Sẽ lồng ghép kỹ năng phòng chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ vào chương trình học
Mục đích của Bộ GD-ĐT là tăng cường tuyên truyền,ẽlồngghépkỹnăngphòngchữacháycứunạncứuhộvàochươngtrìnhhọtrận đấu ngoại hạng anh giáo dục pháp luật cho trẻ em, học sinh, sinh viên, học viên các quy định phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Hình thành và rèn luyện cho học sinh, sinh viên, học viên, cán bộ quản lý giáo dục, nhà giáo, viên chức, nhân viên trong các cơ sở giáo dục các kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Về thời lượng giáo dục kiến thức và kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, dự thảo nêu rõ:
Đối với giáo dục mầm non: thời lượng thực hiện đảm bảo hợp lý, không áp đặt, khiên cưỡng, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của trẻ.
Đối với giáo dục phổ thông: Học sinh tiểu học mỗi lớp học 5 tiết/năm học (1 buổi); Học sinh THCS mỗi lớp 10 tiết/năm học (2 buổi); Học sinh THPT và học viên trung tâm giáo dục thường xuyên mỗi lớp 15 tiết/năm học (3 buổi).
Đối với sinh viên các cơ sở giáo dục đại học: thời lượng thực hiện đảm bảo hợp lý phù hợp với kế hoạch đào tạo hằng năm, bảo đảm tổ chức tối thiểu 4 buổi/khóa học (5 tiết học/một buổi).
Về phương pháp tổ chức, đối với giáo dục mầm non sẽ lồng ghép thông qua các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ hằng ngày; nội dung giáo dục phát triển thể chất; sử dụng phương pháp giáo dục trực quan, minh họa.
Đối với giáo dục phổ thông, sẽ lồng ghép trong nội dung các bài học của môn học trong chương trình giáo dục chính khóa; thông qua các hoạt động trải nghiệm, hoạt động trải nghiệm - Hướng nghiệp, hoạt động giáo dục kỹ năng sống và trong các hoạt động sinh hoạt câu lạc bộ, sinh hoạt hè.
Đối với giáo dục đại học, sẽ lồng ghép trong các môn học chính khóa, các hoạt động ngoại khóa. Phối hợp với các đơn vị có chức năng tổ chức hoạt động đào tạo, thực hành phù hợp với nội dung chương trình đào tạo của các nhà trường.
Sẽ lồng ghép kiến thức và kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ vào chương trình giảng dạy, hoạt động giáo dục trong các cơ sở giáo dục. Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
Theo đó, yêu cầu cần đạt đối với trẻ em mầm non là nhận biết được về nguồn lửa, nguồn nhiệt và một số sự cố, tai nạn thông thường. Biết cách phòng tránh nguồn lửa, nguồn nhiệt và một số sự cố, tai nạn thông thường. Có hành động phù hợp khi nghe các tín hiệu báo động cháy.
Đối với học sinh tiểu học, yêu cầu cần đạt là nhận biết các dấu hiệu của đám cháy, nguy cơ gây tai nạn; nhận biết các tín hiệu báo động cháy và có kỹ năng báo động khi xảy ra cháy. Biết được các kỹ năng thoát nạn cơ bản khi xảy ra cháy, nổ. Sử dụng và thực hành dập nguồn cháy với thiết bị chữa cháy mô hình.
Đối với học sinh THCS yêu cầu cần đạt là nhận biết được nguyên nhân và các biện pháp phòng cháy, chữa cháy và phòng ngừa sự cố, tai nạn thông thường.
Biết được các kỹ năng thoát nạn cơ bản khi xảy ra cháy, nổ.
Sử dụng được bình chữa cháy xách tay và thiết bị chữa cháy thông thường (hoàn thành việc thực hành các kỹ năng phòng cháy, chữa cháy với thiết bị mô hình).
Đối với học sinh THCS, học viên trung tâm giáo dục thường xuyên thì yêu cầu cần đạt là nhận biết được một số biện pháp, nguyên tắc để kiểm soát an toàn khi chữa cháy; nhận biết được một số kỹ năng để thoát nạn từ trên cao, từ dưới lên, đuối nước và thoát nạn từ xe ô tô, tàu hoả, trong thang máy, thang cuốn khi có cháy, hoặc các tai nạn, sự cố. Biết một số kỹ năng cơ bản để tìm kiếm nạn nhân, cứu người bị nạn, sơ cấp cứu người bị nạn khi xảy ra cháy, nổ và các tai nạn, sự cố; biết sử dụng bình chữa cháy xách tay và thiết bị chữa cháy thông thường. Sử dụng được các vật dụng chữa cháy với các nguồn cháy khác nhau (với thiết bị mô hình hoặc thực tế).
Còn đối với sinh viên thì cần nhận biết được một số biện pháp, nguyên tắc để kiểm soát an toàn khi chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; nắm được một số kỹ năng để thoát nạn từ trên cao, từ dưới lên, đuối nước và thoát nạn từ xe ô tô, tàu hỏa, trong thang máy, thang cuốn khi có cháy, hoặc các sự cố, tai nạn. Biết một số kỹ năng cơ bản để tìm kiếm nạn nhân, cứu người bị nạn, sơ cấp cứu người bị nạn khi xảy ra cháy, nổ và các sự cố, tai nạn. Sử dụng được các phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cơ bản với các loại phương tiện và nguồn cháy khác nhau (với thiết bị đang có tại hiện trường).
Bộ GD-ĐT đăng tải nội dung đầy đủ của thông tư này trên cổng thông tin điện tử của Bộ và lấy ý kiến góp ý của dư luận đến hết ngày 9/12/2020.
Hải Nguyên
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Nâng cao kỹ năng số cho học sinh từ cấp học đầu tiên
Đó là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ tại hội nghị ASEAN - UNICEF về “Chuyển đổi kỹ thuật số hệ thống giáo dục trong ASEAN” do Bộ GD-ĐT phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tổ chức ngày 15/10.
(责任编辑:Thời sự)
- Nhận định, soi kèo Leicester City vs Fulham, 22h00 ngày 18/1: Khó có bất ngờ
- Người đàn ông cấp cứu trong tình trạng đường huyết 'gây chết người'
- BMW áp dụng ưu đãi kép trong tháng 11
- Thách thức khi phát triển vaccine cúm 'tất cả trong một'
- Soi kèo phạt góc Ipswich Town vs Man City, 23h30 ngày 19/1
- Phố đi bộ Kỳ Lừa hấp dẫn cả người già lẫn giới trẻ
- Cách làm món khoai lang kén vỏ ngoài giòn rụm bên trong thơm mềm
- Lương Thuỳ Linh, Lê Nguyễn Ngọc Hằng 'cực cháy' tại Vietnam Beauty Fashion Fest
- Nhận định, soi kèo Cagliari vs Lecce, 21h00 ngày 19/1: Nắm bắt cơ hội
- Hẹn ăn trưa 236: Cô gái giỏi 2 ngoại ngữ bị bạn trai từ chối hẹn hò
- Đố bạn thấy con rắn trong đám lá?
- 8X miền Tây bán xe mua xuồng cứu dân và chuyến đi 'thót tim' ở Quảng Trị
- Nhận định, soi kèo Angers vs Auxerre, 23h15 ngày 19/1: Tin vào lịch sử
- Ba trang sức họa tiết hoa tôn phong cách mùa đông
- Nhận định, soi kèo AS Roma vs Genoa, 2h45 ngày 18/1: Uy lực sân nhà
- 4 câu nói khiến trẻ tổn thương nhiều bố mẹ đang mắc phải
- Tận hưởng cuối tuần ‘cực chất’ ở Vinhomes Ocean Park
- Vấn nạn kê gạch trộm bánh xe khiến nhiều chủ xe phát khóc
- Nhận định, soi kèo Leverkusen vs Monchengladbach, 0h30 ngày 19/1: Khó có bất ngờ
- Điểm chuẩn đại học 2024 có thể tăng ở mọi tổ hợp