Giảm áp lực thủ tục, quy trình, sổ sách, phong trào không cần thiết cho giáo viên.Thứ ba, thực hiện dạy thật, học thật, thi thật.
Thủ tướng đã chỉ đạo “dạy thật, học thật, thi thật, nhân tài thật” nhưng hiện nay ngành giáo dục vẫn giao chỉ tiêu cho cơ sở đào tạo năm sau cao hơn năm trước.
Thứ tư, giảm áp lực thủ tục, quy trình, sổ sách, phong trào không cần thiết.
Những áp lực hồ sơ sổ sách, phong trào, cuộc thi giáo viên giỏi đã khiến giáo viên mệt nhoài, không còn thời gian để nghiên cứu, học tập nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ.
Thứ năm, tuyển đủ giáo viên cho các trường.
Toàn hệ thống giáo dục phổ thông đang thiếu quá nhiều giáo viên.
Đặc biệt là ở các môn mới xuất hiện như Anh văn, Tin học ở tiểu học; Âm nhạc, Mĩ thuật ở THPT; Nội dung Giáo dục địa phương; Hoạt động Trải nghiệm, hướng nghiệp,… gây nhiều khó khăn cho các trường.
Rất mong, Bộ GD-ĐT tiếp tục phối hợp với các cấp có thẩm quyền tuyển dụng đủ giáo viên trong thời gian sớm nhất.
Thứ sáu, sớm ban hành Luật Nhà giáo.
Nghị quyết 29/NQ-TW đặt mục tiêu lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Tuy nhiên, điều này đến nay vẫn chưa thành hiện thực do vướng nhiều rào cản pháp lý.
Việc ban hành được Luật Nhà giáo chính là hành lang pháp lý quan trọng làm cơ sở để cải thiện môi trường làm việc, chế độ lương, thưởng của giáo viên.
Thứ bảy, không còn cảnh học sinh “oằn lưng” học thêm từ lớp 1.
Nhiều hệ lụy gây ra từ học thêm khiến học sinh trở thành cỗ máy. Các em không còn thời gian tự học, tự nghiên cứu, rèn luyện thể dục thể thao, mất đi thời gian vui chơi ý nghĩa bên gia đình.
Thứ tám, giáo viên mong được xếp lương công bằng.
Bộ GD-ĐT hiện đang hoàn thiện và chuẩn bị công bố Thông tư sửa đổi, bổ sung chùm Thông tư 01-04/2021/TT-BGDĐT về bổ nhiệm, xếp lương giáo viên mầm non, phổ thông
Giáo viên cả nước kỳ vọng trong thời gian tới, thông tư mới được ban hành sẽ khoa học, phù hợp, xếp lương giáo viên đúng hạng, vị trí việc làm.
Thứ chín, Bộ GD-ĐT xem lại các môn tích hợp.
Chương trình giáo dục 2018 triển khai được 3 năm, hiện nay tồn tại nhiều bất cập ở các môn tích hợp kiểu 1 thầy 3 môn hoặc 2, 3 thầy một môn,… ở các môn tích hợp như Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý, Giáo dục địa phương,…
Cuối cùng, khắc phục tình trạng mua sách giáo khoa giá cao.
Phụ huynh cả nước đang phải tốn rất nhiều tiền cho việc mua sách giáo khoa dùng 1 lần rồi bỏ, vô cùng lãng phí. Việc chuyển trường phải sử dụng bộ sách khác cũng khiến phụ huynh ngao ngán.
Trên đây là những kỳ vọng của một số giáo viên trong năm 2023. Hy vọng trong năm mới, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ GD-ĐT sẽ từng bước điều hành ngành giáo dục đi đúng hướng, khắc phục những hạn chế, bất cập thời gian qua, góp phần phát triển giáo dục nước nhà.
Thúy Hằng
">