搜索

Bi kịch mang tên Motorola

发表于 2025-01-18 14:52:59 来源:NEWS

“Ngày thứ hai của tôi tại Motorola vào tháng 8/2008,ịchmangtêtrần quyết chiến tôi xem lại một lượt tất cả điện thoại của công ty. Tôi ngồi đó 3 tiếng và nhìn vào mọi thứ, lòng sửng sốt. Không có một smartphone nào cả”. Đây là chia sẻ của cựu CEO Motorola Sanjay Jha, một kỹ sư người Ấn Độ học tập tại Anh và từng là Giám đốc Điều hành Qualcomm.

Trải lòng của ông cho thấy một Motorola vô định trong bối cảnh Apple vừa ra mắt mẫu iPhone đầu tiên và Motorola đã nhường ngôi nhà sản xuất điện thoại di động số một thế giới cho Nokia gần chục năm trước. Điều gì đã đẩy huyền thoại công nghệ của nước Mỹ đến bước đường cùng này? Câu trả lời vô cùng phức tạp nhưng chắc chắn không thiếu phần của những sai lầm trong quản trị của Motorola.

“Thuốc độc” từ cạnh tranh nội bộ

Năm 1956, Bob Galvin kế thừa Motorola từ người cha kiêm nhà sáng lập Paul Galvin. Ông được xem là một trong những nhà công nghiệp Mỹ vĩ đại nhất thế kỷ 20 với khả năng nhìn xa trông rộng và cạnh tranh khốc liệt. Từ năm 1959 tới 1990, doanh thu hàng năm của Motorola tăng từ 290 triệu USD lên gần 11 tỷ USD, đưa họ trở thành một trong 50 công ty lớn nhất toàn quốc. 

Bob Galvin tin tưởng mạnh mẽ rằng chỉ có cạnh tranh mới tạo ra sự xuất chúng. Do khi ấy, Motorola ít gặp phải cạnh tranh bên ngoài, CEO kích hoạt cạnh tranh nội bộ. Chẳng hạn, các bộ phận ganh đua nhau để giành phần thưởng làm việc hiệu quả nhất. Thực tế, nó dẫn đến hai mảng kinh doanh bán dẫn và thông tin liên lạc bùng nổ dưới thời CEO Bob Galvin và cả những năm sau này.

Tuy nhiên, cạnh tranh nội bộ khiến bộ phận công nghệ mạng và thiết bị cầm tay không có tiếng nói chung. Hai đời CEO William Weisz (1986-88) và George Fisher (1988-93) không làm gì nhiều để ngăn cản họ. Điều đó khiến dù Motorola là một trong các hãng đầu tiên phát triển công nghệ di động kỹ thuật số (digital) thay thế analog, bộ phận di động lại cảm thấy không cần phải chuyển từ analog sang digital.

{ keywords}
 

Mike DiNanno, cựu giám sát một số bộ phận Motorola từ năm 1984 tới 2003, kể lại: vào những năm 1990, khi làm việc với cả nghìn kỹ sư mạng Motorola, ông nhận thấy tất cả đều dùng điện thoại kỹ thuật số do kình địch Qualcomm làm ra. “Không có một chiếc điện thoại Motorola nào trong tòa nhà, ngay cả khi phía còn lại của công ty đang tham gia cuộc chiến “đẫm máu” kéo dài nhiều năm với Qualcomm”.

Phải mất một thời gian dài văn hóa làm việc “độc hại” mới cho thấy hậu quả của nó, chủ yếu vì bộ phận mạng di động vẫn ăn nên làm ra. Vào năm 1994, 60% điện thoại di động bán ra tại Mỹ là của Motorola. Bộ phận không dây đóng góp gần 65% doanh thu cả công ty.

Năm 1997, con trai Bob Galvin là Chris Galvin tiếp quản Motorola với di sản gồm 60 chi nhánh trên toàn cầu, hầu hết đều yếu kém. Đáng nói nhất là dự án kết nối Internet Iridium đã tiêu tốn 2,6 tỷ USD và hàng ngàn giờ làm việc của kỹ sư Motorola lại thất bại và phá sản vào năm 1999. Cuộc khủng hoảng công nghệ và viễn thông bắt đầu từ năm 2000 khiến giá cổ phiếu Motorola sụt giảm, trong khi bệnh SARS năm 2002 làm gián đoạn chuỗi cung ứng quốc tế. Chỉ riêng năm 2001, doanh thu giảm gần 7 tỷ USD xuống còn 30 tỷ USD, lỗ gần 4 tỷ USD.

Để giảm thiểu thiệt hại, tân CEO sa thải 56.000 trên gần 150.000 lao động, đóng cửa nhà máy. Ông đặt mọi hi vọng vào mẫu di động gập RAZR nhưng bị đuổi việc trước khi thiết bị trình làng do kết quả kinh doanh yếu kém. Ba tháng sau, công ty dần phục hồi khi RAZR trở thành “quái vật” với hơn 50 triệu máy bán ra trong hai năm đầu. Đến năm 2004, giá trị thị trường Motorola đạt mốc 42 tỷ USD. Người vui mừng nhất chắc chắn là Ed Zander, CEO thay thế Chris Galvin.

Nước cờ "dại dột"

Khi đang say men chiến thắng, một trong những quyết định tồi tệ nhất của Zander với tư cách người đứng đầu doanh nghiệp chính là ký thỏa thuận với Apple của người bạn thân Steve Jobs. Hai công ty phát triển điện thoại Motorola Rokr E1, mẫu điện thoại đầu tiên kết nối thư viện âm nhạc iTunes của Apple. Zander tin rằng hợp tác với Apple sẽ khiến Motorola thú vị trở lại. Thực tế ngược lại. Motorola đã dạy cho một trong những công ty sáng tạo nhất, cạnh tranh nhất và thu hút khách hàng nhất cách làm ra một chiếc điện thoại. 

Hai năm sau, khi Jobs giới thiệu iPhone, Motorola vẫn mải mê với RAZR và ra nhiều phiên bản càng tốt. Kết quả là họ thu về lợi nhuận biên thấp chưa từng có. Một nhà phân tích ước tính họ chỉ kiếm được 5 USD trên mỗi thiết bị bán ra.

Bên cạnh đó, do sa thải liên tục trong vài năm, cỗ máy sáng tạo của Motorola cũng chững lại. Zander nói ông nhìn thấy kỷ nguyên của smartphone đang đến nhưng Motorola không có người hiểu biết về phần mềm liên quan. Ông tự nhận sai lầm của mình là không tự điều hành bộ phận di động. Một sai lầm khác là ông để mặc việc kinh doanh tại Trung Quốc cho giám đốc vùng, dẫn đến sụp đổ vào năm 2007. Cũng năm này, Samsung qua mặt Motorola về doanh số điện thoại lần đầu tiên.

Năm 2008, dưới áp lực của cổ đông, Motorola tách riêng bộ phận di động, đứng đầu là hai đồng CEO Greg Brown và Sanjay Jha. Để ngăn chặn tình trạng mất tiền vô ích, Jha quyết định cắt giảm cả chi phí lẫn số lượng điện thoại. Tại Motorola, 60 quản lý làm việc cho hàng chục mẫu khác nhau. Ngược lại, Apple dồn tất cả nỗ lực vào một mẫu duy nhất. Jha tìm ra cách để cứu vãn kinh doanh, đó là làm một mẫu điện thoại thành công cho Verizon, nhà mạng đang gặp khó khăn khi cạnh tranh với AT&T, nhà phân phối độc quyền iPhone.

Một việc đau đầu với Jha khi đó là phải chọn lựa giữa hệ điều hành Windows Phone và Google Android. Thậm chí, khi trình bày kế hoạch sử dụng Android vào đầu năm 2009, một lãnh đạo hàng đầu tại Motorola đã tuyên bố đây là điều điên rồ. Google Android chưa sẵn sàng cho thời hoàng kim, còn Microsoft là một trong những công ty phần mềm quyền lực nhất. Dù vậy, với số phiếu bầu 4-3, kế hoạch của ông được thông qua.

Mẫu Motorola Droid ra đời tháng 10/2009 với sự tham gia của 200 kỹ sư Motorola và một nhóm nhân viên Google, dẫn đầu là “cha đẻ Android” Andy Rubin. Vài tháng đầu tiên, doanh số Droid cao hơn cả iPhone. Đến cuối năm 2010, sau 4 năm lỗ nặng, bộ phận di động có lãi trở lại.

Song, với những người làm việc lâu năm tại Motorola, thành công của Droid xen lẫn sự cay đắng. Motorola Droid không phải loại phát minh làm thay đổi thế giới như Motorola DynaTAC, chiếc điện thoại di động đầu tiên của nhân loại. Hơn nữa, công ty lại vô tình dạy cho các hãng khác cách làm ra một thiết bị Android tuyệt vời. Rất nhanh, các đối thủ cũ, đặc biệt là Samsung, lấn lướt thị trường. 

Vào thời điểm Motorola chia tách năm 2011 thành Motorola Mobility và Motorola Solutions, Google tiến hành kế hoạch thâu tóm Motorola Mobility. Google mua lại công ty thành công vào tháng 5/2012 với giá 12,5 tỷ USD. Jha nghỉ việc ngay sau đó và được thay thế bằng người mới. Dù vậy, mọi kỳ vọng của Google với Motorola đều không thành, thể hiện rõ nhất ở khoản lỗ tích lũy hơn 1 tỷ USD vào thời điểm quý I/2014. Đó là lý do Google “bán vội” Motorola Mobility cho Lenovo với giá rẻ mạt, 2,91 tỷ USD. Thương vụ hoàn tất ngày 30/10/2014, mở ra chương mới cho “huyền thoại” Mỹ dưới trướng một công ty Trung Quốc.

Du Lam

Tròn 15 năm ngày iPhone ra mắt: Kẻ dẫn đầu xu thế từng bị giới công nghệ chê cười

Tròn 15 năm ngày iPhone ra mắt: Kẻ dẫn đầu xu thế từng bị giới công nghệ chê cười

Từ một kẻ vô danh trong làng di động, Apple đã vươn lên thống lĩnh thị trường bằng cách nào?

随机为您推荐
友情链接
版权声明:本站资源均来自互联网,如果侵犯了您的权益请与我们联系,我们将在24小时内删除。

Copyright © 2016 Powered by Bi kịch mang tên Motorola,NEWS   sitemap

回顶部