Kinh doanh

Đảm bảo an sinh xã hội, Bắc Ninh không để ai ‘bị bỏ lại phía sau’

字号+ 作者:NEWS 来源:Thể thao 2025-03-31 02:17:04 我要评论(0)

Dưới sự lãnh đạo,ĐảmbảoansinhxãhộiBắcNinhkhôngđểaibịbỏlạiphíbảng xếp chỉ đạo của các cấp ủy, chính qbảng xếpbảng xếp、、

Dưới sự lãnh đạo,ĐảmbảoansinhxãhộiBắcNinhkhôngđểaibịbỏlạiphíbảng xếp chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền địa phương, thực hiện Nghị quyết số 15/NQ-TW và Nghị quyết 70/NQ-CP, công tác chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai thực hiện các chính sách ưu đãi người có công (NCC) và an sinh xã hội ở tỉnh Bắc Ninh năm 2020 đạt được nhiều thành tựu.

Nâng thu nhập, cải thiện điều kiện sống của người nghèo

Thực hiện mục tiêu Quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2016-2020, tỉnh Bắc Ninh đã triển khai nhiều giải pháp, chính sách hỗ trợ người nghèo. Qua đó, điều kiện sống, thu nhập của người nghèo trên địa bàn tỉnh được cải thiện rõ rệt.

Năm 2020, hàng nghìn hộ nghèo ở Bắc Ninh đã được thụ hưởng chính sách, ổn định cuộc sống vươn lên thoát nghèo. Ngoài kinh phí của Trung ương, nguồn xã hội hóa đối với công tác an sinh xã hội, tỉnh Bắc Ninh đã chi ngân sách bảo đảm xã hội tính với kinh phí hơn 609 tỷ đồng (tính đến ngày 15/11/2020).

Ngoài những đối tượng được ngân sách nhà nước chi trả, thì Bắc Ninh còn hỗ trợ cho một số đối tượng đặc thù được hưởng 100% kinh phí tham gia BHYT như người cao tuổi từ đủ 65 tuổi đến dưới 80 tuổi (sớm hơn 15 tuổi so với quy định của Trung ương), hộ cận nghèo, đảng viên dưới 75 tuổi được tặng Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng... Hiện nay, toàn tỉnh có hơn 1,3 triệu người tham gia BHYT, đạt hơn 93,5% dân số, cao hơn mức bình quân cả nước.

Năm 2020 Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” các cấp đã triển khai tổ chức vận động ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” đạt trên 13 tỷ đồng (vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra). Mặt trận Tổ quốc các cấp đã triển khai xây dựng 155 nhà “Đại đoàn kết” cho các hộ nghèo có khó khăn về nhà ở với số tiền hỗ trợ trên 10 tỷ đồng.

{ keywords}
Vận động ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” năm 2019 tại Bắc Ninh

Cùng với xây dựng nhà ở, người nghèo trên địa bàn còn được tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản như: Y tế, giáo dục và đào tạo, nước sạch, thông tin truyền thông, vay vốn ưu đãi, hỗ trợ đào tạo nghề, tư vấn việc làm, trợ giúp pháp lý...

Nhờ sự quan tâm, nỗ lực vì người nghèo, người nghèo ở Bắc Ninh được tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản như: BHYT, giáo dục đào tạo, nước sạch nhà ở, thông tin truyền thông, vốn vay ưu đãi, hỗ trợ đào tạo nghề, tư vấn việc làm, trợ giúp pháp lý. Đến cuối 2020, toàn tỉnh còn 3.816 hộ nghèo, bằng 1,04%; giảm 749 hộ (bằng 0,23%) so với đầu năm 2020. Hộ cận nghèo còn 5.524 hộ, giảm 1.155 hộ, hiện còn 1,50%. Trong đó, TP.Bắc Ninh là địa phương có tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo giảm nhiều nhất, còn 0,09%. Huyện Gia Bình tỷ lệ hộ nghèo cao nhất tỉnh, 2,10%.

Người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn cộng đồng nơi sinh sống

Thực hiện các chính sách, chế độ quy định tại Pháp lệnh ưu đãi NCC, tại tỉnh Bắc Ninh, 100% người đủ điều kiện hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi NCC được hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng. Cùng với đó, Bắc Ninh áp dụng các chính sách, ưu đãi, hỗ trợ phù hợp đối với NCC và thân nhân về phát triển sản xuất, việc làm, học nghề, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

Đến năm 2020, đời sống của NCC và gia đình NCC được đặc biệt cải thiện: hỗ trợ cải thiện nhà ở đối với NCC là 3.325 nhà, nâng mức hỗ trợ xây dựng nhà ở NCC từ 48 triệu đồng/hộ lên 72 triệu đồng/hộ; bảo đảm NCC và gia đình NCC có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư nơi cư trú.

100% người dân được sử dụng nước sạch đạt vệ sinh

Năm 2016, thực hiện “Quy định hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và hạ tầng nông thôn, giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Sau 5 năm thực hiện, 100% người dân trên địa bàn tỉnh được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh; Tỷ lệ trường học có nước và nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 99,8%; Tỷ lệ trạm y tế khu vực nông thôn có nước và nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 100 %; Tỷ lệ hộ nông dân có chuồng trại hợp vệ sinh đạt 80%.

{ keywords}
Năm 2020, Bắc Ninh sẵn sàng trở thành tỉnh nông thôn mới

Để người dân nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng nước sạch, Bắc Ninh còn phối hợp với báo, đài trung ương và địa phương tuyên truyền về nước sạch và vệ sinh môi trường (VSMT) nông thôn nhằm tuyên truyền để người dân thay đổi hành vi sử dụng nước sạch và ứng xử với môi trường. Kết hợp tổ chức các chương trình tuyên truyền Hưởng ứng tuần lễ Quốc gia nước sạch và VSMT năm tại các huyện, thị trong Tỉnh. Qua đó người dân hiểu, nhận thức được về nước sạch và VSMT ngày càng cao.

Bảo đảm thông tin: Thêm 400.000 thuê bao điện thoại di động

Thực hiện Đề án số hóa truyền dẫn phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, tỉnh đã đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông, mở rộng đa dạng các loại hình dịch vụ với hệ thống tổng đài kỹ thuật số hiện đại, tuyến truyền dẫn giữa các huyện, thành phố trong tỉnh đã được cáp quang hóa, sử dụng công nghệ tiên tiến và đấu vòng riêng. Mạng ngoại vi đã từng bước được quy hoạch xây dựng ngầm hóa trên phạm vi toàn tỉnh. Mạng điện thoại di động đã phủ sóng đến tất cả các xã…

Theo báo cáo của Sở Thông tin và Truyền thông Bắc Ninh, năm 2020 toàn tỉnh đã phát triển thêm khoảng 400.000 thuê bao điện thoại di động, tăng 7% so với năm 2019.

Đến nay, tỉnh Bắc Ninh có gần 2,2 triệu thuê bao điện thoại, đạt tỷ lệ mật độ 156 thuê bao/100 dân. Thuê bao sử dụng internet đạt mật độ 73 thuê bao/100 dân. Tổng số thuê bao truyền hình trả tiền trên địa bàn tỉnh là 130.000 thuê bao, đạt mật độ 9 thuê bao/100 dân.

Hạ tầng viễn thông - CNTT tiếp tục được đầu tư xây dựng đồng bộ, trong năm 2020, tỉnh triển khai Đề án tái cấu trúc mạng truyền số liệu chuyên dùng phục vụ chính quyền điện tử và thành phố thông minh tỉnh Bắc Ninh; triển khai thí điểm 5G tại Khu công nghiệp Yên Phong I; lắp đặt gần 300 camera tại các điểm trọng yếu, cơ quan Nhà nước cấp tỉnh, các trường học, địa điểm công cộng và điểm nút giao thông quan trọng. Công tác an toàn, an ninh thông tin mạng được đảm bảo, đáp ứng tốt nhu cầu thông tin chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức và cá nhân trên địa bàn tỉnh.

Đình Sơn

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
thisinhcuoi.jpg
Ảnh minh họa

Bên cạnh đó còn là bạo lực học đường, lối sống thờ ơ vô cảm, thiếu trách nhiệm với bản thân, gia đình, lớp học… Theo các giáo viên, sự gia tăng các hành vi phản văn hóa ở các cơ sở giáo dục đòi hỏi phải không ngừng xây dựng, bồi đắp, nâng cao văn hóa học đường, góp phần thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Hiểu rõ tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát triển những giá trị tốt đẹp của văn hóa học đường, đặc biệt gắn liền với xây dựng trường học hạnh phúc, cụm trường THPT quận Đống Đa tổ chức thực hiện Hội thảo chuyên đề “Văn hóa học đường ở trường học hạnh phúc”.

Hội thảo giúp cho các nhà quản lý, cán bộ, giáo viên, nhân viên của các trường hiểu rõ hơn về văn hóa học đường, trường học hạnh phúc cũng như kinh nghiệm, phương pháp áp dụng vào thực tiễn.

Các giáo viên cho rằng, mỗi lớp học là một gia đình và giáo viên chủ nhiệm là người mẹ của gia đình đó. Mục tiêu là xây dựng cho học trò lớp học hạnh phúc, một môi trường học đường văn hóa, góp phần phát triển nhân cách tốt đẹp cho các em.

Tham luận tại Hội thảo, cô Trần Thị Dung - giáo viên Trường THPT Quang Trung cho rằng, văn hóa học đường bắt nguồn từ những giờ học truyền cảm hứng. Khi học sinh được tham gia các giờ học truyền cảm hứng, các em sẽ phát triển bản thân một cách tự nhiên, đầy đủ các mặt tri thức, kĩ năng, cảm xúc.

Một học sinh được thỏa mãn về mặt tri thức, được cảm nhận sự tôn trọng và thân thiện từ giáo viên chắc chắn sẽ tự tin, cư xử đúng mực và không ngừng phấn đấu từ đó nâng cao các năng lực của bản thân.

" alt="Hội thảo xây dựng văn hóa học đường trong trường học" width="90" height="59"/>

Hội thảo xây dựng văn hóa học đường trong trường học

tieu hoc thanh ha 1.jpg
Trường Tiểu học Thanh Hà nơi xảy ra sự việc. Ảnh: Công Lý

Theo phụ huynh, chị đưa con đến bệnh viện huyện khám mới biết trong suốt 2 năm qua, con không được nhà trường mua BHYT, dù phụ huynh đã đóng tiền. 

Nhận được thông tin phản ánh, ngày 17/1, kế toán nhà trường là ông Võ Đình Thắng mang tiền lên Bảo hiểm xã hội huyện Thanh Chương để nộp. Tổng số học sinh bị nhà trường chậm đóng tiền BHYT là 232 em, với gần 155 triệu đồng.

Trong báo cáo của Trường tiểu học Thanh Hà chỉ rõ, ông Võ Đình Thắng đã "Thiếu trách nhiệm trong công tác thu tiền bảo hiểm của học sinh mà không nộp kịp thời về Bảo hiểm xã hội huyện, làm ảnh hưởng uy tín của nhà trường, làm nhân dân mất niềm tin đến nhà trường.

Số tiền thu BHYT của 232 học sinh với gần 155 triệu đồng từ giáo viên chủ nhiệm chuyển cho ông Thắng trước ngày 31/12/2023, nhưng đến ngày 17/1/2024 mới nộp số tiền đó về Bảo hiểm xã hội huyện".

Bên cạnh đó, báo cáo của nhà trường còn nêu: "Việc làm của ông Võ Đình Thắng là sai với quy định. Ông đã từng vấp phải về sự việc này vào năm 2022, hiệu trưởng nhà trường, chủ tịch UBND xã đã nhắc nhở nhưng vẫn chưa rút kinh nghiệm".

Ông Thắng giải trình, số tiền bảo hiểm thu được từ cô giáo chủ nhiệm từ tháng 12 nhưng có “sự cố gia đình” nên chưa kịp thời nộp về cơ quan bảo hiểm huyện Thanh Chương.

" alt="Kỷ luật kế toán vì ‘quên’ nộp tiền 232 học sinh đóng bảo hiểm y tế" width="90" height="59"/>

Kỷ luật kế toán vì ‘quên’ nộp tiền 232 học sinh đóng bảo hiểm y tế