Vào ngày 14/4,ọngtheođuổiTwittercủaElonMuskcóthểhuỷhoạbong đa hom nay tỷ phú Elon Musk đã “ngỏ ý” mua lại nền tảng mạng xã hội Twitter với giá 41 tỉ USD. Cụ thể, ông Musk đề nghị mua lại “Chim Xanh” với giá 54,20 USD/cổ phiếu, đối với 763,58 triệu cổ phiếu được lưu hành của Twitter.
Tại hội nghị TED 2022 tại Vancouver, ông chủ Tesla cho biết hành động mua lại Twitter giống như một bước đột phá đối với nền văn minh.
Twitter do Elon Musk nắm quyền sẽ mở ra nhiều cuộc tranh luận công khai với nhiều quan điểm hơn. Hay, thậm chí nó còn có thể mang lại lợi nhuận khổng lồ đối với một trong những nền tảng mạng xã hội lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên, trong kinh doanh, cũng như trong mọi khía cạnh của cuộc sống, tất cả đều có mặt trái. Việc theo đuổi Twitter của Musk có thể sẽ phá hủy công trình sáng tạo vĩ đại nhất của mình, Tesla, đặc biệt trong thời điểm gã khổng lồ xe điện mới nổi này vẫn cần nhiều sự chú ý từ công chúng.
Thương vụ này có thể khiến cho ông chủ Tesla trở thành một nhân vật gây tranh cãi về mặt chính trị, khiến tập đoàn phải chịu sự giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý. Điều này có thể ảnh hưởng tới chất lượng khách hàng cũng như mọi sản phẩm mà Musk tham gia.
Trên thực tế, thị trường xe điện ngày càng rộng mở hơn, mang lại cơ hội cho các đối thủ của Tesla như Ford, Volkswagen hay thậm chí là Apple.
Tesla đã sớm thành công và có thương hiệu tốt nhất trong ngành. Các mẫu xe bán chạy nhất của hãng đang thống trị bảng xếp hạng doanh số và việc sản xuất đang tăng cường để đáp ứng nhu cầu
Tuy nhiên, các đối thủ khác dường như vẫn không chịu đứng sau Tesla khi vẫn không ngừng nghiên cứu công nghệ mới cho xe điện. Ford đã âm thầm xây dựng một loạt công nghệ và các mẫu xe mới sẽ là một thách thức thực sự.
Bên cạnh đó, Volkswagen đang đầu tư hàng tỷ USD vào dòng xe ô tô chạy bằng pin của riêng mình. Về nền tảng, Apple đã sẵn sàng để tấn công bằng một chiếc i-Car sẽ hấp dẫn chẳng kém gì một chiếc Tesla.
Theo phân tích từ Fotune, Elon Musk đang là một trong những tỷ phú nhất thế giới, thì việc mua lại Twitter cũng không khiến ông ấy giàu hơn chút nào. Vị tỷ phú sẽ chỉ có nhiều quyền lực hơn đối với Twitter mà ông đang tích cực sử dụng.
Vào thời điểm mà Tesla lẽ ra phải nắm bắt cơ hội “trời ban” khi giá dầu tăng cao và cuộc khủng hoảng năng lượng. Tuy nhiên, người sáng lập của nó lại đang đánh lạc hướng bản thân bằng cách theo đuổi một thương vụ kỳ lạ.
Twitter vốn được biết tới như một không gian ngập tràn những tranh luận gay gắt, đặc biệt là về lĩnh vực chính trị. Bên cạnh đó, Elon Musk lại là một người tích cực ủng hộ quyền tự do ngôn luận trên nền tảng này.
Điều này có thể khiến cho ông trở thành một nhân vật tranh cãi về mặt chính trị. Do đó, trong trường hợp Musk gặp khủng hoảng về truyền thông, Tesla nghiễm nhiên trở thành nạn nhân trong mọi vấn đề.
*Bài viết được dựa trên góc nhìn của nhà báo tài chính Matthew Lynn.