Hôm nay đọc bài của bạn, tôi thấy giống câu chuyện của bạn tôi quá. Tôi xin kể chuyện của chị bạn tôi với hoàn cảnh tương tự để các bạn cho chị ấy một lời khuyên.
Chị ấy tên Lan (tên nhân vật đã thay đổi). Chị ấy có hoàn cảnh gia đình khá phức tạp. Mẹ chị mất khi chị học cấp 3. Sau đó bố chị ấy đi lấy vợ mới và ở nhà người vợ đó.
Chị trượt 1 năm đại học nhưng quyết đi làm công nhân ở thành phố Hồ Chí Minh để năm sau thi tiếp. Ngoài thời gian đi làm, chị tự học tiếng Anh và gặp anh - một người đàn ông Ấn Độ trên mạng. Trong suốt thời gian chị ôn thi, anh đã giúp chị học thi khối D, đặc biệt là môn Tiếng Anh.
5 năm yêu nhau, họ tổ chức một đám cưới như trong cổ tích. Lúc ấy, anh cũng đã tuyên bố không cần của hồi môn của gia đình chị (Ảnh minh họa) |
Rồi chị cũng đỗ Đại học Đà Nẵng tại chính quê hương mình. Trong 5 năm yêu nhau, ngoài thường xuyên chat qua mạng, anh còn qua Việt Nam thăm chị 3 lần và hỗ trợ chị học xong đại học. Sau đó, họ tổ chức một đám cưới như trong cổ tích. Lúc ấy, anh cũng đã tuyên bố không cần của hồi môn của gia đình chị.
Bố mẹ anh vốn là quan chức cấp cao tại Tòa Án bang. Dù họ không mấy hài lòng về cuộc hôn nhân này nhưng cũng không phản đối với chuyện đời tư của con trai. Nhiều người Việt Nam sống tại Ấn Độ đều ngưỡng mộ chuyện tình của anh chị. Bởi anh và chị lúc nào cũng xuất hiện khăng khít đầy tình cảm trong mỗi dịp Tết Cộng Đồng tại Đại Sứ Quán.
Vợ chồng chị đã có một con trai và đến nay chị đã ở đất nước Ấn này 7 năm tròn. Cuộc sống tưởng như trôi êm đềm hạnh phúc, thì một đêm chị gọi điện cho tôi (với tư cách là đồng hương, đồng nghiệp trong 1 năm tại Ấn Độ. Và lúc đó tôi cũng đang ở Ấn Độ).
Chị khóc tức tưởi và nói trong sợ sệt :"Em ơi, chồng chị đang cố đánh chết chị. Nó bóp cổ và đè gối vào mặt chị. Lần này lần thứ 2 rồi em à". Tôi không tin vào tai mình và cố trấn tĩnh chị (chồng chị lúc này đã ra ngoài chứ không còn trong nhà nữa).
Rồi chị kể cho tôi nghe về cuộc sống sau cánh cửa phòng ngủ mà chị phải hứng chịu. Tuy không kéo dài tận 6 năm như tác giả bài viết trên, nhưng chị cũng đã có 3 năm chịu đựng những trận đánh đạp tàn nhẫn của chồng khi một thân một mình tại đất nước xa lạ này.
Năm ngoái khi tôi còn cùng công tác với chị, chị có kể bên nhà chồng bắt đầu nhắc tới của hồi môn vì thấy chị làm lương cao tại Ấn (Ở Delhi, chị kiếm tiền ngang với chồng mình). Chồng chị lúc này cũng bắt đầu hùa theo bố mẹ chồng và đòi hỏi chị điều này. Nhưng chị cãi lại và không nghe vì vấn đề này trước đó gia đình chồng và chồng chị đã tuyên bố không cần của hồi môn. Và cái chị nhận được là những cái tát trời giáng.
Từ đó trở đi, những cơn thịnh nộ của chồng chị bắt đầu. Thậm chí chị dọn cơm mà có lỡ va chạm vào chân chồng, hắn cũng giật lên thon thót và phản ứng dữ dội như chị bị bệnh lây truyền.
Rồi chị phát hiện, chị chưa có giấy đăng ký kết hôn mà chỉ có visa dài hạn. Chị lại tự bỏ tiền túi ra làm đăng ký và hộ chiếu mới chính thức có quyền của công dân. Những lần sau đó, hắn trở về nhà và chỉ nói một câu duy nhất: "Tôi muốn li dị". Hắn coi chị như con ở mặc dù cái nhà đang cư trú được chi trả dưới mức lương của cả hai vợ chồng. Hắn đánh đấm, đạp chị xuống dưới nếu chị mon men khơi gợi tình cảm ban đầu.
Sau cánh cửa phòng ngủ, chị phải chịu đựng những trận đánh đạp tàn nhẫn của chồng khi một thân một mình tại đất nước xa lạ này (Ảnh minh họa) |
Thời gian hắn vắng nhà nhiều hơn và tất nhiên ý muốn li dị của hắn càng cao hơn. Chị nhỏ bé lắm, còn hắn thì to cao lực lưỡng. Mỗi lần hắn đè và đánh chị thì chị lại xin nghỉ làm. Sau 2 năm sức chịu đựng của chị cũng không còn nữa. Chị thuê luật sư và đưa ra đề nghị: "Nếu anh muốn li dị thì để nhà lại cho con và tôi vì tôi có quyền nuôi con nhỏ dưới 5 tuổi".
Hắn đi biệt 3 tuần và trở về nói một câu trắng trợn: "Thôi, tao vì con. Chúng ta cứ ở với nhau như thế nhưng không còn là vợ chồng nữa". Chị đã chấp nhận với thỏa thuận này.
Tôi không hiểu sao chị lại chấp nhận với thỏa thuận ấy của chồng? Chị đang cố gắng điều gì? Song tôi chắc chắn họ ở như vậy mà không li dị sẽ có những thảm kịch khác xảy ra. Và tôi không mong đợi chị gọi tôi để thông báo "lại bị đánh" vào đêm khuya nữa... Tôi nên làm gì để giúp người bạn của mình lúc này? Xin hãy cho tôi và chị bạn tôi lời khuyên cấp thiết.
(Theo Trí thức trẻ)" alt=""/>Cuộc sống sau cánh cửa phòng ngủ của một phụ nữ Việt tại Ấn ĐộTuy nhiên, lối ứng xử đó chỉ làm cho tình hình thêm xấu đi và con bạn sẽ vẫn tiếp tục bị những đứa trẻ cá biệt kia "tẩy chay" về tội mạch lẻo và nhiều đứa trẻ sẽ rất mặc cảm và mất tự tin.
Cha mẹ làm gì khi biết con bị bắt nạt?
Khi con bạn bị bắt nạt thì trên người chúng thường xuất hiện những vết bầm tím, trầy xước, hoặc vết thương mà cha mẹ không rõ lý do như quần áo, cặp sách bị rách, tóc tai bù xù… Tinh thần hoảng loạn, sợ hãi khi đến trường hoặc khi từ trường trở về nhà, không muốn đi học, hoặc xin bố mẹ rất nhiều tiền.
Chính vì thế cha mẹ hãy dành thời gian lắng nghe và nói chuyện với con. Việc lắng nghe và nói chuyện với con không chỉ có ích trong các trường hợp con bị bắt nạt trong trường học mà còn cho mọi vấn đề của con trong cuộc sống. Nhiều cha mẹ có khuynh hướng “biết rõ” con cần gì và vì thế đã quyết định hết tất cả mọi chuyện mà không để cho con tham gia vào, chính điều đó dẫn đến hạn chế khả năng lắng nghe và trao đổi với con cái. Khi cha mẹ có được khả năng lắng nghe và nói chuyện thân tình với con, chúng sẽ cảm thấy được quan tâm, được thông cảm, được tôn trọng, và quan trọng là cảm thấy tin tưởng được vào khả năng có thể giải quyết các vấn đề rắc rối.
Quan tâm, quan sát và chú ý đến những dấu hiệu khác thường của con. Khi các dấu hiệu “khả nghi” liên quan đến việc con bạn bị bắt nạt trong trường học, cha mẹ có thể sử dụng những dấu hiệu đó để xem xét xem liệu con mình có đang gặp rắc rối trong trường học hay không. Điều quan trọng là sự chú tâm quan sát và chú ý đến con, dành thời gian tiếp xúc với con, qua đó mới có thể nhận diện được những dấu hiệu bất thường.
Một số cha mẹ và người lớn có thể cho rằng việc gây gổ hay chọc phá nhau trong trường học là điều bình thường của tuổi học trò, tuy vậy, các nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực này đã đưa ra các khuyến cáo rằng điều đó hoàn toàn không bình thường, mà có thể dẫn đến những nguy cơ gây căng thẳng, bất an và lo sợ cho những đứa trẻ “yếu thế” hơn trong trường.
Bạn cần tạo cho con những kỹ năng để ứng phó khi bị bắt nạt
Bạn hãy dạy con bạn đi thẳng người và kiêu hãnh, nhìn thẳng vào mắt của kẻ bắt nạt. Ngôn ngữ rất quan trọng. Vóc dáng tự tin, tích cực sẽ giúp con bạn đương đầu với những kẻ bắt nạt trong nhiều năm.
Khuyến khích con bạn đọc truyện truyền cảm hứng. Chia sẻ thời gian này với con là chỉ ra sức mạnh của nhân vật có tính kiên nhẫn, điều này có thể đem lại kết quả tích cực mà không cần sử dụng đến bạo lực hoặc quyền lực.
Tình bạn là yếu tố rất quan trọng. Nếu con gặp khó khăn khi kết bạn hoặc duy trì tình bạn, bạn hãy can thiệp và giúp đỡ. Tình bạn là một pháo đài bảo vệ con trẻ khỏi kẻ bắt nạt. Hãy quan sát và phân biệt những trẻ nào có thể kết bạn với con và sắp xếp một buổi gặp. Khuyến khích con bạn tham gia vào các hoạt động xây dựng sức mạnh và sự tự tin trước đám đông.
Tuyệt đối không dạy trẻ bằng hành vi bạo lực. Trẻ em và thanh thiếu niên rất có thể cảm thấy sẽ không “anh hùng” khi phải khóc lóc hoặc để yên khi bị bắt nạt, vì thế các em có thể nhờ cậy vào các hung khí hoặc những nhóm “xã hội đen” khác để đánh trả lại kẻ bắt nạt. Điều này rất nguy hiểm, vì bạo lực đáp trả bạo lực sẽ càng tăng thêm tính nguy hiểm của bạo lực và gây ra thêm nhiều rắc rối khó có thể lường trước được.
Giúp con phát triển lòng tự tôn, những điều này cha mẹ có thể giúp con hình thành từ khi con còn nhỏ thông qua việc trao đổi, khen ngợi, và tạo cơ hội để con tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về những quyết định của chúng. Những đứa trẻ có lòng tự tôn cao thường sẽ thể hiện ra bên ngoại sự tự tin, khả năng kết bạn và cả khả năng giải quyết các vấn đề theo hướng tích cực.
Bắt nạt và sau đó là bạo lực trong trường học đang có nguy cơ ngày càng gia tăng, và việc giải quyết rốt ráo vấn đề phải được thực hiện một cách tổng thể, ít nhất là phải có chiến lược toàn trường, hoặc xa hơn và lý tưởng hơn là một chiến lược quốc gia, vì thế trong giới hạn của một người phụ huynh, đôi lúc chúng ta khó có thể giải quyết được hoàn toàn chuyện bắt nạn xảy ra với con của mình hoặc với những đứa trẻ khác là bạn bè của con.
Tuy vậy, hãy bắt đầu từ chính mỗi người phụ huynh thông qua việc biết lắng nghe, có thể nói chuyện, hướng dẫn và giúp đỡ chính đứa con của mình trong từng trường hợp cụ thể, và sau cùng mọi người cùng lên tiếng với nhau để cảnh báo và thúc đẩy những người có trách nhiệm phải quan tâm đến tình trạng an toàn trong trường học và trong xã hội để trẻ em có thể có được một môi trường học tập và phát triển hiệu quả nhất.
(Theo Pháp Luật Xã Hội)
" alt=""/>Con bị bạn xấu bắt nạt, cha mẹ nên làm gì?