Triển vọng lĩnh vực công nghệ Trung Quốc trong năm 2023
Sự bùng phát trở lại của Covid tại Trung Quốc đồng nghĩa với chính sách “zero-Covid” khắt khe tiếp tục kéo dài. Nhiều thành phố lớn bị phong toả gây tổn hại không nhỏ cho nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Các công ty Internet Trung Quốc ghi nhận tăng trưởng giảm tốc do người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu cũng như doanh thu từ quảng cáo bị cắt giảm.
Triển vọng kinh tế của Trung Quốc tạo ra những rủi ro tiềm ẩn,ểnvọnglĩnhvựccôngnghệTrungQuốctrongnălịch v league 2024 tuy nhiên dấu hiệu nới lỏng biện pháp chống Covid cũng mang đến cho nhà đầu tư hi vọng về sự thay đổi với toàn ngành công nghệ tại đây trong năm 2023.
“Zero-Covid” - nút thắt tăng trưởng
Kể từ khi đại dịch bùng phát vào năm 2020, Trung Quốc đã tiến hành chính sách “không Covid” (zero-Covid), sử dụng biện pháp phong toả nghiêm ngặt trên diện rộng để kiềm hãm sự lây lan của dịch bệnh. Tuy nhiên, chính sách này đã tạo ra áp lực lớn với nền kinh tế khi gây thiệt hại không nhỏ cho các hoạt động kinh doanh.
Các gã khổng lồ Internet như Tencent và Alibaba ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu thấp kỷ lục trong năm 2022, trong khi những hãng sản xuất xe như Xpeng cũng đối mặt với doanh số thảm hoạ khi người tiêu dùng thắt chặt hầu bao.
Bởi vậy, mức độ phục hồi của ngành công nghệ Trung Quốc sẽ phụ thuộc vào cách thức chính phủ nước này “ứng xử” ra sao với chính sách chống dịch nghiêm ngặt của họ.
“Triển vọng phục hồi của lĩnh vực công nghệ vào năm tới phụ thuộc chủ yếu vào mức độ hồi phục của nền kinh tế vĩ mô, đặc biệt là nhu cầu tiêu dùng”, Xin Sun, giảng viên cao cấp về kinh doanh Trung Quốc và Đông Á tại Đại học King’s College London, nói với CNBC.
“Mức độ tiêu dùng kìm hãm hiện nay phần lớn do các hạn chế về Covid, cũng như sự thiếu tin tưởng của người dân. Ngành công nghệ sẽ thực sự hồi phục nếu Trung Quốc có thể thoát khỏi Covid-19 một cách suôn sẻ và mở cửa trở lại nền kinh tế”, chuyên gia này cho hay.
Giới quan sát có chung nhận định về việc các gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc sẽ tăng trưởng trở lại trong năm 2023 khi nền kinh tế nước này mở cửa trở lại. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng sẽ không thể đạt mức 30% - 40% hàng quý như trong quá khứ.
Theo công ty phân tích Refinitiv, Alibaba được dự báo doanh thu tăng 2% so với cùng kỳ năm ngoái trong quý IV năm nay, trước khi tăng lên hơn 6% vào quý I/2023 và 12% vào quý II năm tới.
Trong khi đó, Tencent dự kiến đạt mức tăng trưởng doanh thu hàng năm chỉ 0,5% trong quý cuối cùng của 2022 và đạt mức 7% vào quý I năm sau, trước khi tăng 10,5% trong quý II/2023.
Chính sách được nới lỏng
Chính sách Covid nghiêm ngặt là một trở ngại lớn với lĩnh vực công nghệ, nhưng trước đó cũng cần kể tới việc Bắc Kinh tăng cường siết chặt quy định với một trong những ngành phát triển nóng nhất đất nước kể từ cuối năm 2020.
Cho tới đầu năm 2021, chỉ số công nghệ Hang Seng Hồng Kông, nơi hầu hết các gã khổng lồ công nghệ của Trung Quốc niêm yết, đã giảm hơn 50%. Trong 2 năm qua, chính quyền Đại lục đưa ra một loạt chính sách, từ quy tắc chống độc quyền mới, cho tới luật bảo vệ dữ liệu, thậm chí cả luật về việc sử dụng thuật toán trong các doanh nghiệp công nghệ.
Những cái tên rơi vào danh sách vi phạm quy định độc quyền đều nhận những án phạt tiền lớn, trong đó có cả Alibaba và công ty giao đồ ăn Meituan. Lĩnh vực trò chơi điện tử Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Năm 2021, cơ quan quản lý đóng băng việc phê duyệt và phát hành các trò chơi điện tử mới, đồng thời đưa ra quy tắc giới hạn thời gian chơi game online với đối tượng dưới 18 tuổi.
Tuy nhiên, đã có những dấu hiệu cho thấy áp lực có thể được nới lỏng thời gian tới. Trước mắt, cơ quan quản lý đã khởi động lại việc cấp phép cho các trò chơi điện tử, động thái có lợi cho Tencent và NetEase - 2 tên tuổi lớn nhất trong làng sản xuất game Đại lục.
Linghao Bao, chuyên gia phân tích tại Trivium China nói với CNBC rằng, “ưu tiên hàng đầu của Bắc Kinh trong năm nay là tăng trưởng kinh tế”. Ông cũng nhận định việc quản lý “theo kiểu đàn áp” đã chấm dứt khi Bắc Kinh nhận ra ý tưởng đó khiến thị trường hoảng sợ và suy yếu niềm tin kinh doanh. “Chúng tôi nhận thấy một số nỗ lực gần đây nhằm nới lỏng các biện pháp Covid và giải cứu thị trường bất động sản. Trọng tâm đã được chuyển sang cách tiếp cận có tính toán hơn, dễ dàng dự đoán hơn trong việc quản lý các Big Tech”.
Thích nghi để tồn tại
Những tác động của chính sách và dấu hiệu suy thoái của nền kinh tế đã làm thay đổi cách vận hành của các gã khổng lồ công nghệ, từ việc đa dạng hoá danh mục kinh doanh, cho đến thoái vốn ở những doanh nghiệp khác.
Nhiều công ty công nghệ Trung Quốc bắt đầu cắt giảm chi phí và rút khỏi các hoạt động kinh doanh không cốt lõi để tăng lợi nhuận. Chẳng hạn như Tencent, ngoài việc sở hữu dịch vụ nhắn tin phổ biến nhất Đại lục là Wechat, họ còn là nhà đầu tư lớn vào các công ty khác.
Gần đây, gã khổng lồ này đã bắt đầu thoái vốn tại một số tên tuổi hàng đầu ở Trung Quốc như JD.com và Meituan. Tencent cũng đang tập trung vào các lĩnh vực khác như kinh doanh điện toán đám mây và thúc đẩy doanh số bán game ở thị trường ngoài Đại lục, khi một trong những động lực doanh thu lớn nhất của hãng vẫn phải chịu nhiều áp lực.
Tương tự, Alibaba, công ty có hoạt động bán lẻ chiếm phần lớn doanh thu, cũng đang cố gắng tăng doanh số bán hàng trên lĩnh vực đám mây để đa dạng hoá hoạt động kinh doanh.
Cùng với đó, các gã khổng lồ công nghệ cũng thay đổi cách tiếp cận trong xây dựng hệ sinh thái.
“Cuộc đàn áp nhằm vào quyền lực của lĩnh vực công nghệ đã làm thay đổi căn bản logic kinh doanh thông thường mà các công ty đi theo trong quá khứ. Những gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc từng cố gắng xây dựng hệ sinh thái, bằng cách mua lại và tích hợp các ngành kinh doanh khác nhau để tăng mức độ gắn bó của khách hàng”, Sun nói.
Bắc Kinh đã tìm cách tách rời một số doanh nghiệp có liên kết tài chính với các công ty công nghệ do lo sợ sức mạnh tập trung quá lớn. Chẳng hạn, Ant Group, chi nhánh fintech của Alibaba đã được Ngân hàng Trung ương Trung Quốc yêu cầu trở thành công ty tài chính vào năm 2021 sau đợt IPO bị huỷ bỏ cuối năm 2020.
Đầu năm nay, Tencent cũng cho biết, họ đang tìm hiểu các quy định để xác định dịch vụ thanh toán di động WeChat Pay có phải chuyển sang 1 công ty cổ phần tài chính riêng biệt hay không.
Trong khi đó, Tariq Dennison, nhà quản lý tài sản tại GFM Asset Management trụ sở tại Hồng Kông, nói với CNBC rằng, giới công nghệ Đại lục trong năm 2023 sẽ đối mặt với các rủi ro địa chính trị lớn hơn, gồm việc nhà đầu tư Mỹ bị chặn mua cổ phiếu công nghệ Trung Quốc cho tới việc các công ty bị quốc hữu hoá. Trong đó, rủi ro về địa chính trị được coi “là mối đe doạ lớn nhất”.
Thế Vinh(Tổng hợp)
(责任编辑:Thời sự)
- ·Nhận định, soi kèo Chelsea vs Bournemouth, 02h30 ngày 15/01: Làm khó chủ nhà
- ·Lịch thi đấu và trực tiếp vòng 21 V.League 2019: B.Bình Dương vs HAGL
- ·Mẹ chồng nàng dâu tập 70: Những tiết lộ không ngờ của mẹ chồng về con dâu Lâm Khánh Chi
- ·B.Bình Dương vs HAGL (17h 16/8): Phố Núi lâm nguy
- ·Nhận định, soi kèo Pyramids vs Ghazl El Mahalla, 21h00 ngày 15/1: Bắt nạt ‘lính mới’
- ·Giọng ca bất bại tập 2: Mỹ Tâm không hài lòng khi thí sinh bắt chước Lệ Quyên
- ·Soi kèo phạt góc Club Tijuana vs Cruz Azul, 10h10 ngày 15/7
- ·Soi kèo phạt góc Pyunik vs Trans Narva, 22h ngày 13/7
- ·Nhận định, soi kèo Al Okhdood vs Al Fayha, 20h55 ngày 16/1: Cửa dưới thắng thế
- ·Nhận định Bình Dương vs HAGL, 17h00 ngày 16/8 (VĐQG Việt Nam)
- ·Nhận định, soi kèo Dundee FC vs Celtic, 03h00 ngày 15/1: Tí hon đấu khổng lồ
- ·Soi kèo phạt góc Seychelles vs Zambia, 20h ngày 11/7
- ·Quán quân 'Ảo thuật siêu phàm' cầm tay Lý Nhã Kỳ xuyên hộp thủy tinh
- ·Hotboy ảo thuật khiến Lý Nhã Kỳ muốn… bắt về nuôi
- ·Nhận định, soi kèo Zamalek vs Haras El Hodood, 21h00 ngày 16/1: Tin vào cửa trên
- ·Sao nhập ngũ Chết cười với màn hát bằng giọng Quảng Nôm của Mr. Cần Trô
- ·Hương vị tình thân phần 2 tập 41: Ông Sinh giao du với xã hội, gia đình Nam xôn xao
- ·Soi kèo phạt góc Tobol Kostanai vs Honka, 22h ngày 13/7
- ·Nhận định, soi kèo Municipal Liberia vs LD Alajuelense, 09h00 ngày 15/1: Tạm chiếm ngôi đầu
- ·Ngoại hình thay đổi chóng mặt của Thanh Sơn '11 tháng 5 ngày'