Thechuibảng xếp hạng ýo thống kê của Hiệp hội Phẫu thuật thẩm mỹ TPHCM, hiện TPHCM có hơn 10 bệnh viện và hơn 200 cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ được cấp phép. Những theo số liệu thống kê sơ bộ lại có trên 5.000 cơ sở nhận phẫu thuật thẩm mỹ trái phép. Điều này gây ra nhiều nguy cơ tiềm ẩn về sức khỏe và tính mạng của những người có nhu cầu làm đẹp. Không riêng gì ở TPHCM, các cơ sở tự ý phẫu thuật thẩm mỹ chui cũng đang trải rộng và chưa được kiểm soát hết.
Tại Hà Nội hiện nay có 83 phòng khám chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ được Sở Y tế Hà Nội cấp phép. Các bệnh viện ngoài công lập được Bộ Y tế cấp phép có chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ gồm 10 bệnh viện: BV Hồng Ngọc, BV Thu Cúc, BV Việt Pháp, BV Trí Đức, BV Vinmec, BV Đa khoa An Việt, BV ĐK quốc tế Bắc Hà, BVĐK Tư nhân Hà Thành, BV ĐK Tư nhân Hà Nội, BV Phương Đông. Thế nhưng con số các đơn vị thẩm mỹ trái phép lại cũng lên đến con số hàng nghìn. Điều này khiến không ít người cả tin và rơi vào cảnh khốn đốn thậm chí nguy hại đến sức khỏe, tính mạng.
Cơ sở trái phép, bác sĩ "trái ngành"
Không chỉ dừng lại ở việc hoạt động trái phép, cung cấp các dịch vụ xâm lấn. Các cơ sở này dù không có chứng chỉ về y tế nhưng vẫn nhận đào tạo nghề và chuyên luôn việc cung cấp nguyên - vật liệu thẩm mỹ.
Nhiều cơ sở quảng cáo "Các bác sĩ đều có tay nghề cao, đào tạo chuyên sâu, có bằng cấp rõ ràng,…", nhưng trên thực tế, tại đây những người được gọi là bác sĩ lại không phải là bác sĩ, hoặc là bác sĩ nhưng không về chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ. Họ không có bằng cấp do Bộ Y tế cấp hay kiến thức chuyên môn về phẫu thuật thẩm mỹ. Thậm chí, có người chỉ học hết cấp 2, cấp 3 hay đang là thợ làm nail, massage, gội đầu… Họ được gọi là "bác sĩ" sau khi tham gia các khóa học tại các cơ sở spa, cơ sở đào tạo nghề, trong vài tháng và thậm chí là vài tuần.
Hậu quả khôn lường
Các trường hợp biến chứng như hoại tử, nhiễm trùng, mù mắt, lở loét… hay thậm chí là tử vong là hậu quả của vấn đề của việc làm đẹp tại các thẩm mỹ "chui". Hay nổi bật là vụ việc nâng mũi gây tử vong ở một thẩm mỹ viện tại Hà Nội thì nguyên nhân là bác sĩ lại đi lên từ thợ cắt tóc và không có giấy phép hành nghề. Vấn đề này đã được giới truyền thông báo chí cũng như Bộ Y tế cảnh báo rất nhiều. Dù là vậy, không ít người vẫn chấp nhận rủi ro để giao phó khuôn mặt và thậm chí là mạng sống của mình cho các cơ sở thẩm mỹ "chui". Nhiều người từ đi tìm kiếm cái đẹp đến những ngày tháng phải vật vã với biến chứng hậu phẫu.
Qua lời giới thiệu của bạn bè, chị L. (30 tuổi) đến nhà "bác sĩ" Hồng tại phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân để nâng ngực và thẩm mỹ vùng kín với chi phí 47 triệu đồng. Trong quá trình phẫu thuật ngực phải, chị L. kêu đau nên bác sĩ tiêm thêm thuốc gây tê. Lúc sau chị L. có biểu hiện suy hô hấp, mặt tím tái, chuyển sang co giật. Đến 15h cùng ngày, chị L. tử vong.
Tại cơ quan điều tra, ông Hồng khai có tham gia khóa tập huấn "Căn bản về nâng ngực thẩm mỹ" tuy nhiên, giấy chứng nhận này hoàn toàn không có giá trị chứng nhận học viên được trực tiếp thực hiện phẫu thuật nâng ngực. Ngoài ra ông Hồng cũng chưa được Sở Y tế phê duyệt cho phép thực hiện kỹ thuật liên quan đến phẫu thuật thẩm mỹ tại bất kỳ cơ sở khám chữa bệnh nào. Việc ông Hồng thực hiện các kỹ thuật trong khám chữa bệnh tại nhà riêng là vi phạm nghiêm trọng các điều cấm theo Luật Khám chữa bệnh - Khám, chữa bệnh.
Nhận thấy tiềm năng phát triển rất lớn từ ngành thẩm mỹ, nhiều bác sĩ tay ngang thậm chí những người không có bằng cấp cũng "đá sân" nhảy vào lĩnh vực này. Nhiều tiệm cắt tóc, gội đầu, spa kiêm luôn nâng mũi, nâng ngực, … thực hiện các hoạt động xâm lấn mà ngay cả các bác sĩ hàng chục năm kinh nghiệm trong nghề cũng phải rất cẩn trọng.
Dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ còn có mặt cả ở các tiệm… gội đầu, làm móng. Chủ tiệm làm tóc AV trên địa bàn quận Thanh Xuân, Hà Nội hỏi tôi có muốn xăm môi, mắt không "Nhanh lắm em ạ, xăm môi 30 phút là xong, tiệm chị bình dân lấy giá 350.000 đồng thôi mà em yên tâm, mực chuẩn Hàn nhé.".Thấy ánh mắt ái ngại của tôi, chị nói luôn: "Bên chị còn làm hồng nhũ hoa, nâng mũi, tắm kích trắng, hút mỡ… mà toàn khách quen thôi".