12h trưa, nhiệt độ ở huyện Hải Lăng gần 40°C, chúng tôi có mặt tại một ngôi nhà khá rộng rãi ở thôn Tân Xuân Thọ (xã Hải Trường). Không khỏi bất ngờ khi ở đây có hàng chục phụ nữ là thành viên các chi hội phụ nữ và giáo viên các trường trên địa bàn đang hối hả chế biến.Họ bỏ giờ nghỉ trưa của bản thân, gác lại công việc ở nhà để cùng nhau làm món muối đậu sả gửi vào tặng cho người dân ở TP.HCM.
 |
Phụ nữ xã Hải Trường chung tay chuẩn bị đồ tiếp tế người dân TP.HCM. |
Theo chân chị Lê Thị Thuận, Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ xã Hải Trường, chúng tôi được chị chia sẻ nhiều công đoạn làm nên những hạt muối đậu sả chan chứa tình thương.
Chị Thuận nói, trận lũ lụt lịch sử năm 2020 ở tỉnh Quảng Trị khiến người dân nơi đây đói và khát, rất may những tấm lòng thơm thảo của người cả nước nói chung và người dân ở TP.HCM đã dang rộng để sẻ chia, giúp người dân nghèo nơi đây vực dậy, vượt qua thiên tai.
 |
Mọi người hối hả rang muối gửi đi tiếp tế cho người dân ở TP.HCM. |
"Mọi người không thể quên được ân tình đó. Nay, nghe tin người dân TP.HCM phải cách ly vì Covid-19, chúng tôi rất buồn. Hội phụ nữ chúng tôi bàn với các giáo viên ở địa phương rằng mình phải làm cái gì đó để tỏ lòng biết ơn và sẻ chia với các bạn ở TP.HCM", chị Thuận nói.
Những người phụ nữ nơi đây đã quyết định làm món muối đậu sả và gom nông sản từng nhà gửi xe vào tiếp tế cho mọi người ở TP.HCM. Chỉ trong 2 ngày, mọi người ủng hộ hàng tấn nông sản, gồm gạo, bí, bầu, đậu..., sẵn sàng chờ chất lên xe để gửi vào tận nơi cho người TP.HCM.
 |
Một bà lão mang củ, quả trong vườn đến ủng hộ. |
"Nguyên liệu làm muối sả thì vượt số lượng đặt ra ban đầu. Người 5, 7 lon đậu, người dăm ba bụi sả, có người lại ủng hộ tiền, ấy thế mà rất nhiều. Chúng tôi huy động chị em mang chảo ở nhà đến và rang ngay, khẩn trương để gửi xe vì những người bị giãn cách bởi dịch Covid-19 trong đó đang rất cần.
Lúc đầu chúng tôi dự định rang 500 túi muối đậu sả nhưng hiện tại đã rang được 1.000 túi. Chỉ muối đậu sả thôi đã được 5 tạ rồi”, chị Thuận nói.
 |
Mỗi người phụ trách mỗi chảo muối đậu sả. Hết đợt này nối tiếp đợt khác. |
Chị Nguyễn Thị Bé (48 tuổi, hội viên chi hội phụ nữ xã Hải Trường) ngồi bên bếp củi, mồ hôi nhễ nhại.
Lâu lâu, một tay chị đưa ngang mặt thấm mồ hôi, tay kia tiếp tục đảo một chảo đầy những sả, thịt, đậu.
Chị Bé nói:" Nghe có thông báo cần rang muối gửi vào, tôi cùng chị em gần đây nhanh chân tới để góp chút công sức. Việc nhà cứ để đó lúc nào về tới nhà rồi làm sau. Chúng tôi mong người dân ở TP.HCM luôn lạc quan, cố gắng vượt qua dịch bệnh”.
 |
Những túi muối đậu sả chứa chan nghĩa tình người Quảng Trị. |
Chị Nguyễn Thị Lan Hà, giáo viên mầm non xã Hải Trường cho biết, nghe lời kêu gọi làm muối đậu sả gửi vào cho người dân miền Nam, các chị em ai nấy rất xông xáo, đến nơi giành lấy việc làm. "Ai cũng mong muốn người dân ở TP.HCM vượt qua dịch bệnh, ổn định cuộc sống”, chị Lan chia sẻ.
Phó Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ xã Hải Ba (huyện Hải Lăng) - Nguyễn Thị Dương cho biết, xã này đã hoàn tất việc gom nông sản. Hiện xe chở nông sản đang vào TP.HCM để tặng lương thực.
 |
Hàng hoá được thu gom ở một ngôi chùa, chuẩn bị gửi vào TP.HCM. |
Nông sản, thực phẩm được gửi vào rất đa dạng, gồm: 4 tạ bí đao, bí đỏ, 1 tạ quả chua, 1 tạ gạo, 1 tạ rau khoai và rau muống, muối, su hào, cá nục khô, muối đậu sả, muối thịt...
“Trời mùa này nắng như đổ lửa mà hàng chục chị em phải canh lửa rang 10kg thịt, 30kg đậu, 30kg sả để làm cho bằng được 200 hộp muối thịt trong 1 ngày để kịp gửi đi. Người dân ở đây tự nguyện hưởng ứng, họ mong muốn được đáp trả ân tình trước đó mà người TP.HCM đã gửi gắm đến người Quảng Trị.
Không chỉ chị em, cánh đàn ông cũng rất tích cực. Hôm qua có anh đi bộ xách vài quả bí đến ủng hộ, rồi có bà cụ hơn 80 tuổi cũng ôm bí đến, nhờ gửi cho người dân ở trong đó bằng được, thấy rất thương", chị Dương bộc bạch.
 |
Bí đao, bó đỏ chuẩn bị được đóng gói gửi vào TP.HCM.
 | Giáo hội Phật giáo huyện Triệu Phong chung tay hướng về TP.HCM. |
|
Biết tin UBND xã Tân Long (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) phát động phong trào quyên góp, ủng hộ cho bà con ở TP.HCM đang bị phong tỏa vì dịch Covid-19, bà Nguyễn Thị Hạt (52 tuổi, trú tại thôn Long Thành, xã Tân Long) chở đến trụ sở UBND xã Tân Long 1 con lợn hơn 120kg.
Bà Hạt chia sẻ, không biết ủng hộ cái gì cho thật ý nghĩa. Sau cùng, bà quyết định bắt con lợn đang nuôi trong chuồng, mang đến.
“Tôi có hỏi lãnh đạo xã, ủng hộ con lợn khoảng 120kg được không. Mấy anh nói được, quá tốt. Vì có thể thịt con heo để làm muối ruốc sả, gửi vào cho người dân ở TP.HCM” - bà Hạt, nói.
 |
Bà Hạt ủng hộ con lợn 120kg. |
Ông Võ Văn Cương - Chủ tịch UBND xã Tân Long cho biết, ngày 14/7, xe chở nông sản của bà con ủng hộ sẽ lăn bánh vào tiếp tế cho người dân TP.HCM.
"Riêng con lợn bà Hạt tặng, xã sẽ huy động bà con đến làm thịt, rồi ngày mai làm muối ruốc sả, cho vào hộp để gửi cùng chuyến xe với các loại nông sản vào TP.HCM”, ông Cương nói.
Hiện, có hàng chục đơn vị cá nhân cũng như tập thể ở Quảng Trị đang khẩn trương gom nông sản, ủng hộ tiền,... để giúp đỡ người dân TP.HCM vượt qua khó khăn, chiến thắng đại dịch Covid-19.
Người dân Quảng Trị cho rằng, được góp sức giúp đỡ TP.HCM là niềm vui của người dân, đồng thời là cách để thể hiện lòng tri ân với những tấm lòng thơm thảo trước đó người dân Quảng Trị nhận được.
Hương Lài

Bữa cơm từ thiện trước ngày Sài Gòn giãn cách
Người đến nhận cơm đa số là người già, người lao động nghèo, vô gia cư. “Trước khi chúng tôi đến, mọi người đã xếp thành hàng dài cả km để đợi nhận cơm”.
" alt="Nhà còn con lợn 120kg, tôi mang tới ủng hộ người dân TP.HCM"/>
Nhà còn con lợn 120kg, tôi mang tới ủng hộ người dân TP.HCM
Sáng 26/7, tại cuộc gặp gỡ giữa Ban Dân vận Thành ủy TP.HCM và Hiệp hội doanh nghiệp TP.HCM để bàn thực hiện “mục tiêu kép” và một số giải pháp hỗ trợ công tác phòng, chống dịch Covid-19, ông Nguyễn Đình Trung - Chủ tịch Tập đoàn Hưng Thịnh đã trao tặng 200 máy thở oxy dòng cao cho TP.HCM với tổng giá trị 14 tỷ đồng. |
Ông Nguyễn Đình Trung - Chủ tịch Tập đoàn Hưng Thịnh (thứ 2 từ trái sang) trao tặng 200 máy thở oxy dòng cao trị giá 14 tỷ đồng cho ông Phan Văn Mãi - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM (thứ 2 từ phải sang) |
Chia sẻ tại sự kiện, Chủ tịch Tập đoàn Hưng Thịnh bày tỏ: “Chúng tôi ủng hộ thành phố thực hiện triệt để các biện pháp phòng, chống dịch trong thời gian giãn cách này để nhanh chóng đẩy lùi dịch bệnh. Hưng Thịnh cũng như Hiệp hội doanh nghiệp thành phố đã, đang và sẽ tiếp tục ủng hộ nhiều trang thiết bị, vật tư y tế hơn nữa để đáp ứng nhu cầu cấp bách hiện nay.”
Ngay trong chiều cùng ngày, số lượng máy thở này đã bắt đầu được Tập đoàn Hưng Thịnh chuyển trực tiếp đến 32 bệnh viện do Sở Y tế TP.HCM phân bổ. Trong đó có các bệnh viện tuyến đầu điều trị Covid-19 như: Trung tâm hồi sức Covid-19 (BV Ung Bướu cơ sở 2), BV Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, BV điều trị Covid-19 Thủ Đức, Trưng Vương, Phạm Ngọc Thạch… cùng nhiều bệnh viện dã chiến thu dung điều trị Covid-19 trên địa bàn thành phố.
 |
Các máy thở oxy dòng cao không xâm lấn giúp hỗ trợ hiệu quả trong công tác điều trị Covid-19 |
Trước đó, ngày 24/7, 50.000 bộ kit xét nghiệm nhanh SARS-CoV-2 trị giá 7,5 tỷ đồng cũng đã được Tập đoàn Hưng Thịnh trao tặng cho UBND TP.Thủ Đức, TP.HCM nhằm hỗ trợ đẩy nhanh công tác rà soát, truy vết các trường hợp nghi nhiễm trên địa bàn.
 |
Tập đoàn Hưng Thịnh trao tặng 50.000 bộ kit xét nghiệm SARS-CoV-2 cho đại diện UBND TP.Thủ Đức, TP.HCM |
Giữa tháng 7/2021, Tập đoàn Hưng Thịnh cũng đã dành 10 tỷ đồng để trao tặng 75 máy theo dõi bệnh nhân (monitor 5 thông số) cho 9 bệnh viện tuyến đầu điều trị Covid-19 tại TP.HCM, chung tay bổ sung nhiều thiết bị y tế cấp thiết góp sức vào cuộc chiến chống dịch.
 |
Các bác sĩ tại BV Nhi đồng Thành phố trong buổi tiếp nhận máy monitor 5 thông số |
Đồng thời, tập đoàn cũng đã trao tặng 5.000 chiếc giường xếp trị giá hơn 2,5 tỷ đồng cho bệnh viện dã chiến thu dung điều trị Covid-19 tại khu tái định cư 38,4ha (phường An Khánh, TP. Thủ Đức).
Ngoài ra, Tập đoàn Hưng Thịnh và các công ty thành viên còn tham gia đóng góp vào các chương trình thiết thực khác như: ủng hộ 500 triệu đồng cho các Siêu thị 0 đồng ở TP.HCM; Hưng Thịnh Land (thành viên của Tập đoàn Hưng Thịnh) cũng góp 500 triệu đồng cùng các đơn vị khác để tặng 2 xe cứu thương cho BV Thống nhất và BV điều trị Covid-19 An Bình thông qua chương trình “Sài Gòn thương nhau”.
 |
Ông Nguyễn Văn Cường - Phó Chủ tịch Tập đoàn Hưng Thịnh (thứ 3 từ phải sang) cùng đại diện các nhà tài trợ trao tặng 1 xe cứu thương cho BV Thống Nhất |
Nguồn kinh phí thực hiện các hoạt động hỗ trợ cho TP.HCM nói trên được trích từ kinh phí 50 tỷ đồng mà tập đoàn đã trao cho Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM hồi tháng 4 vừa qua.
Song song với chuỗi hành động thiết thực tại TP.HCM, Tập đoàn Hưng Thịnh cũng đã triển khai hàng loạt công tác sẻ chia tại nhiều tỉnh thành khác. Với tổng mức tài trợ từ đầu năm đến nay lên đến khoảng hơn 130 tỷ đồng, Hưng Thịnh được ghi nhận là 1 trong 30 doanh nghiệp hào phóng đóng góp trong đại dịch (Theo Forbes Vietnam), chung tay thực hiện sứ mệnh của doanh nghiệp Việt để chia sẻ gánh nặng với Chính phủ và toàn dân trong cuộc chiến cam go này.
Tấn Tài
" alt="Hưng Thịnh chi hơn 35 tỷ đồng hỗ trợ TP.HCM chống dịch Covid"/>
Hưng Thịnh chi hơn 35 tỷ đồng hỗ trợ TP.HCM chống dịch Covid

Công nhân điện lực Đồng Nai kiểm thường xuyên tra lưới điện đảm bảo cấp điện trong tình hình dịch Covid-19 lan rộngTrước tình hình dịch Covid-19 đang lan nhanh tại các tỉnh, thành phố phía Nam, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) cũng chỉ đạo các công ty điện lực trực thuộc khu vực phía Nam thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ sở y tế, bệnh viện, khu điều trị, khu cách ly để nắm bắt nhu cầu và đề xuất trang bị dự phòng máy phát điện để kịp thời cấp điện trong các trường hợp lưới điện bị sự cố đột xuất.
Đồng thời, EVNSPC cũng yêu cầu các công ty điện lực bố trí đủ lực lượng cán bộ trực vận hành để sẵn sàng sửa chữa, khắc phục sự cố ở các địa điểm này trong trường hợp sự cố mất điện xảy ra.
 |
Kiểm tra hệ thống điện tại nhà máy của khách hàng ở tỉnh Lâm Đồng |
Đảm bảo cấp điện liên tục, không để xảy ra sự cố
Theo số liệu từ các Công ty Điện lực thành viên EVNSPC, hiện tại có khoảng 600 trạm kiểm soát dịch bệnh Covid-19 nằm khu vực biên giới giữa Việt Nam và Campuchia trên địa bàn các tỉnh Bình Phước, Tây Ninh, Long An, An Giang, Đồng Tháp và Kiên Giang. Ngoài ra còn gần 100 chốt chặn kiểm soát dịch bệnh tại ranh giới giữa các tỉnh, thành phố, thị xã, huyện, thị trấn nội địa, các bệnh viện dã chiến, khu cách ly, khu điều trị bệnh nhân Covid-19 trên địa bàn vực 21 tỉnh, thành phố phía Nam. Tại các khu vực này, EVNSPC giao các Công ty Điện lực địa phương lập phương án dự phòng, đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định, đề phòng sự cố mất điện đột xuất từ lưới điện quốc gia.
Tại khu vực hiện chưa được cấp điện qua lưới điện quốc gia, EVNSPC chỉ đạo các Công ty Điện lực thực hiện tốt công tác điều hành cung cấp điện, nắm bắt số lượng các điểm, chốt, trạm kiểm soát dịch Covid-19 hiện nay chưa được cấp điện qua lưới điện quốc gia để chỉ đạo lập phương án đầu tư, cấp điện.
Riêng đối với các địa điểm cách ly, khu vực phong tỏa, giãn cách xã hội, các Công ty Điện lực không thực hiện cắt điện, không sửa chữa lưới điện trong thời gian cách ly giãn cách xã hội, đồng thời tăng cường đảm bảo cấp điện liên tục, không để xảy ra sự cố mất điện.
 |
Điện lực tại các tỉnh phía Nam tăng cường đảm bảo cấp điện cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại địa phương |
Nỗ lực cùng các địa phương chống dịch
Từ tháng 4/2021 đế nay, ngoài nhiệm vụ đảm bảo điện phục vụ sản xuất, sinh hoạt của nhân dân tại địa phương, các Công ty Điện lực thuộc EVNSPC còn tăng cường đảm bảo cung cấp đủ điện cho các cơ sở y tế, khu vực cách ly, giãn cách xã hội nhằm chung tay đóng góp cùng đất nước vượt qua đại dịch.
Cụ thể, Công ty Điện lực Sóc Trăng đã chỉ đạo Điện lực các huyện, thị xã và thành phố Sóc Trăng thường xuyên kiểm tra hệ thống lưới điện, trạm biến áp… đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định cho các bệnh viện, các cơ sở y tế trên địa bàn, đặc biệt là các bệnh viện, các cơ sở y tế, các bệnh viện dã chiến (theo kế hoạch của tỉnh) có thể tiếp nhận theo dõi và điều trị cách ly các bệnh nhân nghi nhiễm và nhiễm Covid-19 khi có phát sinh.
 |
Tuyên truyền sử dụng điện an toàn, tiết kiệm tại một khu chợ ở thành phố Châu Đốc trong mùa dịch |
Tại Bình Phước, để đảm bảo hệ thống lưới điện vận hành an toàn và liên tục trong trường hợp dịch bệnh bùng phát, Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 Công ty Điện lực Bình Phước đã bố trí lực lượng trực vận hành, trực điều độ “cắm trại” 24/24 tại các vị trí trực. Ngoài đảm bảo an toàn phòng chống dịch, còn phải đảm bảo vận hành hệ thống lưới điện an toàn, liên tục. Lực lượng này “nội bất xuất, ngoại bất nhập” khi chưa có ý kiến của Trưởng ban chỉ đạo.
Tại Tiền Giang, Công ty Điện lực tỉnh cũng đã chỉ đạo các Điện lực huyện, thị xã và thành phố Mỹ Tho tăng cường kiểm tra hệ thống lưới điện, kiểm tra máy phát điện dự phòng để đảm bảo cấp điện liên tục 24/24 phục vụ các nhiệm vụ phòng chống dịch Covid-19 của địa phuơng. Công ty cũng đã chỉ đạo các đơn vị điện lực trên địa bàn toàn tỉnh chuẩn bị đủ lực lượng ứng trực, vật tư, thiết bị, phương tiện, khẩn trương xử lý khi sự cố điện tại các khu cách ly tập trung, bệnh viện điều trị.
Đối với Công ty Điện lực Bà Rịa-Vũng Tàu, đơn vị vừa triển khai công tác bảo đảm cấp trên địa bàn TP. Vũng Tàu trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Chính phủ. Theo đó, Công ty Điện lực Bà Rịa-Vũng Tàu ngưng tất cả các công tác có cắt điện trên địa bàn TP. Vũng Tàu từ 00 giờ 00 ngày 14/7 đến khi có thông báo tiếp theo, chỉ thực hiện các công tác để ngăn ngừa, xử lý sự cố bảo đảm lưới điện vận hành an toàn, liên tục.
 |
Trước khi công tác hiện trường, công nhân điện lực được bảo hộ y tế đầy đủ để đảm bảo sức khỏe bản thân và khách hàng trong giai đoạn dịch bệnh |
Riêng tại Tây Ninh, Công ty Điện lực Tây Ninh vừa đã trao tặng 8 máy phát điện cho các chốt kiểm soát phòng chống dịch Covid-19 tại khu vực biên giới Campuchia trên địa bàn huyện Tân Biên và 1 hệ thống điện mặt trời mái nhà cho Điểm cảnh giới Trảng Tranh (thuộc Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Xa Mát). Tổng trị giá các phần quà tặng là hơn 110 triệu đồng.
Trước đó, đơn vị cũng đã trao tặng một số máy phát điện cho các chốt kiểm soát phòng chống dịch thuộc Đồn Biên phòng Tống Lê Chân (thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Tây Ninh) và các chốt kiểm soát phòng, chống dịch trên địa bàn thị xã Trảng Bàng, với tổng trị giá hơn 200 triệu đồng.
Thanh Ngọc
" alt="Ngành điện miền Nam đảm bảo điện phục vụ chống dịch Covid"/>
Ngành điện miền Nam đảm bảo điện phục vụ chống dịch Covid