Trong đó,đàotạonghềchokhoảnglaođộngnôngthônsaunăv league hôm nay hơn 80% là lao động người dân tộc tv league hôm nayv league hôm nay、、
Trong đó,đàotạonghềchokhoảnglaođộngnôngthônsaunăv league hôm nay hơn 80% là lao động người dân tộc thiểu số và người nghèo. Sau khi học nghề, 86% người lao động đã có việc làm.
Gia Lai đào tạo nghề cho khoảng 30.000 lao động nông thôn sau 10 năm. Ảnh minh họa: Lê Anh Dũng.
Đại diện Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai cho biết, để công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn phát huy hiệu quả, hàng năm, tỉnh ban hành kế hoạch đào tạo, chỉ đạo các địa phương chỉ tổ chức dạy nghề cho lao động khi xác định được việc làm, nơi làm việc, có thu nhập ổn định sau học nghề. Công tác đào tạo nghề nhờ đó được triển khai có trọng tâm, trọng điểm với mục tiêu cao nhất là giúp lao động nông thôn nắm bắt nghề, có việc làm ổn định và từng bước nâng cao đời sống. Các địa phương cũng đã chủ động rà soát nhu cầu học nghề của người dân, sau đó xây dựng kế hoạch, mở lớp đào tạo nghề phù hợp.
Theo kế hoạch năm 2019, toàn tỉnh sẽ đào tạo nghề cho gần 3.000 lao động nông thôn. Đến cuối tháng 10, số lao động được đào tạo đã đạt gần 80% kế hoạch.
Với giải pháp quyết liệt, cách làm thiết thực, chất lượng đào tạo nghề đã từng bước được nâng cao, tỉnh Gia Lai sẽ nhân rộng các mô hình đào tạo nghề phù hợp cho các địa phương, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.
Hải Nguyên
Năm 2019, Bình Dương tổ chức đào tạo nghề cho 1.960 lao động nông thôn
- Đó là kế hoạch thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn Bình Dương năm 2019 mà UBND tỉnh này ban hành nhằm đáp ứng nhu cầu học nghề.
Đường lưỡi bò lọt vào giáo trình Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (Ảnh: Tiền phong)
Theo ông Vũ Văn Hóa, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, cho biết, hiện nhà trường đã thông báo thu hồi và tiêu hủy giáo trình của tất cả các lớp.
Về việc lọt hình ảnh đường lưỡi bò trong giáo trình, ông Hóa cho hay, trách nhiệm này thuộc về nhà nước chứ không phải nhà trường.
“Chúng tôi không soạn giáo trình này và có soạn cũng không đưa bản đồ như vậy”, ông Hóa nói và cho rằng, cần phải có cơ quan kiểm soát sách giáo khoa, giáo trình mua từ nước ngoài.
Tuy nhiên, trước câu trả lời của ông Hóa, nhiều giảng viên, chuyên gia giáo dục nhìn nhận đây là thái độ chối bỏ trách nhiệm. Việc sử dụng giáo trình có hình "đường lưỡi bò" lỗi lớn thuộc về ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội chứ không phải cơ quan nào khác.
Ông Ngô Tự Lập - Viện trưởng Viện Quốc tế Pháp ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội nhìn nhận, để hình ảnh "đường lưỡi bò" len lỏi vào giáo trình, trách nhiệm trước tiên thuộc về nhà trường. “Đơn vị nào lựa chọn thì đơn vị ấy phải chịu trách nhiệm. Trong trường hợp này, để sách lọt qua có thể do đơn vị phê duyệt cuốn sách trở thành giáo trình ấy còn hời hợt trong khâu thẩm định, trong khi khâu này vốn phải được thực hiện chặt chẽ và nghiêm ngặt”. Ông Lập cho biết, tại Viện Quốc tế Pháp ngữ, giáo trình dùng cho các chương trình liên kết đào tạo với Pháp cũng là giáo trình được trường đối tác sử dụng. Nhưng trước khi đưa giáo trình vào sử dụng, Viện đã thẩm định kỹ, sau đó phải làm hồ sơ gửi lên ĐH Quốc gia Hà Nội cùng danh sách giảng viên, đề cương môn học và tài liệu giảng dạy. “Chỉ khi Ban đào tạo của ĐH Quốc gia Hà Nội thẩm định và phê duyệt thì tài liệu, giáo trình mới có thể được đưa vào giảng dạy. Ngoài ra, những tài liệu này còn được Trung tâm kiểm định chất lượng thẩm định”, ông Lập cho hay.
Đồng tình quan điểm này, GS.TS Phạm Quang Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn cho rằng, với những ngành học sử dụng giáo trình của nước ngoài, nhà trường phải là đơn vị trực tiếp thẩm định.
Cụ thể, tài liệu muốn trở thành giáo trình của một môn học trước tiên Hội đồng khoa học của khoa/ ngành ấy phải thậm định trước. Sau đó đến cấp trường, nhà trường sẽ giao cho ít nhất hai chuyên gia độc lập để thẩm định. Tiếp theo sẽ trình ra Hội đồng khoa học đào tạo của nhà trường. Như vậy, một cuốn sách muốn đưa vào thành giáo trình phải trải qua ít nhất 3 cấp.
“Việc để lọt hình ảnh đường lưỡi bò vào trong giáo trình trách nhiệm chắc chắn thuộc về nhà trường. Bởi thực tế nhà nước chỉ đưa ra chủ trương, chính sách chứ không can thiệp quá sâu vào hoạt động trường. Trường nói rằng đây là trách nhiệm của nhà nước là đang chối bỏ trách nhiệm của mình”.
Các trường thẩm định giáo trình như thế nào?
Thông tư ban hành quy định việc biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng giáo trình giáo dục đại học (Điều 13) nêu rõ: Hội đồng Khoa học - Đào tạo Khoa đề xuất danh mục giáo trình cần đưa vào giảng dạy, học tập theo chương trình đào tạo để trình hiệu trưởng xem xét, tổ chức lựa chọn; Hiệu trưởng thành lập Hội đồng lựa chọn, duyệt danh mục giáo trình đưa vào sử dụng chính thức trong nhà trường. Căn cứ ý kiến của Hội đồng, hiệu trưởng xem xét và quyết định; Hiệu trưởng có trách nhiệm xin phép chủ biên, tập thể tác giả hoặc cá nhân nhà khoa học và cơ sở đào tạo đã biên soạn để được sử dụng giáo trình theo quy định về quyền tác giả và quyền sở hữu trí tuệ.
Tại Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM), ông Phạm Tấn Hạ, Phó hiệu trưởng cho hay, có hai khoa liên quan tới Trung Quốc là khoa Ngữ văn Trung Quốc (ngành ngôn ngữ Trung Quốc) và khoa Đông phương học (ngành Trung Quốc học).
Theo ông Hạ, việc thẩm định giáo trình ở trường phải qua nhiều bước. Sau khi các khoa thực hiện biên soạn hay nhập giáo trình trường sẽ thành lập hội đồng thẩm định rồi mới quyết định có được xuất bản không. Với những giáo trình liên quan tới Trung Quốc được biếu hay tặng càng phải xem xét kỹ càng.
"Từ năm 2010, chúng tôi đã phát hiện đường lưỡi bò trong giáo trình liên quan tới Trung Quốc. Đó là giáo trình đặt mua và chúng tôi đã không đưa những giáo trình này ra phục vụ giảng dạy"- ông Hạ cho hay.
Những giáo trình liên quan tới Trung Quốc càng phải xem xét kỹ, kể cả những bài viết liên quan tới Trung Quốc, đã xuất bản bằng tiếng Việt.
“Nếu phát hiện, chúng tôi xử lý bằng cách không sử dụng, hặc yêu cầu phía đối tác bỏ phần này đi. Nếu họ đồng ý bỏ thì trường sẽ đưa ra sử dụng còn nếu không thì chúng tôi sẽ bỏ cả giáo trình”.
PGS Đoàn Lê Giang, Trưởng khoa Việt Nam học, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM), cũng cho hay thẩm định giáo trình có 2 trường hợp. Nếu giáo trình do trường biên soạn thì phải có hội đồng thẩm định (5 người) và thường là các nhà chuyên môn có bằng cấp cao. Còn nếu giáo trình bên ngoài được đưa vào trường sử dụng, thì phải có ý kiến của Hội đồng khoa học và sự đồng ý của hiệu trưởng.
“Việc giáo trình có bản đồ hình lưỡi bò, thuộc trường hợp nào thì hội đồng ấy phải chịu trách nhiệm. Trước đây tôi có nghe nói có trường hợp dịch giáo trình Trung Quốc có đường lưỡi bò, thì rất nhiều người liên đới bị kỷ luật” PGS Giang cho hay.
Ông Giang khuyến cáo, hiện nay sách vở Trung Quốc ngày càng nhiều, nhất là âm mưu cài "đường lưỡi bò" để đòi hỏi chủ quyền. Do vậy, những người sử dụng, dịch sách vở này phải luôn nhắc nhau phải cẩn thận.
Tại khoa Việt Nam học đang dùng cuốn 301 câu đàm thoại tiếng Hoa nhưng sách xuất bản rộng rãi, không có vấn để gì.
Tại Trường ĐH Nha Trang, việc duyệt giáo trình tài liệu được thực hiện rất chặt chẽ. Ông Tô Văn Phương, Trưởng phòng đào tạo cho hay để có sản phẩm học thuật có chất lượng, có hai cách thức duyệt giáo trình.
Đối với việc biên soạn, biên dịch và xuất bản giáo trình, tài liệu theo quy trình phát triển tài liệu của trường, sẽ được qua 4 bước. Ban biên soạn sẽ được hưởng chế độ theo quy chế chi tiết nội bộ. Cụ thể, được 3 giờ chuẩn/1 trang tác giả, được hỗ trợ phí xuất bản, in ấn, được tính thành tích thi đua cuối ăm học và ghi nhận công trình để xét GS, PGS. Có các tác giả được hưởng chế độ công biên soạn và chi phí in ấn giáo trình lên đến 80 triệu/tài liệu.
Cách thứ hai, nếu giáo trình đã được giảng viên chủ động biên soạn và xuất bản bên ngoài và muốn đưa vào sử dụng dạy –học cho sinh viên trong trường thì nộp về Phòng đào tạo ĐH để làm thủ tục thẩm định. Trong trường hợp này trường thành lập hội đồng thẩm định để xem xét đủ điều kiện lưu hành trong trường.
Ông Tô Văn Phương cho hay, sắp tới trường sẽ có chương trình ngôn ngữ Anh – Trung bởi hiện nay rất nhiều sinh viên của trường quan tâm và học tiếng Trung rất nhiều. Chính vì vậy, công tác thẩm định giáo trình sẽ được đặc biệt quan tâm.
“Trong quy trình thẩm định tài liệu mà giảng viên biên soạn, đăng ký tài trường thì thậm chí phải có phản biện kín. Còn tài liệu nào của giảng viên tự biên soạn và xuất bản rồi đi chăng nữa thì trường vẫn thành lập HĐ thẩm định để xem lại. Nếu không đảm bảo chất lượng hoặc sai sót thì tuyệt đối không cho lưu hành hoặc làm giáo trình dạy môn học trong chương trình đào tạo, dù giáo tình này đã in ấn hay xuất bản”- ông Phương nói.
Lê Huyền - Thúy Nga
ĐH Kinh doanh và Công nghệ thu huỷ giáo trình có bản đồ 'đường lưỡi bò'
Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội sử dụng giáo trình in bản đồ hình đường lưỡi bò làm tài liệu giảng dạy trong một thời gian dài. Khi phát hiện, lãnh đạo nhà trường cho thu hồi và hủy bỏ toàn bộ cuốn giáo trình này.
" width="175" height="115" alt="Đường lưỡi bò lọt vào giáo trình ĐH, kẽ hở trong thẩm định" />
Đường lưỡi bò lọt vào giáo trình ĐH, kẽ hở trong thẩm định
Ông Vũ Văn Sử, cựu Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Hà Giang. Ảnh: Thanh Hùng
Theo đó, ông Vũ Văn Sử, với cương vị Tỉnh uỷ viên, Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh, Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Sở GD-ĐT, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo Kỳ thi, Chủ tịch Hội đồng thi THPT quốc gia năm 2018 tỉnh Hà Giang, đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, thiếu kiểm tra, giám sát để xảy ra vi phạm nghiêm trọng trong công tác tổ chức kỳ thi năm 2018 tại tỉnh, lợi dụng chức vụ, quyền hạn, gây ảnh hưởng với cấp dưới trực tiếp để can thiệp, tác động nâng điểm cho các thí sinh trái quy định. Cùng đó, để nhiều cán bộ lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Giang vi phạm pháp luật, bị xử lý hình sự và rất nhiều cán bộ, đảng viên trong tỉnh bị kỷ luật vì liên quan đến vụ việc gian lận tại kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 tỉnh Hà Giang.
Vi phạm của ông Vũ Văn Sử được xác định gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng và đã làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của cấp uỷ, chính quyền địa phương, ngành GD-ĐT, các cá nhân, gây bức xúc dư luận xã hội, cần phải được thi hành kỷ luật nghiêm minh theo quy định.
Xét nội dung, tính chất, mức độ, nguyên nhân, hậu quả của vi phạm, Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật ông Vũ Văn Sử bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng.
Thanh Hùng
Nghi vấn điểm thi bất thường ở Hà Giang: "Ho một tiếng cũng đã có biên bản"
Một số ý kiến đang hướng sự nghi ngại về công tác chấm thi của tỉnh Hà Giang vì phổ điểm thi khác với quy luật thường lệ khi số bài thi điểm trên 9 nhiều hơn hẳn số có điểm từ 8 - dưới 9.
" width="175" height="115" alt="Cựu giám đốc Sở Giáo dục Hà Giang bị khai trừ khỏi Đảng vì để xảy ra tiêu cực thi cử" />
Cựu giám đốc Sở Giáo dục Hà Giang bị khai trừ khỏi Đảng vì để xảy ra tiêu cực thi cử
Các nhà khoa học Séc thử trồng rau trong phòng thí nghiệm.
Lukacevic cho biết: “Cây trồng được phát triển theo chiều ngang nhằm giảm thiểu diện tích không gian. Các nhà nghiên cứu thử nghiệm với ánh sáng và nhiệt độ khác nhau”.
Nhóm nghiên cứu đã thành công trồng cây mù tạt, xà lách, củ cải và các loại thảo mộc như húng quế và bạc hà. Họ cũng đã thưởng thức món rau trong đợt thu hoạch đầu tiên vào tuần trước.
"Món rau được trông theo phương pháp này có hương vị tuyệt vời".
“Món rau có hương vị tuyệt vời. Bởi chúng phát triển trong môi trường được kiểm soát, và cung cấp các chất dinh dưỡng riêng biệt”, Lukacevic tiết lộ.
Lợi ích của phương pháp trồng trọt này là tiết kiệm được 95% lượng nước tưới tiêu so với thông thường, đồng thời tiết kiệm không gian, và giúp tăng năng suất nông nghiệp ở các khu vực bị ảnh hưởng bởi đô thị hóa và biến đổi khí hậu.
Các nhà khoa học cho biết, dâu tây sẽ là loại cây được trồng thử nghiệm tiếp theo.
Khánh Hòa (Theo Reuters)
Trao giải dự án khởi nghiệp sáng tạo vùng Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ
- Ngày 31/10 tại TP Đà Lạt (Lâm Đồng) đã diễn ra cuộc thi “Tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vùng Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ”.
" alt="Séc thử nghiệm trồng rau trong môi trường khắc nghiệt giống Sao Hỏa" width="90" height="59"/>