{keywords}Đại diện Báo VietNamNet (trái) trao hơn 92 triệu đồng cho mẹ con bé Kim Hiền.

Đây là số tiền bạn đọc ủng hộ cho con sau 3 ngày đầu tiên Báo VietNamNet đăng tải bài viết kêu gọi. Chúng tôi đã liên hệ để trao trước số tiền nhằm giúp gia đình đăng ký mổ kịp thời cho con.

Trước đó, ngày 16/6, VietNamNet đăng tải bài viết “Bé gái 5 tháng tuổi nặng 4kg cần 55 triệu đồng mổ tim gấp”, nhằm kêu gọi bạn đọc chia sẻ, giúp đỡ cho bé Kim Hiền.

Đứa trẻ không may bị mắc bệnh tim bẩm sinh. Đến nay, con đã 5 tháng tuổi nhưng chỉ nặng 4kg. Căn bệnh khiến con thường xuyên khó ngủ, hễ cứ nằm xuống là khò khè, khó thở. Tiếng khóc oe oe của đứa con gái nhỏ hòa vào cái nắng rát nóng bỏng của Tây Ninh càng khiến cho lòng người mẹ như bị ai thiêu đốt.

Thế nhưng lương công nhân của chồng chị Nguyên mỗi tháng chắt bóp lắm cũng chỉ đủ tiền nhà trọ, sinh hoạt phí. Hai vợ chồng chẳng có tài sản gì để cầm cố, biết lấy đâu ra 55 triệu đồng để mổ tim cho con.

Ở địa phương, mọi người kêu gọi nhau gom góp giúp gia đình Kim Hiền có tiền đóng viện phí cho con, tuy nhiên, số tiền 20 triệu đồng vẫn chưa đủ.

Sau khi bài viết kêu gọi được đăng tải trên VietNamNet, có nhiều tấm lòng đã gửi tới giúp đỡ con. Đáng quý, một mạnh thường quân giấu tên đã gửi tặng trọn vẹn 35 triệu đồng. Cùng với đó, nhiều bạn đọc gửi lời động viên, chúc em bé Kim Hiền chóng khỏe mạnh, bình an và vui vẻ.

Thông qua Báo VietNamNet, chị Nguyễn Kim Nguyên xin gửi lời cảm ơn tới các nhà hảo tâm đã giúp để gia đình có đủ chi phí mổ tim cho con. “Tôi không được học hành nhiều nên chẳng biết nói gì hoa mỹ ngoài lòng biết ơn chân thành tới Báo VietNamNet và bạn đọc Báo”.

Khánh Hòa

Bé gái 5 tháng tuổi nặng 4kg cần 55 triệu đồng mổ tim gấp

Bé gái 5 tháng tuổi nặng 4kg cần 55 triệu đồng mổ tim gấp

Bé Kim Hiền nhỏ thó như đứa trẻ sơ sinh, trọ trẹ mếu khóc khi thấy người lạ. Con không may mắc phải bệnh tim bẩm sinh, đang cần kinh phí mổ gấp. Tuy nhiên, cha mẹ nghèo khó mới gom được 20 triệu đồng.

" />

Trao hơn 92 triệu đồng cho bé Kim Hiền 5 tháng tuổi mổ tim

Thời sự 2025-04-26 11:25:37 2
{ keywords}
Đại diện Báo VietNamNet (trái) trao hơn 92 triệu đồng cho mẹ con bé Kim Hiền.

Đây là số tiền bạn đọc ủng hộ cho con sau 3 ngày đầu tiên Báo VietNamNet đăng tải bài viết kêu gọi. Chúng tôi đã liên hệ để trao trước số tiền nhằm giúp gia đình đăng ký mổ kịp thời cho con.

Trước đó,ơntriệuđồngchobéKimHiềnthángtuổimổlịch âm tháng 10 ngày 16/6, VietNamNet đăng tải bài viết “Bé gái 5 tháng tuổi nặng 4kg cần 55 triệu đồng mổ tim gấp”, nhằm kêu gọi bạn đọc chia sẻ, giúp đỡ cho bé Kim Hiền.

Đứa trẻ không may bị mắc bệnh tim bẩm sinh. Đến nay, con đã 5 tháng tuổi nhưng chỉ nặng 4kg. Căn bệnh khiến con thường xuyên khó ngủ, hễ cứ nằm xuống là khò khè, khó thở. Tiếng khóc oe oe của đứa con gái nhỏ hòa vào cái nắng rát nóng bỏng của Tây Ninh càng khiến cho lòng người mẹ như bị ai thiêu đốt.

Thế nhưng lương công nhân của chồng chị Nguyên mỗi tháng chắt bóp lắm cũng chỉ đủ tiền nhà trọ, sinh hoạt phí. Hai vợ chồng chẳng có tài sản gì để cầm cố, biết lấy đâu ra 55 triệu đồng để mổ tim cho con.

Ở địa phương, mọi người kêu gọi nhau gom góp giúp gia đình Kim Hiền có tiền đóng viện phí cho con, tuy nhiên, số tiền 20 triệu đồng vẫn chưa đủ.

Sau khi bài viết kêu gọi được đăng tải trên VietNamNet, có nhiều tấm lòng đã gửi tới giúp đỡ con. Đáng quý, một mạnh thường quân giấu tên đã gửi tặng trọn vẹn 35 triệu đồng. Cùng với đó, nhiều bạn đọc gửi lời động viên, chúc em bé Kim Hiền chóng khỏe mạnh, bình an và vui vẻ.

Thông qua Báo VietNamNet, chị Nguyễn Kim Nguyên xin gửi lời cảm ơn tới các nhà hảo tâm đã giúp để gia đình có đủ chi phí mổ tim cho con. “Tôi không được học hành nhiều nên chẳng biết nói gì hoa mỹ ngoài lòng biết ơn chân thành tới Báo VietNamNet và bạn đọc Báo”.

Khánh Hòa

Bé gái 5 tháng tuổi nặng 4kg cần 55 triệu đồng mổ tim gấp

Bé gái 5 tháng tuổi nặng 4kg cần 55 triệu đồng mổ tim gấp

Bé Kim Hiền nhỏ thó như đứa trẻ sơ sinh, trọ trẹ mếu khóc khi thấy người lạ. Con không may mắc phải bệnh tim bẩm sinh, đang cần kinh phí mổ gấp. Tuy nhiên, cha mẹ nghèo khó mới gom được 20 triệu đồng.

本文地址:http://wallet.tour-time.com/html/461f799092.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Soi kèo phạt góc Arsenal vs Crystal Palace, 2h00 ngày 24/4

Sandra Creamer (65 tuổi) sinh ra trong một gia đình có 12 người con ở Mount Isa, Australia. Sau khi chào đời không lâu, mẹ bà qua đời vì căn bệnh ung thư. Creamer được các anh chị lớn trong nhà chăm sóc từ bé. Cha bà làm đầu bếp cho một nhà hàng để kiếm tiền trang trải cho gia đình.

Họ sống tiết kiệm, kể cả thức ăn cũng rất hạn chế. Dù lớn lên trong điều kiện khó khăn, ngôi nhà của bà Creamer luôn đầy ắp tình yêu thương và tiếng cười.

“Hồi đó, tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc rời khỏi quê nhà hay học đại học. Tôi nghĩ rằng mình sẽ sống ở Mount Isa cả đời và tìm một công việc trong những cửa hàng”, người phụ nữ 65 tuổi chia sẻ.

Năm 15 tuổi, bà được học tại trường nội trú địa phương và luôn giành thành tích xuất sắc trong học tập. Vì nhiều sự cố, hết năm lớp 9, Creamer chuyển đến Brisbane để học kinh doanh.

ba me 65 tuoi lay bang luat su anh 1

Sandra Creamer một mình nuôi 4 đứa con sau khi ly dị với chồng.

Công việc đầu tiên của bà là làm lễ tân cho một tổ chức trợ giúp pháp lý ở Brisbane. Chính tại nơi này, Creamer đã có cơ hội tìm hiểu về hệ thống tư pháp và biết được tầm quan trọng của việc giúp đỡ những người phải ra tòa.

“Khi đó, sếp của tôi là một người phụ nữ rất tuyệt vời. Cô ấy khiến cả văn phòng cảm thấy thoải mái. Tôi rất thích làm việc ở đó”, Creamer nói với The Guardian.

5 năm sau, bà rời Brisbane để kết hôn. Nhưng cuộc hôn nhân của bà không được viên mãn, hai vợ chồng quyết định chia tay sau 7 năm chung sống.

Creamer chuyển đến sống ở Yeppoon cùng 4 người con của mình. Là một bà mẹ đơn thân, Creamer đã trải qua những ngày tháng vất vả, chật vật kiếm tiền để nuôi nấng những đứa trẻ.

Trong thời niên thiếu, các con của bà phải đi làm thêm sau giờ học để phụ giúp mẹ đóng học phí và chi trả các hóa đơn cho gia đình, theo The Guardian.

Thế nhưng, không một đứa con nào của Creamer phàn nàn về việc này. Họ luôn hiếu thảo và yêu thương mẹ mình. Việc làm thêm từ sớm đã giúp họ tích lũy kinh nghiệm cho bản thân và mở rộng mối quan hệ.

“Tuy cuộc sống khó khăn khi sống xa gia đình ở Mount Isa, tôi tin rằng cả tôi và chúng đều đã học được sự kiên cường và quyết tâm”, bà mẹ 4 con bày tỏ.

Ước mơ của bà mẹ đơn thân

Joshua, con trai cả của Creamer, từng làm nghề bán thịt để giúp mẹ nuôi các em ăn học. Anh nhiều lần chia sẻ với mẹ về dự định học trường luật. Điều này đã thúc đẩy bà suy nghĩ về việc tiếp tục con đường học vấn.

Trước đây, Creamer từng thử học ngành này một lần nhưng vì nhiều biến cố xảy ra, bà đành từ bỏ. Khi nghe về ước mơ của con trai, khát khao trở thành luật sư trong bà lại trỗi dậy một lần nữa.

Vào thời điểm đó, Creamer đang làm nhân viên cộng đồng tại các trường học. Bà cảm thấy mình cần phải tìm hiểu thêm về các vấn đề xã hội để giải quyết công việc tốt hơn.

Sau đó, người mẹ đến từ Mount Isa đã đăng ký một khóa học tại Viện Giáo dục Koorie ở Đại học Deakin. Nhiều người khi biết quyết định của Creamer đều không hoàn toàn ủng hộ bà vì cho rằng việc này rất khó.

“Làm mẹ đơn thân và một mình nuôi 4 đứa con còn khó hơn. Tôi đã làm được điều đó, vậy thì tôi cũng sẽ lấy được bằng luật. Các con đều tán thành tôi đi học”.

ba me 65 tuoi lay bang luat su anh 2

Sandra Creamer được con trai cả hướng dẫn trong quá trình học luật.

Khi Joshua tốt nghiệp, anh được tuyển vào làm tại các công ty luật và trở thành “gia sư riêng” của mẹ. Cả hai thường xuyên trao đổi về bài học và các vấn đề nan giải trong ngành luật. “Tôi rất tự hào khi Joshua làm luật sư. Nó đã phải làm việc và học tập chăm chỉ trong suốt thời gian qua”.

Cuối cùng, Creamer cũng hoàn thành khóa học của mình. Tháng 7/2020, Joshua giúp mẹ được công nhận bởi Tòa án Tối cao Australia.

Bà hy vọng được nhận các hồ sơ vụ án vào năm tới. Bên cạnh đó, Creamer sẽ tiếp tục thực hiện vai trò của mình trong các ủy ban trên khắp thế giới, kể cả trong nước và quốc tế.

“Thế giới đang thay đổi và chúng ta trở nên linh hoạt hơn. Tôi hy vọng bất kỳ ai có ước mơ cũng đều hiện thực hóa nó. Con đường có thể khó khăn nhưng đừng từ bỏ. Chính sự kiên cường và lòng dũng cảm đã mang lại cho tôi thành quả như hiện tại. Đừng đánh mất hy vọng và niềm tin vào bản thân”, bà mẹ 65 tuổi chia sẻ.

Con gái khuyên mẹ ly hôn và cuộc sống làm mẹ đơn thân hạnh phúc đến bất ngờ

Con gái khuyên mẹ ly hôn và cuộc sống làm mẹ đơn thân hạnh phúc đến bất ngờ

Cô con gái 12 tuổi sau nhiều ngày phản đối, cuối cùng cũng đã ủng hộ ly hôn và đứng về phía mẹ khi biết rõ lý do của hôn nhân tan vỡ.

">

Mẹ đơn thân 65 tuổi nỗ lực lấy bằng luật sư

Thời ấy, nguồn nước giếng này là lựa chọn duy nhất của những người dân sống ở khu Tây Mỗ lúc ấy. Mãi về sau, tôi học đại học, rồi đi làm, hệ thống nước sạch thành phố Hà Nội mới được lắp đặt đến cửa nhà. Toàn dân hân hoan dùng nước sông Đà như một chỉ dấu cho lối sống văn minh đô thị.

Họ đóng góp tiền cho công ty cấp nước lắp đường ống vào từng ngõ, hân hoan đóng tiền nước mỗi tháng như được lên đời. Hầu hết các gia đình phá bỏ đường ống dẫn nước cũ không mảy may nuối tiếc. Nhưng nghĩ thế nào, bố tôi lại bảo, đừng phá, cứ để đó, dù gì thì "hai vẫn tốt hơn một". Và rồi, chúng tôi cũng vội vã quên nó đi. Ai mà vui thích khi nghĩ về thời khó nhọc.

Sự cẩn thận của bố tôi rốt cuộc được đền đáp: khi nước máy sông Đà nhiễm bẩn vài tháng trước. Bố mẹ tôi nhanh chóng chuyển sang dùng nước từ đường ống cũ khi nước sông Đà có mùi lạ cả tuần lễ trước khi có khuyến cáo từ chính quyền. Hàng trăm nghìn hộ dân Thủ đô khác thì không may mắn có một đường ống "sơ cua" như vậy.

Thử tưởng tượng, nếu mọi hộ gia đình trong thành phố mất điện, có ngay một nhà cung cấp điện khác cầm tờ rơi đứng sẵn mời chào trước cổng. Hay khi nguồn nước có vấn đề, bạn có thể bấm điện thoại gọi ngay doanh nghiệp thứ hai đến thế chỗ nhà cung cấp cũ như dịch vụ Internet hay truyền hình cáp. Cuộc sống hẳn nhẹ nhàng hơn biết bao.

Cung cấp nước sạch mang tính độc quyền tự nhiên, ở đó khách hàng thường có rất ít lựa chọn do rào cản gia nhập thị trường của một hãng mới là rất lớn. Khi có sự cố, người ta không thể xây ngay một đường ống dẫn nước mới cho cả một thành phố như bạn đổi nơi mua thịt. Giống điện, nước là một sản phẩm đặc thù, vừa mang tính công ích, lại vừa mang tính tiêu dùng cá nhân. Sử dụng nước sạch là quyền cơ bản được Liên hiệp quốc công nhận. Nước còn liên quan mật thiết đến an ninh: không phải ngẫu nhiên mà bảo vệ nguồn nước luôn là ưu tiên số một khi xảy ra chiến tranh. Nói vậy để thấy sẽ khó mà biến nước sạch thành một sản phẩm thị trường hoàn hảo, theo nghĩa được điều chỉnh hoàn toàn bởi quy luật cung - cầu và giá cả. Nhà nước luôn có vai trò quan trọng trong việc quản lý và giám sát thị trường này.

Bởi thế, tôi hết sức ngạc nhiên khi biết rằng hầu hết công ty quốc doanh cung cấp nước sạch tại các tỉnh, thành của Việt Nam đã được thoái vốn. Trong tổng số 111 doanh nghiệp trong ngành, chỉ còn 10 doanh nghiệp chưa cổ phần hóa. Có gì đó không phải khi một tổng công ty thuốc lá vẫn là doanh nghiệp nhà nước, trong khi các nhà máy cấp nước lại thuộc quyền kiểm soát của tư nhân. Thực tế này có thể là chỉ dấu của sự ưu tiên, hoặc là do sức hấp dẫn khó cưỡng của thị trường nước sạch - nơi ai cũng phải mua, và sức cầu chỉ tăng mà không có giảm.

Tôi ủng hộ xã hội hóa dịch vụ công. Vai trò của tư nhân là không thể phủ nhận, đặc biệt là trong bối cảnh nhà nước thiếu nguồn lực đảm đương hết các nghĩa vụ cung ứng phúc lợi. Nhưng xã hội hóa một mặt hàng như nước sạch không thể đồng nghĩa với việc bỏ mặc cho thị trường quyết định, mà quên đi tính chất đặc thù của nó. Với danh nghĩa người tiêu dùng, tôi sẽ yên tâm nếu hệ thống cấp nước cho gia đình tôi được đảm nhiệm bởi một doanh nghiệp uy tín. Mặt khác, đương nhiên tôi sẽ lo lắng nếu bên cấp nước chưa từng kinh doanh trong lĩnh vực này, hay không có đủ phương án tài chính bền vững để thực hiện dự án. Với một chai nước khoáng, tôi có thể dễ dàng chuyển sang mua sản phẩm khác khi nghi ngờ về chất lượng. Nhưng nếu đó là hệ thống nước sạch, tôi không có quyền lựa chọn nhà cung cấp ngay từ đầu. Chính quyền đã làm hộ tôi việc đó.

Như thế, câu chuyện quản lý chất lượng nước luôn gắn liền với vai trò của chính quyền. Chỉ nhà nước mới có thể cho phép một công ty kinh doanh nước sạch, và cũng chỉ nhà nước đủ khả năng giám sát hoạt động của những nhà máy nước. Người dân chấp nhận từ bỏ quyền lựa chọn bởi niềm tin cơ quan chức năng sẽ đảm bảo quyền lợi của mình. Niềm tin với nhà nước là thứ tài sản đảm bảo cho dịch vụ công ích.  

Do đó, khi trao quyền cho doanh nghiệp tư nhân, chính quyền sẽ gặp rủi ro về uy tín. Đó không chỉ là câu chuyện của nước sạch sông Đà. Những vụ phản đối trạm thu phí BOT trên khắp cả nước hay tranh cãi xung quanh việc tăng giá điện là những ví dụ điển hình khác. Để tránh rủi ro này, điều quan trọng nhất là phải minh bạch các thông tin liên quan đến hoạt động của các nhà cung cấp dịch vụ công.

Thứ khiến người dân bất bình trong sự cố sông Đà không chỉ là mức độ nghiêm trọng của ô nhiễm, mà còn là việc thiếu thông tin và các kênh trao đổi nhất quán, rõ ràng từ các bên liên đới. Việc giám sát chất lượng nước không thể chỉ phụ thuộc vào công ty cấp nước theo kiểu vừa đá bóng vừa thổi còi, mà cần có sự tham gia của các bên kiểm định độc lập. Nếu thông tin về chất lượng nước được công bố thường xuyên, người dân sẽ an tâm hơn nhiều với nước sinh hoạt hàng ngày.

Thêm vào đó, nhà nước cần hạn chế nguy cơ độc quyền khi tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ công. Xã hội hóa là nhằm mở rộng quyền lựa chọn cho người dân, chứ không phải chuyển trạng thái độc quyền từ nhà nước sang tay tư nhân. Đó là suy nghĩ rộng cần rút ra từ sau những sự cố về nước, để ta có thể quyết định nhiều lĩnh vực khác trong tương lai. 

Khách hàng sẽ luôn là bên chịu thiệt ở thị trường chỉ có một nhà cung cấp, hạn chế về thông tin, và thiếu vắng những cơ chế giám sát cần thiết. Một ngành kinh doanh "siêu lãi" như nước sạch sẽ không thiếu những nhà đầu tư quan tâm nếu cơ chế cho phép. Số lượng nhà cung cấp dịch vụ tăng lên sẽ tạo áp lực giảm giá và tăng chất lượng sản phẩm, đồng thời giảm thiểu rủi ro an ninh nguồn nước. Người dân sẽ không phải xếp hàng ban đêm chờ xe bồn để lấy nước như sự cố vừa qua.    

Nhà tôi quay lại sử dụng nước sông Đà sau khi thành phố Hà Nội thông báo nước sạch đã "sạch" trở lại. Lựa chọn của bố tôi và cái đường ống sơ cua thật ra là một ảo ảnh: dòng nước từ giếng khoan chúng tôi dùng tạm có hàm lượng thạch tín cao hơn mức cho phép. Thật ra cũng chẳng có lựa chọn nào.

Nhiều người tin rằng thời đại này chỉ cần có tiền, thứ gì cũng mua được. Nhưng họ đã nhầm. Ngay cả một quyền cơ bản là dùng nước sạch, nhiều người bỗng cầm một nắm tiền và phát hiện ra rằng nó vô nghĩa.

Nguyễn Khắc Giang

  Trở lại Góc nhìnTrở lại Góc nhìn">

Tiền không mua được gì?

Nhận định, soi kèo Zorya Luhansk vs Livyi Bereh Kyiv, 22h00 ngày 25/4: Chủ nhà sa sút

Một số địa phương ở Trung Quốc, tiền sính lễ trong đám cưới rất quan trọng. Ảnh minh họa. Nguồn: 163

Chú rể Tiểu Lý sửng sốt khi nghe những lời mẹ vợ nói. Chuyện này hoàn toàn không được bàn bạc trước. Chưa kể anh cũng không có đủ 10.000 nhân dân tệ. Và theo Tiểu Lý, dù có anh cũng không muốn đưa cho mẹ vợ số tiền này. 

Trước đó, anh đã chi gần 200.000 nhân dân tệ (khoảng 700 triệu đồng) để lo cho đám cưới, bao gồm tiền sính lễ, cỗ bàn, các công việc chuẩn bị cho ngày trọng đại. Ngoài lấy tiền tiết kiệm, Tiểu Lý còn phải đi vay mượn người thân, bạn bè. 

Càng nghĩ Tiểu Lý càng thấy bức xúc. Anh liền đứng ở ngoài cửa, gọi cô dâu lớn tiếng: "Em yêu, anh không có tiền. Nếu em muốn lấy anh, em có thể bước ra ngoài và đến hội trường cưới với anh được không?".

Tiểu Lý đứng đợi ở cửa một lúc nhưng không thấy cô dâu phản ứng gì. Đôi mắt anh đỏ hoe, cảm thấy mất mát và thất vọng. Tiểu Lý quyết định lên xe rời đi cùng đoàn nhà trai đến hội trường cưới.

Vừa đến hội trường tổ chức hôn lễ, chú rể cầm mic và nói với tất cả quan khách: "Hôn lễ phải hủy. Nhưng xin các quý khách hãy ở lại dùng cơm, nhớ giữ lại tiền mừng của mình. Bữa này, tôi sẽ mời tất cả". 

Chú rể vừa dứt lời thì cô dâu đi chân trần chạy tới. Cô vừa khóc vừa hét lên: "Em có nói là em không cưới anh sao? Bọn họ lấy mất giày của em, em tìm không thấy. Làm sao em có thể bước ra ngoài để dự hôn lễ?".

Cô dâu khóc vì mẹ đòi thêm tiền cưới, sau đó có hành động xoay chuyển tình hình. Ảnh minh họa. Nguồn: 163

Trước hành động của cô dâu, chú rể xúc động. Mẹ vợ cũng đến hôn lễ và xấu hổ không nói thành lời. Bà không còn dám nhắc tới số tiền 10.000 nhân dân tệ. 

Câu chuyện sau khi đăng tải lên mạng xã hội nhận về nhiều bình luận của cộng đồng. Đa số phê phán cách hành xử của người mẹ vợ và cho rằng bà quá tham lam. Thật may cuối cùng đám cưới cũng diễn ra đúng kế hoạch.

Hủy hôn, lấy người khác vì bạn trai không đưa tiền thưởng cuối năm

Hủy hôn, lấy người khác vì bạn trai không đưa tiền thưởng cuối năm

Đám cưới của Xiaoli (Chiết Giang, Trung Quốc) không thành sau khi anh từ chối yêu cầu đưa tiền thưởng cuối năm cho bạn gái sau khi kết hôn.">

Chú rể hủy hôn đúng ngày cưới, cô dâu xoay chuyển tình thế bất ngờ

{keywords} Đinh Tuấn Vũ sinh năm 1989 và có 6 năm làm phim. 

- 30 tuổi, đạo diễn 6 phim điện ảnh trong 6 năm qua, trong đó có phim đề tài khá nặng mà đến các đạo diễn cứng cũng ngại như 'Cuộc đời của Yến', 'Truyền thuyết về Quán Tiên', vì sao anh lao vào?

Tôi có đọc nhiều tác phẩm của nhà văn Xuân Thiều, trong đó có 'Truyền thuyết về Quán Tiên' từ 5-6 năm trước. Khi đó tôi cũng đã rất thích truyện này và gần như bị ám ảnh. 'Truyền thuyết về Quán Tiên' là phim tâm lý, bí ẩn và chiến tranh chỉ là cái nền mà tập trung vào diễn biến tâm lý của các cô gái thanh niên xung phong, mỗi người có một số phận khác nhau. Vì rất thích nên khi làm tôi làm 'Truyền thuyết về Quán Tiên' với nhiều cảm hứng.

- Tôi thấy anh cùng đoàn phim nhiều tháng vật lộn trong rừng quay phim với điều kiện khó khăn, so với làm phim tư nhân với sức ép về tiến độ và tiền bạc thì làm phim bằng kinh phí nhà nước, lại thuộc mảng đề tài khó như  'Truyền thuyết về Quán Tiên' có gì khác biệt?

Rất vất vả nhưng sau khi tôi làm 3 phim của tư nhân, nhất là sau mỗi phim thương mại tôi lại có cảm giác hơi hẫng vì có những phim dù muốn làm theo cách này nhưng lại phải suy nghĩ theo hướng thương mại, ép cái tôi của mình lùi lại. Tôi cũng lấn cấn làm sao để phim vừa nghệ thuật lại vừa bán được vé, trong khi tôi lại còn trẻ và thiếu kinh nghiệm.

Khi được quay lại miền Bắc làm 'Truyền thuyết về Quán Tiên', được kể theo cách mình muốn và được cả ê kíp ủng hộ và chia sẻ nên dù có vất vả và khó khăn trong quá trình sản xuất nhưng tôi lại cực kỳ thoải mái về tinh thần. So với các phim trước, tôi có cảm giác lần này như một cuộc chơi mà mình có thể hết mình với nó.

- Nhưng làm phim bằng tiền Nhà nước thì sẽ chịu sức ép lớn từ dư luận, từ công chúng, đã là phim thứ 3 được nhà nước đầu tư, anh có chịu sức ép về việc phải làm một bộ phim tử tế để khán giả thấy tiền mình nhận được để làm xứng đáng?

Sức ép đó kể cả làm phim tư nhân tôi cũng gặp nhưng từ nhà sản xuất là chính, còn khi làm phim bằng tiền của nhà nước và đã dồn hết tâm trí vào nó thì tôi gần như không còn bị sức ép về chuyện tiền nong. Tôi cũng không có nỗi sợ về việc khi mình ra phim thì người ta có nghĩ mình ăn bớt ăn xén không. Và đặc biệt với phim 'Truyền thuyết về Quán Tiên', trước đó tôi cũng đã đến mộ nhà văn Xuân Thiều, đến gia đình ông và cảm thấy mình nhận được sự ủng hộ về mặt tâm linh rất lớn.

Tính từ thời gian làm tiền kỳ từ tháng 11 năm ngoái, phim dự kiến cũng phải tới tháng 10 năm nay mới xong thì tính ra cũng mất 11 tháng để hoàn thành 'Truyền thuyết về Quán Tiên'. Suốt thời gian đó dù nhận nhiều lời mời nhưng tôi từ chối để toàn tâm toàn ý lo cho bộ phim.

Lúc đó người ta nói: "Bà Cục Trưởng làm mọi cách để phim con bà được nâng lên"

{keywords}
 Bức ảnh hiếm hoi Đinh Tuấn Vũ chụp cùng mẹ là nguyên Cục trưởng Cục Điện ảnh Ngô Phương Lan. TS Lan làm Cục trưởng từ năm 2011 đến hết 2018. 

- Trong suốt những năm làm phim, anh luôn có sự đồng hành của mẹ mình là nguyên Cục trưởng Cục Điện ảnh. Có nhiều lời xì xào rằng vì có mẹ ở vị trí cao như vậy mà anh được nhận các dự án phim lớn mà các đạo diễn trẻ như anh khó cơ hội tiếp cận. Anh có nghe những lời xì xào đến tai và anh có bị sức ép về chuyện mình là con trai người đứng đầu ngành điện ảnh trong thời gian TS Ngô Phương Lan còn đương chức?

Bây giờ mẹ tôi cũng đã về hưu rồi nên tôi mới dám thoải mái chia sẻ về điều này. Tôi nghĩ có lẽ từ trước đến giờ cũng hiếm có người rơi vào trường hợp như tôi trong ngành điện ảnh. Nhiều lúc tôi cảm giác mình nỗ lực, cố gắng thế nào thì người ta vẫn nhìn vào gia thế của mình trước rồi mới nhìn đến những gì mình đã làm.

Tin đồn cũng xuất hiện rất nhiều. Và khi làm phim nhà nước tôi cũng chuẩn bị tâm thế sẵn sàng. Nhưng với các phim đã làm như "Cuộc đời của Yến", mọi người làm cùng quá hiểu tôi làm việc thế nào nên những tin đồn không làm tôi khó chịu lắm. Sau đó phim còn được giải quốc tế nữa nên cũng giải tỏa phần nào cho bản thân tôi.

Tuy nhiên khi làm các phim thương mại, và bắt đầu phải cạnh tranh với các phim tư nhân khác, cạnh tranh từng suất chiếu, rồi phim này được phân loại P (cho mọi đối tượng khán giả), phim kia bị dán nhãn C16 (cấm khán giả dưới 16 tuổi) thì lúc đó bắt đầu xuất hiện những tin đồn mà khi đọc tôi cũng hơi sốc.

Lúc đó người ta nói: "Bà Cục Trưởng làm mọi cách để phim con bà được nâng lên". Tôi thì không vấn đề gì nhưng khi đã động đến gia đình mình thì rất sốc. Vì tôi biết rõ ràng khi duyệt họ dự định chiếu Tết nhưng sau đó đột ngột đổi lịch sang cuối năm Dương lịch 2016 cùng thời điểm "Chờ em đến ngày mai" của tôi. Sau vài năm thì tôi quen dần với những chuyện này. 

- Bản thân anh có thấy khó xử và chịu sức ép lớn trong thời gian mẹ anh còn đương nhiệm Cục trưởng Cục Điện ảnh? Tôi thì nghĩ là có! Vì chắc chắn nhiều người bên ngoài sẽ có suy nghĩ anh là con Cục trưởng thì được ưu ái hơn, các nhà sản xuất vì thế mà dễ dàng mời anh hơn?

Đúng như chị nói, sức ép rất nhiều. Nhưng bản thân tôi lại thấy may mắn vì sức ép đó lại khiến tôi nỗ lực hơn trong mọi dự án. Từ một việc nhỏ như làm giám khảo cuộc thi biên kịch của CJ, năm nay  mẹ tôi đã về hưu rồi nhưng họ vẫn mời tôi tham gia. Dù thời gian đó tôi không nhận lời được vì phải đi làm phim 'Truyền thuyết về Quán Tiên' nhưng điều đó cũng khiến tôi vui.

Vì bản thân tôi trong quá trình mẹ tôi còn làm Cục trưởng tôi cũng không chắc chắn được họ đến với mình là vì muốn tôi cống hiến cho họ hay vì muốn làm việc với con Cục trưởng. Tôi nghĩ chắc chắn 100% họ có suy nghĩ đó. Còn bây giờ gần như tôi được giải thoát khỏi câu hỏi ấy nên thấy thoải mái hơn bởi từ lúc vào nghề đến giờ là tôi đã phải sống với áp lực đó.

{keywords}
Đinh Tuấn Vũ trên trường quay 'Truyền thuyết về Quán Tiên'. 

Tình cảm của Kiều Minh Tuấn và An Nguy là có thật

- Đến thời điểm này, sau gần 1 năm phim 'Chú ơi đừng lấy mẹ con' ra rạp gây ồn ào, nhìn lại anh có buồn vì scandal xung quanh bộ phim? Vì chắc đó là phim anh từng làm gây ồn ào nhất.

Đó là một sự kiện quá đáng nhớ để sau này nhìn lại tôi có bài học kinh nghiệm cho bản thân mình. Tất nhiên, nhà sản xuất thiệt hại nhất rồi nhưng nó cũng ảnh hưởng tới đạo diễn, các diễn viên. Tuy nhiên các diễn viên đó cũng đang nỗ lực từng ngày để tìm lại bản thân mình. Việc đã xảy ra rồi nên nhìn lại để cố gắng hoàn thành các sản phẩm sau cũng như cẩn trọng hơn trong vấn đề truyền thông cho dự án 'Truyền thuyết về Quán Tiên'.

- Sau này nếu làm phim mà có vai diễn nào phù hợp với Kiều Minh Tuấn thì anh có mời nữa không? nhất là sau 'Chú ơi đừng lấy mẹ con', nhiều người thực tế đã kêu gọi tảy chay bất cứ phim nào có Kiều Minh Tuấn đóng, anh dám chịu rủi ro mời họ lần nữa hay sẽ không bao giờ hợp tác nữa?

Tôi cũng chia sẻ thật với chị là trong 'Truyền thuyết về Quán Tiên' tôi cũng thấy một vai hợp với Kiều Minh Tuấn và cũng định mời anh ấy rồi. Thực ra tôi hiểu Kiều Minh Tuấn và An Nguy không phải diễn viên xấu, họ đặc biệt yêu nghề. Tuy nhiên rất tiếc là thời gian tôi mời Kiều Minh Tuấn lại bận tham gia dự án khác. Khi làm nghệ thuật tôi chỉ mong tìm được diễn viên hợp vai, tất cả những thứ xung quanh mình quên hết.

{keywords}
Đinh Tuấn Vũ đứng giữa An Nguy và Kiều Minh Tuấn trong buổi ra mắt 'Chú ơi đừng lấy mẹ con'.  

- Anh gần như né tránh mọi cuộc tranh luận và cãi vã nhưng hai phim gần đây đều dính scandal, 'Chú ơi đừng lấy mẹ con' ồn ào vì chuyện Kiều Minh Tuấn - An Nguy trước ngày công chiếu, 'Truyền thuyết về Quán Tiên' gây chú ý khi diễn viên Huỳnh Anh bỏ quay ngày đầu tiên dẫn đến bị cắt vai và tranh cãi kéo dài, điều đó có khiến anh phân tâm khi các diễn viên mình mời đều gây hại cho phim?

Khi mời diễn viên, tôi chấp nhận rủi ro. Tuy nhiên, tôi muốn các diễn viên phải thành thật với đoàn phim và chính bản thân mình. Kiều Minh Tuấn và An Nguy khi vướng vào chuyện như vậy, tôi vẫn tôn trọng họ vì họ dám nói ra chuyện tình cảm với nhau là có thật dù rất sai thời điểm. Sau khi kết thúc vai họ vẫn thành thật và không có gì phải giấu giếm nhau. Còn những vụ lùm xùm như Huỳnh Anh bỏ quay ngày đầu 'Truyền thuyết về Quán Tiên' thì mình phải chấp nhận bỏ qua thôi vì nó quá nhỏ để ảnh hưởng đến cả đoàn phim.

Lịch quay của chúng tôi 10 ngày đầu tiên lại là 10 ngày nặng nhất, toàn bộ quân trang, quân dụng, khí tài, quả nổ.... đều dồn vào 10 ngày đầu, nên chỉ cần trễ lịch 1 ngày thì không biết bù vào thế nào. Do chúng tôi đã có phương án thay thế nên khi Huỳnh Anh không tới điểm quay là chúng tôi buộc phải dùng cách khác. Một khi họ không có trách nhiệm trong ngày quay hôm đó thì về sau liệu họ có trách nhiệm nữa không? chẳng lẽ sau đó quay lại hay làm kỹ xảo thay mặt?

- Anh luôn có chiều hướng thông cảm cho diễn viên trong khi thực tế những chuyện đã xảy ra luôn chĩa vào đoàn phim, mà đại diện là anh. Khi xảy ra scandal 'Chú ơi đừng lấy mẹ con' người ta nói đó là chiêu PR bẩn để quảng bá cho phim, còn Huỳnh Anh cho rằng đoàn phim mượn tên mình để 'Truyền thuyết về Quán Tiên' gây chú ý. Sao tất cả những thời điểm đó anh đều im lặng?

Nhiều khi đọc những tin tức như vậy tôi cũng muốn lên tiếng giải thích, nhưng nghĩ lại tôi thấy nếu như mình lên tiếng mà bản thân diễn viên đó không chấp nhận và lên báo nói tiếp thì cuộc tranh luận sẽ không đi đến đâu. Như tôi đã chia sẻ 'Truyền thuyết về Quán Tiên' là một bộ phim thiêng liêng với tôi và nếu tôi cứ nói đi nói lại và mỗi khi search Google cũng chỉ ra những chuyện ồn ào thì sẽ là có lỗi với gia đình cố nhà văn Xuân Thiều. Tôi muốn khi nhắc đến  'Truyền thuyết về Quán Tiên', tuyệt đối sẽ không có scandal hay bất cứ điều gì tiêu cực cả.

- Từ phim 'Chú ơi đừng lấy mẹ con', anh và nhà sản xuất có ra một quy định nào để kiểm soát hình ảnh và phát ngôn của các diễn viên tham gia 'Truyền thuyết về Quán Tiên' để bảo vệ bộ phim an toàn cho đến ngày hoàn thành ra rạp?

Tất cả những điều đó đều quy định rõ trong hợp đồng với đoàn làm phim. Với 3 diễn viên chính, chúng tôi phải kiểm tra lý lịch và nói chuyện với họ rất nhiều. Duy nhất có một trường hợp mình chưa làm kỹ càng thì lại xảy ra sự cố như mọi người đã biết. Thú thực là trước đó tôi không biết thông tin gì về việc Huỳnh Anh liên tục bị tố làm việc không chuyên nghiệp. Chỉ khi tôi cáu trên trường quay thì mọi người mới nói với tôi về những lùm xùm của Huỳnh Anh.

Hoàng Vy

Bị cắt vai, Huỳnh Anh không trả lại cát xê cho nhà sản xuất

Bị cắt vai, Huỳnh Anh không trả lại cát xê cho nhà sản xuất

Hơn 2 tháng sau vụ lùm xùm không tới điểm quay đúng hẹn và bị cắt vai, nhà sản xuất phim 'Truyền thuyết về Quán Tiên' cho hay cho đến giờ Huỳnh Anh vẫn chưa trả lại cát xê.

">

Đạo diễn Đinh Tuấn Vũ nói về áp lực là con trai Cục trưởng Cục Điện ảnh

友情链接