Bóng đá

Cô gái 22 tuổi giành học bổng toàn phần tiến sĩ ở Pennsylvania State University

字号+ 作者:NEWS 来源:Thế giới 2025-02-05 04:19:33 我要评论(0)

Nguyệt Anh chưa tốt nghiệp đại học,ôgáituổigiànhhọcbổngtoànphầntiếnsĩởmu vs man city không có bằng tmu vs man citymu vs man city、、

Nguyệt Anh chưa tốt nghiệp đại học,ôgáituổigiànhhọcbổngtoànphầntiếnsĩởmu vs man city không có bằng thạc sĩ và cũng chưa có bài đăng trên tạp chí quốc tế ở thời điểm ứng tuyển.

{ keywords}
Phạm Lê Nguyệt Anh(22 tuổi), sinh viên năm cuối tại University of Sheffield (Anh quốc). Ảnh: NVCC

Lựa chọn bất ngờ

“Trong hành trình đi du học của em có nhiều lựa chọn khá bất ngờ như sang Mỹ học tiến sĩ. Nhưng tình yêu dành cho nghiên cứu luôn được em nuôi dưỡng ngày bé. Ngay từ đầu em đã xác định sẽ học lên cao hơn nên em luôn tập trung vào trường vừa mạnh về nghiên cứu học thuật và thực hành”, Nguyệt Anh chia sẻ.

Nói về quyết định đi du học, Nguyệt Anh cho biết em lên kế hoạch từ rất sớm như luôn duy trì điểm tổng kết luôn trên 9 phẩy, thi chứng chỉ IELTS ngay từ lớp 11. Nguyệt Anh rất thích môi trường học tập ở Anh Quốc khi được trực tiếp trải nghiệm trong trại hè năm lớp 10 diễn ra tại đây.

“Lớn lên trong gia đình có truyền thống học tập, mẹ là giảng viên đại học nên từ nhỏ em thường nghe mẹ chia sẻ về những ứng dụng hoá sinh trong ngành công nghệ thực phẩm. Em cảm thấy rất hứng thú với ngành này. Trong bài luận để ‘apply’ đại học em đã đề cập đến những ứng dụng hoá sinh trong sản xuất và bảo quản thực phẩm, là một vấn đề quan trọng đối với một nước nông nghiệp như Việt Nam”.

{ keywords}
Ngoài học bổng toàn phần tiến sĩ tại Pennsylvania State University, Nguyệt Anh còn được nhận thêm khoản hỗ trợ 31.000 USD/năm. Ảnh: NVCC

Nhưng năm học đầu tiên theo học chuyên ngành Hoá sinh, Nguyệt Anh nhận thấy có nhiều môn học không thực sự phù hợp với thế mạnh của bản thân. Nguyệt Anh sau đó chuyển hướng sang học ngành Vi sinh vật vì thấy hứng thú hơn sau khi được học các môn nghiên cứu về cơ chế gây bệnh của vi khuẩn,... Với chương trình học khá nặng, nhiều kiến thức chuyên ngành nhưng Nguyệt Anh luôn có mục tiêu rõ ràng là cố gắng tốt nghiệp xuất sắc.

“Khi lên giảng đường, em thường lắng nghe để hiểu thầy cô giảng và ghi lại những điều trọng tâm. Tối về em sẽ vẽ thành sơ đồ hoặc nghe lại ghi âm các buổi học để nhớ rõ hơn. Học phần nào “gói gọn” trong phần đấy nên thi cuối kỳ em rất nhẹ nhàng, không bị tâm lý nhồi nhét quá nhiều kiến thức”.

Ngoài ra, Nguyệt Anh còn tình nguyện dạy STEM cho các em nhỏ ở Mỹ. Hoạt động nằm trong dự án “Woman In STEM” hướng tới truyền cảm hứng cho các em nhỏ yêu thích STEM, đặc biệt là các em nữ. Bên cạnh đó, Nguyệt Anh dành thời gian lên lab để làm thí nghiệm, chăm chỉ hoàn thành những dự án đề ra trong môn học.

"Không phải người giỏi nhất hãy là người phù hợp nhất"

Ban đầu Nguyệt Anh dự định học tiến sĩ ở Anh hoặc một nước châu Âu nào đó, nhưng sau đó em muốn “thử sức” ở Mỹ. Chưa tốt nghiệp đại học, không có bằng thạc sĩ hay có bài đăng trên tạp chí quốc tế, nhưng Nguyệt Anh khẳng định mình bằng kết quả học tập và sự quan tâm đối với các vấn đề nghiên cứu. Điểm tổng kết của Nguyệt Anh luôn đạt mức tuyệt đối GPA 4.0/4.0.

“Không có nhiều thành tích quá nổi bật nhưng em luôn phấn đấu duy trì điểm học tập trong top đầu, thuyết phục hội đồng tuyển sinh bằng đam mê thật sự. Nếu mình không thể là người giỏi nhất thì hãy là người phù hợp nhất.

“Trong bài luận em đề cập đến chủ đề thiết thực về kháng kháng sinh, liên quan đến bài em từng học về vi sinh vật gây bệnh. Ở nhiều nước từ lĩnh vực y tế đến chăn nuôi,… nhiều người đang dùng kháng sinh không có sự quản lý chặt chẽ với liều lượng nhất định gây ra phản ứng kháng kháng sinh. Khi bị bệnh, nếu loại thuốc kháng sinh thuốc mình dùng có thể không còn hiệu quả nữa nếu vi khuẩn gây bệnh đã kháng lại. Kháng kháng sinh là vấn đề cấp bách ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ nhiều người” Nguyệt Anh cho biết.

{ keywords}
"Nếu mình không thể là người giỏi nhất thì hãy là người phù hợp nhất". Ảnh: NVCC

Nguyệt Anh đã tìm hiểu và được biết tại trường Pennsylvania State có một giáo sư đang phát triển một loại kháng sinh mới. Trong bài luận, Nguyệt Anh đã thể hiện rõ nguyện vọng được tham gia nghiên cứu, chung tay giải quyết vấn đề kháng kháng sinh không chỉ ở nước Mỹ mà còn cả Việt Nam.

“Tháng 2/2020, em nhận được thông báo tham gia phỏng vấn và trước đó thầy giám đốc chương trình đã gửi mail thông báo hồ sơ của em đã được chấp thuận. Buổi phỏng vấn diễn ra khá nhẹ nhàng, trong phần trao đổi với thầy giám đốc chương trình, em tự tin trao đổi về mục tiêu, hướng nghiên cứu khi học PhD là gì và lý do lựa chọn trường”

Ngoài ra Nguyệt Anh cũng đặt thêm câu hỏi cho thầy vì được biết thầy cũng nghiên cứu về kháng kháng sinh. “Điều đó cũng thể hiện một phần về sự quan tâm và hiểu biết thực sự của em, giúp em ghi điểm với hội đồng tuyển sinh”.

Nguyệt Anh nhận được học bổng toàn phần tiến sĩ và khoản hỗ trợ 31.000USD/1 năm.

“Trước đây mẹ phải từ bỏ việc học tiến sĩ để dành thời gian cho chúng em, thì nay em sẽ bước tiếp chặng đường đó bằng chính đam mê của mình”, Nguyệt Anh nói.

Trong tương lai cô gái Hà Nội sẽ nghiên cứu sâu hơn về chủ đề vi sinh vật và thực hiện mong muốn trở thành một giảng viên giỏi trong lĩnh vực nghiên cứu vi sinh.

Ngọc Linh

Nghiên cứu sông Tô Lịch giúp cô gái 22 tuổi nhận học bổng TS tại Mỹ

Nghiên cứu sông Tô Lịch giúp cô gái 22 tuổi nhận học bổng TS tại Mỹ

Chưa tốt nghiệp đại học nhưng Nguyễn Bảo Ngọc (sinh năm 1999) đã được Trường ĐH California, Berkeley cấp học bổng toàn phần cho 5 năm theo học tiến sĩ.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Lớp học canh tác sạch 

Vân Hồ - một huyện miền núi của tỉnh Sơn La. Nơi đây có địa hình đồi núi chia cách, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao so với cả nước.

Theo đó, để cải thiện sinh kế cho người lao động nông thôn trên vùng Vân Hồ, cách đây 2 năm, Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp quốc tế Australia (ACIAR) khởi xướng Dự án trồng rau VietGAP. Với sự hỗ trợ kỹ thuật của Viện KHKT Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc, bà con dân tộc vùng cao ở Vân Hồ đã thích ứng với các phương pháp sản xuất, canh tác mới an toàn và cho thấy hiệu quả kinh tế rõ rệt.

Ông Bùi Văn Tùng - Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Tây Bắc  – người trực tiếp hỗ trợ tập huấn cho nông dân ở Vân Hồ trồng rau, kết nối tiêu thụ nông sản, cho biết, nông dân trên địa bàn huyện Vân Hồ bao đời nay vẫn quen canh tác nông nghiệp theo kiểu cũ. Tức, trồng ngô, lúa, rau màu theo kiểu mổ hố gieo hạt, sau đó cả tháng mới ra thăm đồng một lần. Ngày thu hoạch, năng suất thấp, chất lượng sản phẩm không đồng đều nên giá trị kinh tế đem lại không cao.

Thế nên, khi dạy bà con cách canh tác sạch, mà ở đây cụ thể là trồng rau sạch gặp nhiều khó khăn. Bởi, khi tham gia lớp học này, bà con nông dân phải thay đổi thói quen, ngày nào cũng phải ra đồng tưới nước, bón phân, cầm sách vở ghi nhật ký chăm sóc.

{keywords}
Nhiều người nông dân ở huyện Vân Hồ được dạy cách trồng rau sạch để tăng thu nhập

Thừa nhận, bà Đinh Thị Xoa – một học viên của lớp học cách trồng rau sạch chia sẻ, năm 2016, bà đã rủ nhiều chị em phụ nữ trong vùng chuyển đổi cây trồng truyền thống sang trồng rau VietGap. Ngày mới  học làm rau VietGAP, bà và những người nông dân khác phải thực hiện đúng quy trình ghi chép nhật kí đồng ruộng, ủ phân chuồng hoai mục rồi sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đúng cách, tuân thủ thời gian cách ly, mọi người thấy cũng vất vả. Thậm chí nếu hộ nào làm sai, lập tức còn bị tổ thanh tra, giám sát nhắc nhở, cảnh báo không cho tham gia chuỗi sản xuất và tiêu thụ.

Theo đó, những vụ rau đầu do chưa quen, rau sản xuất ra xấu, hư hỏng nhiều, không tiêu thụ được, bà con lúc đó cũng dao động, chán nản. Song, được một thời gian, khi bắt đầu quen dần, áp dụng thành thạo quy trình canh tác rau sạch được học, rau thu hoạch chất lượng tốt dần lên. Hiện tại, tổng diện tích rau VietGAP của hợp tác xã đã đạt quy mô 14,6ha và đang phấn đấu kết nạp thêm nhiều thành viên mới.

Nhân rộng mô hình giúp nông dân nâng cao thu nhập

Giống như bà Xoa, Vàng A Sa ở xã Vân Hồ cũng được tham gia tập huấn dự án Cải thiện sinh kế thông qua phát triển các chuỗi giá trị rau. Kết thúc hoá tập huấn, Sa cùng với 2 người anh em lập ra tổ hợp tác trồng rau an toàn VietGap.

Theo Vàng A Sa, ban đầu tổ hợp tác chỉ sản xuất được 1 vụ rau mỗi năm. Nhưng giờ biết được kỹ thuật trồng, chăm sóc rau an toàn, cộng với điều kiện khí hậu ở Vân Hồ luôn mát mẻ, thuận lợi cho trồng rau màu nên tổ hợp tác của Sa hiện nay đã sản xuất được 4 vụ rau/năm.

Hằng tuần, tổ hợp tác sản xuất rau sạch của chàng trai Vàng A Sa còn cung cấp được 3-4 chuyến xe tải cỡ 1,5- 2 tấn chở rau về thẳng siêu thị lớn ở Hà Nội theo đơn đặt hàng cố định. Ngoài ra, rau sạch của Sa còn cung cấp cho một số cửa hàng thực phẩm sạch ở tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh…

Nhờ đó, thu nhập của các hộ đồng bào Mông trồng rau sạch hiện giờ đã tăng gấp 6-7 lần so với trước đây. Quy mô tổ hợp tác đã thành hợp tác xã, số thành viên tăng lên 12, sắp tới sẽ kết nạp thêm 3 thành viên mới.

Với những thành công trên, mới đây, Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Chuyển giao công nghệ phối hợp với Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Vân Hồ, đã tổ chức khai giảng 3 lớp dạy nghề nông nghiệp cho 105 học viên là lao động nông thôn tại 3 xã (Vân Hồ, Xuân Nha và Tân Xuân) của huyện Vân Hồ. Theo đó, các học viên sẽ được đào tạo về kỹ thuật trồng chăm sóc cây ăn quả chom, học kỹ thuật nuôi trồng thủy sản.

Châu Giang

" alt="Đào tạo nghề lao động nông thôn: Nông dân Vân Hồ học cách canh tác sạch" width="90" height="59"/>

Đào tạo nghề lao động nông thôn: Nông dân Vân Hồ học cách canh tác sạch