Trong 2 giờ, các chuyên gia dịch tễ đã giải đáp thắc mắc của bạn đọc VietNamNet liên quan việc tiêm chủng, an toàn tiêm chủng, kiểm soát chất lượng vắc xin...
Sau gần 30 năm triển khai Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia, Việt Nam đã thanh toán bệnh bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh và khống chế bệnh sởi thành công và được thế giới đánh giá là điểm sáng về tiêm chủng mở rộng.
Với khoảng 43.000 trẻ em Việt Nam đã được cứu sống nhờ vắc xin Tiêm chủng mở rộng từ khi chương trình ra đời, và khoảng 1,2 - 1,3 triệu trẻ được tiêm chủng miễn phí hàng năm, nhiều loại bệnh nguy hiểm đã được loại trừ, giảm hẳn như bại liệt, uốn ván sơ sinh, sởi, viêm gan…
|
Bà Hoàng Thị Bảo Hương (bìa phải) tặng hoa cho các khách mời tham gia giao lưu trực tuyến. Ảnh: LAD
|
Do chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia tạo được bức tường thành vững chãi ngăn chặn dịch bệnh, một số người dân chủ quan, không đi tiêm đầy đủ, khiến tích lũy dân số không tiêm chủng đến một mức độ nhất định; dịch bệnh rất có thể bùng phát bất cứ khi nào.
Đặc biệt, một bộ phận người dân các thành phố lớn chưa đưa trẻ tiêm vắc xin miễn phí trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng để phòng bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, tâm lý chờ tiêm vắc xin dịch vụ đắt tiền, dẫn đến nhiều trẻ bị tiêm thiếu liều hoặc tiêm không đúng lịch bỏ qua thời gian vàng tiêm chủng vắc xin phòng bệnh, hậu quả để trẻ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mà đáng lẽ đã được phòng bệnh.
Theo Bộ Y tế cho biết trong các tháng cuối năm 2014 đầu năm 2015 đã ghi nhận các bệnh nhi mắc sởi, ho gà, trong đó phần lớn là các trẻ chưa được tiêm vắc xin hoặc chưa tiêm vắc xin đầy đủ, không tiêm đúng lịch. Đầu năm 2016, nguy cơ bùng phát dịch bệnh vẫn còn khi mùa đông xuân là thời điểm nguy cơ bùng phát các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ, gây tai biến nặng, thậm chí tử vong.
Để cung cấp cho bạn đọc (đặc biệt là các bà mẹ) những thông tin cần thiết về tầm quan trọng và lợi ích của tiêm chủng vắc xin đúng lịch và đầy đủ, báo VietNamNet tổ chức Giao lưu trực tuyến: Phòng bệnh truyền nhiễm cho trẻ bằng tiêm vắc xin đầy đủ, đúng lịch, vào 9h ngày 31/12/2015.
Khách mời:
TS. Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương
TS. Nguyễn Văn Cường, chuyên gia Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương
TS. Nguyễn Xuân Tùng, Trưởng phòng Quản lý vắc xin và Xét nghiệm Cục Y tế dự phòng
TS. Ngô Khánh Hoàng, Thư ký Chương trình Tiêm chủng mở rộng Hà Nội
NỘI DUNG BUỔI GIAO LƯU
vinh nguyễn , Nữ - 24 Tuổi
Chào BS con em sinh ngày 20/10/2015. Cháu hơi nhỏ và yếu vậy tới11/2/2016 (3 tháng 21 ngày) cháu mới tiêm mũi đầu vắc xin 5 trong 1 liệu có bịtrễ lịch tiêm quá không và có ảnh hưởng gì không? Tiêm như vậy có được không ạ?
TS.Nguyễn Văn Cường: Đểphòng bệnh cho trẻ thì cần phải tiêm chủng vắc xin đúng lịch, đầy đủ. Trongchương trình tiêm chủng mở rộng thì trẻ phải được tiêm mũi đầu vắc xin phối hợp5 trong 1 để phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/viêmmàng não do vi khuẩn Hib lúc 2 tháng tuổi, tiêm mũi thứ 2 lúc 3 tháng tuổi, vàtiêm mũi 3 lúc 4 tháng tuổi.
Vì bất cứ lý do gì mà trẻ không được tiêm đúng lịch trên thì cầntiêm cho trẻ càng sớm càng tốt. Tiêm chủng đúng lịch và tiêm chủng đầy đủ thìmới có hiệu quả tốt nhất để phòng bệnh cho trẻ. Trước khi trẻ được tiêm chủngcán bộ y tế sẽ khám sàng lọc và chỉ định vắc xin thích hợp. Bạn cần cho cán bộ ytế biết về tình trạng sức khỏe và tiền sử bệnh tật của cháu.
|
TS.Nguyễn Văn Cường đang giải đáp các thắc mắc của bạn đọc VietNamNet. Ảnh: LAD |
Thanh Hải , Nam - 33 Tuổi" alt=""/>Phòng bệnh truyền nhiễm cho trẻ bằng tiêm văcxin đầy đủ, đúng lịch