm huyết và nhiệt tình thì cũng cạn vốn, cạn liếng rồi vì các thầy cô sẽ dạy các con cái gì đây.
Tôi biết có những nơi các con học cả văn học Anh, lý luận ngôn ngữ, hay lý luận văn học. Thế là rất hay!
Nhưng không mấy nơi được học như vậy đâu vì bản thân các thầy cô chuyên Anh chưa đủ trình độ để dạy lý luận ngôn ngữ (linguistics) hay các môn mà được dạy ở bậc đại học như Ngữ Dụng Học (Pragmatics), Ngữ Âm Học (Phonetics), Ngữ Nghĩa Học (Semantics), Dịch Thuật. Nếu các trường thực sự muốn dạy các con cao hẳn lên thì phải mời các thầy từ Khoa Anh của trường đại học Hà Nội hoặc Ngoại ngữ xuống dạy. Mà các thầy cũng không có nhiều thời gian để đi dạy cấp 3, thế nên khó mà duy trì tần suất.
Thế thì các con sẽ học gì trong 3 năm cấp 3 trong cái lớp chuyên Anh ấy?
Các cô cạn vốn rồi thì biết lấy gì dạy cho các con đây?
Các cô bèn nghĩ ra các cách khác nhau.
Cô thì kiếm được bài tập vào loại cực hiểm ở đâu đó mang đến đánh đố các con.
Cô thì kiếm được cuốn sách nào đó rồi bọc thật kỹ kẻo các con nhìn thấy bìa sách, chúng nó mua luôn, chúng nó biết đáp án, chúng nó chả thèm học nữa, hoặc có học thì chúng nó biết thừa là gì, trả lời vèo vèo, thế là cô hết thiêng luôn.
Nhiều cô đến lớp phát bài cho các con làm rồi ngồi lướt facebook, đến gần hết giờ thi giở đáp án ra chữa.
Đấy là tôi nghe nói thế, và nếu không đúng thì mong các cô lượng thứ, và nếu đúng thì mong các cô cải thiện cho học sinh thân yêu của chúng ta được hưởng lợi.
Như vậy các con lại rơi vào cái vòng học tiếng Anh thực sự không còn thấy hứng thú nữa.
Các con đi luyện TOEFL/IELTS/SAT ở các trung tâm lớn và mới lớp 10, 11 thôi nhưng đã thi IELTS 8.5 rồi hoặc 1500+ SAT rồi.
Với những kết quả như thế thì quả thật các thầy cô vừa mừng vừa lo.
Mừng vì học sinh của mình giỏi quá, lo vì học sinh của mình giỏi hơn mình rồi và mình còn biết dạy cái gì nữa đây? Các thầy cô có bao giờ tự hỏi "mình đã đang lỗi thời và lạc hậu so với các con rồi hay không?". Nếu thầy cô nào không tự hỏi câu này thì có lẽ đã tụt sâu vào bóng tối của hư vinh thuở nào rồi. Làm thầy làm cô ai cũng phải tự hỏi câu này và tự đọc rất nhiều để trau dồi kiến thức.
Nhưng nói đi lại phải nói lại là không phải cháu nào học chuyên Anh cũng giỏi tiếng Anh đến độ đó cả (mà thế nào là giỏi tiếng Anh thì cũng cần phải định nghĩa lại).
Trong hàng ngàn cháu chuyên Anh thì cũng chỉ có vài chục cháu được như thế, vào đội tuyển, thi có giải này giải kia.
Các cháu phấn đấu học tiếng Anh vì một mục đích là sau này xin học bổng đi du học.
Cũng có nhiều cháu sau này học ở Việt Nam và vẫn thành đạt lắm. Câu chuyện về thành đạt trong cuộc đời cũng không hẳn phụ thuộc vào ông học chuyên gì hay học ở nước nào mà phụ thuộc vào ông có "mệnh" để thành đạt hay không?
Học sinh nên học chuyên Anh như thế nào?
Quay lại câu chuyện học chuyên Anh của các con
Nếu thực trạng dạy và học trong các lớp chuyên Anh như thế thì các con chuyên Anh có biết mình nên làm gì hay không?
Theo tôi, các con hãy dùng tiếng Anh để đọc và học khoa học đi. Chẳng hạn như bắt đầu đọc về vật lý, sinh học, hoặc hóa học. Các con có thể nghiên cứu sâu về văn học Anh mà không cần phải đợi ai dạy cả. Các con có thể tìm sách kinh tế được dạy ở A-Level hay IB để tự đọc.
Các con có thể học online, vào nguồn dữ liệu mở của các trường đại học như Yale, Harvard, Columbia… để tham gia các khóa học online.
Các con hãy tự đẩy tiếng Anh của mình lên một trình cao nữa. Đó là nghe giảng các chủ đề chuyên môn bằng tiếng Anh.
Các con đừng bó mình vào mấy câu ngữ pháp “quái dị” kia nữa, và tự sướng tâm hồn vì mình làm được mà bạn không làm được.
Bạn nó không làm được vì bạn nó không them quan tâm, bạn nó đang quan tâm những thứ xa hơn, hay hơn, tầm vóc hơn, và trí tuệ hơn.
Khi các thầy cô các con vẫn sung sướng với những câu ngữ pháp “hiểm hóc” thì các con hãy tự vượt xa đi, hãy mua ngay sách IB, A-Level về mà tự đọc. Các con lên mạng mà tìm đọc các cuốn như Fundamental Concepts of Biology, rồi fundamental concepts of economics, physics…rất nhiều và rất nhiều.
Hãy nghe đài CNN, BBC, hãy theo dõi tình hình kinh tế, chính trị, ngoại giao hàng ngày đang xảy ra trên đất nước Việt Nam và trên thế giới.
Các con hãy nhìn rộng ra, không thu hẹp mình lại, tuổi các con là phải ước mơ, phải tang bồng, phải bay bổng, phải khám phá, phải liều lĩnh, phải thử nghiệm, phải thất bại, phải làm lại, và hơn nữa là phải quậy!
Các con hãy tự học các môn SAT Subject về Biology, Physics, History, Literature, French….Tóm lại học những cái khác bằng tiếng Anh cho đỡ lãng phí thời gian 3 năm.
Nếu làm được như vậy, các con sẽ là những người xuất sắc và những gói học bổng vẻ vang của các trường đại học Mỹ đang đón chờ các con phía trước…
Mong thầy cô dạy các con tiếng Anh "sống"
Tôi viết bài này không có hàm ý gì khác ngoài muốn các con tốt hơn. Tôi không có may mắn được dạy một trường chuyên Anh như các thầy cô vì tôi đã chọn một con đường khác hơn là ngồi trong một mái trường dạy học, tâm huyết với nghề như các cô. Tôi cũng vô cùng cảm ơn các thầy cô đã dạy các con những điều bổ ích, nhưng giá như các thầy cô có thể biến 3 năm chuyên Anh của các con thành 3 năm học hành thực sự thì đó sẽ mới là điều tuyệt vời nhất.
Để làm được điều này có lẽ chúng ta, người làm thầy làm cô cần thay đổi, cần đọc nhiều hơn, nghiên cứu về nhiều lĩnh vực khác để tiếng Anh của chúng ta thực sự là tiếng Anh “sống” “living language” có nghĩa là tiếng Anh phải gắn với khoa học, chính trị, kinh tế, xã hội, luật pháp, chứ không chỉ là tiếng Anh “chết’ nghĩa là những cấu trúc vô hồn, những thành ngữ tục ngữ quá cổ kính mà đến người bản xứ cũng không mấy khi lôi ra để dùng.
Chúng ta hãy hướng con cái chúng ta dùng tiếng Anh để đọc sinh học, hóa học, kinh tế học, toán học, vật lý học, thiên văn học; dùng tiếng Anh để học cao hơn trong 3 năm cấp 3.
Và nhất quyết người làm thầy làm cô phải thay đổi, phải tự đọc, trau dồi nhiều hơn nữa để có khả năng gợi mở cho các con. Chỉ cần gợi mở thôi là tốt lắm rồi, việc còn lại là của các con. Các thầy cô có đọc bài này cũng đừng giận tôi nhé!
Giang Nguyễn ((tốt nghiệp ĐH Cornell, ĐH Luật Boston, Giám đốc The Ivy-League Vietnam)
Độc giả chia sẻ ý kiến, quan điểm về vấn đề bài viết nêu ra, xin gửi email tới: [email protected]. Trân trọng
|
Sau khi mục "Diễn đàn" đăng ý kiến của bạn đọc: Điểm 10 đỏ rực học bạ: Tiến hóa hay thoái hóa?” nhiều ý kiến của bạn đọc đã nêu lên thực trạng và lo lắng về tình hình trên ở địa phương mình đồng thời đưa ra giải pháp.
">Đỗ chuyên Anh rồi thì nên học gì?
Leo cầu thang, hay chạy dọc các tòa nhà cao tầng là môn thể thao xuất hiện từ thập niên 70 của thế kỉ trước nhưng mới chỉ có mặt ở Việt Nam trong vài ba năm trở lại đây.
Trên thế giới, các giải chạy leo cầu thang đều gắn với những tòa nhà chọc trời nổi tiếng thế giới như Taipei 101 (Đài Loan), tháp đôi Petronas (Malaysia), Empire State Building (Mỹ)... Hanoi Vertical Run nằm trong 10 giải chạy leo cao hấp dẫn nhất thế giới.
Tại cuộc thi năm nay, các VĐV đã phải vượt qua chướng ngại vật rất khó khăn là 1.914 bậc cầu thang bằng cách leo tốc độ lên độ cao 350 m tương đương 72 tầng hay để cán đích trên đỉnh tòa tháp, nơi mà những người hoàn thành sẽ được "mãn nhãn" nhìn ngắm toàn cảnh thành phố Hà Nội từ trên cao.
Kết quả cuộc thi |
Đây là năm thứ 4, Hanoi Vertical Run được tổ chức tại tòa nhà Keangnam 72 tầng. Rất nhiều gương mặt quen thuộc trong các CLB thể thao có tiếng ở Hà Nội như Hội những người thích chạy đường dài (LDR), Red River Runners hay Viet Climb tiếp tục tham gia, góp phần đem lại hình ảnh tích cực của một Thủ đô năng động.
P.V
">Cuộc thi chạy bộ chinh phục tòa nhà cao nhất Việt Nam
友情链接