Jaclyn Sienna India của Sienna Charles, công ty du lịch cho VVV.I.P.
Dấu ấn cá nhân, chất lượng cao, an ninh và sự tự do là những điều mà các nhà lãnh đạo thế giới, tầng lớp giàu có mong đợi khi đi du lịch.
Ông Bush không phải là nhà lãnh đạo đầu tiên India làm việc cùng. Công ty của cô đã lên kế hoạch hơn 100 hành trình tương tự cho ít nhất 15 tổng thống, thủ tướng và thủ hiến kể từ năm 2012.
"Dù là cựu tổng thống hay tỷ phú, người nổi tiếng, mọi người đều là những cá nhân. Nếu bạn hiểu điều gì khiến họ thích thú và tại sao họ lại thực hiện chuyến đi đó, thì bạn sẽ có một mối quan hệ làm ăn thành công", cô nói.
Mang đến trải nghiệm phù hợp
India đã học tất cả về nghệ thuật tiếp khách sang trọng tại Le Bec Fin, nhà hàng ăn uống cao cấp 3 sao Michelin đã đóng cửa. Cô từng vừa làm việc ở đây, vừa theo học lấy bằng cử nhân lịch sử nghệ thuật tại Trường Nghệ thuật Tyler thuộc Đại học Temple ở Philadelphia.
"Tôi thích việc phục vụ những người giàu có. Tôi hiểu nhu cầu của họ và đã làm rất tốt. Đó thực sự là thành công trong sự nghiệp của tôi: Hiểu được nhu cầu của mỗi người và sau đó mang đến trải nghiệm phù hợp cho họ".
Sau khi tốt nghiệp đại học, cô gái gốc New York chuyển đến Palm Beach, Florida, cùng với người bạn trai lúc bấy giờ và hiện là chồng cô, Freddy Charles Reinert.
Jaclyn Sienna India đã thiết kế chuyến du lịch cho nhiều nhà lãnh đạo cấp cao và tỷ phú.
Tại đây, cô nhanh chóng nhận ra nhiều thiếu sót trong ngành dịch vụ và du lịch "xa xỉ".
"Tới nhà hàng, bạn trả 5.000-10.000 USD để thưởng thức đồ ăn trong 3 giờ. Có 7 người phục vụ chờ đợi để nói cho bạn biết rượu nho được sản xuất ở đâu, gan ngỗng có xuất xứ thế nào".
India nói rằng mọi thứ đều bị ám ảnh bởi lối phục vụ tại nhà hàng cao cấp, nhưng nó không phù hợp với những chuyến du lịch xa xỉ.
"Khách hàng sẽ chi 100.000 USD cho một chuyến đi đến Italy hoặc Pháp, nhưng đại lý du lịch thiết kế chuyến đi đó thậm chí chưa bao giờ đến những nơi này".
Cố gắng cung cấp giải pháp thay thế tốt hơn, India và bạn trai đã ra mắt Sienna Charles vào năm 2008.
Mỗi chuyến đi họ thiết kế đều phù hợp với nhu cầu của khách hàng, có thể là nơi nghỉ dưỡng dành cho nhiều thế hệ ở Umbria hay hòn đảo tư nhân ở Indonesia.
"Bản thân tôi bị ám ảnh bởi chất lượng và dịch vụ", cô nói.
Dịch vụ xa xỉ
Vào năm 2015, India trực tiếp lên kế hoạch cho chuyến đi đến Ethiopia của vợ chồng cựu Tổng thống George W. Bush cùng 4 người bạn, bác sĩ và 30 nhân viên Sở Mật vụ.
Do có số lượng đoàn tùy tùng quá lớn, tin tức về chuyến đi đã bị lộ ra.
"Tất cả đều tuân thủ quyền riêng tư. Nhưng với rất nhiều nhân viên và mật vụ, nó đã trở thành cơn sốt truyền thông", India kể.
Cô đã lên kế hoạch cho một hành trình nhiều chặng từ thung lũng sông Omo xa xôi - nơi sinh sống của một số bộ lạc biệt lập thế giới - ở phía nam đến Lalibela ở phía bắc.
Chuyến đi đầy thử thách về mặt hậu cần đòi hỏi nhiều phương thức vận chuyển khác nhau, từ xe SUV cho đến trực thăng, máy bay tư nhân, tàu thuyền.
Nhóm của India cũng phải đáp ứng các yêu cầu đồ ăn, thức uống rất cụ thể của khách. Ví dụ, cô nói ông Bush thích các món ăn thoải mái như bánh mì kẹp bơ đậu phộng và mì ống.
"Đối với các nhà lãnh đạo thế giới, dịch vụ họ trải nghiệm luôn cao cấp. Vì vậy, khi đi du lịch, họ thực sự có kỳ vọng cao. Đó là điều dễ hiểu", India giải thích.
Năm 2015, chuyên gia du lịch hạng sang Jaclyn Sienna India đã tháp tùng cựu tổng thống George W. Bush đến thung lũng Omo ở Ethiopia.
Vì khách sạn ở Ethiopia không đáp ứng được kỳ vọng, India đã làm việc với các đối tác địa phương để xây dựng những khu trại sang trọng cho cựu tổng thống và đoàn tùy tùng của ông.
Họ mua đồ nội thất hoàn toàn mới gồm giường, ga trải giường và xây dựng những căn hộ đẹp đẽ.
Theo India, điều tuyệt vời nhất khi làm việc với các nhà lãnh đạo là họ biết cách ủy quyền.
"Tôi nói với họ những gì chúng tôi đang nghĩ và họ để tôi tự làm. Đây là những người điều hành quốc gia, vì vậy họ hiểu sức mạnh của việc thuê chuyên gia và có thể nhường quyền kiểm soát cho những người có chuyên môn trong lĩnh vực cụ thể".
India từng giúp một nhà lãnh đạo tổ chức sinh nhật cho vợ mình bằng cách phủ kín một lầu biệt thự bằng những bông hoa hồng "Cherry Snow" của Ecuador.
Một lần khác, cô làm việc với các nhà sản xuất phim trường để tạo ra khung cảnh đậm chất điện ảnh Paris ở trung tâm Miami.
Còn tại Italy, cô đã sắp xếp để một nhà lãnh đạo thế giới có chuyến thăm riêng với một nhà thiết kế trang sức nổi tiếng. Lãnh đạo cấp cao đã thuê chuyên gia thiết kế món quà độc đáo cho vợ mình - chiếc nhẫn bằng vàng có một viên ruby và 24 viên kim cương có giá 714.000 USD.
An toàn tuyệt đối
An ninh là một thách thức lớn. Khách hàng của India thường có rất nhiều vệ sĩ đi cùng.
"Chúng tôi phải đóng cửa nhà hát Opera Sydney, nhà thờ Hagia Sophia ở Istanbul, bảo tàng Louvre Paris... để khách một mình tự do trải nghiệm. Mọi thứ được tính toán rất chi li kể cả số bước chân họ đi từ xe đến đài tưởng niệm hoặc nhà hàng".
Ban đầu, điều này khá khó chịu đối với India vì cô tin rằng "du lịch là sự tình cờ".
"Dần dà, tôi đã học cách tôn trọng an ninh và hiểu rằng các nhân viên chỉ muốn giữ an toàn tuyệt đối. Tuy vậy, hành trình nghiêm ngặt như vậy cũng có thể khiến khách hàng không được tận hưởng mọi thứ", cô nói.
Theo Zing
Kiếm hàng trăm triệu nhờ việc nhắc người khác học bài, dắt chó đi dạo
Một số người trẻ Trung Quốc đã kiếm tiền bằng việc giám sát người khác làm các công việc hàng ngày.
" alt="Người chuyên đi du lịch cùng giới siêu giàu" />
Vào một thập kỷ trước, TP.HCM với vô số cơ hội việc làm, đã có những người trẻ lên đường rời quê lập nghiệp. Anh Nguyễn Văn Nam (35 tuổi, Bình Định) - Kỹ sư trưởng tại chung cư Cantavil Hoàn Cầu là một trong số đó.
Tính đến thời điểm hiện tại, anh đã xa quê được 13 năm. Tốt nghiệp chuyên ngành điện tại một trường cao đẳng, cũng như bao người khác, anh đã bắt đầu hành trình của mình với vị trí công nhân tại các công trình. Theo như anh chia sẻ, đây là một công việc đòi hỏi cao ở độ tỉ mỉ, tính thận trọng và khả năng chịu áp lực do luôn phải làm việc trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, tiếp xúc với các loại thiết bị điện tử, máy móc nguy hiểm liên quan trực tiếp đến tính mạng con người.
Cuối cùng, sau 6 năm kiên trì, nỗ lực với nhiều vai trò từ công nhân thi công tới tổ trưởng, giám sát viên và trợ lý kỹ sư trưởng, anh cũng đến được với vị trí quản lý hiện tại. Nhưng khi vừa mới cảm nhận được những tín hiệu khởi sắc trong sự nghiệp thì anh cùng các đồng đội lại phải tiếp tục đối diện với một khó khăn mới.
Duy trì năng lượng và sự tỉnh táo để làm việc hiệu quả
3 tháng giãn cách xã hội đã khiến không ít dự án lớn, nhỏ rơi vào tình trạng dang dở. Nguyên nhân gây ra sự ứ đọng này bắt nguồn từ việc mất kết nối với các nguồn cung cấp nguyên, vật liệu và thiếu hụt thiết bị thay thế. Vì vậy, anh cùng tổ đội luôn trong tâm thế sẵn sàng và tỉnh táo để kịp thời khắc phục, đối phó với các vấn đề khi nền kinh tế dần mở cửa trở lại.
“Quản lý vận hành tòa nhà yêu cầu nhiều kỹ năng hơn so với thời điểm làm việc tại công trình. Nó đòi hỏi chúng tôi luôn phải luôn tỉnh táo để túc trực giải quyết các vấn đề liên quan đến hệ thống kỹ thuật (điện, nước…), bảo trì khu vực công cộng, sửa chữa máy móc căn hộ cũng như chăm sóc và giải đáp thắc mắc cho cư dân. Điều đó có nghĩa rằng, ở bất kỳ thời điểm nào dù là 3 - 4h sáng, nhân viên kỹ thuật vẫn luôn phải có mặt để khắc phục sự cố nhằm đảm bảo an toàn cho người dân”, anh Nam chia sẻ.
Hiện tại, anh và tổ đội đang liên tục tham gia các cuộc họp kéo dài hàng giờ đồng hồ để nhanh chóng xử lý khối lượng công việc tồn đọng ở giai đoạn đình trệ.
Công việc của anh Nam luôn cần sự tỉnh táo
“Tôi từng chứng kiến một vụ cháy nổ khi còn công tác ở đơn vị cũ và chính sự can thiệp kịp thời của tập thể nhân viên kỹ thuật đã giúp ngăn chặn những thiệt hại về người và của. Do đó, việc làm tốt khâu chuẩn bị thông qua các cuộc họp, bàn bạc, phân công nhân sự và lên kế hoạch là điều cần thiết. Chúng tôi luôn phải tập trung và giữ vững tinh thần để xử lý công việc và hạn chế rủi ro đến mức tối thiểu”.
Đối mặt với cường độ công việc cao, anh cho biết, giãn cách xã hội đã gây ra không ít khó khăn trong việc giải tỏa căng thẳng và rèn luyện thể chất vì những hạn chế đối với các hoạt động ngoài trời. Vì vậy, trong những tháng gần đây, cà phê và nước tăng lực đã trở thành người bạn đồng hành giúp anh và tổ đội duy trì sự tỉnh táo trong những phiên họp kéo dài dai dẳng.
Nước tăng lực Number 1 là thức uống anh Nam thường dùng để bổ sung năng lượng, giúp tỉnh táo, chống buồn ngủ và tăng thêm sức mạnh, là bạn đồng hành của người thường xuyên phải lao động trong thời gian dài với khối lượng công việc cao như anh.
Bên cạnh công việc chuyên môn, anh Nam cũng tham gia công tác phòng chống dịch
Gia đình là điểm tựa
Anh Nam tâm sự rằng, mình là một người bố, người chồng may mắn khi luôn có được sự thấu hiểu và ủng hộ từ gia đình.
“Là người gánh vác tài chính của cả nhà, tôi luôn phấn đấu hết mình và tận tụy vì công việc. Nhưng nếu như không có sự hỗ trợ từ vợ và con gái, điều đó sẽ trở nên khó khăn. Vì vậy, tôi luôn chia sẻ những vấn đề trong công việc nhằm nhận được sự đồng cảm từ gia đình và thật hạnh phúc khi luôn có một chỗ dựa tinh thần vững chắc.”
Khi được hỏi về những mong muốn và dự định trong tương lai, anh cho biết, ngoài gia đình, tập thể nhân viên trong tổ đội là những người quan trọng nhất. Với tâm huyết của một người đi trước, anh luôn cố gắng giữ một tinh thần sáng suốt để mang lại môi trường phát triển tốt nhất cho tập thể mà mình dẫn dắt.
“Tôi mong mình có đủ khả năng và sức khỏe để truyền đạt lại kiến thức và tạo ra cơ hội phát triển cho những thành viên của tổ đội và có thể giúp họ được thử sức ở nhiều vị trí mới. Vì tôi tin rằng, thời gian và kinh nghiệm chính là cách tốt nhất để củng cố chuyên môn”.
Thế Định
" alt="Hậu Covid, thất nghiệp cũng không áp lực bằng việc tồn đọng" />
Chị Hà đã không nhịn được cười khi kể lại những "phi vụ nhầm lẫn" hài hước của chồng (Ảnh minh họa)
Kết hôn và chung sống với nhau đã được 3 năm, theo đánh giá của anh Thắng (Lĩnh Nam – Hà Nội) thì chị Thủy – vợ anh Thắng, là một người phụ nữ hay lo toan và cả nghĩ. Anh kể rằng chị Thủy nhiều khi lo lắng cho người khác đến mức toàn suy nghĩ tiêu cực. Chính bởi biết rõ vợ hay suy nghĩ những điều chẳng lành nên anh Thắng thường có thói quen dời khỏi nhà là cứ khoảng 15 phút lại ngồi nhắn tin cho vợ để chị Thủy ở nhà yên tâm.
“Bản tính của cô ấy là hay suy diễn lung tung. Việc hay không nghĩ, cô ấy toàn nghĩ việc chẳng lành. Chồng đi đâu, nửa tiếng mà chưa thấy về là cô ấy bồn chồn, đứng ngồi không yên. Cô ấy thường xuyên suy diễn sự việc theo xu hướng xấu đi nếu tôi đi đâu mà không thông tin về. Nhất là những hôm tôi hẹn bạn ra ngoài. Khi tôi về trễ là cô ấy bắt đầu tưởng tượng ra chồng gặp chuyện chẳng lành” – anh Thắng chia sẻ.
Chính vì do vợ hay lo và quy ước nhắn tin qua lại mỗi khi dời nhà như vậy nên mới có chuyện anh Thắng gây ra chuyện cười ngất khi nhắn tin trả nhầm vào máy cô em gái của mình mà vẫn đinh ninh là nhắn tin cho vợ.
Anh kể: “Ở chung trong căn hộ chung cư với vợ chồng tôi còn cô em gái tôi. Tháng trước, vì giúp việc của gia đình về quê có việc. Do vậy vợ tôi phải mang con xuống nhà ngoại gửi và ở luôn đó đến hết tháng cho tới khi giúp việc lên trông cháu. Thế là nhà chỉ còn hai anh em. Và sự cố nhầm lẫn bi hài do tôi gây ra khi nhắn tin trong trạng thái chếnh choáng đã khiến vợ nửa đêm từ nhà ngoại lao về nhà, đập cửa uỳnh uỳnh, khóc tu tu... Còn cô em gái thì ôm bụng cười đến mức thở không ra hơi”.
Hôm đó, sau khi tan giờ làm, anh Thắng cùng đồng nghiệp đi liên hoan. Trước khi đi thì anh Thắng có soạn 2 tin nhắn. Một tin khô khốc và cụt lủn anh gửi cho cô em gái thông báo không ăn cơm nhà. Một tin nhắn khác, tình cảm hơn gửi cho vợ nhắn nhủ rằng anh đi liên hoan, chia tay đồng nghiệp. Điều đáng nói là, cả em gái và vợ anh đều nhắn lại cho anh một cái tin với nội dung “Anh đi nhậu thì đi taxi nhé”. Và bình thường, nếu vợ anh ở nhà thì em gái anh sẽ không phải nhắn một cái tin vào lúc 11h đêm – cùng thời điểm với tin nhắn của vợ anh, để hỏi “Anh về chưa?”. Lúc đó anh về đến chung cư, vừa bước xuống khỏi taxi.
“Lúc xe vừa dừng thì tin nhắn đến. Thế rồi không hiểu ngớ ngẩn kiểu gì mà tôi lại nhầm lẫn tin nhắn của em gái là tin nhắn của vợ. Thế là tôi hồn nhiên nhắn tin lại rằng ‘Anh về rồi mà em. Em ngủ đi nhé, mai anh đưa đi ăn sáng’. Nhậu có phần say nên mở được cửa vào phòng là lăn đùng ra ngủ. Và giật mình tỉnh giấc là do tiếng đập cửa phòng uỳnh uỳnh lúc nửa đêm. Vùng dậy mở cửa thì thấy vợ khóc lu loa, tra vấn ‘sao không nghe điện thoại’; ‘sao không trả lời tin nhắn’… Khi tôi hiểu ra vấn đề, lục lại điện thoại thì thấy 20 cuộc gọi nhỡ. Và tin nhắn thông báo đã về nhà an toàn đáng ra gửi cho vợ thì tôi lại gửi vào máy em gái mình. Lúc này con bé cũng mới bò lăn ra cười bảo rằng ‘thảo nào thấy giọng khác lạ, ngọt ngào thế’” – anh Thắng kể về sự cố nhầm lẫn của mình.
(Theo Trí thức trẻ)" alt="Chết cười với “phi vụ nhầm lẫn” của chồng" />