当前位置:首页 > Kinh doanh > Soi kèo góc Rosenborg vs MU, 23h00 ngày 15/7 正文
标签:
责任编辑:Thế giới
- Là Giáo sư, bác sĩ hàng đầu thế giới, tại sao Giáo sư
lại quyết định sang Việt Nam và làm việc ở ngôi trường mới như VinUni?
VinUni là một trường đại học rất đặc biệt mà tôi đã may mắn được hợp tác. Tôi rất ngưỡng mộ và luôn đi theo phương châm của VinUni: Tư duy khác biệt, Hành động khác biệt!
![]() |
GS. Maurizio Trevisan |
Với cương vị lãnh đạo Viện Khoa học Sức khỏe, tôi được trao cơ hội để cùng VinUni tạo ra những thế hệ các chuyên gia chăm sóc sức khỏe mới cho Việt Nam. Đó sẽ là những người có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tài năng chuyên môn trong lĩnh vực y khoa và điều dưỡng cùng với sự thấu cảm, y đức tuyệt vời. Họ sẽ cống hiến những đóng góp lớn, những nghiên cứu giá trị cho sự tiến bộ của y học Việt Nam và thế giới.
- Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 hiện nay, Giáo sư đánh giá thế nào về tầm quan trọng của Khoa học Sức khoẻ trong việc khống chế những dịch bệnh mang tính toàn cầu?
Virus Covid-19 đưa toàn thế giới vào tình thế nguy cấp chưa từng xảy ra trước đây. Sự nguy hiểm của dịch bệnh mà chúng ta đang đối mặt cho thấy rằng, trong một thế giới “phẳng” như hiện nay, không có biên giới dịch bệnh giữa các quốc gia, giữa người giàu và người nghèo.
Vì thế, điều kiện căn bản để có thể giải quyết những vấn đề liên quan tới sức khỏe là một đội ngũ y tế có kiến thức nền tảng y khoa tốt, chuyên môn cao và tính thích nghi tốt trong môi trường quốc tế.
- Mỗi nước có đặc thù riêng về mô hình bệnh tật và mô hình chăm sóc sức khỏe. Giáo sư sẽ phải đối mặt với những thách thức mới này như thế nào?
Việt Nam cho tôi một thách thức mới trong nghề. Tôi xác định những thách thức của hệ thống y tế Việt Nam hiện nay chính là thử thách của chúng tôi.
Thách thức đầu tiên là cần trang bị cho sinh viên những hoạt động giảng dạy lâm sàng chất lượng cao tại những cơ sở lâm sàng tiêu chuẩn. Và VinUni rất may mắn đã có Vinmec với vai trò đối tác lâm sàng.
Tiếp theo là làm sao để đào tạo được nguồn lực nhân lực ngành y sẵn sàng làm việc trong môi trường quốc tế với những tiêu chuẩn được công nhận trên thế giới. Sự hợp tác với trường Y khoa của ĐH Pennsylvania cùng những trường Y danh tiếng khác trên thế giới sẽ giúp VinUni được tiếp cận và đào tạo sinh viên của mình trong một môi trường như vậy.
![]() |
GS. Trevisan cùng các cộng sự tại lễ kỷ niệm của trường Y khoa (City University New York - CUNY) |
Hiện nay, tỷ lệ bác sĩ/bệnh nhân của Việt Nam đang ở mức thấp so với các nước khác ở châu Á. Chúng ta có thể phát triển, mở rộng lực lượng lao động này và đào tạo họ với chương trình giảng dạy dựa trên năng lực, kết hợp phương pháp đào tạo dựa trên bằng chứng và tiếp cận liên ngành.
VinUni sẽ đưa chương trình giáo dục vượt ra khỏi phạm vi giảng đường
- VinUni đang rất tích cực trong việc tuyển sinh để chuẩn bị cho năm học đầu tiên. Giáo sư đánh giá thế nào về tiềm năng của các sinh viên ngành Khoa học Sức khỏe mà VinUni đã tuyển chọn?
Đến nay, hàng trăm hồ sơ ứng tuyển đã được chúng tôi đánh giá và rất nhiều bạn đã được phỏng vấn trong Đợt tuyển sinh sớm. Tôi rất hài lòng với chất lượng của các ứng viên, sự tò mò, ham học hỏi, niềm đam mê của các em đối với ngành y, ngành điều dưỡng.
Điển hình như các ứng viên được trao học bổng toàn phần của Viện Khoa học Sức khỏe lần này đều là những học sinh xuất sắc trong học tập, có đam mê và mục tiêu rõ rệt đối với ngành Y.
![]() |
“VinUni sẽ tạo ra sự khác biệt thực sự trong đào tạo Khoa học Sức khỏe tại Việt Nam” - GS Trevisan chia sẻ |
- Kế hoạch của ông cho VinUni trong thời gian tới là gì, thưa Giáo sư?
Tôi tập trung vào ba ưu tiên lớn:
Thứ nhất là phương pháp giáo dục dựa trên bằng chứng và mô hình giảng dạy kết hợp với bệnh viện thực hành, bằng cách liên kết chặt chẽ với Hệ thống Y tế Vinmec. Các chuyên gia từ Vinmec sẽ giảng dạy tại VinUni và chương trình học lâm sàng của chúng tôi sẽ được triển khai tại Vinmec với tư cách là bệnh viện thực hành chính của khối Khoa học Sức khỏe.
Chúng tôi sẽ đưa chương trình giáo dục vượt ra khỏi phạm vi giảng đường. VinUni cũng đang lên kế hoạch tiếp cận hợp tác với các trường đại học và bệnh viện khác (bao gồm cả các bệnh viện công) ở Việt Nam. Viện Khoa học Sức khỏe (ĐH VinUni) đặt ra tiêu chuẩn cao, tương đương với các chuẩn thực hành tốt nhất ở các nước phát triển.
![]() |
GS. Trevisan và các sinh viên trường Y khoa, City University New York (CUNY), nơi ông từng là Viện trưởng sáng lập |
Thứ hai là việc đào tạo đội ngũ giảng viên. Thực tế ở nhiều nơi, là một thầy thuốc giỏi chưa chắc đã là một thầy giáo giỏi. Chính vì vậy chúng tôi sẽ phải xây dựng các chương trình đào tạo đặc biệt cho các chuyên gia lâm sàng, tăng cường huấn luyện họ trở thành những giảng viên lâm sàng giỏi, kết hợp bề dày kinh nghiệm và tài năng chuyên môn của họ với kỹ năng và phương pháp giáo dục y khoa tiên tiến.
Thứ ba là việc xây dựng chương trình Bác sĩ nội trú (Residency). Nhu cầu ngày càng lớn về đào tạo bác sĩ chuyên khoa hệ nội trú đặt áp lực lớn cho chương trình nội trú của chúng tôi. Chương trình của chúng tôi được thiết kế dựa trên các tiêu chuẩn năng lực quốc tế, hướng theo kiểm định chuẩn ACGME-I. Việc này sẽ giúp tạo ra nguồn nhân lực cốt lõi cần thiết ở mọi bệnh viện để chính họ sau đó quay lại giảng dạy và giúp phát triển những thế hệ bác sĩ trẻ tài năng mới.
Chắc chắn, VinUni sẽ tạo ra sự khác biệt thực sự trong đào tạo Khoa học Sức khỏe tại Việt Nam.
- Xin cảm ơn Giáo sư!
GS. Maurizio Trevisan từng là Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Viện trưởng và Trưởng khoa tại các trường đại học danh tiếng tại nước Mỹ. Sự nghiệp của ông rất đặc biệt, gắn liền với việc đặt nền móng phát triển cho các viện đào tạo y dược và khoa học sức khoẻ của nhiều trường đại học uy tín như of City University New York (CUNY), State University of New York tại Buffalo và Đại học Nevada. GS. Maurizio Trevisan đã xuất bản hơn 300 công trình nghiên cứu trên nhiều tạp chí có ảnh hưởng lớn như Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ (Journal of the American Medical Association), Biên niên sử về Nội khoa (Annals of Internal Medicine) và Tạp chí Y học New England (The New England Journal of Medicine)... |
Minh Tuấn (thực hiện)
" alt="‘VinUni tạo sự khác biệt thực sự trong đào tạo Khoa học Sức khỏe ở VN’"/>‘VinUni tạo sự khác biệt thực sự trong đào tạo Khoa học Sức khỏe ở VN’
Gian hàng Việt Nam tại Hội sách thiếu nhi châu Á vào tháng 5. Ảnh: AFCC.
Là tổ chức nghề nghiệp của người làm sách, Hội Xuất bản Việt Nam đã có những đóng góp không nhỏ cho ngành xuất bản Việt Nam bằng những định hướng sát sao với thực tiễn trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, Hội cũng là gương mặt đại diện của ngành tại các hội sách lớn trên thế giới, được kỳ vọng sẽ mở ra nhiều cơ hội cho các hội viên trong việc trao đổi bản quyền với các nước.
Ông Phạm Trần Long - Phó ban Đối ngoại của Hội Xuất bản Việt Nam - cho rằng để công tác hội nhập thành công, đưa xuất bản Việt Nam ra khu vực và thế giới, Hội Xuất bản Việt Nam sẽ cần phối hợp chặt chẽ 3 yếu tố: xây dựng chiến lược, huy động nguồn lực và nâng cao chất lượng nhân sự.
Trong khi quy mô ngành xuất bản trong nước đang ngày càng mở rộng, việc được hòa nhập vào thị trường xuất bản khu vực và quốc tế là một nhu cầu tất yếu.
TS Quách Thu Nguyệt - nguyên Giám đốc, Tổng biên tập Nhà xuất bản Trẻ - có niềm tin rằng xuất bản Việt Nam hoàn toàn có tương lai đi ra thế giới. Theo bà, Việt Nam có nhiều đề tài được thế giới quan tâm như văn hóa, lịch sử, trong đó, nhiều tác phẩm liên quan đến chủ đề chiến tranh như Nỗi buồn chiến tranh, Nhật ký Đặng Thùy Trâm…từng được dịch và xuất bản ở nhiều nước trên thế giới.
Để giới thiệu các tác phẩm hay của mình cho bạn bè quốc tế, TS Quách Thu Nguyệt cho rằng các hội sách lớn trên thế giới như Hội sách Frankfurt, Hội sách London và các hội sách thiếu nhi trong khu vực là cơ hội tốt để tạo ấn tượng về ngành xuất bản tại Việt Nam.
Trong 5 năm qua, các nhà xuất bản, các đơn vị liên kết xuất bản đã cố gắng nắm bắt xu thế phát triển xuất bản hiện đại trên thế giới, nhanh nhạy trong việc khai thác và mua bản quyền, tìm hiểu và nghiên cứu kỹ nhu cầu thị hiếu của bạn đọc.
"Từ 2015 đến nay, năm nào Thái Hà Books cũng có đoàn đi hội sách Frankfurt và luôn mang các tác phẩm của Việt Nam đi giới thiệu. Mục đích chính là quảng bá văn hóa và sách Việt Nam", TS Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch HĐQT Thái Hà Books - chia sẻ.
![]() |
Hội sách London 2022. Quy mô của những hội sách lớn đem lại cơ hội hợp tác cao. Ảnh: PW. |
Trên thực tế, việc bán bản quyền sách Việt ra nước ngoài không dễ. Hàng năm có nhiều hội sách lớn quy tụ hầu hết nhà xuất bản lớn trên thế giới như Hội sách Frankfurt (Đức), Hội sách London (Anh), Hội sách thiếu nhi Bologna (Italy), Hội sách Bắc Kinh (Trung Quốc)... Các hội sách này thường có kế hoạch trước một năm hay thậm chí là vài năm tạo điều kiện thuận tiện để các đơn vị tham gia có thể chuẩn bị.
Chia sẻ với Tri thức Trực tuyến, ông Nguyễn Tuấn Quỳnh - Chủ tịch HĐQT Sài Gòn Books - cho rằng gian hàng tại các hội sách lớn trên thế giới là đầu mối thể hiện được sự phát triển của nền xuất bản Việt Nam. Tuy nhiên, những năm qua gian hàng của các đơn vị Việt Nam tại các hội sách lớn vẫn còn khá khiêm tốn.
“Rõ ràng là không có tác giả, nhà xuất bản nào có thể đi hết các hội sách lớn trên thế giới được. Vì vậy Hội Xuất bản của một số nước như Malaysia và Indonesia đang làm một việc đó là đứng ra quảng bá và đại diện các nhà xuất bản, tác giả để bán bản quyền sách trong nước thông qua các hội sách quốc tế. Tôi hy vọng sắp tới Hội Xuất bản Việt Nam cũng sẽ làm điều tương tự”, ông bày tỏ.
Theo ông, việc có một đơn vị đại diện như Hội Xuất bản Việt Nam đứng ra quảng bá, giới thiệu sách không chỉ tiết kiệm chi phí, mà còn đem lại nhiều cơ hội trong việc trao đổi bản quyền cho các hội viên của Hội.
![]() |
Gian hàng Việt Nam tại Hội sách thiếu nhi châu Á. Ảnh: AFCC. |
“Bản thân tôi hay các công ty sách trên thế giới sẽ có nhiều niềm tin hơn bởi sách đã qua một lớp sàng lọc của Hội. Hơn nữa, rõ ràng là họ cũng sẵn sàng hơn khi sắp xếp một cuộc họp với Hội Xuất bản trong tư cách là một đơn vị đại diện cho ngành xuất bản của một nước. Đây là một vai trò rất quan trọng của Hội”, ông nói thêm.
Đẩy mạnh hội nhập quốc tế cũng là một trong những mục tiêu quan trọng của Hội Xuất bản trong những năm qua. Trong nhiệm kỳ 2017-2023, Hội đã có nhiều hoạt động đẩy mạnh công tác đối ngoại, tăng cường giao lưu, phối hợp với Hiệp hội xuất bản Đông Nam Á và Hiệp hội xuất bản châu Á - Thái Bình Dương trong hoạt động xuất bản.
Trong hai năm liên tiếp (2017-2018), Hội đã phối hợp với Hội Xuất bản Nhật Bản tổ chức thành công Ngày hội bản quyền sách Nhật Bản - Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Năm 2019, Đoàn đại biểu Hội Xuất bản Việt Nam tham dự Hội nghị thường niên của Hội Xuất bản Đông Nam Á, Hội thảo Quốc tế về Giáo dục và Hội chợ sách quốc tế Indonesia tổ chức tại Jakarta, Indonesia.
Trong năm 2021, mặc dù ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, Hội vẫn duy trì tốt quan hệ với Hiệp hội Xuất bản châu Á - Thái Bình Dương và Hiệp hội Xuất bản Đông Nam Á và liên hệ mời các nước thành viên thuộc hai Hiệp hội tham dự Sàn giao dịch bản quyền trong Hội sách trực tuyến của Việt Nam.
Cuối năm đó, Hội Xuất bản Việt Nam tiếp nhận chức Chủ tịch Hiệp hội Xuất bản Đông Nam Á trong các năm 2022, 2023. Đây được coi là cơ hội để xuất bản Việt Nam, một lần nữa, khẳng định vị thế của mình và thúc đẩy xuất bản khu vực.
![]() |
Ông Hoàng Vĩnh Bảo - Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam - tại lễ nhậm chức Chủ tịch Hiệp hội Xuất bản Đông Nam Á. Ảnh: Việt Linh. |
Ngoài ra, Hội cũng cử đại diện đi tham dự các hội thảo tại nhiều nước trên thế giới, tiếp đón và làm việc với đại diện của các nước khác đến Việt Nam. Trong đó có Tham tán Thương mại Đại sứ quán Hoàng gia Thái Lan tại Việt Nam và đoàn công tác trong lĩnh vực xuất bản đến từ Thái Lan; bà Claudia Kaiser - Phó chủ tịch Hội chợ sách Quốc tế Frankfurt Đức; Đoàn Hội Xuất bản Myanma, các đơn vị xuất bản đến từ Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc…
Tại Đường sách TP.HCM (một đơn vị thuộc Hội Xuất bản Việt Nam), nhiều hoạt động hợp tác quốc tế về sách và văn hóa đã được tổ chức, tạo cơ hội để ngành xuất bản Việt Nam giao lưu với các nước. Trong số đó có thể kể đến Tuần lễ triển lãm: “Wallonie - Bruxelles/Việt Nam - Hợp tác văn học phát triển rực rỡ”; Tuần lễ Sách văn học châu Âu, phối hợp với Phái đoàn Liên minh châu Âu.
Một dấu ấn nổi bật gần đây nhất của ngành xuất bản Việt Nam là tại Hội sách thiếu nhi châu Á tổ chức tại Singapore với Việt Nam làm quốc gia Tiêu điểm. Theo ông Phạm Trần Long, đoàn Việt Nam đã tích cực tham gia tổ chức các hoạt động quảng bá, tọa đàm trao đổi, đưa ra các đề xuất hợp tác được đánh giá cao.
Được biết sắp tới, Hội Xuất bản Việt Nam có kế hoạch tổ chức một hội sách quốc tế và mời các đối tác nước bạn đến dự. Ông Phạm Trần Long kỳ kỳ vọng rằng với sự dẫn dắt của Hội, ngành xuất bản Việt Nam sẽ có thêm nhiều tiếng vang ở thị trường quốc tế và khu vực.
Đọc được sách hay, hãy gửi review choZing News
Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Zing Newsmở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: books@zingnews.vn. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.
Trân trọng
" alt="Động lực để đưa ngành Xuất bản Việt Nam ra quốc tế"/>Phạm Thị Tú Trinh sinh năm 1999, đến từ Bình Phước. Cô từng theo học nghành Thanh nhạc tại Nhạc viện TP.HCM trước khi lấn sân trở thành MC và người mẫu. Cô cũng từng tham gia Hoa khôi Sinh viên Việt Nam 2020 và lọt top 15 khu vực miền Nam.
Ngoài Người ấy là ai, người đẹp từng giữ vai trò là ca sĩ giấu mặt tại Giọng ải giọng ai, nữ chính TVC cho một số nhãn hàng.
Tú Trinh sở hữu vóc dáng thon thả với các số đo 74-62-90cm. Tuy nhiên, người đẹp 24 tuổi cao chưa đến 1,7m. Dù vậy, cô gái quê Bình Phước có gương mặt ưa nhìn, gây thiện cảm với người đối diện.
Chia sẻ với VietNamNet về động lực vượt qua những đánh giá không tốt của người khác, cô nói: “Việc đối diện với những nhận xét của người khác là điều mà bạn trẻ nào cũng đang phải đối diện mỗi ngày. Tuy nhiên, tôi luôn coi đó là động lực để hoàn thiện, đôi lúc những lời chê bai khiến mình thay đổi tích cực hơn".
Từng là sinh viên ngành Thanh nhạc, Tú Trinh sở hữu giọng hát ngọt ngào, là thế mạnh ở vòng thi tài năng của Miss World Vietnam 2023.
Một trong những dự án cộng đồng mà Tú Trinh và một người bạn cùng thực hiện là Nụ cười lan tỏadành riêng cho các bệnh nhi ung thư. Trong tương lai, cô mong lan tỏa dự án đến nhiều bệnh nhi trên cả nước và Miss World Vietnam là cơ hội để cô giới thiệu đến mọi người.
Chia sẻ với VietNamNet, Tú Trinh cho biết đang hoàn thiện bản thân ở lĩnh vực diễn xuất.
"Là một trong những thí sinh lớn tuổi nhất, tôi chưa bao giờ xem đó là điểm yếu. Ngược lại, đây là điểm mạnh bởi trải nghiệm nhiều hơn trong cuộc sống giúp tôi trân trọng những cơ hội và thử thách", Tú Trinh chia sẻ.
Hiện tại, Tú Trinh đang gấp rút tập luyện và chuẩn bị chỉn chu và chuyên nghiệp nhất các kỹ năng cho các phần thi tại Miss World Vietnam 2023.
Như Hương
Mới đây, BTV Thuỵ Vân đã đăng tải bộ hình mới nhất lên trang cá nhân nhận được nhiều lời khen ngợi. Nàng á hậu khoe vẻ đẹp quyến rũ hiếm có trong những chiếc váy gợi cảm khai thác đường cong cơ thể cùng vẻ đẹp ngọt ngào theo năm tháng.
![]() |
Sao Việt hôm nay 13/3: Hà Nội ngày cuối tuần thời tiết đẹp, BTV Minh Trang dành thời gian thăm thú phố phường và...khoe dáng đẹp.
![]() |
Ca sĩ Mỹ Lệ khoe thu hoạch trái cây trong vườn nhà. |
![]() |
Ca sĩ Quỳnh Anh chụp ảnh cá tính. |
![]() |
Diễn viên Hồng Đăng đưa hai con gái đi chơi cuối tuần. |
![]() |
Hiền Thục tung tăng giữa phố. |
![]() |
Thu Quỳnh, Tú Oanh, Lệ Quyên,...hội ngộ ngày cuối tuần. |
![]() |
Thanh Thanh Hiền và con gái cùng nhau đi sự kiện. |
![]() |
Mừng sinh nhật tuổi 52 của mẹ - cựu diễn viên Thủy Tiên - hot girl Tiên Nguyễn chọn trang phục trắng đồng điệu để chụp hình đôi. |
![]() |
Bảo Anh khoe vòng eo không mỡ thừa. |
![]() |
Angela Phương Trinh tiếp tục khoe vòng 'ba' khủng nhờ chăm tập gym. |
![]() |
Midu xinh đẹp như công chúa. |
![]() |
Khánh My chăm tập luyện thể thao. |
Ngân An
Trên trang cá nhân, vợ trẻ của NSND Công Lý khoe sở hữu 30 lọ nước hoa và chồng lại mới tặng thêm.
" alt="Tin sao Việt 13/3: MC Thuỵ Vân VTV đẹp hút hồn, khoe sắc vóc đỉnh cao"/>Tin sao Việt 13/3: MC Thuỵ Vân VTV đẹp hút hồn, khoe sắc vóc đỉnh cao
Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữlà cuốn tranh truyện bán hư cấu, kể lại câu chuyện cuộc đời nhiều thăng trầm của giáo sĩ Đắc Lộ - Alexandre de Rhodes, một vị linh mục, người của Tòa thánh Vatican, đã tới Việt Nam từ thế kỉ 17 và có công trong việc in cuốn từ điển đầu tiên của tiếng Việt (Từ điển Việt-Bồ-La) vào năm 1651.
Thông qua những tình tiết li kì và đặc sắc được lựa chọn để kể lại quá trình sáng tạo và phát triển của chữ viết hệ Latinh của tiếng Việt - vốn dĩ rất quen thuộc và đang gắn bó với mỗi người chúng ta,Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ mong muốn giúp bạn trẻ hiểu rõ hơn về tiếng Việt, truyền ngọn lửa tình yêu thứ ngôn ngữ rất đẹp của dân tộc.
Trong cuộc phỏng vấn với Tri thức - ZNews, họa sĩ Tạ Huy Long và tác giả Phạm Thị Kiều Ly chia sẻ về quá trình thực hiệnHành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ. Trải nghiệm hợp tác thú vị này đã truyền cảm hứng cho hai tác giả tiếp tục con đường đưa kiến thức khoa học đến với độc giả qua những trang tranh truyện giàu màu sắc, lời thoại sinh động.
- Từ khi nào chị ấp ủ ý tưởng "chuyển thể" luận án tiến sĩ của mình thành một tác phẩm sách tranh truyện?
- Tác giả Kiều Ly:Thú thực, thời làm luận án tại đại học Sorbonne Nouvelle (2014-2018) tôi chỉ cố gắng làm xong luận án rồi chỉnh lý để xuất bản. Tôi chưa bao giờ dám nghĩ sẽ làm một cuốn truyện tranh, vì tôi chưa từng làm sách cho trẻ em, cũng không biết làm thế nào chuyển thể một công trình hàn lâm thành một cuốn tranh truyện có lời thoại.
![]() |
Từ trái qua: biên tập viên Hoàng Thanh Thủy, họa sĩ Tạ Huy Long và tác giả Phạm Thị Kiều Ly. |
Sau khi bảo vệ luận án và về nước, tôi vẫn đang sửa bản tiếng Pháp để xuất bản, thì tháng 8/2021 biên tập viên Hoàng Thanh Thủy (Nhà xuất bản Kim Đồng) viết thư ngỏ ý mời tôi cộng tác viết một cuốn sách về lịch sử chữ Quốc ngữ cho trẻ em. Tôi đắn đo khá lâu mới dám nhận lời. May mắn thay, họa sĩ Tạ Huy Long cũng nhận lời vẽ minh họa cho cuốn sách. Ba chúng tôi cùng nhau làm việc trong gần 2 năm thì hoàn thành Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ.
- Ý tưởng này đã được các anh chị triển khai như thế nào trong 2 năm đó?
- Tác giả Kiều Ly:Tôi hoàn thành bản thảo đầu tiên vào tháng 10/2021. Khi ấy, tôi viết giống một bài báo khoa học với trích dẫn cụ thể cho từng mục. Chị Thủy nhận xét như vậy thì khô khan quá và trẻ em khó mà hiểu được.
Sau đó chúng tôi đã thống nhất là sẽ để Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ) là người kể chuyện thì câu chuyện sẽ mềm mại hơn. Ngoài ra, để thu hút độc giả nhỏ tuổi, chúng tôi sẽ viết cuốn sách này theo hình thức bán hư cấu, tức là để nhân vật bộc lộ cảm xúc hay đưa ra các nhận xét về cảnh vật, con người.
Từ đây, tôi chuyển thể nội dung lịch sử chữ quốc ngữ qua lời kể của Đắc Lộ và có thêm một số phần thể hiện cảm xúc của nhân vật. Ngoài ra, chúng tôi cùng nhau bàn bạc để tạo lời thoại và tôi cũng sưu tầm tranh, ảnh tư liệu để họa sĩ Tạ Huy Long vẽ minh họa cho phù hợp với bối cảnh lịch sử và nhân vật.
Qua 7, 8 lần sửa bản thảo thì cuốn sách có diện mạo như độc giả cầm trên tay hôm nay.
- Đối với chị, đâu là thách thức lớn nhất trong quá trình thực hiện cuốn sách này?
- Tác giả Kiều Ly:Có lẽ thách thức lớn nhất là tôi chưa có kinh nghiệm viết sách cho trẻ em hay làm truyện tranh. Ngoài ra, chuyển thể từ ngôn ngữ học thuật sang ngôn ngữ truyện tranh cũng không hề dễ dàng.
Tôi may mắn có biên tập viên Hoàng Thanh Thủy và họa sĩ Tạ Huy Long đồng hành và hướng dẫn. Qua 2 năm làm việc cùng nhau, tôi rất hạnh phúc vì học thêm nhiều kỹ năng mới, biết cách chuyển thể một công trình hàn lâm, khô khan sang lời kể bình dị. Với các công trình nghiên cứu của mình trong tương lai, tôi cũng sẽ duy trì mô hình: xuất bản công trình học thuật, đồng thời "chuyển thể" thành các ấn phẩm dành cho đại chúng và trẻ em.
- Tháng 10 vừa qua, bộ 2 cuốn sách Lịch sử chữ quốc ngữ (1615-1919)và 100 câu hỏi về Lịch sử chữ quốc ngữcủa chị đoạt giải Sách Phát hiện tại Giải Sách Hay. Nay Hành trình sáng tạo Chữ Quốc ngữ lại vào Chung khảo Giải Sách Quốc gia. Với một người nghiên cứu khoa học và phổ biến khoa học, điều này có ý nghĩa như thế nào?
- Tác giả Kiều Ly: Với một nhà nghiên cứu, được làm điều mình thích và cố gắng đi đến tận cùng nhất có thể để giải đáp tò mò khoa học của chính bản thân đã là một hạnh phúc; hạnh phúc lại nhân lên gấp bội khi một chút mới nho nhỏ mình tìm ra được công bố, được đón nhận và được ghi nhận.
Với các công trình nghiên cứu của mình trong tương lai, tôi cũng sẽ duy trì mô hình: xuất bản công trình học thuật, đồng thời "chuyển thể" thành các ấn phẩm dành cho đại chúng và trẻ em.
Tác giả Phạm Thị Kiều Ly
Tất nhiên, giải thưởng nào cũng có những tiêu chí nhất định và không đại diện cho tất cả. Nhưng với những nhà nghiên cứu trẻ như tôi, trong chừng mực nào đó, giải thưởng giúp chúng tôi thêm chút tự tin để vững bước hơn.
Tôi nghĩ công việc nghiên cứu không chỉ dừng lại ở việc tìm ra chân lý, tri thức, công bố kết quả nghiên cứu, mà cần hướng đến phổ biến tri thức. Lịch sử chữ Quốc ngữ chưa được đề cập một cách tường minh trong chương trình giáo dục phổ thông. Nhờ được giải thưởng, mà các công trình của tôi về lịch sử chữ Quốc ngữ - chữ viết mà chúng ta tuy vẫn dùng hàng ngày nhưng lại ít khi đặt câu hỏi về nguồn gốc - được giới thiệu rộng rãi hơn tới công chúng.
- Chị có kỷ niệm hay khó khăn gì khó quên trong quá trình thực hiện cuốn sách?
- Tác giả Kiều Ly:Thực ra kỷ niệm thì rất nhiều, riêng với bản thân tôi, khoảnh khắc xúc động nhất là lần đầu tiên nhìn thấy các bản vẽ minh họa của anh Long. Tôi chưa hề tưởng tượng được "đứa con tinh thần" của mình lại được chuyển thể một cách sinh động và đẹp đến vậy. Tôi nhớ mình đã đứng lặng im rất lâu nhìn các bức tranh ấy và tưởng tượng đến hành trình các thừa sai tới Việt Nam truyền giáo, hành trình họ sáng tạo chữ viết và hành trình đi tìm tư liệu nghiên cứu của chính bản thân tôi.
Khó khăn cũng rất nhiều, nhưng khắc ghi nhất với tôi là khi cuốn truyện tranh đã dần thành hình, nhưng anh Long yêu cầu tôi bỏ hết lời kể của nhân vật Đắc Lộ với ở ngôi "tôi", mà chuyển cho một nhân vật thứ ba để đảm bảo tính khách quan. Tôi rất khổ sở khi phải bỏ dần các chi tiết mình đã dày công tạo ra. Nhưng trên tất cả, chúng tôi đã rất hạnh phúc được làm việc cùng nhau và được thỏa sức sáng tạo.
![]() |
Sách Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ. Ảnh:NXB Kim Đồng. |
- Là họa sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong mảng sách tranh, tranh truyện dành cho thiếu nhi, dự án Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữcó ý nghĩa thế nào đối với anh? Công việc minh họa cuốn sách có gì khác biệt với những tác phẩm khác mà anh thực hiện?
- Họa sĩ Tạ Huy Long:Tôi từng minh họa nhiều tác phẩm hư cấu hoặc phi hư cấu, nhưng Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữlà cuốn sách đầu tiên tôi minh họa cho thể loại bán hư cấu, nghĩa là tôi được tưởng tượng ra không gian và nhân vật. Song việc tưởng tượng ấy không được rời xa những dữ liệu thực tế, ở đây là những dữ liệu liên quan đến việc sáng tạo chữ Quốc ngữ, với những nhân vật hoàn toàn có thật là cha Đắc Lộ cùng các thừa sai người phương Tây trong không khí của Việt Nam thế kỉ 17.
Công việc minh họa một tác phẩm bán hư cấu giống như "tự do trong khuôn khổ": họa sĩ có thẩm quyền dựng lên, thêm thắt một số tình tiết, hư cấu thêm các nhân vật phụ, nhưng không có quyền quyết định số phận của nhân vật chính và kết cục của câu chuyện.
Họa sĩ Tạ Huy Long
Có thể hiểu, công việc minh họa một tác phẩm bán hư cấu giống như "tự do trong khuôn khổ" : họa sĩ có thẩm quyền dựng lên, thêm thắt một số tình tiết, hư cấu thêm các nhân vật phụ, nhưng không có quyền quyết định số phận của nhân vật chính và kết cục của câu chuyện.
Đây là trải nghiệm rất thú vị đối với bản thân tôi: Lần đầu tiên tôi chuyển thể những kiến thức hàn lâm vốn chỉ có trong kho lưu trữ hay những công trình khoa học công phu hàng nghìn trang thành những xuất bản phẩm thân thiện, để đông đảo bạn đọc phổ thông, đặc biệt là trẻ em đọc, xem, hiểu, suy nghĩ và cảm thông với các nhân vật và với các nhà nghiên cứu. Quá trình tìm kiếm tư liệu giúp tôi được sống với một giai đoạn lịch sử đặc biệt của đất nước: thời kì Trịnh Nguyễn phân tranh.
- Anh đã khắc họa nhân vật, địa danh như thế nào để tái hiện bầu không khí lịch sử thời đó trong cuốn sách?
- Họa sĩ Tạ Huy Long:Điều thôi thúc tôi nhất là tôi muốn biết những người phương Tây đầu tiên nghĩ gì khi đặt chân trên xứ ta cách đây hơn 400 năm. Thông qua nhân vật cha Đắc Lộ, tôi muốn họ sống lại và kể lại câu chuyện của họ khi họ đến nước ta, trong bối cảnh đời sống xã hội có những biến động lớn là sự phân chia ranh giới giữa Đàng Trong và Đàng ngoài… Tôi muốn biết điều gì thôi thúc họ vượt nghìn trùng đến một xứ sở xa xôi.
Điều may mắn là nhiều thừa sai, bao gồm cả Đắc Lộ, đã ghi chép lại cảm nhận cá nhân của họ cùng những mô tả bối cảnh nước ta thế kỉ 17. Tư liệu hình ảnh trực tiếp thì không có, nhưng tư liệu gián tiếp thì có nhiều. Đó là những cơ sở để chúng tôi xây dựng bối cảnh và các lời thoại.
Có bối cảnh thì mới có thể quyết định được việc xây dựng các nhân vật như thế nào. Cho nên ở giai đoạn đầu, cả ba chúng tôi - tác giả Kiều Ly, biên tập viên Thanh Thủy và tôi - phải thống nhất cốt truyện, đưa ra vài phong cách để thể hiện - một cuốn sách bán hư cấu nhưng dựa trên cơ sở và dữ liệu có thật, cân đối các tình tiết để chuyển thể thành hình ảnh. Giai đoạn sau khó hơn, làm sao nhân vật cha Đắc Lộ "sống được", nghĩa là phải dựng lên những hoạt cảnh, nơi ông đi lại, ăn uống, cảm khái, u buồn…
- Đối với anh, đâu là thách thức lớn nhất trong quá trình thực hiện cuốn sách?
- Họa sĩ Tạ Huy Long:Hình ảnh cha Đắc Lộ truyền đạo cho giáo dân bản xứ thuở sơ khai là khó nhất vì không có nhiều tư liệu. May thay, Kiều Ly tìm được một số hình ảnh minh họa có cùng chủ đề ở một số nước trong khu vực. Từ đó suy ra, cộng với ghi chép mà cha Đắc Lộ để lại giúp tôi dễ hình dung.
Giai đoạn hoàn thiện luôn gặp nhiều khó khăn và phải chỉnh sửa nhiều. Có những vấn đề tưởng chừng là đơn giản và ít ảnh hưởng đến cấu trúc của câu chuyện thì lại là vấn đề lớn. Kha khá minh họa phải vẽ lại.
Chẳng hạn, chỉ một chi tiết các giáo sĩ dòng Tên không đeo thắt lưng bằng thừng mà đeo thắt lưng bằng vải mà tôi đã phải sửa lại vài chục tranh. Hay việc hồi thế kỉ 17, ngôn ngữ (từ ngữ, cách nói) của người Việt, đặc biệt là giáo dân sẽ không hoàn toàn giống như hiện nay. Chúng tôi đã phải cân nhắc việc sử dụng một số từ ngữ cổ hoặc một số từ ngữ của giáo dân nhưng không quá xa lạ để bạn đọc hiện nay vẫn có thể tiếp nhận được. Việc này Thủy và Ly làm rất tốt.
Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữđược đề xuất trao giải tại Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 năm 2024.
Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gialần thứ VII (2024) được tổ chức vào 20h ngày 29/11/2024 tại Nhà hát Lớn (Hà Nội), truyền hình trực tiếp trên VTV1. Đơn vị tài trợ: Vingroup, Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank.
" alt="Khám phá hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ"/>