Bảo vệ dữ liệu cá nhân, người dùng cần “che giấu” mình tối đa trên mạng xã hội
Quan điểm nêu trên được ông Vũ Bảo Thạch - chuyên gia tư vấn Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) chia sẻ trong phiên tọa đàm của hội nghị “SecurityTRENDs2019: Nghệ thuật an ninh mạng” vừa được hãng cung cấp giải pháp bảo mật toàn cầu Trend Micro tổ chức tại Hà Nội.
Ông Vũ Bảo Thạch - chuyên gia tư vấn của VNISA (ngồi giữa) và các chuyên gia thảo luận về những nguy cơ, thách thức bảo mật thông tin trong CMCN 4.0. |
Bàn về những nguy cơ, thách thức bảo mật thông tin trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0), PGS.TS Trần Văn Hòa, nguyên Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao cho rằng: “Bất kỳ lĩnh vực nào cũng có mặt phải và mặt trái, có lợi và hại, không có gì chỉ có lợi không. Cho nên, việc chúng ta có nguy cơ bị lộ lọt thông tin, dữ liệu cá nhân là có thật”.
Ông Hòa phân tích, trên thực tế, Việt Nam hiện có tới 53 triệu tài khoản Facebook và trên 50 triệu tài khoản Zalo. Trên các mạng xã hội này, vô tình hay hữu ý và cũng có những cái do yêu cầu của quản trị viên, nhiều thông tin cá nhân của người dùng đã được chia sẻ lên. “Rất nhiều thông tin cá nhân được đưa lên một cách tự do, không suy nghĩ gì về việc bảo vệ”, ông Hòa bình luận.
Vị nguyên Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao cũng đưa ra nhận định, thời gian vừa qua, hầu như các công ty bán hàng, cung cấp dịch vụ trên mạng đều tìm mọi cách thu thập thông tin cá nhân.
Lấy dẫn chứng từ mạng xã hội lớn nhất thế giới Facebook, ông Hòa nêu: “Riêng trong 1 quý vừa qua nền tảng này đã có doanh thu từ quảng cáo lên tới hơn 15 tỉ USD. Những quảng cáo đó cần đưa đến đúng đối tượng, theo đúng nhu cầu người dùng và vì thế mà họ cần thu thập thông tin cá nhân. Cho nên, các công ty trên thế giới nói không thu thập dữ liệu cá nhân, nhưng tôi cho rằng không phải như vậy”.
Cho biết mặc dù các nước đều đã có “Private Law” (Luật Bảo vệ thông tin cá nhân) và Việt Nam hiện cũng đã có Luật quy định về vấn đề này, song ông Trần Văn Hòa vẫn đưa ra khuyến nghị "mọi người nên hết sức hạn chế đưa thông tin cá nhân lên mạng".
Chia sẻ thêm về rủi ro có thể xảy ra với trường hợp người dùng chia sẻ, cung cấp thông tin khi sử dụng các dịch vụ công do cơ quan nhà nước cung cấp, ông Hòa cho hay, có những thông tin dữ liệu mà chúng ta bắt buộc phải cung cấp, ví dụ như để làm Căn cước, người dân phải đưa thông tin cá nhân của mình lên hệ thống Cơ sở dữ liệu về Căn cước, hay như với hệ thống thông tin của Cảnh sát giao thông về các phương tiện vi phạm, chỉ với thông tin biển số xe, có thể dễ dàng tra được trên website của Cảnh sát giao thông tất cả những thông tin liên quan đến sai phạm.
Từ những ví dụ trên, chuyên gia Trần Văn Hòa cho rằng: "Thông tin cá nhân của chúng ta cũng được lưu trên mạng và tất nhiên sẽ có rủi ro".
(责任编辑:Bóng đá)
- Soi kèo phạt góc Lille vs Nice, 03h05 ngày 18/01
- Hồi âm đơn thư Bạn đọc đầu tháng 1/2015
- Tin chuyển nhượng tối 6
- SÀI GÒN CHỐNG DỊCH
- Kèo vàng bóng đá Brentford vs Liverpool, 22h00 ngày 18/1: Khó thắng cách biệt
- Tin thể thao 7
- Kết quả bóng đá MU 1
- Giải bóng đá nữ Cúp quốc gia khởi tranh vào ngày Lễ tình yêu
- Nhận định, soi kèo Leganes vs Atletico Madrid, 22h15 ngày 18/1: Vẫn còn rất sung
- Các cơ quan phúc đáp đầu tháng 12/2014
- Tin thể thao 23
- Liverpool và nỗi khổ Jurgen Klopp
- Nhận định, soi kèo Zwolle vs PSV, 22h30 ngày 18/1: Xây chắc ngôi đầu
- Bảng xếp hạng Ligue 1 2022