Nhận định, soi kèo Auda vs Jelgava, 22h00 ngày 21/10: Sớm tung cờ trắng

Thời sự 2025-01-27 04:23:28 3981
ậnđịnhsoikèoAudavsJelgavahngàySớmtungcờtrắgiải vô địch quốc gia việt nam   Pha lê - 20/10/2024 16:27  Nhận định bóng đá giải khác
本文地址:http://wallet.tour-time.com/news/767c399068.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Lazio vs Sociedad, 03h00 ngày 24/01: Điểm tựa Olimpico

W-truong thi kim hue.jpg
Bà Trương Thị Kim Huệ - Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Đồng Nai. Ảnh: Hoàng Anh

Ngay từ đầu năm học, Sở đã có nhiều văn bản chỉ đạo, chấn chỉnh về các khoản thu trong trường học. Tuy nhiên, theo bà Huệ, vẫn còn một số cơ sở giáo dục cố tình vi phạm quy định. 

“Hôm qua, Sở GD-ĐT có làm việc với một trường trên địa bàn về nội dung này và cũng đề nghị trả lại các khoản thu không đúng quy định” - bà Huệ nói.

Để chấn chỉnh tình trạng lạm thu, Sở GD-ĐT sẽ mời các trưởng phòng giáo dục và hiệu trưởng trường THPT trên địa bàn để cùng xây dựng kế hoạch và biện pháp khắc phục. Các trường phải chỉ định đúng người đại diện tham dự cuộc họp, không cử người dự thay.

“Sở GD-ĐT yêu cầu hiệu trưởng ký cam kết thực hiện đúng quy định về các khoản thu theo hướng dẫn của ngành. Nếu vi phạm, hiệu trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm và không thể đổ lỗi cho Ban đại diện cha mẹ học sinh” - bà Huệ nhấn mạnh.

Hiệu trưởng các trường ở Đồng Nai chịu trách nhiệm nếu để xảy ra lạm thu

Hiệu trưởng các trường ở Đồng Nai chịu trách nhiệm nếu để xảy ra lạm thu

Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai yêu cầu các đơn vị giáo dục nghiêm túc thực hiện quy định về thu phí, tránh tình trạng lạm thu để đảm bảo quyền lợi của học sinh và phụ huynh.">

Đồng Nai: Nếu lạm thu, hiệu trưởng không thể đổ lỗi cho hội phụ huynh

Việc cho phép nâng tầng chung cư cũ sẽ giúp các doanh nghiệp có thêm lợi nhuận, nhưng cũng sẽ là bài toán khó đối với vấn đề hạ tầng và an sinh xã hội cho người dân Thủ Đô.

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2012 - 2020 và định hướng đến 2030, trong đó 'cấm cửa' nhà ở thương mại nội thành, có nghĩa khu nội đô lịch sử gồm 4 quận nội thành cũ là Đống Đa, Hoàn Kiếm, Ba Đình, phía Bắc quận Hai Bà Trưng, và một phần phía Nam của quận Tây Hồ sẽ tạm dừng phát triển nhà thương mại.

{keywords}

Nâng tầng chung cư cũ, lợi bất cập hại. Ảnh: Internet

"Lệnh cấm" được đưa ra một phần để đảm bảo mục tiêu giãn dân số tại các vùng lõi, và hoàn thành mục tiêu Chính phủ đề ra là giảm dân số trong nội thành từ 1,2 triệu dân xuống còn 800 nghìn dân.Thế nhưng, không hiểu vì lý do gì mới đây thành phố Hà Nội đã chính thức ban hành quy chế cho nâng tầng cao đối với các nhà chung cư cũ từ 18-27 tầng.

Theo đó, quy chế mới này được áp dụng trên khu vực có quy mô diện tích khoảng 3.881 ha, thuộc địa giới hành chính của 5 quận: Ba Đình, Đống Đa, Hoàn Kiếm, một phần phía Bắc quận Hai Bà Trưng và một phần phía Nam của quận Tây Hồ.

Hà Nội cho phép nghiên cứu xây dựng công trình cao tầng tại hai bên đường vành đai, trục hướng tâm, tuyến phố chính, khu vực điểm nhấn. Khu vực Vành đai I, chiều cao tối đa công trình là 24 tầng, 86m; Vành đai 2, chiều cao tối đa 27 tầng, 97m; đường ven đê Sông Hồng, chiều cao 21 tầng, 76m…

Đối với dự án tái thiết đô thị là tập thể cũ có quy mô 2 ha trở lên, phải bảo đảm các điều kiện tạo nhiều không gian mở, hạn chế tăng dân số, bố trí đất cho công trình giáo dục, tăng cây xanh, diện tích công cộng.

Tầng cao tối đa một số khu tập thể cũ ở Hà Nội như sau: Khu Văn Chương là 18 tầng; Nguyễn Công Trứ là 25 tầng; Giảng Võ, Hào Nam, Ngọc Khánh là 21 tầng; các khu Thành Công, Khương Thượng, Vĩnh Hồ, Nam Đồng, Kim Liên, Láng Hạ, Phương Mai, Thanh Nhàn… là 24 tầng.

Mặc dù UBND Thành phố Hà Nội cho rằng việc quản lý, kiểm soát về quy hoạch, kiến trúc đối với các công trình cao tầng trong khu vực nội đô lịch sử, thành phố Hà Nội được thực hiện trên cơ sở đảm bảo đúng định hướng Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội, tuy nhiên, dưới góc độ nhiều chuyên gia kiến trúc, quy hoạch, việc Hà Nội cho nâng tầng cao đối với các chung cư cũ sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ như quá tải hạ tầng, thiếu trường học, bệnh viên, bãi đậu xe để phục vụ nhu cầu người dân...

Theo kiến trúc sư Nguyễn Thị Hiền, chuyên gia độc lập, thì khi tăng số tầng lên, rất có thể mật độ dân số ở đó sẽ tăng, làm thay đổi, ảnh hưởng đến toàn bộ quy hoạch của khu vực. Trong khi đó, Luật quy hoạch đã quy định, khi thay đổi quy hoạch thì phải quan tâm đến việc đáp ứng đầy đủ hạ tầng cơ sở xã hội cho người dân.

“Vậy nếu số dân ở đó tăng, mật độ dân số tăng thì hạ tầng cơ sở có đảm bảo đủ cho người dân hay không?” - KTS Nguyễn Thị Hiền đặt câu hỏi.

Theo KTS. Nguyễn Hữu Thanh - một chuyên gia về quy hoạch Hà Nội, Hà Nội có Luật Thủ đô, có quy hoạch phân khu và điều lệ quản lý quy hoạch do vậy phải tuân thủ quy hoạch. Các dự án xây dựng phải đảm bảo các yếu tố quy hoạch như tổng thể mật độ, tầng cao, số lượng dân cư. Nhà nước, cơ quan quản lý hoàn toàn có cơ chế để doanh nghiệp có lãi như cơ chế đối ứng bù cho doanh nghiệp một dự án khác để kinh doanh. Không nhất thiết cứ phải chọn giải pháp nâng tầng cao.

"Sở dĩ, doanh nghiệp muốn xin nâng tầng bởi các khu chung cư cũ đều ở vị trí đẹp, doanh nghiệp xây dựng là bán được ngay. Thêm vào đó, số tầng cao được tăng gấp 2-3 lần thì doanh nghiệp nào cũng muốn làm. Nếu nhà đầu tư nào cũng khoanh vùng khu chung cư đẹp, sau đó xin cơ chế nâng tầng, làm mà có lãi thì ai cũng muốn làm. Tôi thấy, trước nay, nhiều dự án được đề xuất đối ứng hình thức BT, nhiều doanh nghiệp được giao thêm các dự án nhưng dự án ở vị trí xa trung tâm, ở khu vực đất bỏ hoang nên không doanh nghiệp nào muốn nhận. Giải pháp nâng tầng cao chỉ để phục vụ cho một nhóm lợi ích nào đó" - ông Thanh nói.

Còn đại diện một doanh nghiệp đã từng tham gia cải tạo chung cư cũ cho biết, bài toán cải tạo chung cư cũ lỗ hay lãi không phụ thuộc vào số lượng tầng cao công trình được cấp là bao nhiêu mà nó phụ thuộc vào quy mô dự án. Ví dụ, có dự án chung cư cũ 5 tầng, sau khi giải phóng mặt bằng diện tích đất 1.000 m2. Như vậy, chủ đầu tư sẽ phải xây 5.000 m2 để trả cho dân, cộng thêm hệ số đền bù 1,5. Tức là, diện tích thực tế phải trả cho dân 7.500m2. Nếu quy mô dự án chỉ được xây dựng 50% (500m2) diện tích đất, thì số tầng cao phải chắc chắn vài chục tầng doanh nghiệp mới có lãi chứ không phải 22 hay 27 tầng. Như vậy, cơ quan quản lý có chạy đua được với doanh nghiệp không? Chưa kể đến vấn đề hệ thống hạ tầng trường học, bệnh viện... có đủ đáp ứng không?

Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam - ông Trần Ngọc Hùng cũng cho rằng, để đảm bảo không làm tăng mật độ dân số, thì lượng nhà dư ra sau khi tái định cư tại chỗ chỉ được bán lại cho các đối tượng khó khăn hiện đang sống ở phường đó, phường lân cận hoặc ở trong địa bàn quận.

Đặc biệt, thiết kế phải đồng bộ thành các khu phố, tầng 1, 2 có thể cho thuê cửa hàng, siêu thị, làm trường học, mầm non để đáp ứng các yêu cầu thiết yếu của người dân, giảm tối đa áp lực cho hạ tầng giao thông.

TheoVTC News

Hà Nội: Chung cư cũ được xây từ 21 – 25 tầng">

Nâng tầng chung cư cũ: Đất vàng tranh nhau làm, đất xa ai mặn mà?

{keywords}
Bill Gates và Warren Buffett duy trì một tình bạn sâu sắc từ cuộc gặp gỡ lần đầu tiên

Viết trên blog Gatesnotes, người đàn ông giàu nhất thế giới nhớ lại phản ứng ban đầu của ông là miễn cưỡng khi phải nghỉ làm ở Microsoft hồi tháng 7/1991 để gặp CEO của Berkshire Hathaway.

Nhưng tại buổi gặp gỡ, Buffett đã ngay lập tức gây ấn tượng với Bill Gates bằng những câu hỏi về việc kinh doanh phần mềm và máy tính.

“Chúng tôi ngay lập tức bị cuốn vào cuộc trò chuyện hàng giờ liền. Ông ấy không giống như một nhà đầu tư lớn. Ông ấy có cách nói khiêm tốn về những gì mà ông ấy đang làm. Ông ấy rất vui vẻ, nhưng điều gây ấn tượng với tôi nhất là sự rõ ràng mà ông ấy suy nghĩ về thế giới này. Chúng tôi đã có một tình bạn sâu sắc kể từ cuộc trò chuyện đầu tiên đó” – Bill Gates viết.

Gates cũng tiết lộ rằng ông chỉ lưu 2 số quay nhanh trong điện thoại văn phòng, đó là số nhà ông và số của Buffett.

“Tôi không ngừng học hỏi được nhiều điều từ ông ấy. Warren và tôi thích nói chuyện về các công ty, chính trị, các sự kiện trên thế giới và những sáng kiến mới. Thực sự thú vị khi có ai đó đang tìm hiểu về những thứ này với một nền tảng khác mình” – Gates cho hay, và cũng nói thêm rằng với ông, Buffett giống như một người cha.

Người đàn ông giàu nhất thế giới cũng tiết lộ đồ ăn ưa thích của Buffett là hamburger, kem và Coca-Cola. Ông cũng chia sẻ một câu chuyện thú vị về việc tỷ phú Omaha từng làm gương xấu cho các con của Gates bằng cách ăn một gói bánh quy Oreo vào bữa sáng.

{keywords}
Sở thích ăn uống của Buffett là đồ ăn nhanh - Gates chia sẻ

Gates cũng chia sẻ, mỗi lần ông tới Omaha, Buffett đều lái xe tới sân bay đón ông.

“Đó là một cử chỉ nhỏ nhưng vô cùng có ý nghĩa với tôi”. Ông nói rằng, điều quan trọng nhất mà ông học được từ Buffett là định nghĩa về tình bạn.

“Ai cũng đủ may mắn để có một người bạn chu đáo và tốt bụng như Warren. Ông ấy làm những thứ khác với thói quen của mình để mọi người cảm thấy ổn về bản thân và chia sẻ những niềm vui của ông về cuộc sống” – Gates viết.

Cả Gates và Buffett đều là 2 trong số những người giàu nhất thế giới. Theo Bloomberg Billionaires Index, Gates đang đứng vị trí số 1 với tài sản ròng 83,5 tỷ USD, trong khi Buffett giàu thứ 3 thế giới với tài sản 66 tỷ USD.

Buffet cũng là một nhà tài trợ lớn của Qũy Bill and Melinda Gates Foundation – một quỹ từ thiện tập trung vào cải thiện vấn đề chăm sóc sức khỏe, giáo dục và xóa đói giảm nghèo. Năm ngoái, Buffett đã tặng khoảng 2,84 triệu USD cổ phiếu của Berkshire Hathaway cho quỹ này.

  • Nguyễn Thảo(Theo Asiaone)

Xem thêm:

10 câu nói tiết lộ bí quyết giàu có của Warren Buffett">

Chi tiết thú vị về cuộc gặp thay đổi cuộc đời tỷ phú Bill Gates

Nhận định, soi kèo Boca Juniors vs Argentino Monte Maiz, 07h10 ngày 23/1: Qúa dễ cho Boca

Đầu tháng 4/2020, ba đơn vị hành chính cấp xã của huyện đảo Lý Sơn gồm An Vĩnh, An Hải và An Bình chính thức giải thể. 

Ngoài ra, Quyết định số 1995/QĐ-TTg ngày 4/11/2014 của Thủ tướng về một số cơ chế, chính sách ưu đãi hỗ trợ phát triển huyện đảo Lý Sơn giai đoạn 2015-2020 đến thời điểm này cũng hết hiệu lực.

Huyện đảo Lý Sơn cũng không được hưởng cơ chế chính sách theo Nghị định số 76/2019/NĐ-CP ngày 8/10/2019 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Việc một số chế độ, chính sách đối với xã đảo đặc biệt khó khăn không còn nữa, theo thầy Huỳnh Văn Long – Hiệu trưởng Trường THPT Lý Sơn có thể dẫn đến một số bất cập với ngành giáo dục.

{keywords}
Trường THPT Lý Sơn

Đó là chế độ ưu tiên trong thi cử của học sinh, sinh viên; hỗ trợ tiền ăn trưa cho cấp bậc mầm non; hỗ trợ miễn giảm tiền học phí cho học sinh, sinh viên....

Thầy Long cho biết, từ tháng 10/2020, mức phụ cấp mà cán bộ giáo viên ở trường được hưởng (trung bình từ 1,5-3 triệu đồng/tháng) không còn, ảnh hưởng khá nhiều tới đời sống giáo viên.

Sau khi giải thể chính quyền hành chính cấp xã, điều kiện công tác không có gì khác gì so với trước trong khi các chế độ thu hút lại không còn nữa.

Bên cạnh đó, điều kiện tự nhiên ở Lý Sơn rất khắc nghiệt, chẳng hạn như một tuần trở lại đây, do thời tiết xấu, tàu không thể ra vào đất liền được nên đảo bị cô lập. Vì vậy, nếu không duy trì được phụ cấp, giáo viên nào có cơ hội sẽ vào đất liền vì rõ ràng ở trong đất liền, các điều kiện sinh hoạt thuận lợi hơn nhiều.

“Hơn nữa, các xã vùng biển ở đất liền vẫn được hưởng chính sách vùng khó khăn nhưng Lý Sơn là huyện đảo lại không, nên ít nhiều giáo viên có sự so sánh” - thầy Long cho hay.

Đối với học sinh, thầy Long cho biết, gần 250 học sinh lớp 12 năm nay có thể không còn được cộng điểm ưu tiên trong kỳ thi tốt nghiệp THPT như mọi năm.

Được biết, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có Công văn gửi Bộ Nội vụ kiến nghị tiếp tục được hưởng một số cơ chế, chính sách ưu đãi hỗ trợ phát triển huyện đảo Lý Sơn.

Cụ thể, UBND Quảng Ngãi đề nghị Bộ Nội vụ tham mưu Thủ tướng cho huyện đảo Lý Sơn tiếp tục được hưởng một số cơ chế, chính sách theo Quyết định số 1995/QĐ-TTg ngày 4/11/2014 của Thủ tướng và đưa vào danh sách ưu tiên hưởng chính sách như các xã đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25/11/2017 của Thủ tướng như huyện đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị.

Ngân Anh

Thu nhập dịp Tết của giáo viên ở TP.HCM dự kiến giảm

Thu nhập dịp Tết của giáo viên ở TP.HCM dự kiến giảm

Do dịch Covid-19, một số trường phổ thông ở TP.HCM cho hay thưởng Tết và các khoản thu nhập của giáo viên trong dip Tết nguyên đán tới đây sẽ bị giảm mạnh.

">

Băn khoăn khi nhiều giáo viên đảo Lý Sơn không còn phụ cấp

Tôi làm công nhân nhà máy in. Chồng làm công nhân công ty bánh kẹo. Thu nhập cũng đủ sống, nuôi 2 đứa con ăn học. 

{keywords}
Ảnh: B.N

Tôi nghĩ, mình làm ra tiền cũng là để nuôi con, cho các con có cuộc sống thoải mái nên không bao giờ tính toán. Các con thích gì tôi cũng chiều, miễn là trong khả năng kinh tế.

Tuy vậy, chồng tôi lại là người keo kiệt, tằn tiện đến mức cực đoan. Các con quá 1 tuổi, anh cắt hết các khoản sữa và đồ ăn vặt. Quần áo của các con, anh chỉ cho mua một lần duy nhất vào dịp Tết. Nhiều năm anh còn đi xin về để đỡ tốn tiền.

Bữa cơm chỉ có rau và 1 đĩa thức ăn mặn. Anh mua 3 lạng thịt, chia đều cho 4 người.

Thi thoảng, con đòi ăn bim bim hay sữa chua, anh không cho. Theo anh, những đồ ăn vặt đó có hại cho sức khỏe. Tôi biết, thực ra chồng tiếc tiền là chính.

Hôm nào anh đi vắng, tôi ở nhà mua cho con bằng tiền riêng của mình, cũng bị anh chì chiết không ngớt.

Chồng quy định, lương của tôi lo tiền điện, nước và đóng tiền học cho con. Lương anh mua thức ăn hàng ngày.

Anh tính mỗi tháng gia đình dùng hết 1 chai dầu ăn, 1 chai mắm, 2 gói gia vị, 1 gói đường. Khi nào hết, phải đợi đến tháng sau mua.

Tôi nghĩ, nếu kể câu chuyện này ra, mọi người sẽ bất ngờ. Bởi thời nay, cuộc sống dù vất vả cũng không đến nỗi phải tính toán như vậy.

Nhiều lần vợ chồng tôi mâu thuẫn, cãi cọ cũng vì chuyện “đo lọ nước mắm, đếm củ dưa hành” của chồng.

Bố mẹ vợ lên chơi 10 ngày. Ba hôm đầu anh mua đồ ăn tiếp đón tử tế. Thế nhưng, sang ngày thứ 4, anh đi chợ hay mua bán gì đều bảo ông bà đưa tiền.

Bố mẹ tôi biết tính con rể, chẳng trách giận gì. Ông bà chỉ thở dài, thương con gái.

Ba tháng trước, nhà máy tôi làm giải thể. Trong lúc chờ xin công việc mới, tôi nghỉ ở nhà. Thời gian này tôi không làm ra tiền. Mọi chi tiêu đều phụ thuộc vào lương của chồng.

Khi mới lấy nhau, tôi có lập một thẻ ATM. Mỗi tháng chúng tôi trích vào đó một ít tiền tiết kiệm. 

Tài khoản này đứng tên tôi nhưng tin nhắn thông báo giao dịch lại gửi về điện thoại chồng. Anh đòi làm như thế để hai vợ chồng cùng được quản lý tài khoản. Hiện số tiền cũng được vài chục triệu.

Hai vợ chồng tôi thống nhất, khi nào rút tiền trong tài khoản ra tiêu, phải bàn bạc với nhau.

Vừa rồi, hai con vào năm học mới. Lương chồng chưa có, nhà trường lại yêu cầu nộp 500 nghìn đóng tiền may đồng phục cho con.  

Tôi gọi cho chồng. Anh bận hay để máy điện thoại ở đâu nên không biết vợ gọi. Tôi nghĩ có 500 nghìn đồng, chẳng đáng là bao nên ra cây ATM rút.

Chẳng ngờ, 30 phút sau, chồng tôi nhắn tin mạt sát vợ vì tiêu hoang. Anh nói tôi tự tiện rút tiền mà không hỏi, bảo tôi ăn bám còn hoang phí.

Tôi giải thích, số tiền đó đóng tiền đồng phục cho con. Chồng tôi không tin còn đổ cho tôi dấm dúi để gửi về cho nhà ngoại.

“Cô lúc nào cũng lý do. Tháng trước bố mẹ cô lên chơi, tôi mua bán ăn uống, thâm hụt mất 700 nghìn đồng. Tháng này, cô tự ý rút 500 nghìn đồng. Tháng sau, cô nhịn ăn mà bù vào”, chồng giận dữ nói.

Những lời chồng nói như vết dao, cứa vào tâm can tôi. Tôi cũng đi làm, gánh vác kinh tế gia đình cùng anh. Chỉ 3 tháng nay là tôi chịu cảnh thất nghiệp.

Vậy mà anh nói như thể tôi ăn bám từ ngày lấy nhau. Tôi nghĩ, việc tằn tiện chi tiêu là đúng nhưng kiểu keo kiệt, bủn xỉn như anh ấy là cách sống tiêu cực.

Với đồng nghiệp, chồng tôi lại là người hào phóng. Vốn bản tính sĩ diện, anh sẵn sàng móc ví, trả tiền cho bữa nhậu hay mua tặng bạn cái áo không chút đắn đo... Tôi nhiều lần khuyên anh bớt tính đó lại, để tiền nuôi con. 

Chồng nổi cáu, trách tôi là đàn bà ở xó bếp, không biết gì. Theo anh nói, đó là việc ngoại giao bên ngoài của đàn ông, phục vụ cho làm ăn. 

Tôi không hiểu sao ngày xưa lại đồng ý lấy người đàn ông như vậy. Tôi thu dọn quần áo, đưa 2 con sang nhà chị gái ở. Chồng tôi nhắn: “Cô tự ý đi thì tự về, không có chuyện tôi sang đón đâu”.

Tin nhắn của chồng khiến tôi càng chán nản, nghĩ đến hôn nhân mà ứa nước mắt. Chẳng nhẽ tôi lại ly hôn…

Xin hãy cho tôi lời khuyên!

Đi ăn nhà hàng với con rể, mẹ vợ trút cả nồi lẩu thừa mang về

Đi ăn nhà hàng với con rể, mẹ vợ trút cả nồi lẩu thừa mang về

Lúc thanh toán, thấy đồ ăn còn thừa nhiều, nồi lẩu gọi ra gần như còn nguyên, mẹ em xin nhân viên túi nilon để mang về. Không ngờ, việc làm đó khiến chồng em tức giận.

">

Tâm sự người vợ rút 500 nghìn mua quần áo mới cho con bị chồng chì chiết

Dự án “Xây dựng thư viện điện tử dùng chung cho các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 14/3/2017. Dự án do Ngân hàng thế giới (World Bank) tài trợ, Trường ĐH Kinh tế quốc dân được giao làm đầu mối triển khai nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Theo đại diện Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, dự án đang được tích cực thực hiện, đảm bảo đúng tiến độ. Thời gian qua, đoàn dự án đã khảo sát tại các cơ sở giáo dục đại học để nắm được hiện trạng về hạ tầng công nghệ.

Để thư viện điện tử dùng chung sớm đưa vào hoạt động, dự kiến dự án sẽ triển khai theo từng cấu phần, đến năm 2022 sẽ hoàn thành các nội dung đầu tư để toàn bộ sản phẩm của dự án đi vào hoạt động.

Dự án được triển khai với mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học, thúc đẩy hợp tác và chia sẻ trong nghiên cứu thông qua cung cấp cơ sở dữ liệu điện tử dùng chung, hướng đến xây dựng thư viện đầu mối cho các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam.

Ngoài ra, dự án còn kết nối các nhà khoa học trong hợp tác, chia sẻ kết quả nghiên cứu; thu hút người học, giảng viên đến tra cứu, sử dụng tài liệu tại thư viện trung tâm, qua đó lan tỏa tác động ảnh hưởng đến các đối tượng hưởng lợi. Việc thực hiện dự án cũng nằm trong lộ trình đẩy mạnh chuyển đổi số để nâng cao chất lượng đào tạo của giáo dục đại học.

{keywords}

Khoảng 600.000 sinh viên và 27.000 giảng viên từ các cơ sở giáo dục đại học sẽ được tiếp cận nguồn tài nguyên học tập nghiên cứu phong phú

Khi dự án hoàn thành sẽ có khoảng 600.000 sinh viên và 27.000 giảng viên từ các cơ sở giáo dục đại học khác sẽ được tiếp cận nguồn tài nguyên học tập nghiên cứu phong phú, thông qua quyền truy cập vào thư viện điện tử dùng chung đặt tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân.

Để đạt được mục tiêu tổng thể trên, một số trường trọng điểm trong mạng lưới các trường đại học, học viện, có đào tạo về kinh tế - quản trị kinh doanh ở Việt Nam (VNEUs) sẽ được tăng cường thiết bị, hình thành các thư viện “vệ tinh” của thư viện dùng chung; cơ sở vật chất của thư viện dùng chung được tăng cường, bao gồm thiết bị nội thất, hệ thống an ninh thư viện và hệ thống công nghệ thông tin phục vụ bạn đọc.

Đồng thời, các cán bộ nòng cốt của các trường thành viên trong mạng lưới VNEUs sẽ được đào tạo, tập huấn trong việc khai thác thư viện điện tử dùng chung.

Thời gian thực hiện dự án này là từ năm 2017 - 2022 với tổng vốn đầu tư là 11.500.000 USD.

Thời Vũ

Thư viện 'sang chảnh' hàng chục tỷ ở Sài Gòn

Thư viện 'sang chảnh' hàng chục tỷ ở Sài Gòn

Thư viện Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM được đầu tư hàng chục tỷ đồng vừa giành giải “Best University Library” trong một cuộc thi trên mạng xã hội do sinh viên bình chọn.

">

Thư viện điện tử 11,5 triệu USD dùng chung cho các trường ĐH ở Việt Nam

友情链接