NEWSNEWS

Trước đây, Yeah1 từng bị phạt 20 triệu đồng vì thiếu kiểm soát những video clip 'Spiderman Elsa'

Những ngày gần đây,ướcđâyYeahtừngbịphạttriệuđồngvìthiếukiểmsoátnhữchelsea – newcastle Yeah1 công bố thông tin về việc Youtube chấm dứt thỏa thuận lưu trữ nội dung sau ngày 31/3 đối với các đơn vị có hoạt động kinh doanh liên quan tới mảng YouTube Adsense của Tập đoàn bao gồm SpringMe Pte. Ltd., Yeah1 Network Pte Ltd và ScaleLab LLC.

Theo đó, YouTube cho rằng SpringMe (công ty có trụ sở tại Thái Lan mà Yeah1 sở hữu 16,5% cổ phần) đã có hoạt động quản lý, tuyển lựa kênh chưa phù hợp với quy định của YouTube. Yeah1 sau đó cam kết thanh toán đầy đủ và đảm bảo quyền lợi như trong hợp đồng với các đối tác trước và sau ngày 31/3. Theo Yeah1 Network, kết quả làm việc chính thức với YouTube sẽ được họ cập nhật tới các đối tác chậm nhất vào ngày 11/3.

Vụ việc này đang nhận được sự quan tâm rất nhiều từ dư luận, đặc biệt từ những kênh đang nằm trong Network của Yeah1 và đang kiếm tiền từ việc sản xuất các nội dung video cho kênh của mình.

Đây không phải lần đầu Yeah1 gặp vấn đề với những nội dung xuất hiện trên Network của mình.

Trước Momo, trẻ em Việt từng bị "đầu độc" bởi những video gắn mác "Spiderman Elsa" trên Youtube

Gần đây, câu chuyện "Quái vật Momo" được lồng vào các video hoạt hình dành cho trẻ em đã dấy lên một hồi chuông cảnh báo cho các bậc phụ huynh về việc kiểm soát nội dung con em mình xem mỗi ngày trên Youtube. Đây là cách làm của các kênh và đối tượng xấu, lợi dụng sự ngây thơ dễ dụ của trẻ em và quản lý lỏng lẻo của người lớn để tiện bề câu view với quy mô khổng lồ. 

Trước khi Momo trở thành nỗi sợ hãi của trẻ em thì sự việc "Spiderman Elsa" cũng từng ầm ĩ một thời gian. Nếu như Momo được tạo ra từ các kênh nước ngoài thì Spiderman Elsa là các video được chính nhóm sản xuất người Việt tạo dựng lên, và được nằm trong Network của một công ty Việt Nam, cụ thể là Yeah1.

Lượt xem những tập phim hoạt hình này lên đến con số khổng lồ mỗi ngày.

Vào năm 2017, những bộ phim hoạt hình thuộc thể loại cosplay (tạo hình giống nhân vật trong truyện) được rất nhiều trẻ em ưa chuộng. Điển hình nhất là bộ phim có tựa đề "Người Nhện và Nữ hoàng Băng Giá" (tên tiếng Anh là Spiderman Elsa) được hàng triệu đứa trẻ theo dõi và tìm kiếm mỗi ngày.

Khi quan sát con em mình xem các đoạn clip này, nhiều bậc phụ huynh tỏ ra khá yên tâm vì chúng đều là những nhân vật quen thuộc như người nhện hay nữ hoàng băng giá. Chưa kể đến, việc xem phim hoạt hình có thể giúp các em tăng khả năng sáng tạo, vui vẻ và có thêm kiến thức về một số nhân vật nổi tiếng.

Một cảnh trói cô gái vào gốc cây để cắt lưỡi giả

Tuy nhiên, nếu bỏ ra vài chục phút theo dõi, nhiều người hoảng hốt khi phát hiện một số tập của bộ phim là những clip nhảm nhí, không logic, không có cốt truyện, không mang tính giáo dục cho con trẻ, và điều tồi tệ hơn nữa là có nhiều chi tiết nhạy cảm, dung tục và không phù hợp với trẻ em.

Lượt sản xuất của phim hoạt hình này vào năm đó lên đến con số hàng trăm tập. Nhiều người lo ngại những chi tiết phản cảm của bộ phim có thể sẽ ăn sâu vào tiềm thức trẻ nhỏ, khiến chúng dễ phát sinh hành động "bắt chước" mà không hề suy nghĩ việc đó là tốt hay xấu.

Trong hàng chục tập chúng tôi đã theo dõi, phần lớn chứa nhiều cảnh kinh dị, máu me, đâm chém nhau kinh hoàng và có cả chi tiết nhạy cảm, yêu đương người lớn... do diễn viên Việt Nam cosplay đóng.

Cảnh tượng ông già Noel (một người tốt bụng và hay tặng quà cho trẻ nhỏ ngoài đời thực) bị biến thành một con chó sói cắn người. Ảnh cắt từ clip

Các nhân vật hoạt hình như nữ hoàng băng giá Elsa, người nhện Spiderman, thằng hề kinh dị Joker, Batman... đều tụ họp trong video có nội dung nhảm nhí và bạo lực, thậm chí có nhiều phân cảnh gây ám ảnh cho người lớn, dù đây là những nhân vật dành cho trẻ con!

Như đã nói, nhóm sản xuất những clip này là 1 đối tác của hệ thống đa kênh Yeah1 Network tại Việt Nam và có dấu hiệu lách luật, lợi dụng sự hỗ trợ của Youtube và Network để làm ra những nội dung không phù hợp.

Thời điểm đó, sự phẫn nộ của phụ huynh và nhiều người đã gây sức ép, buộc không những nhóm sản xuất nội dung chịu trách nhiệm mà một phần trách nhiệm lớn hơn sẽ nằm ở đơn vị hỗ trợ Network là Yeah1, vì đây là nơi tư vấn từ khóa, quảng cáo, nhắm vùng hay đối tượng tại từng quốc gia.

Bạo lực, phản cảm là những gì mà nhiều video về Người nhện và công chúa Elsa giả mạo đem đến cho trẻ qua các video trên YouTube.

Yeah1 từng bị phạt 20 triệu đồng khi để kênh đối tác sản xuất và đăng tải những video bẩn

Thời điểm đó, Đại diện Yeah1 Network cho biết YouTube là một nền tảng mở, mọi người đều có thể tải lên nội dung của mình tự do và được thẩm định qua người xem nếu nội dung không phù hợp theo tiêu chí của Google (đơn vị chủ quản YouTube). Ngoài cơ chế "kiểm soát" qua người xem, YouTube còn lập ra cơ chế hỗ trợ và quản lý các kênh YouTube một cách vật lý thông qua các đơn vị được cấp chứng chỉ MCN (Multi Channels Network).

Yeah1 Network là 1 trong hơn 200 đơn vị được cấp chứng chỉ của Google trên toàn thế giới với nhiệm vụ là hỗ trợ các nhà phát triển nội dung trên nền tảng YouTube, tuy nhiên quyền xóa kênh YouTube nằm trong tay người xem và YouTube.

Phía Yeah1 Network thừa nhận họ đã có sự thiếu chặt chẽ trong việc kiểm soát với vai trò là người đứng giữa nhà sáng tạo nội dung và Youtube: "Đây cũng sẽ là bài học kinh nghiệm để Yeah1 Network kiểm soát chặt chẽ hơn nội dung dành cho thiếu nhi trên YouTube".

Yeah1 từng thừa nhận thiếu chặt chẽ trong việc kiểm soát với vai trò là người đứng giữa nhà sáng tạo nội dung và Youtube.

Ngày 18/1/2017, ông Nguyễn Thanh Lâm – Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ TTTT) đã ký xử phạt vi phạm hành chính với ông Trà Ngọc Hải, chủ sở hữu kênh Youtube "Spiderman Frozen Marvel Superhero Real Life". Người này bị xử phạt tiền 30 triệu đồng, quy định tại điểm D, khoản 3, điều 65 Nghị định 174/2013/NĐ-CP.

Bên cạnh đó, Công ty Cổ phần NVU (Yeah1 Network) đã có hành vi vi phạm hành chính khi không thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn chặn việc truy nhập thông tin hoặc loại bỏ thông tin trái pháp luật. Công ty này bị xử phạt số tiền 20 triệu đồng dù trước đó đã thông tin với báo chí rằng: "Chúng tôi không phải là đơn vị sản xuất cũng như không định hướng cho bất cứ một nhà sáng tạo nội dung (creator) trên YouTube nào làm ra những sản phẩm trái với thuần phong mỹ tục và văn hoá Việt Nam".

Dù Yeah1 Network khẳng định không tham gia đầu tư sản xuất những clip có nội dung phản cảm, nhưng trách nhiệm của đơn vị này nằm ở việc quản lý nội dung các kênh trong Network của mình và thời điểm đó họ đã để lọt rất nhiều video "đầu độc" trẻ nhỏ từ các kênh này.

Theo GenK

赞(623)
未经允许不得转载:>NEWS » Trước đây, Yeah1 từng bị phạt 20 triệu đồng vì thiếu kiểm soát những video clip 'Spiderman Elsa'