Nhận định, soi kèo Angkor Tiger vs Tiffy Army, 18h00 ngày 23/1: Tiếp tục gieo sầu

Thế giới 2025-01-27 07:35:28 19277
ậnđịnhsoikèoAngkorTigervsTiffyArmyhngàyTiếptụcgieosầbong da lưu   Hồng Quân - 22/01/2025 19:58  Giao hữu
本文地址:http://wallet.tour-time.com/html/05d594528.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Boca Juniors vs Argentino Monte Maiz, 07h10 ngày 23/1: Qúa dễ cho Boca

DHL Global Forwarding (thuộc tập đoàn DHL, Đức), chuyên cung cấp các dịch vụ đường hàng không, đường biển và đường bộ, hợp tác cùng Decathlon, nhà bán lẻ đồ thể thao lớn nhất nước Pháp để cung cấp chuỗi cung ứng quốc tế toàn diện. 

Tại hội nghị thời trang và bán lẻ do DHL tổ chức tại TP.HCM hôm 6/8, cả hai công ty đã chia sẻ về việc vận hành chuỗi cung ứng đa quốc gia, giúp chuỗi cửa hàng của Decathlon luôn có sẵn hơn 22.400 mặt hàng với hơn 85 môn thể thao khác nhau.

Một xe vận chuyển của DHL - Ảnh: H.Đ

Ông Marc Meier, Phó Chủ tịch Cấp cao, Giám đốc Toàn cầu bộ phận Dịch vụ chuỗi cung ứng quốc tế của DHL Global Forwarding cho biết: “DHL Global Forwarding vận hành Trung Tâm điều hành DHL với điểm liên lạc đầu mối tại Việt Nam và Đài Loan cho mọi hoạt động của Decathlon. Nhằm cung cấp một cái nhìn toàn diện cho bộ phận Logistics của Decathlon, Trung tâm điều hành của chúng tôi giám sát tất cả những lô hàng của Decathlon bằng đường hàng không, đường biển và đường bộ từ các nhà máy tại Việt Nam và Đài Loan đến các nơi trên thế giới như Brazil, Canada, Trung Quốc, Colombia, Châu Âu, Ấn Độ, Malaysia, Ma-rốc và Singapore”.

Các doanh nghiệp đa quốc gia với nguồn cung cấp hàng hóa và vận chuyển đến nhiều nước khác nhau phải đối mặt với chuỗi cung ứng phức tạp thường đòi hỏi tầm nhìn và khả năng kiểm soát cao nhằm tối ưu hóa quy trình hoạt động cũng như tối ưu hóa chi phí. 

">

DHL hỗ trợ chuỗi cung ứng quốc tế cho Decathlon, bao gồm Decathlon Việt Nam

Gmail là ứng dụng quản lý thư điện tử được dùng nhiều nhất thế giới nhưng nội dung Gmail lại không riêng tư như nhiều người nghĩ.

Theo tờ Wall Street Journal, các công ty cung cấp phần mềm thứ ba có khả năng đọc được nội dung thư của người dùng. Họ thực hiện bằng cách xin quyền người dùng để kết nối tài khoản Gmail với phần mềm đó.

Mặc dù trước đó, Google đã khẳng định rằng họ dùng các thuật toán chỉ để quản lý email. Việc quản lý này đồng nghĩa với việc cấp phép cho các ứng dụng bên ngoài truy cập trực tiếp vào hộp thư của bạn.

Trước phản ứng dữ dội từ phía người dùng, Google đã đăng tải một bài blog khá dài để giải thích về cách mà các phần mềm thứ ba đó hoạt động và mức độ tiếp cận của chúng.

Tuy nhiên, nếu người dùng vẫn còn lo ngại rằng email của mình đã và đang bị xâm phạm hoặc vô tình cấp quyền thì vẫn có cách đơn giản để kiểm tra điều này.

Sau khi đăng nhập vào Gmail, bạn chọn vào ảnh đại diện của mình ở góc phải > Tài khoản Google. Một thẻ trình duyệt mới sẽ được mở ra. Tại đây Google cung cấp các tính năng bảo mật và kiểm soát tài khoản của người dùng.

Trong khung Đăng nhập và Bảo mật, người dùng chọn mục Ứng dụng có quyền truy cập tài khoản.

Tại đây, người dùng sẽ thấy được tất cả các ứng dụng được cấp quyền truy cập hay đang lưu mật khẩu. Để xem được mức độ được cấp phép truy cập của các ứng dụng, người dùng cần nhấp vào Quản lý ứng dụng.

Ở trang này, người dùng có thể theo dõi và xóa các ứng dụng hoặc dịch vụ đã cho phép truy cập vào tài khoản của mình.

Những ứng dụng được chú thích "Có toàn quyền truy cập Tài khoản Google" sẽ có thể truy cập và đọc mail của người dùng. Để ngăn chặn việc này, người dùng chỉ cần nhấp vào các ứng dụng không phù hợp và chọn Xóa quyền truy cập.

Sau khi thực hiện các bước trên, Gmail của người dùng “có thể” đã được bảo mật.

Theo Zing

">

Làm cách nào để ngăn Gmail đọc thư quan trọng của bạn?

Apple và Google đều có ứng dụng đo lường của riêng mình cho iOS và Android. Trong khi Apple mới đưa vào tính năng này từ bản beta của iOS 12, Google đã ra mắt nó cho tất cả các thiết bị tương thích với ARCore một tuần trước đó. Tất nhiên, phần lớn mọi người chắc hẳn chỉ một chiếc smartphone duy nhất, nên họ gần như không có lựa chọn nào khác ngoài việc sử dụng ứng dụng trên nền tảng của mình: Vậy độ chính xác của mỗi ứng dụng là như thế nào?

Một cuộc thử nghiệm thú vị dưới đây có thể không toàn diện, nhưng có lẽ nó đủ để chúng ta quyết định xem ứng dụng đo lường bằng thực tế tăng cường của nền tảng nào chính xác hơn. Với một chiếc iPhone 8 Plus và Pixel 2, ta đã có 2 “thước đo kỹ thuật số” và có thể cùng so sánh độ chính xác giữa chúng khi xác định kích thước của các vật trong gia đình.

Vòng 1: đo cốc uống nước

Kết quả đo từ ứng dụng Measure của iOS (ngoài cùng bên trái) và của Android (ở giữa) so với kết quả thực (ngoài cùng bên phải).

Với hầu hết những người làm nghề viết lách như tác giả, việc có một cốc nước trên bàn là điều gần như không thể thiếu để đáp ứng được chỉ tiêu về số lượng bài viết mỗi ngày. Bạn có lẽ không cần quan tâm lắm đến những chi tiết kỹ thuật đằng sau phép đo của mỗi ứng dụng với ARCore và ARKit, nhưng kết quả đo của nó là điều ai cũng có thể thấy.

Rất ấn tượng. Cả Apple và Google đều phát hiển ra chiều cao đúng của chiếc cốc thủy tinh. Có thể tính trong suốt và khả năng phản chiếu của thủy tinh có gây ra một số vấn đề cho phép đo, nhưng cả 2 ứng dụng này đều đã vượt qua được các thách thức đó. 10 điểm cho mỗi bên.

Vòng 2: đo thước dây

Nếu một ứng dụng thước đo lại không thể đo được kích thước của một chiếc thước dây – ứng dụng đó có vấn đề nghiêm trọng đấy.

Một lần nữa, cả hai ứng dụng lại cho ra kết quả tương tự nhau và bằng đúng như kích thước thật ngoài đời. 10 điểm nữa cho cả hai ứng dụng và có lẽ giờ là lúc bạn bắt đầu suy nghĩ về việc liệu có cần đến một chiếc thước dây thật hay không.

Vòng 3: chú lợn bông Pua

Chắc hẳn cũng không có nhiều người thắc mắc về kích thước của một món đồ chơi như chú lợn bông đáng yêu Pua trong phim Moana, nhưng chắc hẳn cũng chẳng hại gì nếu ta biết thêm một thông tin nữa. Và với một chú lợn thì tốt nhất ta nên tìm hiểu chiều dài và chiều cao hơn là chiều ngang của nó.

Ứng dụng Measure của Apple thường cho kết quả sát hơn so với Google, có lẽ là do ứng dụng của Google đã tính thêm khá nhiều vào chiều dài của Pua. Tuy nhiên, ứng dụng của Google đã cho ra kết quả chiều cao một cách hoàn hảo, trong khi ứng dụng của Apple lại sai lệch một cách đáng kể khi bỏ qua phần đỉnh tai của Pua.

Vòng 4: gương trong phòng tắm

Với các ứng dụng đo kích thước trong không gian thực tế tăng cường, một tấm gương treo sát trên tường sẽ khác hẳn một chú lợn bằng bông. Có lẽ đó là lý do làm cho phần mềm ARCore trong ứng dụng của Google không nhận diện được chiếc gương để cho ra kết quả. Và tất nhiên phần thắng thuộc về Apple.

Nhưng thách thức cho Apple không phải là không có. Chênh lệch so với số đo thật đến 1,5 inch – tương đương 5% kích thước cạnh – có lẽ tạm đủ tốt với một vật thể có kích thước lớn đến như vậy. Có thể nó chưa đủ tin cậy với những vật cần độ chính xác cao, nhưng ít nhất cũng đủ để bạn có thể hình dung món đồ của mình lớn đến mức nào.

Vòng 5: một bức ảnh khổng lồ

Thử thách lần này là một mặt phẳng khác, một bức ảnh chân dung cỡ lớn, nhưng thay vì được treo trên tường giống như tấm gương, nó lại được dựng vào tường ở sau cửa ra vào. Một chút khác biệt đó đã giúp cho ứng dụng Measure của Android phát hiện ra được vật thể và có thể đo được kích thước của nó.

Kích thước đo bằng ứng dụng của Apple và Google.

Cả hai ứng dụng đều chênh lệch trong khoảng 2 inch so với chiều dài và chiều rộng thật của bức ảnh. Ứng dụng của Apple có vẻ chính xác hơn một chút khi chỉ chênh lệch 1 inch chiều rộng với kích thước thật. Nhưng phép thử này một lần nữa cho thấy, các ứng dụng trên smartphone chỉ cho ta một cái nhìn ước đoán về kích thước vật thể, chứ khó có thể thay thế được các thước dây truyền thống.

Kích thước thật của bức ảnh chân dung phóng lớn.

Vòng 6: một quả chuối

Đo đạc kích thước nãy giờ rồi, và giờ là lúc nạp lại năng lượng cho bản thân thôi.

Dù chỉ chênh lệch nhau ½ inch, nhưng nó cho thấy sự khác biệt giữa ứng dụng của Apple và Google. Chiến thắng rõ ràng cho ứng dụng của Apple khi nó đo được chính xác kích thước thật của quả chuối này.

Vòng 7: đo kích thước đồ nội thất

Đo kích thước các món đồ nội thất trong nhà bằng thước dây không phải là công việc dễ dàng, ít nhất là khi so sánh với đo bằng ứng dụng trên smartphone. Trong khi các ứng dụng này có thể không cho ra các kết quả hoàn hảo, ít nhất bạn sẽ muốn thử xem độ chính xác của các ứng dụng này khác biệt như thế nào với kích thước thật của món đồ.

Một lần nữa nhận định trên lại chứng minh được tính chính xác của mình, không có ứng dụng nào cho ra kết quả hoàn toàn chính xác. Ứng dụng của Apple cho ra kết quả chiều rộng vượt quá 2 inch, và chiều cao vượt quá 1 inch, còn của Google vượt quá 3 inch chiều rộng và 1 inch chiều cao. Một chút lợi thế cho Apple.

Kết luận

Với viêc đo đạc 7 món đồ khác nhau về kích thước và hình dạng, có thể thấy chiến thắng không thể chối cãi cho ứng dụng của Apple trước Google. Không chỉ có độ chính xác nhỉnh hơn, nó còn dễ sử dụng hơn.

Với ứng dụng của Apple, bạn chỉ cần giơ iPhone lên để nhận diện mặt phẳng, và sau đó bạn chỉ cần chạm để chọn ra các điểm mà mình đo, di chuyển smartphone đến điểm cuối và chạm. Và thế là xong, bạn có kết quả. Còn với ứng dụng của Google, bạn cần phải kéo giữa các điểm cần đo, như vậy sẽ mất nhiều thời gian hơn.

Tuy vậy, cả hai ứng dụng vẫn có thể cải thiện nhiều hơn nữa trong thời gian tới. Dù chưa thể cho bạn kích thước chính xác của một cái tủ, các ứng dụng này cũng cho thấy sự hiệu quả của những thuật toán thực tế tăng cường, một công nghệ quan trọng cho các trò chơi trong tương lai có thể bạn sẽ hứng thú.

Theo GenK

">

Đọ sức khả năng đo kích thước bằng AR của iOS và Android: Ai chính xác hơn ai?

Nhận định, soi kèo Famalicao vs Estrela, 22h30 ngày 25/1: Đạp đáy vươn lên

Một buổi sáng bình thường, khi bạn mới thức dậy, chẳng cần lên kế hoạch bạn đã biết mình sẽ ăn 3 bữa sáng, trưa, và tối. Có thể mỗi bữa là một món khác nhau, nhưng hiếm khi thời gian ăn 3 bữa trong ngày này lại thay đổi. Nhưng bạn có bao giờ thắc mắc tại sao lại như vậy? Liệu có lời giải thích khoa học nào cho việc cứ phải ăn một ngày 3 bữa, hay đó đơn giản chỉ là thói quen, một lối sống chung của con người?

Giáo sư Paul Freedman của Đại học Yale, người biên soạn cuốn “Food: The History of Taste”, cho rằng không có lý do nào về mặt sinh học lý giải cho việc ăn ba bữa một ngày. Số bữa ăn được ăn mỗi ngày là một mô hình văn hóa mà mọi người đã chấp nhận vì nó dễ dàng duy trì. Và nó đã trở thành một khái niệm được dùng trong nhiều thập kỷ qua.

Từ những năm 1950, bà nội trợ June Clever trong chuỗi phim hài “Leave it to Beaver” đã luôn xuất hiện với cảnh chuẩn bị bữa ăn sáng, trưa, tối cho gia đình. Ngay cả các chương trình, phim truyền hình hiện nay cũng đều có cảnh gia đình ngồi ăn bữa sáng với nhau trước khi đi làm và ăn tối sau khi đã về nhà. Nhưng, theo ông Freedman, thói quen 3 bữa đang dần bị xóa bỏ với nhịp sống vội vàng của con người hiện đại. Họ vùi đầu vào công việc, và dành thời gian để tập thể thao, xem tivi, nên ăn không đủ 3 bữa là chuyện bình thường.

Đây chỉ là một lý do khiến ngành công nghiệp đồ ăn nhẹ bùng nổ. Tại Hoa Kỳ, doanh thu thực phẩm đóng gói dự kiến đạt 77 tỷ USD vào năm 2015; trên toàn cầu, ngành công nghiệp đồ ăn nhẹ có thể đạt 330 tỷ đô la trong năm 2015.

Vậy từ khi nào và tại sao chúng ta lại bắt đầu thói quen ăn 3 bữa 1 ngày? Khoảng giữa những năm 1920 - 1930, chính phủ Hoa Kỳ công nhận bữa ăn sáng là bữa quan trọng nhất trong ngày. Các công nhân từ đó đã có thói quen ăn trưa no để vừa phù hợp với tính chất công việc, vừa thỏa mãn lời khuyên của chính phủ.

Thời gian gần đây, một cuộc khảo sát được thực hiện bởi Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cho thấy đại đa số người trả lời ăn 2 bữa trưa và tối, với bữa chính vào buổi trưa.

Theo GenK

">

Đâu là lý do cho việc ăn ba bữa một ngày?

Truyện Sherlock Holmes Toàn Tập (Tập 1)

友情链接