Tôi nghĩ rằng,ềugiáoviênquênxỏchânvàođôigiàycủahọphim sét đối với một người giáo viên, để làm được điều đó thực chẳng có gì khó khăn. Điều mà nhiều giáo viên quên mất là “xỏ chân vào đôi giày của học sinh”
Tôi dạy học ở miền quê, điều kiện gia cảnh học sinh có thể không tốt như thành phố, nhưng học sinh ngỗ nghịch thì chẳng kém. Tôi nhớ, một lần làm chủ nhiệm lớp, có cậu học sinh từng lưu ban 2 năm. Em ấy nghênh ngang, ngổ ngáo, thêm vào đó, thường hay nói năng vô lễ. Nhưng đó đâu đã là bản chất. Tôi bắt đầu quan sát em nhiều hơn, thấy tay của em khá thô ráp, thậm chí là chai sạn. Một lần, trong lúc trò chuyện, vô tình nghe em than: “Em chán mẹ em, mẹ đi không về”. Tôi mới hiểu rằng, em thiếu thốn tình cảm, phải làm nhiều việc ở nhà.
Từ đó, tôi bắt đầu gần gũi, quan tâm và khen em nhiều hơn. Tôi giao cho em các nhiệm vụ trong lớp như: lớp phó lao động, tổ trưởng… Dần dần, em nghiêm chỉnh hơn, và tích cực trong cả học tập lẫn ý thức.
Tôi luôn giành thời gian đọc truyện cho học sinh, qua đó để dạy cho các em những bài học kỹ năng sống (Clip: Nguyễn Quỳnh).
Đổ lỗi và thiếu trách nhiệm sẽ gây ra nhiều bệnh trong giáo dục
Tôi vô cùng trân quý những người thầy đã giảng dạy mình. Bởi vì thầy cô không chỉ dạy tôi biết chữ, mà còn dạy tôi làm người, làm nghề. Một người thầy đã về hưu của tôi nói rằng: “Nghề của chúng ta là một nghề cao đẹp. Thầy luôn tự hào. Cho dù ngày xưa khó khăn biết bao, nhưng nếu bảo chọn lại, thầy vẫn chọn nghề dạy học”. Lúc đó, tôi thấy trong đôi mắt thầy ánh lên nét hạnh phúc.
Hay cô giáo chủ nhiệm lớp 6, trước khi ra đi, cô vẫn nắm chặt tay tôi dặn dò, phải biết trung thực và tự hào về nghề của mình. Với tôi, họ đều là những nhà giáo tuyệt vời!
Than thở, dùng các biện pháp cực đoan trong dạy học mà chưa bao giờ tự hỏi mình đã làm gì cho học sinh, không nhìn thấy ánh mắt hạnh phúc của các em trong giờ học, thì tôi cho rằng đang sống những ngày thật lãng phí.
Có những đồng nghiệp viện cớ “nói mãi mà học sinh không nghe” nên phải đánh cho sợ. Giả sử đặt vào bản thân, nếu trong một lớp học, mình cảm thấy không hiểu, không thú vị, không ý nghĩa thì có lắng nghe giáo viên giảng hay không?
Bởi vậy, giáo viên hãy lắng nghe xem học sinh có khó khăn gì, do kiến thức bị hổng, hay do thầy cô giảng nhanh quá, rắc rối quá? Giáo viên hãy luôn luôn xem lại bản thân mình trước, rồi hãy trách học sinh.
Nếu chỉ chăm chăm đổ lỗi, thiếu trách nhiệm thì tôi nghĩ họ nên xem xét chọn lại nghề.
Để học sinh yêu quý, phụ huynh tin tưởng không khó
Lắp camera có thể giết chết cảm hứng sáng tạo của giáo viên và học sinh, vì vậy, điều quan trọng là tạo dựng niềm tin giữa nhà trường, giáo viên và phụ huynh (Ảnh: Nguyễn Quỳnh). Người ta vẫn nói “Giáo viên là cha mẹ thứ hai của học sinh”, tôi cho rằng, các giáo viên cũng phải tự nhắc nhở mình điều đó. Có như vậy thì mới đủ yêu thương và trách nhiệm với học sinh.
Lớp học chính là ngôi nhà thứ 2 của các em. Ở đó, có tình yêu thương, sự tôn trọng và niềm hạnh phúc. Những đứa trẻ bây giờ rất thông minh, các em nhận thức rất tốt và cũng rất ham học hỏi.
Vì vậy, để gần gũi và hiểu tâm tư của học sinh, ngay từ đầu năm học mới, tôi thường tổ chức cho các em viết thư, gửi những điều mong muốn ở bố mẹ, và sau một tuần học đầu tiên, các em sẽ viết thư gửi các thầy cô. Tôi cũng sẽ viết thư hồi đáp lại cho các em.
Riêng bản thân mình, tôi luôn phải làm một tấm gương tốt về đạo đức, có kiến thức chuyên môn vững, và đảm bảo tính trung thực. Như vậy, học sinh mới thật sự yêu quý, tôn trọng.
Đối với phụ huynh, cũng ngay từ buổi gặp mặt đầu năm, hay buổi họp phụ huynh, tôi sẽ đưa ra quan điểm của mình trong dạy học, sẽ không có sự so sánh giữa các học sinh trong lớp. Nếu có học sinh nào yếu kém, tôi sẽ trao đổi riêng, tránh để phụ huynh “muối mặt” với các phụ huynh khác. Điều mà giáo viên cần có ở phụ huynh chính là sự tin tưởng.
Tôi nghĩ để có được điều đó thật sự rất đơn giản.
Với việc lắp camera trong lớp học, đứng trên cương vị giáo viên, tôi cảm thấy rất khó chịu, không được tin tưởng, và có thể giết chết sự sáng tạo của thầy và trò. Tuy nhiên, đặt mình vào vị trí của phụ huynh, tôi có thể hiểu được. Vì vậy, điều quan trọng là nhà trường và giáo viên phải gây dựng được niềm tin cho phụ huynh. 顶: 17521踩: 5
Nhiều giáo viên quên “xỏ chân vào đôi giày của học sinh”
人参与 | 时间:2025-01-20 05:44:46
相关文章
- Nhận định, soi kèo Real Betis vs Alaves, 0h30 ngày 19/1: Nỗ lực trụ hạng
- Nhận định, soi kèo HJK Helsinki vs KuPS, 20h00 ngày 3/9
- Nhận định, soi kèo Umm Salal vs Al
- Nhận định, soi kèo Dinamo Samarqand vs Lokomotiv Tashkent, 21h00 ngày 4/9
- Nhận định, soi kèo Everton vs Tottenham, 21h00 ngày 19/1: Ngồi trên đống lửa
- Nhận định, soi kèo U21 Georgia vs U21 Gibraltar, 19h00 ngày 6/9
- Nhận định, soi kèo Nibe vs Esbjerg FB, 22h00 ngày 5/9
- Nhận định, soi kèo Deportivo Cali vs Independiente Santa Fe, 8h20 ngày 7/9
- Nhận định, soi kèo AL
- Nhận định, soi kèo Follo vs Tromso B, 22h00 ngày 04/09
评论专区