Giãn cách xã hội ở Hàn Quốc: Người trẻ thích nghi nhanh, người già bị tụt lại
Giống như nhiều người trên khắp thế giới,ãncáchxãhộiởHànQuốcNgườitrẻthíchnghinhanhngườigiàbịtụtlạhôm nay ngày mấy Lee Ye-rin dành hầu hết thời gian mấy tháng gần đây ở nhà một mình. Do đại dịch Covid-19, cô nhân viên văn phòng 32 tuổi hiện làm việc từ xa ngay tại căn hộ của mình ở Seoul.
Cô tránh tới phòng gym, mà chỉ tập luyện tại nhà, xem phim trên tivi thay vì tới rạp. Cô đọc sách điện tử thay vì tới thư viện. “Tôi hiếm khi ăn ở ngoài kể từ khi đại dịch bùng phát” - Lee chia sẻ.
“Thay vào đó, tôi đặt đồ ăn giao tận nơi, thậm chí là cả món kem tráng miệng bằng một ứng dụng giao hàng. Khi nào chán, tôi lại đặt các nguyên liệu từ cửa hàng thực phẩm và nấu ăn tại nhà”.
Cách sống biệt lập này đã trở nên phổ biến kể từ khi cách ly. Nhưng với người Hàn Quốc, cách sống này đã tồn tại ngay từ trước khi Covid-19 tấn công. Thậm chí, còn có một khái niệm để mô tả nó.
![]() |
Người trẻ Hàn Quốc chuyến tất cả hoạt động sang trực tuyến. |
“Untact” là từ được kết hợp giữa tiền tố “un” (không) và một phần của từ “contact” (liên lạc, kết nối). Nó đã xuất hiện từ năm 2017. “Untact” được dùng để mô tả cách làm những việc mà không cần tiếp xúc trực tiếp với người khác, ví dụ như các ki-ốt tự phục vụ, mua sắm trực tuyến, thanh toán trực tuyến…
Một số người cho rằng đây là sự tiến bộ của một xã hội hiện đại như Hàn Quốc trong bối cảnh dân số già và lực lượng lao động đang bị thu hẹp lại.
Kể từ khi Covid-19 bùng phát, “untact” từ một khái niệm thông thường trở thành chính sách của Chính phủ nước này.
Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy, 71,6% người trưởng thành Hàn Quốc cảm thấy các hoạt động kinh tế “untact” của họ đã tăng lên như một hệ quả trực tiếp của đại dịch.
Tuy nhiên, ở nơi được cho là một trong những quốc gia có công nghệ tiên tiến nhất thế giới này, sự phát triển nhanh chóng của một xã hội chỉ tiếp xúc ở mức tối thiểu đang bỏ lại người cao tuổi ở lại phía sau.
![]() |
Người già Hàn Quốc thích nghi kém với lối sống mới khi phải phụ thuộc nhiều vào công nghệ. |
Bà Chung Hyang-sook, 71 tuổi cho biết, bà đã xếp hàng đợi khoảng hơn 1 tiếng đồng hồ để mua khẩu trang y tế nhưng ngay khi đến lượt bà thì cửa hàng đã hết. Bà ra về tay không.
“Tôi nghe nói có các ứng dụng kiểm tra xem khẩu trang còn hay hết, nhưng thật khó để người già có thể sử dụng. Ở tuổi chúng tôi, tới cửa hàng mua sẽ nhanh hơn kiểm tra trên ứng dụng điện thoại” - bà nói.
Câu hỏi tiếp sau đó là làm thế nào để trải qua chuỗi ngày dài giãn cách. Các biện pháp giãn cách xã hội có vẻ như không tác động tiêu cực đáng kể tới những người trẻ thành thạo công nghệ. Thậm chí, một số người trẻ còn cho rằng lối sống mới này tốt hơn lối sống cũ.
Thời gian này, Beon Gi-yeong, một sinh viên đại học ở Seoul, đang thưởng thức các triển lãm nghệ thuật online, những buổi hòa nhạc được “live-stream” trực tiếp. Cô nói rằng, cô có cơ hội tiếp cận với nghệ thuật nhiều hơn kể từ khi Covid-19 bùng phát. “Tôi đã luôn mơ ước được xem buổi biểu diễn Hồ Thiên Nga của Matthew Bourne, và bây giờ tôi được xem nó miễn phí trên live-stream”.
Tuy nhiên, nhiều người già lại đang gặp khó khăn trong việc thích nghi với cuộc sống bị cô lập khỏi các hệ thống hỗ trợ thường dùng của họ.
Hầu hết các trung tâm sinh hoạt dành cho người già ở địa phương đều đóng cửa. Theo một khảo sát của Hankook Research, 97% người già từ 60 tuổi trở lên cho biết, họ tự nhốt mình trong nhà sau khi dịch bùng phát.
“Tôi nhốt mình trong nhà đã nhiều tháng nay” - ông Choi Byung-wan, 79 tuổi, hiện sống một mình ở Seoul chia sẻ. Trước đại dịch, ông thường xuyên tới các trung tâm sinh hoạt dành cho người già ở địa phương, nhưng từ đầu tháng 2 năm nay, ông đã bỏ thói quen đó.
Ông Choi sợ bị nhiễm virus và chỉ mạo hiểm ra ngoài khi ông phải đi mua hàng hoặc đến bệnh viện.
Mặc dù cũng có điện thoại thông minh nhưng ông không thể điều hướng cuộc sống của mình giống như những người trẻ. Để giết thời gian, ông xem tivi và YouTube. “Không có nhiều thứ tôi có thể làm, vì thế tôi chỉ dành cả ngày xem tivi” - ông kể.
“Các trung tâm phúc lợi thường gọi tới hỏi thăm, và đó là niềm vui duy nhất với tôi trong những ngày này”.
Cách cài đặt Bluezone giúp cảnh báo người nghi nhiễm Covid-19Bộ TT&TT và Bộ Y tế vừa thống nhất triển khai trên phạm vi toàn quốc ứng dụng Bluezone để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Ứng dụng này giúp cảnh báo sớm cho người dùng nếu chẳng may từng tiếp xúc với những người bị nhiễm Covid-19.
Để nhận được các cảnh báo từ Bluezone, việc đầu tiên cần làm là tải về và cài đặt ứng dụng này.
Sau khi cài đặt, người dùng cần cấp quyền cho ứng dụng Bluezone truy cập vào bộ nhớ và kết nối Bluetooth để nhận được cảnh báo từ ứng dụng.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Nhận định, soi kèo Thanh Hóa vs Quảng Nam, 18h00 ngày 23/2: Đối thủ yêu thích
- ·Hương Giang suy sụp khi bị bạn thân và người yêu phản bội trong MV
- ·Tuấn Hưng thích thú với MV của học trò Hạnh Sino
- ·Nhận định, soi kèo Al
- ·Nhận định, soi kèo Leicester vs Brentford, 3h00 ngày 22/2: Đâu dễ cho bầy ong
- ·Phía Chi Pu nói gì khi MV 16+ bị chỉ trích phản cảm, khiêu dâm?
- ·Nhận định, soi kèo Cardiff City(U21) vs Watford (U21), 21h00 ngày 08/01
- ·'Chuyện tình' 6 năm của Hồ Trung Dũng và Võ Thiện Thanh
- ·Nhận định, soi kèo Công an Hà Nội vs Thể Công Viettel, 19h15 ngày 23/2: Đối thủ khó ưa
- ·Nhận định, soi kèo Shatin SA vs Sai Kung District FC, 12h30 ngày 07/01
- ·Nhận định, soi kèo Celta Vigo vs Osasuna, 3h00 ngày 22/2: Điểm tựa sân nhà
- ·Nhận định, soi kèo Cardiff City(U21) vs Watford (U21), 21h00 ngày 08/01
- ·Nhận định, soi kèo FUS Rabat vs FAR Rabat, 0h00 ngày 9/1
- ·Khắc Việt xin lỗi vì phát ngôn nóng vội bênh Khắc Hưng vụ 'Như lời đồn'
- ·Soi kèo phạt góc Bayern Munich vs Eintracht Frankfurt, 23h30 ngày 23/2
- ·Nhận định, soi kèo PAS Giannina vs Asteras Tripolis, 22h30 ngày 7/1
- ·Thanh Lam hết lời khen 'cô em áo ướt ngửa mình ra phơi'' của Phạm Phương Thảo
- ·Trọng Tấn hôn vợ xinh đẹp trong không gian 'Mùa thu vàng'
- ·Nhận định, soi kèo Rajasthan United vs Real Kashmir, 18h00 ngày 24/2: Tiếp tục bất bại
- ·Giọng Hát Việt nhí tập 9: Bảo Anh