![](http://img.f30.vnecdn.net/2016/06/22/Anh-1-1466588325_660x0.jpg)
Theo TS. Kiều Xuân Thực, Trưởng phòng Đào tạo nhà trường, quá trình phát triển của chuyển đổi số gồm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 - Số hóa (Digitization), Giai đoạn 2 - Ứng dụng kỹ thuật số vào các quy trình nghiệp vụ (Digitalization) và Giai đoạn 3 - Chuyển đổi số (Digital transformation).
Tính theo các giai đoạn như vậy thì trước năm 2016, chương trình đào tạo của trường được xây dựng dựa trên cơ sở tham khảo các chương trình sẵn có; 100% chương trình đã tích hợp kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
Đến năm 2016, triển khai Đề án CDIO, chương trình đào tạo được thiết kế bám sát theo chuẩn đầu ra, vừa đáp ứng tính chuyên môn cao nhất định, vừa đáp ứng yêu cầu nền tảng rộng, liên ngành và các kỹ năng mềm như tư duy hệ thống, năng lực sáng tạo, kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm.
![]() |
Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội thuộc nhóm trường sớm thực hiện chuyển đổi số ở khu vực phía Bắc |
Tới năm 2017, khung các chương trình đào tạo được quản lý trên Hệ thống Đại học điện tử (Giai đoạn 1). Và năm 2020, quy trình thiết kế, phát triển chương trình đào tạo thực hiện trên Hệ thống Đại học điện tử (Giai đoạn 2).
Cụ thể hơn, ông Thực cho biết riêng về phương pháp dạy học, từ năm 2000, giảng viên soạn nội dung bài giảng dạng slides, video clips (Giai đoạn 1). Tới năm 2012, trường tổ chức đào tạo trực tuyến các học phần ngoại ngữ không chuyên. Năm 2015, đào tạo kết hợp (trực tuyến + trực tiếp) các học phần ngoại ngữ không chuyên trên Hệ thống elearing (Giai đoạn 2).
Và phải tới năm 2020, trường đào tạo trực tuyến 90% các học phần để ứng phó với đại dịch Covid-19, bên cạnh đó là hoàn thiện phân hệ Đào tạo kết hợp trong ĐH điện tử.
Đối với tuyển sinh, từ năm 1999, trường sử dụng công cụ phần mềm để tổ chức thi và xét tuyển (qua Giai đoạn 1và chớm vào Giai đoạn 2). Sau 20 năm, đến năm 2019, trường mới tổ chức, quản lý quy trình nghiệp vụ tuyển sinh trên Hệ thống đại học điện tử một cách toàn diện từ đăng ký xét tuyển, xét tuyển, xác nhận nhập học đến nhập học trực tuyến hoàn toàn (qua Giai đoạn 2).
Còn về tổ chức, quản lý quá trình đào tạo cũng từ 2015, trường thiết lập, sử dụng Hệ thống đại học điện tử để tổ chức, quản lý quá trình đào tạo một cách toàn diện từ tuyển sinh, phát triển chương trình đào tạo, lập và kiểm soát thực hiện kế hoạch đào tạo, đánh giá kết quả học tập, thu học phí đến cấp văn bằng tốt nghiệp (Giai đoạn 2).
Ông Thực nhận định nhà trường đã thu được những thành tựu bước đầu rất quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, tạo được lợi thế trong cạnh tranh và xác lập thương hiệu.
Tuy nhiên, kết quả thực hiện những năm qua cho thấy việc triển khai còn chưa đồng bộ giữa các lĩnh vực, năng lực số của đội ngũ còn hạn chế dẫn tới chưa khai thác hết tiềm năng, lợi thế công nghệ số mang lại…
Những thứ quan trọng hơn kiến thức
Trong khi đó, với Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, ngay trong thời gian dịch bùng phát, đội ngũ giảng viên đã nhanh chóng đẩy nguồn học liệu dồi dào của trường lên mạng kết hợp với các nguồn học liệu quốc tế có sẵn khác để nâng cao chất lượng giảng dạy trực tuyến.
GS.TS Đinh Văn Phong, Phó Hiệu trưởng phụ trách nghiên cứu và phát triển của nhà trường, chỉ ra rằng thách thức của chuyển đổi số là thay đổi tư duy của người dùng.
“Chúng ta không thể làm việc theo cách cũ trên một hệ thống số hóa mới. Chuyển đổi số không phải chuyển từ “giấy” lên “mạng”. Chuyển đổi số phải gắn với việc chuẩn hóa theo quốc tế và cắt giảm các thủ tục rườm rà. Chuyển đổi số khiến mọi đơn vị, mọi cá nhân phải tư duy lại quy trình làm việc”.
Đối với Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, mục đích cơ bản của chuyển đổi số trong giáo dục đại học là nâng cao chất lượng và trải nghiệm học tập của người học. Bên cạnh đó, tận dụng công nghệ số để tăng sức cạnh tranh của nhà trường, tạo ra văn hóa đưa ra quyết định dựa trên phân tích dữ liệu để tối ưu hóa các nguồn lực của trường.
Còn với Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, trong lĩnh vực đào tạo, kết quả thực hiện lộ trình chuyển đổi cho thấy phương pháp dạy học đang là khâu chậm chuyển đổi nhất, trở thành nút thắt cơ bản nhất hiện nay.
Để đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số, ông Kiều Xuân Thực, Trưởng phòng Đào tạo nhà trường cho rằng trong thời gian tới, các đơn vị đào tạo cần phải tập trung thực hiện triển khai dạy học kết hợp cho tất cả các học phần có lý thuyết, các học phần thí nghiệm/thực hành trên máy tính. Phát triển các Chương trình đào tạo trực tuyến hoàn toàn cho các lĩnh vực như công nghệ thông tin, kinh doanh; Đa dạng hóa các chương trình đào tạo theo hướng liên, xuyên ngành có tích hợp công nghệ số.
Bên cạnh đó, điều quan trọng, theo ông Thực là phải bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ để thực hiện các phương pháp dạy học ứng dụng mạnh mẽ của công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật số, các hình thức đào tạo online, đào tạo qua môi trường ảo.
“Đặc biệt trong bối cảnh kỹ thuật, công nghệ thay đổi rất nhanh, việc hình thành năng lực tự học và ý thức học tập suốt đời cần được coi trọng hơn kiến thức của ngành đào tạo” – ông Thực chia sẻ quan điểm.
Phương Chi
Sự thành công của chuyển đổi số ngành giáo dục sẽ góp phần quan trọng vào phát triển nền kinh tế, xã hội số và hình thành quốc gia số. Đây là cơ hội để Việt Nam có thể đuổi kịp, thu hẹp khoảng cách với những nước phát triển.
" alt=""/>Công nghệ thay đổi nhanh, nhà trường xác định thứ quan trọng hơn kiến thứcCách mà bầu Đệ đòi 'bỏ đá' V-League đương nhiên là không hay ho gì, nhưng lý do để ông muốn rút Thanh Hoá khỏi giải đấu cao nhất Việt Nam thực ra chẳng phải là “tiếng lòng” của mỗi đội bóng xứ Thanh trong thời điểm hiện tại.
Rõ hơn, dịch COVID-19 đẩy bóng đá Việt Nam vào nỗi khó khăn kinh tế khi giải đấu liên tục phải tạm hoãn bất khả kháng, khiến mùa giải phải kéo dài làm ảnh hưởng lớn đến quỹ lương của tất cả các đội bóng chứ không riêng gì Thanh Hoá.
Vậy nên, khi nhìn thấy gói cứu trợ hàng triệu USD từ FIFA, bầu Đệ không ngần ngại đòi VPF, VFF phải quan tâm đến các CLB bằng cách hỗ trợ, chia sẻ khó khăn cũng vì... túng quẫn mà ra cả.
![]() |
Bầu Đệ đùng đùng đòi cho Thanh Hoá bỏ V-League có lý do từ khó khăn về kinh tế của dịch COVID-19 |
2. Vì dịch COVID-19 nên bản hợp đồng thứ 2 của HLV Park Hang Seo với bóng đá Việt Nam cũng lận đận theo với hàng loạt kế hoạch bị hoãn.
Tuyển Việt Nam liên tục đổi ngày tập trung, và lúc này mới chỉ U23 hội quân vài ngày ngắn ngủi để ông thầy người Hàn Quốc... có việc mà làm thực thụ, còn lại gần như là khá rảnh rang.
Nói như thế chẳng có nghĩa chiến lược gia Hàn Quốc không làm gì cả, nhất là khi sự rảnh rang này đến từ lý do bất khả kháng. Nhưng thực sự mà nói việc đi xem hơn chục trận đấu ở V-League trước khi tạm hoãn, hay lên kế hoạch cho tuyển Việt Nam là quá ít so với mức lương ông nhận được.
Nên nhớ rằng, đi xem V-League tìm quân cho tuyển Việt Nam, hay chuẩn bị các giải đấu... là công việc mà ông Park buộc phải làm dù muốn hay không, và đã tính vào trong mức lương chiến lược gia người Hàn Quốc nhận được chứ không chỉ đơn thuần về thành tích.
![]() |
và vì dịch cúm COVID-19, công việc của HLV Park Hang Seo cũng tương đối nhàn nhã |
3. Dù rất khó nói, nhưng lúc này cũng buộc phải nhắc lại câu hỏi rằng: Liệu HLV Park Hang Seo có xứng đáng nhận đủ lương (50.000 USD/tháng chưa thuế) trong bối cảnh hiện tại hay không?
Trước khi trả lời câu hỏi này, hãy nhìn lại khó khăn của các CLB, của bóng đá Việt Nam ở thời điểm hiện tại hay nhìn sang LĐBĐ Thái Lan với việc vừa phải tính đi... vay tiền từ FIFA để duy trì hoạt động, sau thời gian chống chọi với COVID-19.
Mức độ ảnh hưởng khác nhau, nhưng cả nửa năm đội tuyển không tập trung, không thi đấu chắc chắn VFF cũng chẳng hơn gì các CLB hay LĐBĐ Thái Lan, khi nguồn thu quảng cáo, tài trợ từ hoạt động của tuyển Việt Nam là rất lớn.
để vấn đề lương bổng của chiến lược gia người Hàn Quốc một lần nữa được đặt ra |
Vì những khó khăn do hoạt động bóng đá đình trệ, các đội bóng, HLV khắp nơi đều đã chấp nhận giảm lương, thậm chí lên tới cả 50% nhằm chia sẻ, thậm chí nếu chẳng muốn nói giữ được công việc trước khi mọi thứ trở lại bình thường.
Lương của HLV Park Hang Seo không phải do VFF trả nhưng đừng tưởng rằng tổ chức quản lý, điều hành cao nhất bóng đá Việt Nam... đứng ngoài. Những khoản chi phí đi lại, ăn ở của chiến lược gia người Hàn Quốc chẳng phải VFF lo thì còn là ai?
Thế nên, khi đối tác khó khăn (nên biết rằng vài tháng trước lương của cán bộ, CNV tại VFF cũng phải giảm 1/3 vì dịch cúm COVID-19) thì việc ông Park nhận gần đủ 50.000 USD/tháng quả thực không... hay cho lắm.
Tất nhiên, đây là vấn đề nhạy cảm, cùng lúc ông Park làm đúng hợp đồng đã ký thì chuyện bắt buộc phải giảm lương không thể nên chỉ có thể đợi sự hào sảng, lịch thiệp và trách nhiệm từ chiến lược gia người Hàn Quốc mà thôi.
Xuân Mơ
Cách cài đặt Bluezone giúp cảnh báo người nghi nhiễm Covid-19