Soi kèo góc Liverpool vs Ipswich Town, 22h00 ngày 25/1
本文地址:http://wallet.tour-time.com/html/35b594498.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Bodo Glimt vs Maccabi Tel Aviv, 0h45 ngày 24/1: Khó có bất ngờ
Chuyện các nàng dâu trong đại gia đình hiếm có nhất VN
Người đàn bà bất hạnh
Bị cáo Giàng Thị Do sinh năm 1958, người dân tộc H’Mông, trú tại xã Lao Chải, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Gần ba chục năm trước, bà Do lấy ông Lý A Xà - một người đàn ông kém bà 4 tuổi, người cùng bản. Họ có với nhau 4 người con. Đến nay, 3 người con lớn của họ đã dựng vợ, gả chồng ra ở riêng, chỉ còn con út là Lý A Nủ (15 tuổi) vẫn ở cùng bố mẹ.
Ông Xà nát rượu, lại có tính vũ phu, côn đồ nên quanh năm suốt tháng chỉ uống rượu say rồi đánh vợ, chẳng làm việc gì, mọi gánh nặng cơm áo do bà Do gánh vác. Ngoài làm ruộng nương, bà còn đi làm thuê làm mướn mới đủ tiền nuôi gia đình và có tiền mua rượu cho chồng. Vậy mà nhiều ngày bà còn bị chồng say rượu mắng chửi và đuổi ra khỏi nhà, phải ngủ ở lều canh nương trong đói rét.
“Tức nước vỡ bờ…”
Khoảng 21h ngày 29/5/2013, sau một ngày làm việc mệt nhọc, ông chồng đi chơi vắng nhà nên bà Do đi ngủ sớm. Bỗng dưng chồng về, dựng bà dậy. Mở mắt thấy ông Xà tay cầm chai rượu lảo đảo đi về nhà, bà vội bật dậy dọn cơm cho chồng ăn rồi lên giường nằm ngủ.
Đến khoảng 23h cùng ngày, Lý A Nủ đi chơi về, lên giường nằm và bật điện thoại nghe nhạc. Ông Xà đang ngủ bị tiếng nhạc đánh thức liền lớn tiếng chửi Nủ rồi gọi bà Do dậy để dìu mình đi vệ sinh. Thấy ông chồng vẫn khỏe mạnh, vẫn đánh vợ chẳng khác gì võ sĩ mà lại “dở chứng” nên bà bảo: “Cả ngày tôi đi làm mệt lắm rồi, ông tự đi đi”.
Tức giận, ông Xà ngồi dậy cầm một khúc củi, đi đến chỗ giường định bổ vào đầu vợ nhưng bà Do tránh được, chạy ra ngoài. Ông Xà đuổi theo, giơ chân đạp trúng hông vợ khiến bà ngã dúi dụi. Bà Do nhảy xuống ruộng cạnh nhà để tránh, bị chồng túm được áo, vụt tiếp.
Bà Do cố hết sức đẩy ngã ông chồng xuống ruộng rồi định chạy nhưng rồi lại nghĩ chồng đang say rượu, ngã xuống ruộng nước đêm hôm có thể bị cảm nên bà Do vứt đoạn củi, đến kéo ông Xà lên vườn dong ở cạnh đó. Không ngờ, hành động đó của bà được ông chồng đáp lại bằng câu chửi: “Mụ vợ già, mày còn dám đánh tao nữa à? Tao phải giết mụ vợ già”.
Bà Do vùng lên, vớ một thanh củi gỗ tròn, to gần bằng cổ tay, dài hơn 1m ở đống củi cạnh cửa và nói: “Lúc nào ông cũng đánh tôi, vậy thì cùng đánh, chết thì thôi”.
Bà cầm thanh củi gỗ vụt một phát vào đầu chồng khiến ông Xà ngã vật nhưng miệng vẫn sa sả chửi. Bà Do liền vụt tiếp nhát nữa vào đầu ông chồng nát rượu. Một lúc sau Lý A Nủ dậy bật điện và đi ra ngoài mới giật mình thấy bố mình nằm bất tỉnh ở cửa.
Nủ hoảng hốt chạy đi gọi vợ chồng anh trai là Lý Văn Sở - Giàng Thị Say gần đó sang ứng cứu nhưng ông Xà đã chết. Bà Do bị bắt, khởi tố điều tra về tội “Giết người”.
TAND tỉnh Lào Cai đã xử lưu động vụ án này tại huyện Sa Pa và tuyên phạt bị cáo Giàng Thị Do mức án 7 năm tù về tội “Giết người”.
Theo PLVN
">“Địa ngục” hôn nhân biến vợ hiền thành kẻ giết chồng
“Nghiệt ngã thay, lúc chưa lấy được vợ thì dù có phải “trèo đèo lội suối”, dù bị gia đình người yêu ngăn cản, anh ta cũng cố gắng để lấy cho được người con gái mình yêu. Nhưng rồi sau khi cưới, chị Hiền mới phũ phàng nhận ra tất cả chỉ là một màn kịch. Lộ nguyên hình là một kẻ vũ phu, bạc ác, gã suốt ngày lấy cớ trả thù bố mẹ vợ để hành hạ người phụ nữ cùng mình đầu gối tay ấp”. Vừa tâm sự, luật sư Nguyễn Văn Chất vừa bảo câu chuyện hôn nhân đầy bi kịch ấy đến giờ vẫn còn khiến anh thấy xót xa mỗi lần nhớ lại.
Những năm tháng tủi nhục
Luật sư Nguyên kể: “Một lần về thăm quê Nghệ An, tôi tình cờ được hàng xóm nhờ giúp đỡ người phụ nữ muốn ly hôn với chồng mãi tận Đăk Nông. Ngay lần đầu gặp, tôi đã bị ám ảnh bởi cái ngoại hình gầy gò, nước da đen sạm và khuôn mặt khắc khổ của một người đàn bà trải qua quá nhiều bất hạnh. Suốt cuộc trò chuyện nhờ tôi giúp làm thủ tục ly hôn, chị nói r?t ít, chốc chốc lại lấy tay lau nước mắt. Ngồi bên cạnh, bố mẹ chị phải đỡ lời: “Thời con gái, nó cũng xinh xắn, được bao người nhòm ngó. Vậy mà sau 8 năm đằng đẵng sống trong “địa ngục”, hình hài nó giờ thế này đây”.
Trở lại ngôi nhà sau một ngày với hy vọng người đàn bà đã bình tĩnh lại, tôi được chị kể về câu chuyện hôn nhân đầy bi kịch của mình. Chị tâm sự: “Cùng sinh năm 1975, lại lớn lên bên cạnh nhau với bao kỉ niệm gắn bó ngày thơ ấu, tôi và Thắng (chồng chị - PV) đến với nhau dường như có sự sắp đặt bởi “bàn tay số phận”. Còn nhớ ngày cha mẹ ly hôn, mỗi người mỗi phương, anh Thắng cũng phải theo mẹ dạt vào miền Nam. Nhưng chỉ được một thời gian, không hiểu sao anh ấy đột ngột quay về, sống nhờ ông bà nội ngoại. Khoảng thời gian này, hai đứa trẻ mới 14 tuổi, song trái tim đã biết rung cảm khi gặp lại nhau. Nhưng xen giữa khoảng thời gian yêu đương ấy, Thắng năm lần bảy lượt vào Nam, cuộc sống bất ổn khiến tình yêu của hai đứa cũng vì thế mà vấp phải sự phản đối dữ dội của cha mẹ tôi”.
Nhớ lại đoạn ký ức ngọt ngào nhưng đầy trắc trở, chị tâm sự: “Ngày tôi về xin phép cha mẹ tác thành cho hai đứa, không chỉ các cụ thân sinh mà cả họ hàng biết chuyện cũng phản đối kịch liệt. Một phần vì ác cảm với quá khứ tan vỡ của cha mẹ Thắng, phần khác mọi người lại lo sợ cho cuộc sống của tôi sau này. Bởi trong suốt thời gian yêu nhau, Thắng hết chuyển từ lơ xe đến làm rẫy, bán hàng thuê mà chưa bao giờ kiếm được công việc gì ổn định. Nhưng lúc ấy, theo tiếng gọi trái tim, bao nhiêu lời khuyên nhủ, phân tích thiệt hơn của cha mẹ đều bị tôi bỏ ngoài tai. Nhiều lần, tôi bỏ cơm, khóc lóc đe dọa nếu không lấy được anh sẽ tự tử. Năm lần bảy lượt thuyết phục không được, vì thương con, cha mẹ tôi cũng đành nhắm mắt ưng thuận”.
Khoảng thời gian một năm sau khi cưới cũng là chuỗi ngày hạnh phúc hiếm hoi của chị Hiền. Cùng chồng dọn về ở nhà ông bà nội, dù kinh tế nghèo nàn, nhưng Thắng cũng chịu khó chắt chiu làm lụng. Rồi hạnh phúc nhân lên, khi chị sinh đứa con trai đầu lòng. Đúng lúc này, tâm sự với vợ, Thắng đề xuất đưa cả gia đình vào vùng kinh tế mới Đăk Nông, nơi mẹ anh ta đang sinh sống, để làm ăn. “Thuyền theo lái, gái theo chồng”, ngỡ Thắng thật lòng lo cho vợ con, gia đình, chị Hiền cũng thuận theo mà không ngờ, cuộc đời mình từ đây sẽ rẽ sang một bước ngoặt mới nhuốm màu bi kịch.
Luật Sư Nguyễn Văn Nguyên kể lại những vụ án ly hôn với PV. |
Giai đoạn đầu vào vùng kinh tế mới, Thắng cũng nhận được ít rẫy trồng ngô, cà phê. Công việc nặng nhọc, nên chị Hiền cũng không giúp được gì nhiều mà chủ yếu ở nhà lo chuyện chăm sóc con cái, phụ bán sản phẩm vào mùa thu hoạch. Cuộc sống nhọc nhằn là thế, nhưng người vợ trẻ luôn tin sẽ đến một ngày, kinh tế gia đình khấm khá lên. Thắng thì ngược lại, sau mỗi lần đi rẫy, đi nương là tụ tập nhậu nhẹt bê tha cùng bạn bè. Những hôm về nhà trong trạng thái say khướt, gã lộ nguyên hình là kẻ vũ phu, khi nhẫn tâm cậy tủ lấy hết tiền bạc rồi đay nghiến, đánh đập vợ. Lần nào giải thích cho hành động ấy, Thắng cũng chỉ một câu: “Tao phải đánh mày để trả thù gia đình mày đã coi tao không ra gì, khiến tao khổ sở mới lấy được vợ”.
Những màn bạo hành từ đấy diễn ra với mật độ dày đặc. Luật sư Chất kể: “Chị Hiền nói với tôi có lần đang ăn cơm, Thắng đi nhậu say về rồi không nói không rằng, lấy tay ụp cả nồi cơm nóng vào đầu vợ. Lần ấy, chị Hiền bị bỏng nặng, phải điều trị một thời gian dài mới khỏi. Có bận khác, cũng trong bộ dạng say xỉn, gã chồng vũ phu vô cớ lột hết quần áo, bắt trói vợ vào cột nhà sau đó dùng dây thừng đánh đập đến ngất xỉu. Đau lòng hơn, cả khi chị Hiền mang thai đứa con thứ hai, Thắng vẫn tàn nhẫn đấm đá, đến khi vợ đau đến mức sảy thai mới chịu dừng lại”.
Cuộc chạy trốn kẻ vũ phu giải thoát bản thân
Câu chuyện đến đây, dường như bị xúc động mạnh, luật sư Nguyên không nén nổi tiếng thở dài não nuột. Anh chia sẻ: “Lúc nghe đến đoạn chị Hiền nước mắt lưng tròng kể lại mình bị đánh đến sảy thai, tôi bức xúc hỏi: “Vì sao không ly dị ngay mà phải đợi đến tận bây giờ?”. Đáp lời tôi, chị ấy nghẹn ngào: “Tôi sợ!. Sự thật là tôi bị ám ảnh bởi suy nghĩ nếu đòi ly hôn thì anh ta sẽ đánh đập mình cho đến chết”. Cũng bởi nỗi ám ảnh kinh hoàng ấy, người phụ nữ bất hạnh lại phải “ngậm bồ hòn làm ngọt”, vừa nuôi con, vừa cam chịu những trận đòn thừa sống thiếu chết. Thời gian trôi qua làm nguôi ngoai dần nỗi đau, chị lại sinh cho Thắng một đứa con gái nữa. Thế nhưng, sợi dây tình cảm mong manh ấy cũng không khiến gã chồng vũ phu có thêm một chút mủi lòng. Không thể chịu nổi cuộc sống “địa ngục trần gian”, chị Hiền âm thầm lập mưu chạy trốn từ Đăk Nông về quê ngoại tại Nghệ An. Chờ đến ngày mang cà phê và ngô ra chợ bán theo định kỳ để mua thức ăn cho cả gia đình, chị âm thầm lấy tiền mua vé xe khách ra đi. Hôm ấy là tròn 8 năm ngày chị Hiền theo chồng vào Đăk Nông làm kinh tế mới”.
Về đến nhà ngoại, cha mẹ chị ai cũng kinh ngạc khi thấy con gái đi làm kinh tế mới sau mấy năm trở về thì trở nên quá tiều tụy. Nỗi uất hận dâng trào, chị không ngăn nổi hai dòng nước mắt, chạy ùa đến nép mình vào vai cha mong sự chở che. Lúc ấy, nhìn thấy khuôn mặt gầy gò hốc hác, cánh tay trần chằng chịt những vết sẹo của con gái, người cha từng trải việc đời đã lờ mờ hiểu chuyện khủng khiếp gì đã xảy ra với con gái mình. Ông không hỏi một lời mà chờ đến bữa cơm tối hôm đó, khi chị Hiền đã phần nào nguôi ngoai nỗi sợ, mới động viên để con gái kể lại toàn bộ khoảng thời gian sống chung đầy bi kịch với chồng. Quyết định tìm đến luật sư Nguyên để nhờ tư vấn, làm thủ tục ly hôn diễn ra sau đó như một hệ lụy tất yếu.
Chia sẻ cùng người viết, luật sư Nguyên kể: “Khi vụ ly hôn này khép lại, chị Hiền được phân chia một nửa tài sản và giành quyền nuôi đứa con gái nhỏ. Hiện giờ, người phụ nữ bất hạnh này cũng đã về hẳn Nghệ An, sống yên bình bên cạnh gia đình. Nhưng từ sâu thẳm trong lòng, tôi hiểu nỗi cay đắng mà chị đã phải chịu, vết thương lòng từ những ngày tháng phải sống trong sự bạo hành thì chắc còn lâu lắm, chị mới có thể xóa nhòa được”.
Gã chồng vũ phu đuổi đánh cả luật sư lẫn chính quyền Trò chuyện cùng người viết, luật sư Nguyên bảo: “Nắm được toàn bộ câu chuyện của chị Hiền, tôi phải cùng thân chủ vào tận Đăk Nông giải quyết. Giáp mặt Thắng, tôi mới tưởng tượng được hết sự bạo ngược của gã đàn ông này. Không chỉ dọa giết vợ, anh ta còn cầm hung khí đuổi đánh cả luật sư lẫn chính quyền sở tại. Khi ra tòa, Thắng cũng nhất quyết không chịu ly hôn. Nhưng trước những bằng chứng bạo hành không thể chối cãi còn hằn trên thân thể chị Hiền, Tòa án đã quyết định trả tự do cho người phụ nữ”. |
Nỗi ám ảnh của người đàn bà hơn 2000 ngày bị chồng bạo hành để… trả thù cha mẹ vợ
Siêu máy tính dự đoán Man City vs Chelsea, 00h30 ngày 26/01
Giá như em học sinh được trang bị kỹnăng sống, kỹ năng vượt khủng hoảng, giá như những người thân bên cạnh quan tâmsâu sát đến em và bản thân họ cũng có những kỹ năng giúp em vượt khó, giá nhưnhững người có trách nhiệm được trang bị kiến thức và kỹ năng trước những tácđộng lớn lao của công nghệ đến cuộc sống... thì biết đâu em gái kia đã đượcsống? Từ sự việc đau lòng này, chúng tôi xin mở diễn đàn trao đổi về "Kỹnăng vượt khủng hoảng" của học sinh, gia đình, nhà trường, xã hội nhằm tìm ranhững giải pháp tối ưu tránh những cái chết thương tâm như trên ! Trân trọng mờibạn đọc tham gia! Mọi ý kiến xin gửi về [email protected]
Ba mẹ thân yêu,Tâm thư gửi phụ huynh sau cái chết tức tưởi của nữ sinh
Top 5 Hoa hậu Việt Nam 2020 tiếp tục thi nhan sắc
Kết thúc cuộc điện thoại với người thân, chị L.T.A.N. (SN 1988, ngụ huyện Bình Chánh, TP.HCM) bật khóc nức nở. Bà ngoại chị vừa qua đời. Đây là lần thứ 2, A.N. hứng chịu nỗi đau mất người thân chỉ trong ít ngày.
Thấy chị gái khóc, 3 đứa nhỏ đang ngồi học cũng òa lên. N. giấu vội nước mắt, chạy đến ôm các em vào lòng, dỗ: “Nín đi! Chị không sao. Không sao nữa rồi”. Vắt đầu qua vai chị, cậu bé 10 tuổi nhìn lên am thờ, nơi đặt di ảnh người đàn ông ngoài 50 rồi khóc nức nở.
Bé nói: “Em nhớ ba và thương ba quá. Ba mất mà em chưa kịp nói với ba lời nào”. Nghe tiếng em nức nở, sự cứng cỏi trong N. tan biến. Chị òa khóc cùng các em.
Di ảnh cha chị N. tại nhà riêng. |
Di ảnh đó là ba của N. Ông nhiễm Covid-19 và mất vào ngày 13/8 chỉ sau ít hôm nhập viện điều trị. 5 đứa em nhỏ cùng cha khác mẹ với N.
Chị kể: “Tình duyên ba tôi lận đận. Cưới ai rồi cũng chia tay, người ta quay đi, để lại con nhỏ. Ngoài tôi và một người em trai đã lập gia đình, ba tôi còn có thêm 5 đứa con nữa là Lê Minh Tài (lớp 12), Lê Minh Đức (lớp 10), Lê Thị Ánh Linh (lớp 8), Lê Minh Trí (lớp 6), Lê Trí Bảo (lớp 5)”.
Đông con, cha chị N. không thể ra ngoài mưu sinh vì “kẹt” ở nhà lo cơm nước, đón đưa 5 đứa nhỏ đi học. Thu nhập chính của gia đình gói gọn trong đôi ba phòng trọ ọp ẹp ông cho thuê phía trước nhà.
Chị N. và 2 đứa em nhỏ vẫn khóc khi nhớ về người cha ra đi vì Covid-19. |
Ngày ông dương tính với Sars-Cov-2, các bé được đưa đi cách ly nên không thể gặp mặt cha. Đến lúc được trở về nhà, cả 5 đứa nhỏ bàng hoàng nhận tin cha mất. Chị N. kể: “Ngày 17/8, tôi nhận tin ba mất nhưng không dám nói cho 5 em biết”.
“Các em thiếu vắng tình thương của mẹ nên thương ba lắm, tôi sợ nói ra, các em sẽ không chịu nổi. Ngày 27/8, khi được nhận tro cốt ba, chúng tôi cũng không dám đem thẳng về nhà mà gửi tạm ở chùa. Chúng tôi đợi các em nguôi ngoai mới thỉnh tro cốt ba về”, chị N. nói thêm.
Thương, nhớ ba chỉ biết khóc
N. nói, chưa bao giờ chị rơi vào hoàn cảnh éo le như bây giờ. Cha mất, chị bất đắc dĩ trở thành chỗ dựa cuối cùng của các em. Thế nhưng, ở quê, chị còn 4 con cần mình chăm sóc, nuôi dưỡng. Chị ước mình có thể phân thân để vẹn toàn cả hai.
“Tôi gửi con cho ba mẹ chồng ở dưới quê rồi lên đây nuôi các em. Dù sao, các con tôi ở quê còn có ông bà nội, chú bác, mấy em ở đây còn ai để trông cậy nữa đâu. Bây giờ, tôi vừa là chị, là mẹ là cha của các em rồi”, N. nói rồi ôm bé nhỏ nhất vào lòng.
Trí Bảo thương nhớ ba nên khóc nhiều. Chị N. liên tục an ủi, thấm nước mắt cho em. |
Thiếu vắng người phụ nữ trong gia đình, cha chị N. đã sớm tập cho các con tự lập, chăm sóc lẫn nhau. Mỗi sáng, khi thức dậy, ông tập cho các con phải tự gấp chăn màn rồi tự đánh răng, rửa mặt, soạn cặp, sách.
Ăn sáng xong, ông chở từng đứa đến trường. Ông đứng trông cho con đi qua cổng, vào lớp rồi mới yên tâm quay xe trở về nhà. Những ngày này, không có ba bên cạnh, các em chị N. cứ thấy trống vắng. Mấy đứa nhỏ lóng ngóng, không buồn ăn, đùa giỡn như trước.
Chị N. kể, mỗi lúc nhớ ba, mấy chị em ôm nhau mà khóc. Ba đứa nhỏ nhất là khóc nhiều hơn cả. Đặc biệt là Trí Bảo. Mỗi lần nghe chị cả nhắc đến ba, Bảo lại cúi đầu, rấm rức khóc một mình.
N. dùng khăn giấy thấm nước mắt cho em, ôm đầu thằng bé vỗ về. Chị tâm sự: “Bảo xa mẹ từ lúc mới 13 ngày tuổi. Từ đó đến nay em không biết mặt mẹ, chỉ biết mỗi ba nên Bảo thương ba lắm. Lúc đi cách ly, người ta cho sữa, Bảo nói: 'Sữa này nhiều canxi, tốt cho ba. Bảo không uống mà để dành, khi nào được về, Bảo đem cho ba'.
Bây giờ, ai cho gì, em cũng dành, nói để cúng cho ba…”, N. vừa nói vừa đưa tay lau nước mắt.
Chị N. nói sẽ cố gắng đùm bọc các em, thay cha nuôi dạy các em nên người. |
Bên cạnh Bảo, Minh Trí cứng cỏi hơn. Khi nghe chị kể về ba, mẹ, Trí chỉ rơi nước mắt chứ không khóc bật thành tiếng. Em nói, em nhớ ba, nhớ những lần ba chở mấy anh em đi chơi, dù không đủ đầy như chúng bạn nhưng rất vui.
“Nhà đông anh em, mỗi lần đi đâu đó chơi, ba đều cho đi hết. Ba không thương ai hơn, cũng không ghét bỏ ai. Lúc còn sống, ba cũng không la mắng chúng em. Ba chỉ mong chúng em học giỏi để sau này không khổ như ba”, Trí chia sẻ.
Gia cảnh khốn khó khiến các em chị N. giỏi tự lập trong cuộc sống cũng như học tập. Các em đều có học lực giỏi, khá. Chị N. nói, sở dĩ các em học giỏi là vì các em thương ba, sợ ba buồn. Thế nên khi mồ côi cha, chị N. lo lắng tương lai các em sẽ mờ mịt theo.
Chị nói: “Ba đi rồi, tương lai sẽ khó khăn lắm. Tuy vậy, chị em chúng tôi sẽ cố gắng đùm bọc nhau mà sống. Sau dịch, tôi sẽ đi làm để lo cho các em. Tôi chỉ mong các em cố gắng học để sau này có việc làm như mong ước của ba trước khi ông nhắm mắt”.
Bài, ảnh: Nguyễn Sơn
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Ủng hộ qua Báo VietNamNet:Ghi rõ ủng hộ MS 2021.267 (5 bé mồ côi) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 2. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: Tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 028 3818 1436. |
Ôm hũ tro cốt mẹ trên tay, các con ông Đức không tin đó là những gì còn lại của mẹ mình. Các em òa khóc nức nở, không tin đó là sự thật.
">Tiếng nức nở trong ngôi nhà của 5 trẻ mồ côi vì Covid
友情链接