Nhận định, soi kèo Kyoto Sanga FC vs Sanfrecce Hiroshima, 12h00 ngày 29/3: Không hề ngon ăn
(责任编辑:Bóng đá)
下一篇:Nhận định, soi kèo Hoffenheim vs Augsburg, 21h30 ngày 29/3: Tiếp đà bất bại
Mạng xã hội đang lan truyền hình ảnh thể hiện câu chuyện một nhân viên tại tiệm trà sữa W. ở TPHCM nhận thông báo phạt đến 300.000 đồng vì đã đóng cửa tiệm sớm hơn 1 phút so với giờ quy định.
Trong nhóm chat, người quản lý gửi dòng tin nhắn: "Ca tối nay đóng cửa sớm 1 phút. Anh sẽ gán phạt lỗi D6 - lỗi nghiêm trọng - phạt 300.000 đồng".
Quản lý thông báo phạt nhân viên 300.000 đồng vì lỗi đóng cửa tiệm sớm 1 phút (Ảnh cắt từ clip).
Nhanh chóng, hình ảnh này thu hút hàng triệu lượt xem và hàng trăm nghìn lượt tương tác. Nhiều người tỏ ra bức xúc vì số tiền phạt "gán" cho nhân viên quá cao.
Không ít người còn đặt câu hỏi: "Trong trường hợp nhân viên phải ở lại xử lý công việc, đóng cửa trễ 1 phút, quản lý có thưởng cho họ không?".
Trong khi đó, một số người bày tỏ quan điểm, quy định đã được đặt ra, nhân viên vi phạm thì phải chịu phạt. Tuy nhiên, mức phạt trên là quá cao và cách xử lý của người quản lý quá cứng nhắc.
Đăng tải thông tin phản hồi trên trang mạng xã hội, anh H., đại diện tiệm trà sữa W. xác nhận sự việc xảy ra.
"Trước tiên, tôi xin thay mặt công ty xin lỗi cộng đồng và nhân viên nói trên về sự việc đã xảy ra. Thương hiệu trà sữa của chúng tôi có hơn 30 chi nhánh ở khắp Hà Nội và TPHCM. Vì vậy, khâu quản lý, quy định được vận hành rất nghiêm ngặt.
Sự việc xảy ra đã cho chúng tôi bài học trong việc giải quyết rõ ràng về quy định, trách nhiệm giữa nhân viên và quản lý. Một phút không phải quá dài nhưng nó có thể ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng phục vụ khách hàng", đại diện công ty nói.
Theo anh H., trong một phút đó, nếu không may có đơn hàng trên ứng dụng giao hàng trực tuyến, mà cửa hàng lại thông báo đóng cửa sớm hơn thì sẽ làm khách hàng không hài lòng. Ngoài ra, ứng dụng giao hàng cũng có thể sẽ khóa tài khoản của tiệm.
Một sự việc tương tự cũng được mổ xẻ trên mạng xã hội trước đó. Cô gái tên C.H.P.T. (nhân viên công sở ở Hà Nội) cũng đã bị công ty phạt hơn 4,6 triệu đồng, trong khi tổng thu nhập chỉ hơn 6,5 triệu đồng.
Số tiền bị phạt trên là hậu quả của 8 lần chị đi muộn (tổng 96 phút) và 2 buổi về sớm, dù có sự xét duyệt của trưởng nhóm (tổng 137 phút).
Thời điểm nhận việc, công ty thông báo mức phạt cho lỗi đi muộn hằng tháng được tính theo công thức như sau: lương cơ bản chia cho số ngày công thực tế, chia cho 8 (giờ làm hành chính), tiếp tục chia cho 60 (số phút mỗi giờ) rồi nhân với số phút đi muộn, nhân 100%.
"Tôi cho rằng công ty không có quyền phạt số tiền lớn như vậy với người lao động nhưng kế toán thông báo sếp đã duyệt, không thể giải quyết. Tôi cố gọi cho sếp nhưng người này không nghe máy", chị T. nói.
Theo chị T., văn phòng công ty nằm ở một tòa chung cư, không có thang máy riêng nên chị thường xuyên phải chờ thang máy rất lâu, dẫn đến việc đi trễ. Một số đồng nghiệp khác mắc lỗi tương tự, cũng phải cắn răng chịu phạt số tiền lớn.
Phạt tiền với người lao động là trái luật
Cũng ở môi trường văn phòng, chị Hương Ly (ngụ tại TPHCM) nhiều lần trải qua chuyện thưởng, phạt khắc nghiệt khi đi làm. Ly từng là cộng tác viên cho một đại lý du lịch, chuyên về các tour (chuyến du lịch) ngắn, hướng dẫn khách tham quan các điểm du lịch nội thành TPHCM.
Mỗi tour kéo dài hơn 5 giờ, Ly được trả công 300.000 đồng. Là cộng tác viên, Ly vẫn có hợp đồng lao động nhưng trong văn bản không đề cập mức thưởng, phạt. Tuy nhiên, sau đó công ty vẫn thông báo miệng về quy định phạt lỗi đi làm trễ, với mức 200.000 đồng cho lần 1 và 500.000 đồng cho lần 2 và đuổi việc cho lần thứ 3.
Trong một lần không may đến trễ 2 phút, cô gái đã bị phạt hơn 60% tiền công ngày đi làm hôm đó.
"Tôi không tìm hiểu nhiều về luật và nghĩ mình chỉ là cộng tác viên nên cứ âm thầm chịu phạt. Ngày hôm đó đi làm tôi chỉ được nhận 100.000 đồng tiền công, đổ xăng và ăn tối là hết sạch", Ly bộc bạch.
Nhìn nhận các sự việc được phản ánh ở góc độ pháp lý, luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn luật sư TPHCM) chỉ rõ, việc doanh nghiệp phạt tiền người lao động là không đúng với quy định pháp luật.
Cụ thể, Điều 127 Bộ luật Lao động 2019, quy định về các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động, gồm: Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín, nhân phẩm của người lao động; phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động; xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không có quy định.
Ngoài ra, theo điểm b, khoản 3 Điều 19 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, quy định về mức xử phạt khi công ty yêu cầu phạt tiền người lao động vi phạm, người sử dụng lao động có hành vi dùng hình thức phạt tiền hoặc cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động, sẽ bị xử phạt hành chính 20-40 triệu đồng tùy vào mức độ hành vi.
" alt="Nhân viên đóng cửa tiệm sớm... 1 phút và chuyện phạt tiền người lao động" />Sau ngôi vô địch Đông Nam Á, đội tuyển futsal nữ Việt Nam bắt đầu nghĩ đến vé dự World Cup 2025 (Ảnh: PFF).
Tại vòng loại, đội tuyển futsal nữ Việt Nam sẽ nằm ở bảng D, cùng các đội Đài Loan, Macau (Trung Quốc) và Myanmar. Bảng D vòng loại Asian Cup sẽ diễn ra ở Myanmar, từ ngày 15/1 đến 20/1/2025.
Theo điều lệ, hai đội đứng đầu mỗi bảng vòng loại, cùng đội thứ 3 có thành tích tốt nhất sẽ giành quyền tham dự vòng chung kết (VCK) Asian Cup 2025 (đã có sẵn chủ nhà của VCK là Trung Quốc, đương kim vô địch Iran và đương kim Á quân Nhật Bản).
Với thể thức này, việc đội tuyển futsal nữ Việt Nam giành vé vượt qua vòng loại bảng D trước Đài Loan, Myanmar và Macau không khó. Trong số 3 đối thủ này, không đội nào mạnh hơn đội bóng của HLV Nguyễn Đình Hoàng.
Sau vòng loại sẽ là VCK giải futsal nữ châu Á. Ở giải đấu này, châu Á sẽ có 3 suất tham dự World Cup 2025, không tính suất của chủ nhà của VCK World Cup là Philippines.
Đội tuyển futsal nữ Việt Nam về nước hôm qua, sẽ tập trung trở lại vào giữa tháng 12 (Ảnh: Hải Long).
Ở châu Á vào lúc này, nếu chỉ tính nội dung futsal nữ, chỉ có Nhật Bản và Thái Lan là mạnh rõ rệt so với đội tuyển futsal nữ Việt Nam. Iran cũng là đội mạnh, nhưng khác với đội tuyển futsal nam Iran, đội tuyển futsal nữ của họ không có sự ổn định, cũng không có sự vượt trội so với phần còn lại.
Thái Lan vừa bị đội tuyển futsal nữ Việt Nam vượt qua trong trận chung kết giải Đông Nam Á, nên chúng ta hiện có sự tự tin hẳn lên khi đối đầu với Thái Lan.
Các nền bóng đá khác gồm Hàn Quốc, Trung Quốc, Uzbekistan, Indonesia, các nền bóng đá thuộc Tây Á không quá mạnh ở nội dung futsal nữ. Chính vì thế, đội tuyển futsal nữ Việt Nam được kỳ vọng rất lớn sẽ có vé dự VCK World Cup futsal nữ, được tổ chức lần đầu tiên tại Philippines, từ ngày 21/11 đến 7/12/2025.
Tại Đại hội thường niên của VFF diễn ra hôm qua (22/11), Liên đoàn bóng đá Việt Nam hé lộ kế hoạch có thể đưa đội tuyển futsal Việt Nam đi tập huấn Nhật Bản, hướng đến mục tiêu giành vé dự World Cup 2025.
" alt="Con đường để đội tuyển futsal nữ Việt Nam dự World Cup" />Khu đất đấu giá tại huyện Thanh Oai tổ chức ngày 16/11 vừa qua (Ảnh: Dương Tâm).
Ngày 25/11, huyện Thường Tín (TP Hà Nội) sẽ tổ chức đấu giá quyền sử dụng 24 thửa đất thuộc dự án Hạ tầng kỹ thuật khu đất đấu giá xã Vạn Điểm. Các thửa đất có diện tích 128-378m2/thửa với giá khởi điểm 3,8 triệu đồng/m2. Tiền đặt trước của các lô đất từ 98,9 triệu đồng đến 292,7 triệu đồng/lô. Hình thức đấu giá là bỏ phiếu kín trực tiếp nhiều vòng (tối thiểu 6 vòng đấu bắt buộc).
Huyện Quốc Oai (TP Hà Nội) cũng đang tìm đơn vị tổ chức đấu giá 26 thửa đất (Khu LK1, LK2) và 26 thửa đất (Khu LK2, LK6) tại khu đất đấu giá 31 thôn Yên Quán, xã Tân Phú. Các thửa đất có diện tích từ 73,2m2 đến 122m2, giá khởi điểm là 4,7 triệu đồng/m2.
Trước đó, ngày 16/11, huyện Quốc Oai đã tổ chức đấu giá 20 thửa đất (Khu LK3, LK4) tại khu đất đấu giá thôn Yên Quán, xã Tân Phú. Các thửa này có diện tích 80,1-105,4 m2, với giá khởi điểm là 4,7 triệu đồng/m2.
Kết quả, thửa có giá trúng cao nhất là 94,7 triệu đồng/m2 và thấp nhất 70,7 triệu đồng/m2. Số tiền huyện Quốc Oai thu được từ phiên đấu giá là gần 142 tỷ đồng, chênh gần 134 tỷ đồng so với giá khởi điểm.
Cùng ngày, huyện Thanh Oai cũng tổ chức đấu giá 25 thửa đất tại khu Man Cá, Man Cổng, Mạ Man Trong, thôn Văn Quán, xã Đỗ Động (đợt 1).
Các thửa này có diện tích 83-157m2, giá khởi điểm 5,3 triệu đồng/m2. Kết quả, giá trúng cao nhất ở mức 90,3 triệu đồng/m2, thuộc về hai thửa đất ở vị trí góc. Các thửa này rộng khoảng 114 m2 và 129 m2, tức giá cả thửa lần lượt gần 10,3 tỷ và 11,7 tỷ, gấp hơn 17 lần giá khởi điểm. Giá trúng thấp nhất ở mức 45,3 triệu/m2, thuộc về thửa đất cũng ở vị trí góc, rộng 157 m2, tức hơn 7,1 tỷ, gấp 8,5 lần giá khởi điểm.
Hay ngày 11/11 vừa qua, huyện Hoài Đức (TP Hà Nội) đã tổ chức đấu giá 32 thửa đất LK05 và LK06 tại khu Lòng Khúc, xã Tiền Yên. Lô đất có giá trúng cao nhất là 109,3 triệu đồng/m2 gấp gần 15 lần giá khởi điểm. Đây là lô góc, diện tích 148m2, tổng giá trị cả lô đất khoảng 16,1 tỷ đồng. Các lô đất còn lại trúng giá 79-97 triệu đồng/m2.
" alt="Các huyện ven Hà Nội đua nhau đấu giá đất dịp cuối năm" />Sau một ngày điều trị, hiện tình trạng của bé gái bị bỏ rơi vẫn rất nguy kịch (Ảnh: BVCC).
Theo bác sĩ, trẻ được chuyển đến khoa trong tình trạng hạ thân nhiệt không đo được nhiệt độ, bóp bóng nội khí quản. Trẻ đẻ rất non, tuổi thai khoảng 31 tuần, cân nặng 1,3kg, không có người thân.
Sau khi thăm khám, trẻ được chẩn đoán suy hô hấp bệnh màng trong độ IV, hạ thân nhiệt, nhiễm khuẩn sơ sinh, đẻ non 31-32 tuần. Khoa đã tiến hành cấp cứu và điều trị tích cực cho bệnh nhi.
Trẻ được thở máy xâm nhập chỉ số cao, vận mạch, bơm surfactant 3 lần, nuôi dưỡng tĩnh mạch hoàn toàn, sử dụng 3 loại kháng sinh và nằm lồng ấp.
Hiện tại sau một ngày điều trị, tình trạng trẻ vẫn rất nguy kịch, thân nhiệt ổn định, thở máy xâm nhập chỉ số cao, duy trì vận mạch, nuôi dưỡng tĩnh mạch hoàn toàn… Trẻ vẫn phải nằm lồng ấp.
Bệnh viện Đa khoa Đức Giang mong muốn tìm người thân của bé.
" alt="Bé sơ sinh bị bỏ vào túi bóng đặt tại cửa khoa Cấp cứu" />Ông Nguyễn Văn Năm, Chủ tịch UBND xã Mỹ Tịnh An, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang, cũng cho biết đã nắm được vụ việc trên. Ông Năm nói, cơ quan công an đã mời những người có liên quan đến làm việc.
Hai người phụ nữ lục hộp đồ của thợ trang điểm (Ảnh: Cắt từ clip).
Trước đó, tài khoản Facebook T.M.N. chia sẻ clip dài khoảng 30 phút ghi cảnh hai cô gái trang điểm cho cô dâu bị người nhà gia đình chú rể giữ lại, lục soát va li, đồ make-up (trang điểm), sau khi gia đình phát hiện bị mất 20 triệu đồng trong đám cưới ở xã Mỹ Tịnh An, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.
Để chứng minh bản thân trong sạch, hai cô gái cũng đã đồng ý để người nhà lục đồ kiểm tra và liên tục yêu cầu mọi người không được bước qua đồ trang điểm.
Sau khi clip được phát tán trên mạng xã hội đã có hơn 17.000 người xem, bình luận và chia sẻ. Nhiều người bức xúc về vụ việc.
Hai cô gái đề nghị gọi công an đến giải quyết, nhưng gia đình từ chối vì nhà đang có đám cưới không muốn gây ồn ào.
Sự việc lên đến đỉnh điểm khi người nhà chú rể còn đề nghị hai cô gái cởi áo quần để lục soát người. Họ còn lớn tiếng, đe dọa sẽ đánh hai cô gái.
Ấm ức, cô gái đã bật khóc nức nở. Tuy nhiên, cô vẫn cởi phăng áo quần để người nhà chú rể kiểm tra.
Sau gần 30 phút lục soát nhưng không thấy bất kỳ khoản tiền nào, một vài người nhà của chú rể bước vào để gửi lời xin lỗi đến hai cô gái.
Mẹ chú rể cũng trực tiếp xuống xin lỗi mong 2 thợ trang điểm bỏ qua. Bà cho rằng do người say xỉn không rõ sự việc nên mới có chuyện lục soát. Tuy nhiên, hai cô gái không chấp nhận và cho rằng sẽ ngồi lại để chờ chị chủ tiệm áo cưới và trang điểm cô dâu xuống để giải quyết rõ ràng.
" alt="Công an vào cuộc vụ thợ trang điểm bị ép cởi đồ vì nghi lấy 20 triệu đồng" />Nadal có mối quan hệ thân thiết với chủ tịch Perez của Real Madrid (Ảnh: Getty).
Vị trí này sẽ chỉ yêu cầu Nadal xuất hiện trong các cuộc họp quan trọng của CLB Hoàng gia và ra ý kiến về những quyết định cần hỏi ý kiến đa số, chứ không cần Nadal tham gia vào hoạt động thường xuyên.
Lời mời được Florentino Perez đưa ra trong thời điểm chủ tịch CLB Real Madrid đang sửa đổi cấu trúc đội bóng để củng cố quyền lực của mình ở sân Bernabeu.
Theo tiết lộ gần đây, sau khi giải nghệ, Rafael Nadal sẽ dành thời gian cho các sở thích cá nhân như câu cá, chèo thuyền, đạp xe và golf. Ngôi sao từng giành 22 Grand Slam có một du thuyền sang trọng neo ở bờ biển của quần đảo Balearic, nơi anh thường tụ tập gia đình, bạn bè tới câu cá.
Nadal dự giải Balearic Golf Championship ở Tây Ban Nha năm 2020 (Ảnh: Reuters).
Tờ AS(Tây Ban Nha) cho rằng Nadal sẽ tham dự các giải golf thường xuyên hơn: "Không ngạc nhiên nếu năm tới Nadal có mặt ở sự kiện golf hàng đầu Tây Ban Nha như LIV Valderrama và Acciona Open".
Nadal thường xuyên tham dự các giải golf, anh có handicap đạt 1, đây là chỉ số thuộc hàng đỉnh cao ở trình độ golf không chuyên. Anh từng dự giải chuyên nghiệp Balearic Golf Championship ở Mallorca (Tây Ban Nha) và đứng thứ 6 vào năm 2020.
" alt="Rafael Nadal có thể được mời làm giám đốc ở Real Madrid" />
- ·Nhận định, soi kèo Middlesbrough vs Oxford United, 22h00 ngày 29/3: Cửa dưới ‘tạch’
- ·Giá vàng nhẫn vượt 86 triệu đồng/lượng
- ·Ukraine đối mặt với "thảm họa" trong mùa đông tới
- ·Chọn gỗ tự nhiên hay gỗ công nghiệp để làm nội thất?
- ·Soi kèo góc Fulham vs Crystal Palace, 19h15 ngày 29/3
- ·Cách tự tay biến căn nhà thành khu nghỉ dưỡng dành riêng cho bạn
- ·Con đường để đội tuyển futsal nữ Việt Nam dự World Cup
- ·Doanh nghiệp của "chiến thần" Võ Hà Linh tăng vốn khủng
- ·Nhận định, soi kèo Erzeni Shijak vs Korabi Peshkopi, 20h00 ngày 27/3: Nỗi lo xa nhà
- ·Cuộc giải cứu nghẹt thở 2 nhà leo núi Việt Nam gặp nạn trên đỉnh núi tuyết
Không ít nhân viên văn phòng mệt mỏi vì chiếc điện thoại phải mang theo bên người 24/24 (Ảnh minh họa: HuffPost).
"Đó dường như là một thói quen, vì tôi luôn lo sợ rằng sẽ bỏ lỡ một tin tức quan trọng nào đó từ sếp hoặc đồng nghiệp của mình. Không thể buông điện thoại khiến tôi trở nên ám ảnh, sợ hãi và lúc nào cũng bất an nghĩ "một điều gì đó nguy hiểm sắp xảy ra", Thanh nói.
Phương Thanh cho hay cô đã làm việc hơn 2 năm tại một công ty truyền thông. Vì tính chất công việc, Thanh phải luôn cập nhật thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để xử lý kịp thời.
Trước đây, cô từng bỏ lỡ một tin nhắn quan trọng của cấp trên, không xử lý kịp thời vấn đề phát sinh dẫn đến thiệt hại cho dự án. Từ đó, cô gái dần trở nên cảnh giác rồi mắc chứng "sợ tắt máy" lúc nào chẳng hay.
"Mỗi ngày, theo nguyên tắc chỉ làm việc 8 tiếng ở cơ quan nhưng thực tế tôi phải xử lý công việc từ 7h đến 23h mới thật sự có thể buông. Nhiều lúc, nỗi lo lắng, bất an canh cánh khiến tôi chợt tỉnh giấc lúc 2-3h sáng. Theo thói quen, cứ mở mắt là tôi chộp ngay lấy chiếc điện thoại, kiểm tra tin nhắn. Khi đang chạy xe, tôi lúc nào cũng có cảm giác điện thoại đang rung nên cứ phải liên tục sờ chạm, kiểm tra túi quần túi áo.
Thậm chí, đôi lúc không hiểu sao, trong giờ nghỉ tôi vẫn mở laptop, đăng nhập vào hệ thống của công ty không để làm gì. Lúc đó tôi mới bần thần khi nhận ra mình đã làm những thứ đó trong vô thức", Thanh bộc bạch.
Tính chất công việc cần cập nhật xu hướng, tin tức mọi lúc đã gây ra nỗi ám ảnh vô hình với nhiều nhân viên văn phòng (Ảnh minh họa: AI).
Tâm lý và hành động bất thường này từng khiến cô gái rơi vào trầm cảm, hoang mang trong thời gian dài. Thanh bộc bạch, mỗi sáng thức dậy, nỗi lo lắng đã ập tới khiến cô thấy như đang ngộp thở, bức bối, nhiều lần phải tự vả vào mặt mình cho bừng tỉnh. Không ít lần, Thanh giật mình tỉnh giấc lúc nửa đêm rồi bật khóc, cảm giác quá bất an, áp lực.
Không những vậy, phải tiếp xúc với màn hình máy tính, điện thoại hầu như cả ngày, đôi mắt Thanh lúc nào cũng lờ đờ, mệt mỏi. Guồng quay công việc còn khiến cô thường để quá bữa, lỡ bữa... khiến cho các bệnh về tiêu hóa không hẹn mà cùng kéo tới.
Xấu hổ vì thông báo tin nhắn
Là một nhân viên văn phòng trong lĩnh vực F&B (hành chính nhân sự tổng hợp) hơn 1 năm, Vân Anh (23 tuổi) cho hay cô cũng mắc chứng "sợ kết nối" chỉ sau vài tháng đi làm.
"Tôi làm 8 tiếng/ngày, mỗi khi kết thúc ca làm thì phải báo cáo tiến độ công việc cho quản lý. Hôm nào chưa làm xong thì mặc định phải mang việc về nhà làm tiếp", Vân Anh nói.
Chỉ là nhân viên bình thường nhưng Vân Anh được thêm vào cả chục nhóm chat công việc. Hằng ngày, mỗi nhóm chat đều có rất nhiều thông báo chẳng hạn như chương trình khuyến mãi, cách khắc phục rủi ro khi khách hàng phàn nàn hoặc đơn giản là lời nhắc nhở đến một nhân viên nào đó.
Không chịu được nỗi ám ảnh tin nhắn công việc suốt ngày, nhiều nhân viên áp lực tới bật khóc (Ảnh minh họa: AI).
"Nhiều lúc mệt mỏi, về nhà tưởng được nghỉ ngơi rồi nhưng tin nhắn công việc vẫn dồn dập. Tưởng tượng thử tắt điện thoại một ngày rồi mở lại, hậu quả hẳn khó đoán, theo hướng ảnh hưởng xấu đến công việc rất nhiều", cô gái thở dài.
Tiếp xúc với màn hình laptop, điện thoại nhiều giờ, nhiều ngày tháng liên tục, Vân Anh cũng phát hoảng khi đôi mắt cận 8 đi-ốp tiếp tục tệ hơn.
Phương Thanh thú nhận cô chẳng những không thể lơ điện thoại trong 1 giờ nên chuyện tắt máy, ngắt kết nối cả ngày càng không được xảy ra.
"Ba mẹ hỏi tôi sao chọn nghề gì mà lạ quá, không lúc nào rời điện thoại hết. Mỗi buổi đi chơi, bạn bè tôi đều châm chọc rằng "mỗi lần điện thoại Thanh hết pin, tắt nguồn, mở lên là y như rằng thông báo tin nhắn dội đến như… súng liên thanh". Điều đó khiến tôi cảm thấy rất ngại ngùng và dần trở nên xa cách với những người xung quanh", Thanh bộc bạch.
Đến lúc nhận ra sự nghiêm trọng của vấn đề, để thoát khỏi những ảnh hưởng tiêu cực từ chiếc điện thoại, cả hai cô gái cho hay đang cố giảm thời gian sử dụng laptop, điện thoại. Những buổi tối cuối tuần, các nữ nhân viên văn phòng quyết chuyển điện thoại sang chế độ máy bay hoặc nhờ người thân cất giữ giúp thiết bị để có thêm thời gian chăm sóc bản thân.
Theo trang CNBC, bài khảo sát với 8.500 người ở 11 quốc gia của Priority Pass cho thấy, cứ 3 người thì 1 người cảm thấy khó thoát khỏi cuộc sống hằng ngày kể cả đang trong kỳ nghỉ.
1/4 trong số họ kiểm tra điện thoại cứ sau 30 phút hoặc ít hơn, kể cả khi họ đi nghỉ mát, cao hơn 10% so với mức trung bình toàn cầu.
Phần lớn những người trả lời khảo sát cho hay họ phải đối mặt với áp lực thường xuyên phải kết nối. Trong đó, có đến 73% số người bày tỏ lo lắng về cảm giác thiếu vắng tin nhắn nếu họ không kiểm tra điện thoại liên tục.
Theo dữ liệu của công ty tư vấn Kepios, hơn một nửa người trên thế giới đang sử dụng mạng xã hội. Phần lớn, những người trưởng thành thường kiểm tra ít nhất một nền tảng mỗi ngày và điều này có thể gây nghiện.
Khoảng 51% Gen Z (những người ở độ tuổi 18-27) thừa nhận đã kiểm tra tin nhắn công việc ngay cả khi đi du lịch.
" alt="Hội chứng "sợ tắt máy" khiến nữ nhân viên văn phòng òa khóc giữa đêm" />Vũ Ngọc Sơn chụp ảnh cùng Arne Jan Flolo, đại sứ Na Uy tại Myanmar bên ngoài Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Để được chọn là người tiếp đón những vị khách cao cấp này, Sơn phải là người có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, với trình độ ngoại ngữ và kỹ năng chuyên môn thành thạo. Ngoài ra, lý lịch của anh phải "sạch". Công ty sẽ tìm hiểu cách anh ứng xử với đồng nghiệp để đánh giá về tính cách.
Kể về lần đầu đón khách VIP, Sơn chia sẻ bản thân không tránh khỏi lo lắng, bởi công việc yêu cầu tác phong chuyên nghiệp hết mức có thể. Cảm giác khi làm việc hoàn toàn không giống với lúc dẫn những tour thông thường.
Trước mỗi chuyến đi, công ty sẽ cung cấp cho anh thông tin về tên, chức danh, quốc tịch, yêu cầu của khách hàng nhưng tuyệt đối không tiết lộ toàn bộ lịch trình của họ. Anh phải chủ động tìm hiểu về văn hóa, kinh tế, lịch sử ở quốc gia của khách hàng để trò chuyện một cách tự nhiên.
Sơn sẽ được đưa đến sân bay bằng một chiếc xe sang, để đón những vị khách vừa bước xuống từ chuyên cơ riêng.
"Một số người còn có vệ sĩ đi cùng. Vậy nên bản thân cảm thấy khá hồi hộp, tim đập nhanh, tôi luôn tự nhắc mình phải cẩn thận và chú ý cao độ. Tôi cũng không được tự ý chụp ảnh và đăng tải nó lên bất cứ đâu mà không được sự cho phép từ họ", Sơn nói.
Một trong những kỷ niệm khiến anh bất ngờ nhất chính là hình ảnh các con của Tổng thống Azerbaijan bước xuống chuyên cơ riêng ở Hà Nội, với trang phục giản dị. Họ đã cùng đi dạo phố, ngắm cảnh, ăn những món đặc sản và ghé thăm khu chợ địa phương.
"Tôi từng chứng kiến Thư ký riêng của Vua Charles III cắt tóc trên vỉa hè, một tỷ phú (giấu tên) ngồi uống cà phê trên chiếc ghế nhựa bình dân, ngắm nhìn vẻ đẹp của nhịp sống Hà Nội buổi sáng. Họ đều cảm thấy rất thích thú với những trải nghiệm mà cuộc sống giàu có trước đây chưa từng mang lại", nam hướng dẫn viên kể.
Theo Sơn, những vị khách cao cấp anh từng gặp đều có một điểm chung là luôn cư xử rất lịch thiệp và đúng mực với những người xung quanh.
"Họ rất hạn chế làm phiền người khác, dù cho đối phương đang phục vụ họ. Ngoài ra, từ cách ăn uống, chọn trang phục, kỹ năng giao tiếp chuyên nghiệp của những vị khách này luôn khiến tôi nể phục và học hỏi được rất nhiều", Sơn bộc bạch.
Nghề hướng dẫn viên du lịch mang lại cho anh thu nhập ổn định và lối sống tự do (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Chia sẻ về công việc hướng dẫn viên, chàng trai cho hay không chỉ đối với khách VIP, anh luôn phải giữ tác phong chuyên nghiệp ở mọi tour mà mình đón tiếp. Hằng tháng, nghề hướng dẫn viên du lịch mang lại cho Sơn thu nhập trung bình khoảng 20-30 triệu đồng.
"Công việc này đòi hỏi phải thức khuya, dậy sớm, nhiều ngày không được về nhà nên phải ai yêu thích lắm mới làm được. Thời gian đầu mới theo nghề, chưa thích ứng được với công việc, tôi đã nghĩ đến chuyện bỏ nghề.
Tuy nhiên, thứ níu chân tôi ở lại chính là cơ hội được tự do trải nghiệm, đi nhiều nơi, gặp nhiều người và học được rất nhiều thứ. Đến giờ, dù đi rất nhiều nhưng tôi vẫn chưa thôi ngưỡng mộ vẻ đẹp của quê hương. Nhiều du khách đến đây, hầu như đều bày tỏ rằng họ không ngờ Việt Nam lại tươi đẹp và yên bình đến thế", anh Sơn trải lòng.
" alt="Hướng dẫn viên Việt kể chuyện bất ngờ khi dẫn tour cho tỷ phú nước ngoài" />Đó là lời hô hoán với tất cả sức lực của anh Phạm Xuân Lộc khi thấy căn phòng rung lắc, đồ đạc trong phòng rơi loảng xoảng lúc 8h sáng 3/4 (theo giờ Đài Loan).
Đang chìm trong giấc ngủ say, chị Đồng Huế (vợ anh Lộc) bật dậy sau tiếng hét của chồng. Mất vài giây định hình, chị mới hình dung ra đây là ảnh hưởng của động đất.
Khi mới sang Đài Loan, anh Lộc, chị Huế đã được tham gia các khóa học bảo vệ bản thân sau khi có thiên tai như động đất. Người dân được dạy khi đó phải tìm đến gầm bàn, di chuyển đến khoảng trống trong nhà để trốn vì khả năng chạy không kịp.
Camera ghi lại cảnh rung lắc trong nhà ở Đài Loan do động đất gây ra (Video: NVCC).
Sau 5 năm học tập và làm việc tại đây, lần đầu tiên chị Huế chứng kiến trận động đất mạnh đến vậy. Rất may, chị sinh sống ở khu vực phường Trung Hòa, thành phố Tân Bắc, cách xa khu vực tâm chấn của động đất, nên những dư chấn dội đến đã giảm hẳn cường độ. Song, hoang mang, lo lắng vẫn xâm lấn toàn bộ tâm trí đôi vợ chồng.
Lúc này, các dịch vụ tàu hỏa trên toàn đảo cũng như tàu điện ngầm đều bị đình chỉ. Anh Lộc phải di chuyển đến nơi làm việc (công ty về lĩnh vực sản xuất giấy vệ sinh) bằng xe máy.
Ảnh hưởng của động đất, nhiều nơi ở thành phố Đài Bắc bị ảnh hưởng (Ảnh: NVCC).
Đến công ty, thang máy dừng hoạt động, anh Lộc phải leo bộ lên tầng 24.
Làm việc nhưng suốt buổi sáng, anh và các đồng nghiệp trong văn phòng đã hơn chục lần thót tim vì những rung lắc do dư chấn của động đất vẫn còn.
Khi chồng đi làm, chị Huế càng thấy bất an, không dám ở trong nhà một mình. Rời căn phòng tầng 3 trong chung cư 5 tầng, ngồi dưới phố, chị mới biết thời điểm xảy ra động đất, mọi người đều bất ngờ, đờ cả phản ứng, đứng im chờ những rung chấn. Nhiều người sợ hãi trước cảnh các tòa nhà dường như nghiêng ngả, đồ đạc bật ra khỏi vị trí của nó.
Không dám quay trở lại nhà của mình, chị Huế chọn di chuyển đến quán cà phê gần đó. Ngày thường, hàng quán này vắng vẻ nhưng hôm nay lại đông đúc bất thường. Có lẽ, nhiều người chung mối lo sợ, phấp phỏng trước ảnh hưởng của trận động đất mạnh nhất trong 25 năm qua.
Chị Huế hiện là nghiên cứu sinh tại trường Khoa học công nghệ quốc gia. Ngôi trường nằm ở phường Đại An, thành phố Đài Bắc, khu vực chịu dư chấn ảnh hưởng mạnh của động đất.
Tường của trường học bị nứt (Ảnh: NVCC)
Bạn bè chị Huế liên tục chia sẻ tình hình tại trường học, nhiều máy tính trong phòng đổ úp xuống bàn. Bấy giờ, nhiều sinh viên đã chạy nhanh từ phòng học ra sân trường. Không chỉ vậy, bức tường của kí túc xá cũng bị nứt toác.
Loa cảnh báo inh ỏi
Đang trong nhà tắm, Nguyễn Văn Hà (24 tuổi, quê Chí Linh, Hải Dương) nghe cảnh báo trên điện thoại reo inh ỏi. Cùng lúc đó anh nhận ra tòa nhà mình đang ở rung lắc dữ dội.
Hà hiện là công nhân làm việc trong nhà máy sản xuất ô tô ở Đài Bắc, Đài Loan (Trung Quốc). Sau ca làm đêm, Hà vừa trở về phòng tắm rửa, ngủ bù.
Khoảng hơn 7h ngày 3/4, trong lúc đang tắm, Hà cảm nhận rung lắc tương đối mạnh. Hơn 1 năm sang Đài, nam công nhân chưa từng chứng kiến chuyện tương tự xảy ra.
Ngôi nhà Hà ở càng lúc càng rung mạnh. Cậu vội mặc chiếc quần đùi rồi lao ra phòng khách tìm chỗ trú ẩn.
Đường phố Đài Loan sau động đất (Ảnh: NVCC).
"Bên ngoài mọi người cũng hoảng loạn, tôi nghĩ chạy ra ngoài chưa chắc đã an toàn nên tôi cố thủ trên chiếc giường ở trong phòng. Hơn 1 phút sau thì mọi thứ dần bình thường trở lại", Hà kể.
Một lúc sau, đợt rung chấn thứ hai xuất hiện. Lúc này, điện thoại của Hà lại reo inh ỏi, phát cảnh báo khẩn về động đất.
"Khu vực tôi ở cách tâm chấn hơn 50km nhưng rung lắc mạnh khiến tôi sợ hãi. Tiếng chuông cảnh báo càng làm bản thân tôi thêm hoảng loạn, chỉ biết ngồi im trên giường cầu nguyện", Hà kể.
Theo nam công nhân quê Hải Dương, từ 7h sáng đến thời điểm hiện tại, khu vực anh sinh sống đã xuất hiện 4 lần rung chấn. Chàng trai cũng vừa kịp bình tĩnh gọi về thông báo cho gia đình bản thân vẫn an toàn.
" alt="Lao động Việt hô hoán kéo nhau dậy đi trốn động đất ở Đài Loan" />Nước lũ trên sông Trà Câu làm ngập khoảng 70 căn nhà tại thị xã Đức Phổ (Ảnh: Quốc Triều).
"Có 4 nhà dân ngập hơn 1m. Nước lũ tiếp tục dâng cao nên chính quyền địa phương đã di dời những hộ dân này đến nơi an toàn. Lực lượng phòng chống lụt bão luôn sẵn sàng để di dời dân nếu nước lũ trên sông Trà Câu tiếp tục dâng cao", ông Bảo chia sẻ.
Nước lũ trên sông Trà Câu còn làm ngập tuyến quốc lộ 1A qua thị xã Đức Phổ, khiến kè sông Trà Câu sạt lở khoảng 15m.
Quốc lộ 1A qua thị xã Đức Phổ bị ngập (Ảnh: Quốc Triều).
Trước tình hình này, UBND thị xã Đức Phổ yêu cầu các địa phương theo dõi chặt chẽ thông tin dự báo, cảnh báo về mưa lớn, nhằm chủ động ứng phó.
"Thị xã Đức Phổ đã sẵn sàng vật tư, phương tiện, hậu cần theo phương châm "4 tại chỗ" để kịp thời ứng phó với mưa lũ, sẵn sàng di dời người dân vùng ngập đến nơi an toàn", ông Sang nói.
Lực lượng phòng chống thiên tai thị xã Đức Phổ sẵn sàng hỗ trợ người dân di dời đến nơi an toàn (Ảnh: Quốc Triều).
Theo Đài Khí tượng thủy văn Quảng Ngãi, lũ trên sông Trà Câu đang dao động ở mức cao và có xu thế gần đạt đỉnh. Hồi 13h ngày 24/11, mực nước trên sông Trà Câu đạt 6,18m - trên mức báo động 3 khoảng 0,68m.
Lũ trên sông Trà Câu duy trì trên mức báo động 3 có thể gây ngập nhiều khu vực ở hạ lưu như phường Phổ Ninh, Phổ Văn, Phổ Thuận, Phổ Minh thuộc thị xã Đức Phổ.
" alt="Lũ lên nhanh, nhiều hộ dân ở Quảng Ngãi phải di dời khẩn cấp" />
- ·Nhận định, soi kèo Kukesi vs Apolonia Fier, 20h00 ngày 27/3: Tin vào khách
- ·Nhà ở xã hội cần sự chung tay của "4 nhà"
- ·Rafael Nadal có thể được mời làm giám đốc ở Real Madrid
- ·Chiến sự Ukraine 24/11: Nga sắp đóng sập "cửa tử" ở Kurakhove
- ·Nhận định, soi kèo Casa Pia vs Rio Ave, 22h30 ngày 29/3: Làm khó chủ nhà
- ·Thấy cô gái Việt hỏi mua rau, cụ ông người Nhật làm chuyện không ngờ
- ·Nga tuyên bố sẽ không thể bị đánh bại sau khi sửa học thuyết hạt nhân
- ·Ngấp nghé 30 tuổi mang CV "rách nát" xin việc vì lý do đặc biệt
- ·Nhận định, soi kèo Fatih Vatanspor Nữ vs Galatasaray SK Nữ, 19h00 ngày 27/3: Phá dớp đối đầu
- ·Mua chung cư mới sau bao lâu sẽ có sổ hồng?