Đầu tháng này,ừnaybạncóthểđăngảnhhoặcvideolênInstagramtrongmộtbàiviếnhận định mu một số người đã phát hiện ra khả năng đăng một bài nhiều ảnh trên phiên bản beta của Instagram. Sau vài tuần thử nghiệm, tính năng này đã chính thức xuất hiện.
Đầu tháng này,ừnaybạncóthểđăngảnhhoặcvideolênInstagramtrongmộtbàiviếnhận định mu một số người đã phát hiện ra khả năng đăng một bài nhiều ảnh trên phiên bản beta của Instagram. Sau vài tuần thử nghiệm, tính năng này đã chính thức xuất hiện.
Đến tháng 1/2021, người mẹ vét hết tiền được vài trăm nghìn đồng đưa con lên bệnh viện để truyền máu, nhưng còn chưa hết 1 túi máu thì con bị sốc, khó thở, phải cấp cứu. Tá hỏa, chị phải gọi điện báo chồng vay mượn tiền và chuyển con vào Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM.
Vũ Văn Tài đang chạy thận ngoại trú tại Bệnh viện Nhi đồng 2. |
Anh Vũ Đình Tuệ khi ấy chỉ vay được 20 triệu đồng. Vào đến thành phố, họ phải trả tiền thuê xe cứu thương 15 triệu, còn 5 triệu vừa đóng tạm ứng viện phí, vừa để một phần chi phí bên ngoài.
Chị Kim Anh bùi ngùi nhớ lại, thời điểm nghe bác sĩ nói con bị suy thận mạn giai đoạn cuối, vợ chồng chị rơi vào hoảng loạn, không hiểu tại sao con mình lại mắc phải căn bệnh ấy. Cũng nhờ các bác sĩ thấu hiểu nên ân cần giải thích, an ủi, sau đó còn có các phụ huynh khác có con mắc bệnh động viên, họ mới lấy lại tinh thần, bắt đầu cùng con chiến đấu.
Do điều kiện kinh tế khó khăn, anh Tuệ về quê, còn chị Kim Anh ở lại thành phố, mướn phòng trọ khá xa bệnh viện để tiết kiệm tiền, mỗi tuần đưa con trai đi chạy thận 3 lần.
Sau mỗi lần xét nghiệm Covid-19, con phải chờ có kết quả mới được vào chạy thận. |
Chiếc ghế sắt lạnh lẽo ở hành lang bên ngoài khu chạy thận ngoại trú là nơi Tài thường nằm nghỉ tạm trước và sau mỗi buổi chạy thận. Nhất là thời điểm dịch Covid-19 đang bùng phát mạnh ở thành phố, sau khi làm xét nghiệm PCR, con phải chờ dài hàng tiếng mới được vào phòng. Nhìn con trai mệt mỏi đến rệu rã, chị Kim Anh đau buốt lòng.
Suốt khoảng thời gian bệnh tật, Tài chưa từng kêu ca, phàn nàn với mẹ điều gì. Mỗi lần nghe mẹ gọi điện về quê để vay tiền, con lặng im. Chỉ thỉnh thoảng, giống như không thể kìm nén được nữa, con mới thốt lên: “Cho con về nhà nhé. Nhà mình nợ nhiều lắm rồi”.
“Lúc ấy tim tôi như bị dao cứa từng nhát vậy. Đứa con trai mình đứt ruột đẻ ra, nuôi lớn ngần ấy, lại ngoan ngoãn, hiếu thảo như thế, làm sao mà bỏ được”, người mẹ nghèo bật khóc nức nở.
Thời điểm khó khăn nhất với mẹ con chị là giữa lúc dịch Covid-19 bùng phát mạnh khiến thành phố phải giãn cách xã hội. Ngoài chi phí nhà trọ, ăn uống, thuốc men, 2 mẹ con còn phải chi trả tiền xét nghiệm Covid-19, đi lại cũng tốn kém hơn.
Chị Kim Anh chia sẻ: “Riêng từ lúc dịch bùng phát đến giờ, tôi đã vay khoảng 60 triệu rồi cô ạ. Chồng tôi ở quê cũng thất nghiệp nên không làm được gì, ở nhà rau cháo qua ngày. Ngay cả mấy đứa nhỏ học online cũng phải mượn điện thoại của họ hàng. Vay mượn của người thân không xuể thì đi vay lãi chứ không được để con bỏ cữ chạy thận”.
Người mẹ nghèo bật khóc vì không biết làm sao để có tiền cho con chạy thận trong thời gian tới. |
Trước đây, khi Tài chưa bị bệnh, ngoài 3 sào ruộng trồng lúa của gia đình, lúc rảnh, vợ chồng chị Kim Anh đi làm mướn để kiếm tiền đóng học phí cho 3 đứa con. Cuộc sống chỉ vừa đủ. Bất chợt tai ương ập đến, anh em nội ngoại cũng chẳng dư dả, chỉ có thể hỗ trợ chút ít lúc ban đầu. Bởi vậy, họ chỉ có thể dựa vào chính mình.
Đến nay, nợ cũ chưa trả, không ai dám cho vợ chồng chị vay thêm nữa. Ở thành phố bị bủa vây bởi dịch bệnh, đã nhiều đêm chị mất ngủ, vì thương đứa con trai bạc phận của mình.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:Trong báo cáo, ông Thụy nêu việc hai em thiếu niên bị đánh trong khuôn viên trường, quay clip đưa lên mạng là sự cố xảy ra khá bất ngờ, không thể lường trước được và cũng không do nhân viên nhà trường làm.
Với vai trò hiệu trưởng, ông xin nhận khuyết điểm khi xảy ra sự cố bị mất vặt, do suy nghĩ đơn giản, chủ quan cho rằng chỉ cần tăng cường công tác tuần tra của tổ bảo vệ và đây là chuyện đơn vị có thể tự khắc phục khó khăn nên chưa kịp thời báo cáo bằng văn bản về Lãnh đạo Phòng, Lãnh đạo Ủy ban nhân dân quận xin ý kiến chỉ đạo.
Dân phòng đánh 2 thiếu niễn dã man ở Trường THCS Nguyễn Văn Tố |
Ông cũng chỉ mới phối hợp với Công an phường và chưa thu xếp công việc chuyên môn để báo cáo ngay tức thời bằng văn bản cho đồng chí Trưởng phòng Phòng GD-ĐT xin ý kiến chỉ đạo.
“Đây là bài học quá đau lòng cho bản thân tôi. Tôi xin nghiêm khắc rút kinh nghiệm và chấp nhận chịu sự khiển trách của quý lãnh đạo. Tuy nhiên, tôi hoàn toàn không biết có việc đánh đập trẻ em trong trường (chỉ nghĩ đơn giản là tạm giữ tại nhà trường chờ xe đưa về Công an phường), thời điểm xảy ra sự việc bản thân tôi cũng không có mặt, cũng không biết là có sự việc đánh đập các em cho đến khi xem clip trên mạng. Rất mong quý lãnh đạo xem xét và chỉ đạo các bước tiếp theo”- ông Thụy viết.
Theo ông Thụy, trong thời gian gần đây, nhà trường phát hiện thường xuyên bị kẻ gian leo rào vào nhà trường và trộm vặt. Thông qua xem lại camera an ninh nhà trường phát hiện một số việc cụ thể như: Sáng thứ tư ngày 24/3/2021 phát hiện có dấu vết đột nhập và bẻ khoá trộm vặt ở khu vực căng tin; nhà trường quan sát lại camera nhận thấy lúc 23 giờ 15 ngày 23/03/2021 có 2 đối tượng đột nhập vào trường và phá cửa tủ mát căng tin, sau đó lẻn vào văn phòng trường lục đồ nhưng không mất mát gì trong văn phòng. Nhà trường đã họp tổ bảo vệ để chấn chính ca trực và công việc tuần tra của 2 bảo vệ.
Đêm 26/3/2021 khoảng 20 giờ tiếp tục có 3 đối tượng lẻn lên lầu 3 và 4 lấy một số vật dụng cá nhân của học sinh để ngoài tủ locker. Rạng sáng 30/3/2021 (khoảng 1 giờ sáng) có 2 đối tượng lẻn vào tầng 3 và 4 lấy vật dụng cá nhân của học sinh để bên ngoài tủ cá nhân.
Sau khi liên tiếp xảy ra các vụ việc, nhà trường nhận thấy không đủ khả năng tiếp tục tự quản nên đã báo tình hình cho Công an khu vực và nhờ sự phối hợp hỗ trợ từ phía Công an Phường 14, Quận 10 để tăng cường tuần tra, đảm bảo an ninh cho nhà trường. Đồng thời, nhà trường có báo cáo (qua tin nhắn) về Phòng GD-ĐT Quận 10 và xin phép cho nhà trường làm hàng rào lưới sân sau giáp với khu công viên; nhà trường cũng đang cho rà soát và tăng cường các biện pháp an ninh. Tuy nhiên, do có nhiều công việc sự vụ chuyên môn cần giải quyết và chuẩn bị cho học sinh các khối đi học tập trải nghiệm vào cuối tuần (thứ bảy ngày 03/4/2021) nên chưa kịp thời thực hiện báo cáo bằng văn bản.
Do khuôn viên nhà trường khá rộng (gồm: 10.000 m2 sân với 3 khu vực và 5 tầng lầu) nên trong đêm 30 và 31/03/2021 nhà trường có tăng cường thêm nhân sự trực đêm cùng bảo vệ để bảo quản tài sản nhà trường và kịp thời điện báo Công an khi có xảy ra sự cố.
Khoảng 23 giờ 15 đêm 31/3/2021 thông qua quan sát camera an ninh và tuần tra bảo vệ có phát hiện 2 người leo rào từ phía sân và truy hô thì lực lượng bảo vệ dân phố đang tuần tra truy bắt đưa vào phòng tư vấn để quan sát lại camera và đưa về Công an phường. Việc đánh 2 em này là có xảy ra nhưng không phải là nhân viên của nhà trường và nhân viên nhà trường cũng có can ngăn. Người quay clip tuyệt đối không phải nhân viên của nhà trường.
Đến 7 giờ 30 sáng ngày 1/4/2021, nhà trường cử cô Ngô Ngọc Uyên – Phó Hiệu trưởng với anh Thiện sang cùng làm việc với Công an phường; nhà trường mới biết chính xác các em sinh năm 2007 nên đã đề nghị không truy cứu trách nhiệm đối với 2 em này, đề nghị Công an phường liên hệ gia đình của 2 em cho cam kết quản lý, giáo dục tại gia đình.
Sau sự việc, ông Thụy đề nghị lãnh đạo Ủy ban nhân dân quận xem xét cho nhà trường tăng thêm chiều cao của hàng rào cổng phía sau nhà trường lên 3 mét (tính từ mức hàng rào hiện hữu) bằng cách rào lưới sắt lên cao.
Ngoài ra, xin cho nhà trường tiếp tục kiện toàn và bổ sung hệ thống báo động, bổ sung thêm camera quan sát ở các khu vực còn thiếu camera bằng nguồn đơn vị.
Lê Huyền
Bảo vệ dân phố Trần Quốc Hùng thừa nhận, khi truy hỏi hai thiếu niên đột nhập vào trường trộm cắp thì đã nóng giận vung chân đá, dùng tay đánh vào hai cháu.
" alt=""/>Hiệu trưởng trường hai thiếu niên bị đánh trong phòng giám thị: Đây là bài học quá đau lòng cho tôi