Theo truyền thống, các vị khách tới dự đám cưới của người Trung Quốc thườngtrao cho cô dâu chú rể tiền mừng trong phong bì màu đỏ như một biểu hiện củachúc may mắn. Tuy nhiên, trong các năm gần đây, toàn bộ ý tưởng trao phong bìtiền mừng màu đỏ tại đám cưới dường như đã trở thành một hoạt động kinh doanhđầy rủi ro.
Tranh luận bùng nổ và tình bạn bị hủy hoại.
Tháng trước, một cô dâu mới đã để lại tin nhắn trên trang Facebook của mộtngười bạn rằng cô không nhận được tiền mừng của anh ta tại tiệc cưới. Ai đó đãchụp màn hình về tin nhắn trên và bình luận về nó. Thông tin về vụ này sau đó đãlan rộng.
Trong khi nhiều người cho rằng cô dâu trên thật quá đáng thì cũng có người tỏý đồng tình rằng, cưới xin hiện giờ quá tốn kém và các vị khách nên giúp cô dâuchú rể phần nào về tài chính.
Một quản lý tiếp thị tên là Rachel Tan, 25 tuổi, mới kết hôn cho hay, cô phảikiểm tra danh sách khách mời một lần nữa khi kiểm tiền mừng. "Tuy nhiên, trêntất cả, để tôi có thể biết tôi nên đi bao nhiêu khi tới đám cưới của họ".
Trang web chuyên về đám cưới Perfectweddings.sg đã công bố mức giá tiền mừngtheo thị trường, liệt kê khoảng 50 khách sạn được ưa chuộng và số tiền một vịkhách nên mừng khi dự cưới ở các khách sạn đó.
Chuyên gia tổ chức tiệc cưới Renee Leung, người sáng lập The Wedding Butler,cho biết, các cặp đôi nên có những nhận thức thực tế về đám cưới họ muốn tổchức, và nên biết rõ khả năng của mình tới đâu. Bà Leung, người đã có kinhnghiệm hơn 15 năm trong ngành cho hay, các cặp vợ chồng mới cưới thường bị sốckhi kiểm chi phí những thứ tưởng chừng rất nhỏ.
Chuyên gia về phép xã giao Suzenne Zheng nói, không mang quà tới lễ cưới làthô lỗ nhưng không nên quá coi trọng trị giá món quà. "Khi bạn mời ai đó tới dựtiệc cưới của mình, thì đó là để họ mừng ngày vui của bạn. Không nên kỳ vọng họphải trả tiền cho những gì bạn làm".
Một vài người trả lời phỏng vấn tờ The New Paper cho biết, trong khi họ đồngý rằng không nên kỳ vọng khách mời giúp thanh toán hóa đơn tiệc cưới, thì họ vẫncố mừng theo giá thị trường khi đi dự tiệc.
Charmaine Wee, 31 tuổi, sắp thành cô dâu cho biết, cô không coi tiền mừng làchi phí khôi phục lại được khi tổ chức cưới. Giáo viên này cũng khẳng định khôngđổ lỗi cho khách khi họ không mừng theo giá thị trường. "Tôi và chồng sẽ khôngyêu cầu khách ghi tên họ trên phong bì. Tuy nhiên, tôi đã tới những đám cưới màkhách mời phải ghi tên họ lên phong bì tiền mừng".
Cô Wee, đã đi dự nhiều đám cưới, cho hay, cô hiểu những khó khăn mà các cặp đôigặp phải khi trang trải chi phí đám cưới, vì thế cô thường mừng 120 đô cho nhữngngười không thân lắm nếu ăn cưới vào buổi tối, và 100 đô cho tiệc trưa. Weekhông tiết lộ số tiền mừng mà cô trao cho bạn bè thân.
Cô Renee Leung, người sáng lập The Wedding Butler cho biết, có một công thứcnhỏ để tính toán mức thị trường cho tiền mừng. "Mọi người thường xem tiệc cướitổ chức ở đâu và một bữa tối giá bao nhiêu tiền một người. Sau đó, bạn cho thêmtiền vào mức giá đó, dựa trên quan hệ của bạn với cô dâu, chú rể".
Với những ai luôn gắn với định nghĩa "giá thị trường" khi bỏ tiền mừng thìnếu tiệc cưới tổ chức ở nhà hàng - không phải khách sạn, hoặc tiệc cưới theophong cách buffet, tiền mừng sẽ ít hơn. Nếu dự cưới ở khách sạn 6 sao với đầubếp nổi tiếng, một ban nhạc 10 người và tượng băng đăng, thì bạn sẽ mừng nhiềuhơn.
Năm 2007 tốt nghiệp ngành Sư phạm Mỹ thuật, Trường CĐ Sư phạm Quảng Bình (nay là Trường ĐH Quảng Bình), đến đầu năm 2008 anh Nguyễn Quang Tuệ đã xin dạy hợp đồng môn Mỹ thuật ở một số trường trên địa bàn huyện.
Với mức lương hợp đồng không được đóng bảo hiểm thời điểm đó là hơn 700 nghìn đồng, anh phải đi chụp ảnh thuê vào ngày nghỉ và dạy kèm để kiếm thêm thu nhập.
Cựu giáo viên Mỹ thuật Nguyễn Quang Tuệ |
“Trong suốt 5 năm, tôi rất chật vật để có thể trang trải cuộc sống với mức lương hợp đồng. Có những thời điểm, tôi phải xin dạy ở hai trường cùng một lúc, ngày nghỉ đi làm thêm nhưng vẫn không đủ trang trải cuộc sống”- anh Tuệ kể.
Sau đó, anh biết đến xăm hình nghệ thuật. Với năng khiếu và niềm đam mê sẵn có, ngoài giờ lên lớp anh đã tìm hiểu và bén duyên với nghề.
Sau 5 năm dạy hợp đồng và 8 lần chuyển trường, tới năm học 2013-2014, anh được đặc cách vào viên chức ngành giáo dục và được nhận vào dạy Mỹ thuật tại Trường Tiểu học Thanh Thủy. Mức lương tăng dần nhưng cuộc sống của anh vẫn rất chật vật. Bây giờ, ngoài đi dạy, đi chụp ảnh thuê, anh Tuệ còn tranh thủ thời gian xăm hình cho khách.
“Có những ngày tôi chỉ ngủ được vài ba tiếng đồng hồ, vì ngoài giờ lên lớp tôi lại đi xe buýt hơn 30km về thành phố Đồng Hới để xăm hình cho những khách gọi điện đặt trước. Có những hình xăm rộng phải làm rất lâu, nên cứ rảnh lúc nào là tôi lại tranh thủ lúc đó”- anh Tuệ kể tiếp.
Bước vào năm học 2017-2018, trong khi các đồng nghiệp và học sinh chuẩn bị cho một năm học mới, thì anh Tuệ lại quyết định nộp đơn xin nghỉ việc tại ngôi trường đã gắn bó suốt 4 năm qua. Đây cũng là nơi anh trở thành viên chức và giảng dạy chính thức.
Đơn xin ra khỏi biên chế ngành giáo dục của anh Tuệ |
Không còn dạy vẽ bằng phấn tôi sẽ dạy bằng kim, quan trọng là mình có đam mê và hết mình với công việc đang làm |
Đơn xin nghỉ việc của an Tuệ có đoạn: “Lý do xin nghỉ việc là vì điều kiện kinh tế gia đình còn khó khăn, bản thân bị bệnh, mức lương và thu nhập thấp không đảm bảo cuộc sống gia đình. Kính mong Ban Giám hiệu, Ban chấp hành Công đoàn nhà trường cho tôi được nghỉ thôi việc để tìm công việc mới đảm bảo thu nhập cá nhân và gia đình".
Đơn xin nghỉ việc của anh Tuệ sau đó đã được Ban giám hiệu, Ban chấp hành công đoàn trường chấp thuận. Như vậy đến tháng 9/2017, anh Tuệ đã có 9 năm trong ngành, và mức lương ở thời điểm ngừng công tác là 3,6 triệu đồng.
Khách hàng nghe tiếng rồi tự tìm đến, không chỉ trong mà còn có người ngoài tỉnh và cả người nước ngoài. Ngoài xăm hình cho khách, anh còn nhận dạy cho một vài học viên.
Khi được hỏi còn muốn quay lại trường lớp không, anh Tuệ cho biết vẫn nhớ trường, nhớ học sinh, nhưng "không còn dạy vẽ bằng phấn tôi sẽ dạy bằng kim, quan trọng là mình có đam mê và hết mình với công việc đang làm".
Sẽ thiếu giáo viên nghệ thuật Khi trao đổi với VietNamNet về Chương trình Giáo dục phổ thông mới, GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng Chủ biên Chương trình, cho biết ở cấp tiểu học và THCS thực hiện giáo dục toàn diện, tích hợp, còn THPT thực hiện giáo dục phân hóa, tự chọn. Trừ lớp 10 là lớp dự hướng, phải học đầy đủ các môn, từ lớp 11, học sinh được chọn học những môn phù hợp với định hướng nghề nghiệp và sở thích, sở trường của mình. Chương trình quy định mỗi học sinh chọn tối thiểu 5 môn học với điều kiện tổng số giờ học 5 môn đó không thấp hơn 20 tiết/tuần. Tuy nhiên, nếu cho phép học sinh tự chọn môn học, ông Thuyết bày tỏ sự lo lắng sẽ thiếu giáo viên nếu đưa các môn nghệ thuật vào dạy ở THPT. "Hiện nay, các trường THPT không có giáo viên dạy những môn này. Chỉ cần bổ sung mỗi trường một giáo viên Mỹ thuật và một giáo viên Âm nhạc thì số giáo viên cần bổ sung cũng đã lên tới khoảng 6.000 người. Nhưng nếu đổi mới Chương trình Giáo dục phổ thông mà chỉ giới hạn trong phạm vi sắp xếp 8 môn học Văn, Sử, Địa, Toán, Lý, Hóa, Sinh, Công nghệ thì điều đó chưa đáp ứng được định hướng nghề nghiệp của học sinh. và khó có thể nói đó là đổi mới căn bản và toàn diện Dĩ nhiên, trước mắt có thể áp dụng biện pháp mời giảng viên các trường mỹ thuật, âm nhạc đến dạy theo hình thức hợp đồng. Nhưng về lâu về dài thì Nhà nước có trách nhiệm giải quyết vấn đề này" - ông Thuyết nói. |
Hải Sâm
Đang là giáo viên dạy môn văn của Trường THPT huyện Mường Lát (Thanh Hóa), cô Nguyễn Thị Thành đột nhiên viết đơn xin ra khỏi biên chế ngành giáo dục.
" alt=""/>Quảng Bình: Bỏ biên chế, thầy giáo trẻ chuyển nghề xăm hình nghệ thuật