Soi kèo phạt góc Leipzig vs Man City, 3h ngày 23/2

Kinh doanh 2025-01-27 08:49:47 139
èophạtgócLeipzigvsManCityhngàliverpool vs brighton   Hồng Quân - 22/02/2023 05:00  Kèo phạt góc
本文地址:http://wallet.tour-time.com/news/53c999599.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Al Faisaly vs Al Jabalain, 19h35 ngày 23/1: Khách ‘tạch’

tet nay me toi vat va nhieu 1.png

Nhưng phải thừa nhận đó là những cái bánh ngon nhất trần đời. Những cái bánh chưng phá tan công thức “7-2-1” (7 đỗ - 2 gạo - 1 thịt) của mẹ tôi. Nhưng không vì thế mà năm sau mẹ tôi chịu thay đổi.  

Ở quê tôi, bánh chưng còn là quà cáp cho thông gia (khổ, sang chúc Tết bố vợ đã xa xôi rồi lại phải chất thêm mấy cái bánh chưng vào cốp xe), rồi ra Tết lại phải đi mượn nồi luộc lại bánh một lần nữa để cho mỗi đứa mấy cái đem xuôi. Không thích cũng phải cầm đi. Cái tư duy dùng bánh chưng làm quà sau tết đã ăn sâu vào đầu óc mẹ tôi rồi, không thể cản được.

Giận mẹ nhiêu khê, nhưng tiếc công mẹ nấu, nên tôi không nỡ vứt mấy cái bánh chưng đó, nhưng thú thực là, có năm qua rằm tháng Giêng rồi mà tôi vẫn cứ mở ra mở vào tủ lạnh để nghĩ cách chế biến mấy cái bánh chưng còn lại.

Dù sao cũng xong phần bánh chưng - con át chủ bài của Tết. Dù thịt thà rất sẵn, nhưng mẹ tôi nhất định phải đăng ký “ăn đụng” lợn với nhà ai đó.

Ăn đụng tức là ăn chung nhau. Một con lợn chia ra thường là 4 nhà. “Ăn chân sau cho nhau chân trước” có lẽ là kinh nghiệm ăn đụng, nhưng mà các cụ ở quê cũng đều khôn cả, nên sự công bằng là tuyệt đối. Mọi bộ phận của con lợn đều được chia làm 4, đương nhiên, có hai cái mắt thì không thể bổ đôi mỗi cái, nhưng họ đã có những quy ước hoán đổi tương đương, đảm bảo không ai bị thiệt tí gì, mà cũng không ai phải mang tiếng là nhận phần hơn.

Chúng ta hàng ngày mua thịt thường thích phần gì ăn phần đấy, trong khi ăn đụng thì ối giời ơi, một con lợn trên tạ đến tạ rưỡi, tiếng là ăn bỗng rượu nhưng bỗng rượu có cám con cò không thì không ai dám chắc (chủ nuôi cũng khôn lắm), mang 30 - 40 cân thịt về. Phần ngon lành thì chẳng bao nhiêu, các loại mỡ, má, thủ, bạc nhạc… đủ cả.

Sau bữa lòng lợn hỉ hả đầu tiên, chạy xuống bếp để rán cho ngần ấy tảng mỡ, băm, chặt, lọc ra ngần ấy cái xương, thái ra ngần ấy thứ bầy nhầy…, rồi lại cho vào cối giã giò, gói giò, luộc giò nữa, thì phải nói là kinh hồn. Giò lụa chưa xong lại cắt nấm hương, mộc nhĩ mướt mải mồ hôi làm giò xào…

Phần thịt còn lại thì cất tủ lạnh. Tủ lạnh hết chỗ phải chuyển sang tủ đông. Mỗi lần thò tay vào cái tủ đông lạnh buốt, bám đầy tuyết, với hàng chục cái túi bóng to nhỏ, buộc chằng níu vào nhau, chọn một miếng thịt ưng ý làm bữa đâu phải dễ.

Bụng nghĩ đến miếng thịt ba chỉ để luộc chấm mắm tép, nhưng hì hụi rã đông xong, nó lại là miếng má lợn toàn mỡ, thế có điên không. Rồi miếng tai lợn kia, bà chị dâu làm dối, cho vào luộc, mùi ráy tai bốc lên hôi kinh lên được.

Thịt thà chưa đủ, bữa nào cũng phải có bát canh bóng bì lợn, có bát miến xào lòng gà, có bát canh măng nấu chân giò, có bát thịt nấu đông úp ngược, mồng hai mồng ba lại làm nem rán, bún thang... Bánh chưng đầy ra đó nhưng vẫn phải có thêm xôi gấc (gấc tích trữ trong ngăn đá để được hàng năm), xôi vò, chè lam.

Gà thì phải nhốt vào bu, ăn con nào thịt con đó để khi luộc lên, đầu gà phải ngóc đầu như đầu con công mới là “chuẩn gà tết”, chứ gà thịt sẵn, cất tủ lạnh thì không làm được.

Mẹ tôi chết chìm trong cái thực đơn bắt buộc phải có đó, và đương nhiên mẹ cũng được độc quyền làm, bởi chả ai dại gì mà nhảy vào làm giúp để chứng minh là mình không biết làm hoặc làm không đúng công thức. Lũ trẻ cũng rất nhanh chán.

Những món đồ “chuẩn cỗ bà nấu”, chúng chỉ ăn qua quýt. Đến khi mẹ chúng bưng đĩa đậu rán giản đơn lên, chúng nhâu nhâu đũa vào gắp, một loáng cái hết veo. Nhưng với bà thì tết ai lại ăn đậu. Ăn đậu thì đâu phải là ăn tết nữa.

Rồi Tết sẽ hết

Lũ con lũ cháu tạm biệt bà xuống thành phố đi học, đi làm. Bữa cơm thường nhật ở thành phố, cộng với KFC, McDonald, cùng đủ thứ trên Shopee food… sẽ khiến chúng nhanh chóng quên đi những món tết của bà.

Bản thân tôi cũng không mấy hào hứng với những món Tết đó. Thỉnh thoảng nghĩ lại những mâm cỗ Tết ê hề cũng phát sợ. Rồi ngày Tết mưa phùn, nấu nướng lì lụt, mệt bở hơi tai.

tet nay me toi vat va nhieu 2.png

Thế rồi bất ngờ năm đó mẹ tôi ốm, phải nằm viện. Giáp Tết mới xin được về quê. Mọi người bắt mẹ nằm nghỉ ngơi trên giường, không cho lao vào bếp như mọi năm.

Cái Tết gọn nhẹ do tôi làm tổng quản. Tay dao tay thớt, lên menu trước 8 tiếng mỗi bữa trên group facebook gia đình cho mọi người comment chọn. Các món ăn đều chuẩn vị truyền thống. Vẫn nấu bánh chưng đàng hoàng. Đương nhiên không ăn đụng lợn, không giã giò nữa mà mua thịt tươi, hút chân không; các loại đặc sản ba miền thì mỗi anh em mang về một thứ...

Lũ trẻ ăn ngon miệng, ăn hết, không bữa nào phải đau đầu nghĩ cách xào nấu tái chế lại cho bữa sau.

Nhưng tôi vẫn thấy thiếu thiếu một cái gì đó. Cái tết khi gọn gàng quá thì nó bỗng trở nên nhợt nhạt, không còn cảnh túi bụi, tất tưởi như mọi năm.

Tôi bỗng thấy nhớ tất cả: cái không khí xì xụp nấu nướng, cái dáng tất tưởi của mẹ tôi chạy lên nhà xuống sân, cái bếp rộn ràng người ra, người vào và luôn có một nồi hầm xì xì phun khói, luôn có một món gì đó đang được vần trên bếp…

Vâng, đó là cái Tết của mẹ tôi. Chỉ có một chút ít kinh nghiệm lấy ra từ truyền thống, còn lại chủ yếu là những kỹ năng xoay xở chế biến thực phẩm của một thời bao cấp, có cả sự đói nghèo lẫn mơ ước về sự thừa mứa, ê hề. Tất cả đã thấm vào trong hương vị Tết của mẹ tôi, tạo ra những công thức đặc thù cho các món.

Thế hệ chúng tôi sinh ra và lớn lên trong những cái Tết đó. Rồi cuộc sống khấm khá lên, văn minh lên, chúng tôi thích ứng với những cái mới và có thể tạm quên đi những thói quen cũ. Nhưng rất nhiều người mẹ của chúng tôi vẫn bảo lưu nó, trong vô thức, và mỗi khi Tết đến thì những thói quen đó lại trỗi dậy, lại hăm hở vào bếp.

Hóa ra cái không khí tết mà thế hệ 6x, 7x chúng tôi đang cảm nhận bằng tất cả các giác quan và tâm hồn mình mỗi khi về quê - cái không khí ấy đến từ sự tất tưởi đến luộm thuộm của mẹ, đến từ những món ăn ăn dễ ngấy như cái bánh chưng ít thịt, ít đỗ, miếng thịt lợn ăn đụng nhiều mỡ; đến từ mùi khói hăng nồng của gộc củi còn ướt cứ sủi bọt xì xì dưới gầm nồi bánh chưng; đến từ tiếng giã giò kì cạch, tiếng con gà nhốt trong bu ngoài hiên chờ đến lúc cắt tiết, vặt lông…

Có thể khi chúng tôi trở thành ông, thành bà, chúng tôi sẽ không còn “thực hành” những cái Tết kềnh càng như thế này cho con cháu nữa. Bởi chúng tôi đã là người hiện đại.

Và như thế, thưa mẹ, dù rất thương mẹ vất vả, nhưng cho phép con được ngồi khểnh chiều ba mươi, ngắm nhìn mẹ cuống quýt, tít mù sửa soạn tết. Đó là cách “thực hành tết” đặc trưng của mẹ rồi. Đó là di sản của một thời. Một thời chúng con đã sinh ra và lớn lên….

“Tết đến mẹ tôi vất vả nhiều/ Mẹ tôi lo liệu đủ trăm chiều”, nhưng gần cuối bài thơ, Nguyễn Bính cũng nói lên những niềm vui bé nhỏ của mẹ trong ngày Tết: “Người rủ cô tôi đánh tam cúc/ Cười ầm tốt đỏ đè tốt đen”. Ờ nhỉ, đã lâu lắm rồi, chúng ta không còn chơi tam cúc nữa. Trẻ con bây giờ cũng chả thấy đứa nào biết chơi. Nhưng mẹ ta thì chắc chắn biết. Ngày Xuân, hãy bày ra một ván tam cúc và rủ mẹ cùng chơi nào!

Đỗ Doãn Phương

Minh họa: Phạm Bình Chương

Được về quê ăn Tết với bố mẹ là vui sướng nhất

Được về quê ăn Tết với bố mẹ là vui sướng nhất

Dẫu kinh tế có nghèo, có thiếu thốn thế nào đi chăng nữa, tiệc cỗ giản đơn ít món, nhưng mỗi khi xuân về được về quê ăn Tết cùng bố mẹ là vui nhất, thích nhất.">

‘Tết đến mẹ tôi vất vả nhiều’

bao hanh binh phuoc.jpg
Bé A. bị cha dượng dẫm đạp dưới nền nhà - Ảnh cắt từ camera

Thắng bị bắt sau ít giờ đồng hồ kể từ khi đoạn clip do camera gắn ở phòng khách nhà mình ghi lại cảnh bạo hành, được chia sẻ chóng mặt trên mạng xã hội.

Thấy hành vi của mình khiến dư luận phẫn nộ, Thắng đã cắt đứt dây camera để “né tội” nhưng không thể qua mắt được cơ quan chức năng và dư luận.

camera an ninh.jpg
Camera tố cáo hành vi bạo hành dã man của gã cha dượng

Thắng và chị Đ.T.H. (SN 1982, quê Quảng Ngãi) từng là vợ chồng và có chung với nhau 2 người con, sau đó hai người ly hôn do mâu thuẫn trong cuộc sống. Sau khi ly hôn, Thắng sống một mình ở phường Tân Thiện, TP Đồng Xoài, còn chị H. sống chung với một người đàn ông khác và sinh được 2 người con, bé A. là con thứ hai của chị H. với người đàn ông này.

Tuy vậy, trong thời gian sống chung chị H. với người này cũng rạn nứt tình cảm nên chia tay, chị H. đưa bé A. trở về sống chung với Thắng ở phường Tân Thiện, TP Đồng Xoài.

Do bé A. thường lấy điện thoại của Thắng nghịch nên Thắng tỏ ra bực mình, nhiều lần đánh đập bé nhưng được vợ can ngăn.

Đỉnh điểm là sự việc xảy ra vào tối ngày 8/3. Sau khi nhậu cùng bạn bè, Thắng ngủ dậy thì thấy bé A. cầm điện thoại của mình chạy ngoài đường nên đã lấy lại điện thoại, kéo bé vào phòng khách quăng quật, dùng chân tay giẫm đạp, đánh đập bé dã man trước tiếng kêu khóc, van xin thảm thiết của bé.

Trong cơn thịnh nộ, Thắng còn có ý định đi tìm hung khí để bạo hành bé nhưng không tìm thấy, tiếp tục đánh đập bé lăn lóc dưới nền nhà.

Đến sáng hôm sau, gia đình đưa bé A. đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Phước để cấp cứu và được chăm sóc ở đây hai ngày. Kết luận của bệnh viện cho thấy bé bị đa chấn thương phần mềm do tác động ngoại lực.

Lo lắng cho sức khỏe của con, sau khi xuất viện chị H. phải đưa con rời khỏi nhà để thuê phòng trọ ở, tránh tiếp xúc với Thắng.

Đây không phải là lần đầu xảy vụ việc cha dượng bạo hành con riêng của vợ ở Bình Phước. Trước đó, một bé gái 7 tuổi ở xã Tân Hòa (huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước) cũng bị cha dượng bạo hành phải nhập viện. Cơ quan chức năng sau đó đã vào cuộc để bảo vệ bé, đồng thời xử lý hành vi bạo hành trẻ em này.

Cha dượng bạo hành con riêng của vợ cũ ở Bình Phước gây phẫn nộ

Cha dượng bạo hành con riêng của vợ cũ ở Bình Phước gây phẫn nộ

Bé trai 9 tuổi ở Bình Phước liên tục bị cha dượng đánh đập, kéo lê trên nền nhà khiến dư luận phẫn nộ.">

Camera tố cáo gã cha dượng bạo hành dã man con riêng của vợ cũ

file 69219.jpg
Nghệ sĩ Kenny G.


Điểm mới ở đêm diễn này là các nhạc công của ban nhạc đồng hành với Kenny G có cơ hội thể hiện các màn solo đẳng cấp của mình. Trong đó, nghệ sĩ chơi bộ gõ gây ấn tượng mạnh với khán giả Việt khi màn biểu diễn được cộng hưởng bởi những tràng pháo tay vỗ theo nhịp điệu rất hào hứng.

Màn biểu diễn ấn tượng của nghệ sĩ bộ gõ:


Cũng trong đêm diễn này, Kenny G vẫn nỗ lực giao lưu với khán giả bằng tiếng Việt. Lần này nghệ sĩ phải nhờ đến sự hỗ trợ của nghệ sĩ piano Robert Jerone Damper trong ban nhạc nhắc lời rồi mới ra khu vực micro nói chuyện tiếp với khán giả. Tuy vậy những người có mặt đều thấy thích thú trước nỗ lực kết nối với khán giả Việt Nam cực đáng yêu của Kenny G.  


Trước buổi diễn 17/11, quản lý của Kenny G đã đến khảo sát Nhà hát Hồ Gươm và khẳng định địa điểm này đạt đủ điều kiện và quy mô cho một đêm nhạc đẳng cấp thế giới. Dàn thiết bị, âm thanh được đầu tư theo tiêu chuẩn một nhà hát hiện đại và đẳng cấp cũng như đáp ứng đầy đủ những yêu cầu khắt khe về kỹ thuật khiến đêm nhạc Kenny G Live in Ho Guom thoả mãn tai nghe của những khán giả sành nhạc nhất. 


Là khán giả có mặt trong đêm diễn thứ hai của Kenny G, NSƯT Bùi Công Duy bày tỏ: ‘’Buổi biểu diễn của Kenny G ở Nhà hát Hồ Gươm là lần hiếm hoi tôi đi xem một chương trình nghệ thuật với tư cách khán giả ngồi xem từ đầu đến cuối. Tôi ngưỡng mộ, yêu mến, suốt tuổi thơ lớn lên cùng âm nhạc của Kenny G.

Có một kỷ niệm với tôi là quãng thời gian học ở Nga thường xuyên mở Going homecủa Kenny G và hôm nay là mùa đông của Hà Nội nhưng nghe lại ca khúc trực tiếp từ người nghệ sĩ yêu mến với khoảng cách thật gần thấy sự ấm áp lạ kỳ. Tôi nhớ lại quãng thời gian cách đây 30 năm thời sinh viên nghe Going homevà xúc động vô cùng.

Kenny G là nghệ sĩ lớn với khả năng hấp dẫn sân khấu khi dẫn dắt cuộc chơi một cách hoàn hảo, chủ động. Ông dù đã 67 tuổi nhưng nếu nắm mắt nghe tiếng kèn tôi nghĩ có lẽ nghệ sĩ chỉ như mới 30 tuổi. Sự khổ luyện, phong cách chơi nhạc trẻ trung, năng lượng vô tận Kenny G đã không trưng trổ kỹ thuật biến cái khó thành nghệ thuật với lối chơi điềm đạm, sang trọng và giữ được nhịp độ buổi biểu diễn.

hhkd9197.jpg
Nhà hát Hồ Gươm cũng cho thấy khả năng ưu việt của một nhà hát đa năng với hệ thống âm thanh hiện đại nhất thế giới. 


Các khán giả không thấy chương trình trùng xuống cho thấy tài biên tập chương trình của ban tổ chức hiểu thói quen khán giả châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Việc Kenny G biểu diễn ở Nhà hát Hồ Gươm cũng cho thấy khả năng ưu việt của một nhà hát đa năng với hệ thống âm thanh hiện đại nhất thế giới với sự đầu tư trang thiết bị mà nhà sản xuất nào khi được giới thiệu và tổ chức chương trình cũng đều ước ao.


Sự thành công của đêm nhạc Kenny G tại Nhà hát Hồ Gươm cho thấy khi chúng ta chuẩn bị tốt, yêu cầu cao nhất, nghệ sĩ thả hồn thể hiện tài năng tuyệt vời thông qua tiếng kèn ma thuật của Kenny G. Đây sẽ là tín hiệu vui để Việt Nam là điểm đến của các huyền thoại và nghệ sĩ hàng đầu thế giới có thể tin tưởng lựa chọn biểu diễn trong tương lai’’.

hhkd9164.jpg


Kenny G đã khép lại chuyến lưu diễn thứ 2 tại Việt Nam thành công ngoài sức tưởng tượng. Ngoài 2 đêm nhạc tại Hà Nội, nghệ sĩ sẽ có chuyến nghỉ dưỡng tại Đà Nẵng, Hội An... trước khi về Mỹ tiếp tục các buổi diễn cuối năm vô cùng bận rộn. 

Bài:Đỗ Lê
Clip: Anh Phương
Ảnh: Hoà Nguyễn

Kenny G yêu cầu khắt khe đến từng cái dây loa khi diễn ở Việt Nam

Kenny G yêu cầu khắt khe đến từng cái dây loa khi diễn ở Việt Nam

Nghệ sĩ Nguyễn Tuấn Nam chia sẻ, phía Kenny G yêu cầu rất cao và khắt khe đến từng dây loa phải đúng chủng loại và thương hiệu.">

Nếu nhắm mắt nghe Kenny G chơi nhạc tôi nghĩ nghệ sĩ chỉ mới 30 tuổi

Nhận định, soi kèo Freiburg vs Bayern Munich, 21h30 ngày 25/1: Kiểm điểm bản thân

Không gian triển lãm Mảnh trời của Thủy Nguyễn ở Monaco">

Không gian 'Mảnh trời' của Thủy Nguyễn ở Monaco

"Thông qua hình thức này, nhà trường muốn gửi đến hai thông điệp: Hình thành văn hoá đọc cho học sinh; Đọc một cuốn sách hay giúp các em có sự lắng đọng trong tâm hồn, biết yêu thương nhiều hơn, từ đó giảm bớt những xung đột học đường”, thầy Phú cho hay.

Hiệu trưởng trường Bùi Thị Xuân khẳng định: “thực tế, học sinh của trường thích thú với hình thức này, cho tới nay phụ huynh cũng rất đồng tình".

Đọc một cuốn sách hay giúp các em có sự lắng đọng trong tâm hồn, biết yêu thương nhiều hơn.

Khuyến khích văn hoá đọc trong nhà trường

Từ tháng 10/2022, trường THCS & THPT Lương Thế Vinh cơ sở 1 bắt đầu áp dụng hình thức xử lý học sinh vi phạm nội quy bằng việc đọc sách và viết bài thu hoạch.

Theo đó, đối với học sinh vi phạm nội quy, nhà trường sẽ được yêu cầu lên thư viện vào chiều thứ 7 hàng tuần, tự chọn sách để đọc trong thời gian quy định dưới sự giám sát của thủ thư. Khi kết thúc giờ đọc, các em viết cảm nhận của mình về những gì đã tiếp thu từ cuốn sách, nhân viên thư viện tiến hành kiểm tra bài thu hoạch. Nếu không đạt yêu cầu học sinh phải thực hiện hình thức xử lý kỷ luật khác. 

Học sinh trường Lương Thế Vinh có thể chủ động lựa chọn hoặc nhờ nhân viên thư viện tư vấn các loại sách báo theo nhu cầu.

Cô Văn Liên Na, Phó Hiệu trưởng cho biết, việc yêu cầu học sinh đọc sách không chỉ đơn thuần là hình thức phạt mà còn là biện pháp mang tính giáo dục và nhân văn nhằm khuyến khích đọc sách và giúp các em nhận thức được hành vi của mình. Tùy từng trường hợp, mức độ vi phạm, nhà trường sẽ áp dụng biện pháp kỷ luật này. Đặc biệt, mọi hình thức xử lý đều có sự trao đổi và đồng thuận của cha mẹ nhằm đảm bảo phối hợp trong việc giáo dục học sinh. 

Đại diện nhà trường bày tỏ mong muốn, thời gian tới biện pháp xử lý kỷ luật này sẽ được nhân rộng trong môi trường giáo dục, giúp học sinh nhận thức được giá trị của đọc sách, phát triển khả năng ngôn ngữ, kiến thức và tư duy. Đồng thời, các em cũng hiểu rõ hơn về vai trò, ý nghĩa của việc tuân thủ quy tắc, nội quy trường lớp.

Ông Nguyễn Văn Phước, Giám đốc công ty First News - Trí Việt cũng cho rằng đây là hình thức phạt “nhân văn và nên lan toả ra cả nước”.

Một giáo viên trường Tiểu học Tốt Động (Hà Nội) bày tỏ, nhìn ở góc độ phương pháp giáo dục, phạt đọc sách trở thành nhiệm vụ phải làm để chuộc lỗi. “Trong bối cảnh học sinh đang có xu hướng lười đọc, có thể xem đây là hình thức giáo dục sáng tạo, khuyến khích văn hoá đọc trong nhà trường”.

TS Giáo dục Nguyễn Thuỵ Anh - người sáng lập Câu lạc bộ Đọc sách cùng concho rằng “phạt đọc sách rất độc đáo và có ích”. Theo bà, khoảng thời gian ngồi trong thư viện giúp trẻ bình tâm lại để nghĩ về lỗi sai, hành vi chưa phù hợp của mình. Tuy nhiên, hình phạt không có hiệu quả nếu chỉ đơn giản là yêu cầu các em đọc sách. Vẫn cần sự trò chuyện, trao đổi thẳng thắn, chân tình sau đó giữa giáo viên và học sinh dựa trên nội dung cuốn sách mà thầy cô gợi ý cho trò đọc, ghi lại câu văn phải suy ngẫm, liên hệ với lỗi lầm của mình.

Nếu không có phương pháp, việc “đọc như một hình thức phạt” cũng trở thành một hoạt động hời hợt, không giúp trẻ nhìn được lại mình để điều chỉnh thái độ, hành vi.

Để việc đọc trở thành thú vui

"Tôi rèn luyện cho con từ nhỏ thói quen đọc sách, truyện tranh, coi đó như một quyền lợi. Hôm nào không hoàn thành tốt việc nhà, ăn uống vệ sinh trễ giờ sẽ bị phạt không được đọc. Mỗi lần như thế bé rất tiếc nuối. Nay đến trường, đọc sách lại trở thành hình phạt, e rằng sẽ tạo tâm lý ngược cho con?", chị Ngọc Linh - một phụ huynh băn khoăn.

Theo ông Nguyễn Quốc Vương - tác giả của cuốn Đi tìm triết lý giáo dục Việt Nam, Đọc sách và con đường gian nan vạn dặm, phạt học sinh đọc sách là con dao hai lưỡi. Đặc biệt khi trẻ chưa hình thành nhận thức rõ ràng về tầm quan trọng của sách lẫn định nghĩa của cụm từ "bị kỷ luật". Học sinh sau khi bị phạt có thể ghét/yêu sách. Vì vậy, biện pháp này nên áp dụng cho người lớn, những công ty, tổ chức, đoàn thể nhằm thúc đẩy văn hóa đọc lan rộng.

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh khẳng định, mọi đứa trẻ trên thế giới đều thích nghe kể chuyện. Thói quen đọc sách là sự nối dài việc nghe chuyện dưới hình thức chủ động. Đó là một hành vi, một nhu cầu như chạy nhảy, bơi lội, đùa nghịch, hát hò, vẽ vời. Nhưng hạt giống của thói quen đó phải có ai gieo trồng trong đầu đứa trẻ từ thuở ấu thơ bằng những câu chuyện kể, những cuốn sách làm quà tặng. Để nhu cầu đọc sách nảy mầm và trở thành một khát khao tự nhiên.

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh nhấn mạnh, trẻ em đến với sách trước hết vì niềm vui. Các em đọc do thích thú chứ không phải nghĩa vụ nên mới có câu "thú đọc sách". Nó cũng như câu cá, đánh cờ, chơi tem là hoạt động hoàn toàn tự nguyện.

Bài 2: Trương Ngọc Ánh, Mỹ Uyên, Tùng Dương không ủng hộ phạt đọc sách 

Hình phạt đọc sách đã giúp ca sĩ IU thành ‘em gái quốc dân’ tại Hàn Quốc"Tôi nghĩ sức mạnh của khả năng sáng tác các bài hát mà IU có được đến từ thói quen đọc sách, say mê sách ở bất kỳ lĩnh vực nào như khoa học nhân văn hay văn học thuần túy’, Giám đốc thư viện Deachi (Hàn Quốc) Ryu Sun-deok chia sẻ.">

Phạt đọc sách để giảm bớt xung đột học đường

友情链接