"Mỗi lần đi diễn,ầnTâmNgọcPianogiúptôichiếnthắngchínhbảnthânmìnga - ukraine mới nhất 24h chúng tôi không tính đến thu nhập, mặc dù thời gian chuẩn bị có thể kéo dài từ vài tháng đến cả năm. Ai cũng biết chắc làm nghệ sĩ thường nghèo", Pianist Trần Tâm Ngọc. Học đàn trước khi học đọc Cơ duyên nào đưa chị đến với cây đàn piano? - Cơ duyên đến với piano bắt nguồn từ truyền thống gia đình. Bố tôi, NSƯT Trần Ngọc Hiển, là một nghệ sĩ múa. Ngày trước, ông rất thích học piano nhưng gia đình không đủ điều kiện, đành chuyển sang học múa. Khi sinh ra tôi, ông đã định hướng cho tôi tập đàn. Chính vì vậy, ngay từ khi còn rất nhỏ, mới 4 tuổi, khi còn chưa biết đọc tôi đã được tiếp xúc với bộ môn này.
| Nghệ sĩ piano Trần Tâm Ngọc |
Quá trình tập luyện để trở thành một nghệ sĩ hẳn sẽ rất khó khăn. Chị có thể chia sẻ? - Mới đầu có lẽ cũng giống như các bạn nhỏ bây giờ. Tôi được học với một giáo viên rất tâm huyết và có phương pháp tiếp cận trẻ em rất tốt. Chính vì vậy, cô đã tạo cho tôi sự thích thú đặc biệt với môn học này. Có lẽ tôi cũng được hưởng gen âm nhạc, thẩm âm… nên có phần nổi bật hơn những người bạn đồng trang lứa. Tính đến thời điểm hiện tại, tôi đã gắn bó với cây đàn piano được 30 năm. Đó là một quá trình rất dài và liên tục. Thời gian, công sức tôi đầu tư để tập luyện rất lớn. Khi còn nhỏ, thấy các bạn trong xóm chơi với nhau, chạy nhảy, vui đùa ầm ĩ một khu, mình phải ngồi tập đàn, tôi nghĩ mình thiệt thòi và có phần ấm ức. Khi trưởng thành, đi du học, giờ tập của tôi luôn dao động từ 8-9 giờ tối trở ra, vì phải chờ các lớp học tan hết mới có phòng để tập. Các sinh viên lần lượt chia giờ, phân buồng để luyện đàn. Có những hôm tập đến 2-3 giờ sáng. Nhưng đó là đặc thù riêng trong ngành của tôi. Phải có thời gian tập như thế mới có thể nâng cao chuyên môn của mình. Những thứ thách về mặt chuyên môn cũng như việc phải thể hiện thế nào để không thua kém bạn bè quốc tế, nỗi nhớ nhà…thực sự là những thử thách khó khăn nhưng tôi đã vượt qua. Khi nhìn lại, có lẽ piano là bộ môn giúp tôi chiến thắng chính bản thân mình. Thực tế, đối với một người nghệ sĩ, cảm hứng sáng tạo rất quan trọng. Đã khi nào chị thấy cảm xúc tâm trạng của mình chững lại? - Trong cuộc sống, bất cứ nghệ sĩ nào cũng có những lúc thăng và giáng. Người nghệ sĩ thường có thế giới nội tâm phong phú và dễ bị ảnh hưởng bởi các tác động từ thế giới bên ngoài nên chuyện thăng hoa hay chững lại là điều rất bình thường. Không phải lúc nào mình cũng cảm thấy sáng tạo hay yêu nghề. Tuy nhiên, sau 30 năm gắn bó, niềm cảm hứng với cây đàn như đã ngấm vào mạch máu của tôi. Tôi dễ dàng tìm lại được niềm vui trong công việc, cũng như giải tỏa được hết những vui, buồn của bản thân với nghề, kể cả trên cương vị là nghệ sĩ biểu diễn hay nhà giáo. Những lúc như vậy, chị làm thế nào để cảm xúc của mình được cân bằng lại? - Thực chất, muốn giải quyết bất cứ vấn đề gì đều cần có thời gian. Nguồn cảm hứng đến và đi một cách khá cảm tính. Chính vì vậy, thời điểm cảm thấy mình chững lại, tôi thường tìm cho mình những hướng đi mới. Ví dụ, khi làm quen với một công việc quá lâu và đều đặn, có những lúc, mình thấy xuống tinh thần, có thể thử sang một hướng tiếp cận khác. Bởi trong nghệ thuật biểu diễn, có độc tấu, hòa tấu, diễn nhạc cổ điển, hiện đại. Vừa qua, tôi có một trải nghiệm rất thú vị tại Festival Âm nhạc đương đại Hanoi Ensemble. Tuy không phải lần đầu đánh nhạc đương đại, nhưng việc thử một thứ mới mẻ khiến cảm xúc của tôi được khuấy động. Khi quay trở lại với nhạc cổ điển, tức là những gì mình vẫn làm hàng ngày, tôi thấy hứng thú và nhiều cảm hứng sáng tạo hơn. Không mơ giàu khi làm nghệ sĩ Đối tượng khán giả của dòng nhạc cổ điển thường bị giới hạn, dẫn đến thu nhập của người nghệ sĩ khá thấp. Đối với bản thân chị thì sao? - Khó có thể so sánh thu nhập của nghệ sĩ cổ điển và các ca sĩ trên thị trường. Bởi họ có lượng fan đông đảo và hướng đến dòng nhạc khác, đối tượng khán giả riêng biệt. Đối với chúng tôi, để có thể đừng trên sân khấu hành nghề, thường phải trải qua quá trình đào tạo rất lâu nhưng thu nhập rất thấp. Một phần bởi lượng người nghe ít và hình như còn định kiến của mọi người về dòng nhạc cổ điển. Chính vì vậy, những người tổ chức, biểu diễn chương trình cũng cần phải làm thế nào để lôi kéo nhiều người hơn, cả người thưởng thức lẫn cá nhân, đơn vị tài trợ về kinh tế. Người nghệ sĩ sống vì nghề, tử vì nghề cũng chỉ vì đam mê mà thôi nhưng nếu các yếu tố khác tốt lên thì điều đó sẽ tạo thêm động lực giúp nghệ sỹ thêm gắn bó và nâng cao trình độ.
| Nghệ sĩ piano Trần Tâm Ngọc luôn tìm thấy niềm vui trong nghệ thuật |
Hiện nay, mỗi lần đi diễn, chúng tôi không tính đến thu nhập, mặc dù thời gian chuẩn bị có thể kéo dài từ vài tháng đến cả năm. Ai cũng biết chắc làm nghệ sĩ thường nghèo, nhưng việc mang nghệ thuật đến cho công chúng và cảm giác thăng hoa khiến chúng tôi muốn cống hiến nhiều hơn nữa. Chuyện thu nhập đi dạy có giúp chị cân bằng về kinh tế? - Thu nhập chính để trang trải cuộc sống thường ngày của tôi đều xuất phát từ nghề dạy học. Mọi người ngày càng nhận thức rõ hơn về tác động tích cực của nghệ thuật đến đời sống tâm sinh lý của trẻ em. Chính vì vậy, họ chú trọng rèn luyện năng khiếu và cho con em mình tiếp cận nhiều hơn với những bộ môn nghệ thuật. Đó cũng là một cách khiến âm nhạc cổ điển trở nên phổ biến hơn, thu hút nhiều học viên tham gia. Khó có thể đưa ra một con số cụ thể, bởi mức lương phụ thuộc vào từng cá nhân và từng bộ môn. Theo tôi, mức thu nhập của nghệ sĩ thường thấp hơn so với những ngành nghề khác. Đương nhiên, giáo viên dạy piano sẽ có nhiều học sinh hơn giáo viên dạy violin hay trống… vì số lượng học sinh lớn hơn. Tuy nhiên, xét trên mặt bằng chung, thu nhập của chúng tôi vẫn thấp hơn so với những ngành nghề khác. Cần nhiều sự cảm thông từ phía gia đình Hiện tại, chị thường dành ra bao nhiêu thời gian để tập luyện? - Khi còn đi học, mỗi ngày tôi chỉ tập trung vào một bộ môn nên ngày nào cũng có thời gian tập luyện. Tuy nhiên, khi đã đi làm, phải đảm bảo công việc, tôi ít không thể luyện tập một cách đều đặn như trước. Chỉ khi có chương trình biểu diễn cần chuẩn bị, tôi mới đặt mục tiêu phải tập nghiêm chỉnh để chương trình có hiệu quả thật tốt. Chính vì vậy, tôi khó có thể ước lượng khoảng thời gian cụ thể.
| Tâm Ngọc thấy may mắn khi nhận được sự cảm thông từ phía ông xã và gia đình hai bên |
Với lịch trình bận rộn giữa việc biểu diễn, tập luyện, giảng dạy, chị làm thế nào để cân bằng thời gian cho gia đình nhỏ của mình? - Công việc của tôi không có khung giờ cố định. Giờ dạy của chúng tôi phải linh hoạt theo học sinh vì việc dạy học đàn mang tính chất 1 thày kèm 1 trò. Hiện tại, các cháu đều học bán trú trên trường, gia đình cũng cần bố trí thời gian hợp lý để đưa đón con nên chúng tôi thường phải dạy ngoài giờ, từ 4-5 giờ đổ ra. Những khi đi diễn vào buổi tối, 11 giờ tôi mới về đến nhà. Đặc trưng của công việc này rất khác và cần nhiều sự cảm thông từ phía gia đình. Gia đình bên nội, bên ngoại cùng hỗ trợ để mình có thời gian, điều kiện hoàn thành tốt công việc chuyên môn. Chồng tôi rất thông cảm, thấu hiểu và yêu thích công việc của vợ nên luôn tạo điều kiện về mặt giờ giấc cũng như công việc nhà. Anh ấy gần như giúp đỡ tôi tối đa nên tôi rất yên tâm nếu phải dồn thời gian tập luyện hoặc đi biểu diễn. Những ngày giỗ lớn hoặc lễ, Tết, bên phía nhà chồng tổ chức tụ họp gia đình với nhau, đôi khi trùng vào ngày diễn hoặc đi tập, mọi người đều thông cảm cho tôi. Mọi công tác chuẩn bị đều được mọi người hoàn tất chu đáo, đến giờ ăn, tôi cố gắng về kịp giờ để cùng cả nhà quây quần. Đôi khi cũng cảm thấy có lỗi. Nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc: 'Tâm Ngọc là một nghệ sĩ nhạy cảm!' “Tâm Ngọc và Quỳnh Trang cùng thành lập May Duo, nhóm song tấu piano đầu tiên của Việt Nam. Họ có nhu cầu thể hiện các tác phẩm Việt Nam nên đã mời tôi cùng hợp tác. Trong quá trình làm việc chung, tôi nhận thấy Tâm Ngọc là một nghệ sĩ nhạy cảm, nghiêm túc và có trách nhiệm với công việc. Khi chơi đàn, cô luôn thể hiện đúng tinh thần của tác giả muốn gửi gắm. Điều đó thể hiện sự đầu tư thời gian, chất xám để nghiên cứu tác phẩm. Đối với các tác phẩm của tôi, song tấu May Duo đều thể hiện rất tốt. “Con gà rừng”, “Trống cơm” hay “Mùa xuân”, “Ngày hội” đều là những nhạc phẩm khó, các nghệ sĩ piano khác thường ngại, không muốn thể hiện, nhưng Tâm Ngọc và Quỳnh Trang lại rất kiên trì nghiên cứu. Những nỗ lực của họ xứng đáng được ghi nhận. Nhóm song tấu Mây Duo đã từng biểu diễn tại nhiều nơi như Nhà hát Lớn, Nhạc viện và tại những sân khấu nước ngoài. Tại bất cứ nơi đâu, họ đều thể hiện được kỹ thuật biểu diễn của mình một cách chỉn chu, trọn vẹn”. | Diệu Linh |