Nhận định, soi kèo Farense vs Casa Pia, 0h45 ngày 8/4: Khát khao trụ hạng
(责任编辑:Nhận định)
下一篇:Kèo vàng bóng đá Sporting Lisbon vs Braga, 02h45 ngày 8/4: Trở lại đỉnh bảng
Sáng 11/11, giám đốc dự án của công ty Engineering Impact - người chịu trách nhiệm thầu chính sân khấu biểu diễn của nhóm Mirror bị bắt giữ về đồn cảnh sát để phục vụ cho công tác điều tra. Những người bắt giữ bao gồm 4 nam và 1 nữ, trong đó người phụ nữ là giám đốc dự án của công ty Engineering Impact chịu trách nhiệm thầu chính sân khấu biểu diễn của Mirror. Giám đốc dự án bị cáo buộc có hành vi lừa đảo, để vật thể từ trên cao rơi xuống gây thương tích nghiêm trọng. Cô bị áp giải rời khỏi nơi cư trú để đưa về đồn cảnh sát Hung Hom nhằm phục vụ công tác điều tra.
Về tội danh của 4 người còn lại, cảnh sát sẽ tiếp tục điều tra và để đưa ra kết luận chính xác về sự cố tai nạn sân khấu hôm 28/7 khiến 2 vũ công bị thương nặng.
Liên quan đến vụ điều tra lần này, còn có 4 người khác bao gồm giám đốc sản xuất, giám đốc phụ trách kỹ thuật. Tai nạn nghiêm trọng khiến vũ công Lý Khải Ngôn 27 tuổi bị chấn thương nặng ở đầu và cổ, xuất huyết não, liệt tứ chi và gãy đốt sống cổ thứ 4, lệch đốt sống cổ thứ 5. Anh đã trải qua 3 cuộc đại phẫu, đến nay tình hình sức khỏe anh chưa cải thiện nhiều.
Ngoài Lý Khải Ngôn, Trương Tử Phong cũng là nạn nhân trong vụ tai nạn sân khấu lần này. Trước đó, anh được các bác sĩ chẩn đoán bị vỡ vùng xương chậu. Sau một thời gian điều trị đến nay, nam vũ công cho biết vẫn bị ám ảnh về mặt tâm lý sau tai nạn nghiêm trọng.
Cảnh sát Hong Kong sẽ tiếp tục có thông báo trong hôm nay về tội danh của các bị cáo và đưa ra kết luận chính xác nguyên nhân dẫn đến vụ màn hình LED 600kg rơi xuống người 2 vũ công.
Thắm Nguyễn
" alt="Bắt giữ 5 người liên quan đến vụ rơi màn hình LED 600 kg" />Vũ trụ ảo là một trong những nguyên nhân khiến Facebook không còn trong top 20 công ty giá trị nhất. (Ảnh: Insider) Sự sụp đổ giá trị của Meta gợi nhớ về bong bóng dot-com, nhưng vượt xa mức thiệt hại mà một công ty riêng lẻ hứng chịu. Facebook đã lao dốc từ cuối năm ngoái khi tín hiệu tiêu cực của kinh tế vĩ mô bắt đầu lan rộng. Đến đầu năm nay, công ty tiếp tục hứng thêm “cú đấm” từ việc Apple thay đổi chính sách về quyền riêng tư trên iOS, động thái ước tính gây ra thiệt hại 10 tỷ USD doanh thu.
Trong khi đó, nhà sáng lập kiêm CEO Mark Zuckerberg không thể vực dậy công ty mà thậm chí còn khiến vấn đề trở nên trầm trọng. Sau khi đổi tên công ty thành Meta, Zuckerberg nói rằng tương lai của họ là vũ trụ ảo, dành cho cả công việc, giải trí và giáo dục.
Con đường này đã khiến công ty tiêu tốn hàng tỷ USD, trong khi mảng kinh doanh quảng cáo cốt lõi ngày càng bị thu hẹp. Facebook dự báo doanh thu công ty tiếp tục giảm trong quý IV sắp tới.
“Có những vấn đề về kinh tế vĩ mô, hiện sự cạnh tranh cũng rất lớn trong lĩnh vực quảng cáo, đặc biệt là từ Apple. Tuy nhiên chúng tôi tin rằng công ty sẽ mang lại lợi nhuận lớn hơn trong dài hạn”, Zuckerberg nói. “Tôi đánh giá cao sự kiên nhẫn và nghĩ rằng những nhà đầu tư kiên nhẫn sẽ được đền đáp xứng đáng”.
Thế Vinh(Theo CNBC)
" alt="Facebook ‘văng’ khỏi top 20 công ty vốn hoá lớn nhất" />- Đã có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh việc Trường ĐH Kinh tế TP.HCM đưa ra mức "thưởng" 200 triệu đồng cho một bài báo công bố quốc tế đạt ISI/SCOPUS Q1 có IF>2.
Thưởng đúng hay không đúng?
Anh Nguyễn Xuân Thọ, nghiên cứu sinh Ngành Kinh doanh và Quản lý tại ĐH Khoa học và Công nghệ miền Nam Đài Loan, cho rằng việc Trường ĐH Kinh tế TP.HCM đưa mức thưởng 200 triệu đồng "là một quyết định có chiến lược và tầm nhìn tốt".
“Ở góc độ quản lý, khi đưa ra quyết định nào người ta phải dựa vào nhiều yếu tố. Trong trường hợp này, cá nhân tôi cho rằng khi ban hành quyết định này, lãnh đạo Trường ĐH Kinh tế TP.HCM đã dựa vào một số yếu tố.
Thứ nhấtlà, nguồn lực tài chính – quỹ thưởng được trích từ nguồn của trường. Thứ hailà thực trạng nghiên cứu khoa học và công bố quốc tế hiện tại của trường. Thứ balà chiến lược phát triển nhằm giữ vững uy tín của một trường top đầu trong khối các trường kinh tế. Thứ tưlà thực trạng đào tạo tiến sĩ của trường, đặc biệt là chương trình bằng tiếng Anh có yêu cầu bài báo quốc tế. Tiếp đếnlà môi trường cạnh tranh mới, trong đó có sự xuất hiện của các trường có yếu tố nước ngoài trên địa bàn. Và cuối cùnglà chiến lược hợp tác nghiên cứu với các nhà khoa học bên ngoài trường” - anh Thọ lý giải.
Một hội thảo tại Trường ĐH Kinh tế TP.HCM (Ảnh: UEH) Theo anh Thọ, nên đứng ở góc nhìn của người quản lý để ủng hộ, thay vì đứng ở khía cạnh cá nhân để phản đối chính sách này của Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, và “quyết định này cũng gián tiếp hỗ trợ cho dự án nâng cao chất lượng Tạp chí Phát triển Kinh tế của trường hướng tới việc được đưa vào dữ liệu SCOPUS mà trường đang triển khai”.
Anh Phạm Hiệp, hiện là nghiên cứu sinh tại ĐH Văn hoá Trung Hoa - Đài Loan, Trung Quốc, cũng nhận xét "mức thưởng này là xứng đáng", vì để có một bài báo đạt yêu cầu như trường đưa ra là vô cùng khó với người làm khoa học.
“Theo tôi biết, số lượng người Việt có những bài báo đạt mức IF>2 chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nếu một trường nào đó công bố quốc tế đạt tiêu chí này là sự kiện lớn trong năm của trường" - anh Hiệp nói.
Với anh Hiệp, điểm thú vị nhất của chính sách mà Trường ĐH Kinh tế TP.HCM đưa ra không phải là nằm ở số tiền lớn treo thưởng, mà ở nội dung đơn giản hoá thủ tục hành chính - điều từ lâu luôn được coi là “thủ phạm” triệt tiêu "sức chiến đấu" của các nhà khoa học.
“Tôi nghĩ Trường ĐH Kinh tế TP.HCM đã gửi gắm một thông điệp mạnh mẽ rằng "Chúng tôi đặt niềm tin vào ý tưởng khoa học của các thầy, cô ngay cả khi bị các quỹ ngoài trường từ chối”.Vì thế, so với con số 200 triệu đồng treo thưởng thì việc đơn giản thủ tục hành chính có ý nghĩa hơn rất nhiều. Mặt khác, chúng ta đã nói nhiều về việc phải tin nhà khoa học, thì đây là lần đầu tiên tôi thấy niềm tin ấy được thể hiện bằng hành động cụ thể” - anh Hiệp nhấn mạnh.
Trong khi đó, GS.TS Ngô Văn Lệ, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG TP.HCM, bình luận rằng khi hội nhập, trong đó có hội nhập học thuật, như một tất yếu thì việc khuyến khích công bố trên các tạp chí ở nước ngoài là cần thiết, nhưng cũng phải xem xét cụ thể.
"Hiện nay, các trường của Việt Nam không có nhiều công bố trên các tạp chí danh tiếng, nên việc thưởng cho các công bố này đã tạo những động lực nhất định. Nhưng khi các công bố nhiều lên thì việc khuyến khich như vậy cũng không còn có ý nghĩa, vì mỗi cán bộ khoa học coi việc công bố trên các tạp chí danh tiếng sẽ là công việc bình thường" - ông Lệ đưa quan điểm.
Cũng theo ông Lệ, hiện nay sự hiểu biết của chúng ta về những thông lệ quốc tế còn hạn chế, nên không ít những bài viết chưa hẳn đã đáp ứng được kỳ vọng, mặc dù đăng trên các tạp chí có chỉ số cao.
"Ở Việt Nam đã có không ít những trường hợp để chúng ta suy nghĩ. Việc đi học nước ngoài để lấy bằng tiến sỹ là không đơn giản, nhưng không ít lần báo chí đã phanh phui về các trường hợp như "đi học tiến sỹ 10 ngày", hoặc trình độ tiếng Anh của nghiên cứu sinh quá yếu... Mặt khác, việc đăng bài trên các tạp chí ISI, SCOPUS là không dễ dàng nhưng có sự khác biệt giữa các lĩnh vực khoa học tự nhiên, kỹ thuật với lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. Làm tiến sỹ là một nghiên cứu sâu về một vấn đề mà còn có trường hợp giả mạo được, thì một bài viết đăng trên các tạp chí có lẽ còn dễ hơn" - ông Lệ thẳng thắn nhận định.
Trường ĐH Kinh tế TP.HCM nói gì về mức thưởng 200 triệu đồng?
Trao đổi với VietNamNet, GS.TS Nguyễn Trọng Hoài, Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết trường có Quỹ Hàn lâm khoa học. Trước đây, để khuyến khích giảng viên, trường đã đưa ra mức thưởng cao nhất 150 triệu đồng cho một công bố quốc tế.
Gần đây, trường sửa đổi một số quy định, bằng đơn giản thủ tục hành chính và nâng mức thưởng cho các công bố quốc tế. 200 triệu đồng là mức thưởng cao nhất cho một công bố quốc tế đạt ISI/SCOPUS Q1 có IF>2.
GS.TS Nguyễn Trọng Hoài, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TP.HCM (Ảnh: UEH) “Chúng tôi cho rằng 200 triệu đồng không phải là số tiền lớn, mà việc quan trọng là trường đã đơn giản các thủ tục hành chính. Nếu trước đây người nghiên cứu phải nộp đề tài để xét duyệt, giải quyết các thủ tục hành chính, chứng từ khá mất thời gian, thì hiện nay trường không xét duyệt các đề tài mà chỉ xét duyệt kết quả. Chúng tôi cho rằng một nghiên cứu để được công bố quốc tế thì đã được thẩm định bởi các chuyên gia của tạp chí quốc tế. Vì vậy, giảng viên chỉ cần công bố trên tạp chí có xếp hạng cao là được” - ông Hoài lý giải.
Theo ông Hoài, để có một công bố quốc tế đạt ISI/SCOPUS Q1 có IF>2 là điều không dễ. "Đối với các ngành khoa học xã hội, đặc biệt khối kinh tế, tác giả phải mất từ 2-3 năm nghiên cứu. Nhìn bên ngoài, việc khuyến khích này tăng giá trị lên một chút nhưng cũng đòi hỏi nhà nghiên cứu phải tăng trách nhiệm, bởi các nghiên cứu phải được công bố trên những tạp chí có xếp hạng cao hơn so với trước. Theo đánh giá của chúng tôi, thách thức về mặt chuyên môn còn cao hơn so với mặt kinh phí” - ông Hoài nói.
Ông Hoài cũng cho rằng không nên hiểu số tiền 200 triệu đồng là "thưởng", mà đây là chi phí trường hỗ trợ cho giảng viên điều tra dữ liệu, họp nhóm nghiên cứu, khảo sát bên ngoài, dự hội nghị, hội thảo quốc tế…
"Mặt khác, nếu so sới một đề tài cấp Bộ được chi từ 200-250 triệu đồng mà không yêu cầu phải công bố quốc tế, hay Quỹ NAFOSTED chi trung bình một công bố SCOPUS trở lên từ 300-400 triệu đồng, thì mức 200 triệu đồng của chúng tôi là không cao” - ông Hoài khẳng định.
“Sâu xa hơn, chúng tôi hướng tới mục đích tạo cho giảng viên thói quen nghiên cứu khoa học theo thông lệ quốc tế. Sau này, khi trường không tài trợ nữa, thì giảng viên cũng tự động làm vì trách nhiệm và thói quen. Nếu không có chế độ khuyến khích, giảng viên sẽ chỉ hoàn thành định mức công việc mà không đầu tư nghiên cứu, vì khối lượng công việc theo quy định cũng đã chiếm rất nhiều thời gian”.
Trước câu hỏi"Thưởng nghiên cứu khoa học có phải là "cuộc chơi" của những trường lớn?",ông Hoài khẳng định nhà trường không có mục đích đẩy việc nghiên cứu khoa học vào "cuộc chơi", mà đây là xu hướng quốc tế hóa của trường.
Một hội thảo khoa học tại Trường ĐH Kinh tế TP.HCM “Trường chúng tôi không phải là một trường giàu, thậm chí so với các trường nước ngoài chúng tôi còn nghèo. Nhưng nghèo không có nghĩa không có nguồn kinh phí tối thiểu để hỗ trợ, thúc đẩy giảng viên làm nghiên cứu” – ông Hoài chia sẻ.
Ngoài việc thưởng, để thúc đẩy giảng viên, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM còn mời các nhà khoa học quốc tế tới trường làm việc. Ông Hoài cho biết trường sẽ đầu tư cơ sở vật chất, mở các lớp huấn luyện về phương pháp nghiên cứu, các lớp huấn luyện ngoại ngữ về học thuật, đưa giảng viên đi các trường khác học tập…
“Ngoài 15% giảng viên có năng lực công bố quốc tế thì 85% giảng viên còn lại phải được tạo cơ hội học hỏi đồng nghiệp nước ngoài để đi theo hướng này. Chúng tôi mời giảng viên nước ngoài cùng nghiên cứu theo xu hướng công bố chung. Họ là những người tương tác, chuyển giao kinh nghiệm nghiên cứu theo thông lệ quốc tế cho giảng viên trong trường, để giảng viên của trường từng bước lớn dần về mặt năng lực công bố quốc tế. Như vậy, công bố quốc tế là năng lực thực sự của giảng viên trong trường chứ không "mua"của những nhà nghiên cứu nước ngoài” - ông Hoài lý giải hướng đi của nhà trường.
Vị phó hiệu trưởng này một lần nữa khẳng định “Trường đã xây dựng đề án định hướng trường đại học nghiên cứu từ năm 2012. Trong xếp hạng đại học, nghiên cứu khoa học cũng là một tiêu chí để đánh giá. Vì vậy, đây không phải là việc để cạnh tranh mà là nỗ lực tự thân của trường”.
Lê Huyền
" alt="Tranh luận về mức thưởng 200 triệu đồng cho một nghiên cứu khoa học của Trường ĐH Kinh tế TP.HCM" />" alt="Ngỡ ngàng loạt sao Việt cao chưa tới 1m60" />
Dịp Tết Tân Sửu 2021, cặp đôi Thanh Thúy – Đức Thịnh thực hiện bộ ảnh chào năm mới với trang phục truyền thống áo dài. Khác với hình ảnh gia đình mọi khi, cả hai lần này chụp ảnh đôi, không có sự góp mặt của các con.
Cặp đôi tạo dáng ăn ý, hài hước trong mỗi shoot ảnh Tết. Trong khi Thanh Thúy đẹp rạng rỡ, đằm thắm, Đức Thịnh lại gây ấn tượng với vóc dáng phong độ cùng biểu cảm hài hước.
Đức Thịnh - Thanh Thúy yêu nhau khi cả 2 hoạt động chung ở sân khấu kịch Phú Nhuận. Cặp đôi tổ chức đám cưới vào tháng 5/2008 tại TP.HCM và có 2 cậu con trai. Hơn một thập kỷ bên nhau, vợ chồng diễn viên trải qua nhiều thăng trầm, sóng gió.
Bên nhau hơn 10 năm, Thanh Thúy và Đức Thịnh cho biết đây không phải là quãng thời gian quá dài cho một cuộc hôn nhân. Cả hai luôn quan niệm chuyện tương lai không đoán biết được nên luôn cố gắng sống trọn vẹn mỗi ngày.
Chia sẻ bí quyết gìn giữ hôn nhân, nữ diễn viên khẳng định việc tôn trọng lẫn nhau là vô cùng quan trọng. Bởi lẽ sự nhường nhịn, thấu hiểu sẽ là chìa khóa để tình yêu cả hai thêm bền vững theo năm tháng.
"Với nghề diễn, tôi xem đó là cái duyên mình phải gắn bó. Còn hôn nhân với Đức Thịnh là cái nợ mà tôi phải trả và tôi mong mình được trả cả đời”, Thanh Thúy từng chia sẻ với VietNamNet.
Năm 2020, cặp đôi cũng trải qua nhiều khó khăn như các nhà làm phim khác do dịch Covid-19. Tranh thủ thời gian ở nhà, cả hai dành thời gian bên con, dạy các bé học và vui chơi. Trước thềm năm mới, cặp đôi gửi lời chúc sức khỏe, bình an đến khán giả và không quên kêu gọi mọi người nâng cao ý thức giữ gìn an toàn sức khỏe giữa mùa dịch.
Clip Thanh Thúy tham gia 'Ơn giời! cậu đây rồi'
Thúy Ngọc
Đức Thịnh xuất hiện ‘cứu nguy’ giúp Thanh Thúy đoạt cúp ‘Ơn giời’
Đạo diễn Đức Thịnh bất ngờ xuất hiện tại “Ơn giời cậu đây rồi” tập 6 để “cứu nguy” cho bà xã Thanh Thúy trước những tình huống éo le của trưởng phòng Trường Giang.
" alt="Vợ chồng Thanh Thúy – Đức Thịnh ‘trốn con’ chụp ảnh Tết" />
- ·Nhận định, soi kèo SHB Đà Nẵng vs Công an Hà Nội, 18h00 ngày 7/4: Tìm lại niềm vui
- ·Thời trang 'chằng chịt' của Hồ Ngọc Hà
- ·Clip băng cướp vét sạch cửa hàng vàng trong 60 giây nóng nhất mạng xã hội
- ·Sống thư thái, nhẹ nhàng cùng '100 cách sống hạnh phúc'
- ·Nhận định, soi kèo nữ Israel vs nữ Bulgaria, 18h00 ngày 8/4: Đối thủ yêu thích
- ·Bạn gái cậu cả nhà Beckham mặc đẹp nhất thế giới
- ·Ngọc Sơn: Tôi đã học đến ngôn ngữ thứ 11
- ·Hồ Ca phủ nhận tin đồn kết hôn với Lưu Diệc Phi
- ·Siêu máy tính dự đoán Bologna vs Napoli, 01h45 ngày 8/4
- ·Chung Thục Quyên đụng váy không nội y với bom sex gốc Việt
Đại biểu Đào Chí Nghĩa - Đoàn ĐBQH thành phố Cần Thơ. Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, trước năm 2016, lượng tần số đã cấp phát đủ cho nhu cầu của các doanh nghiệp và không có nhu cầu cấp phát thêm. Sau thời điểm năm 2016, các nhà mạng bắt đầu phát sinh nhu cầu mới. Ở giai đoạn từ năm 2010-2016, khi Luật Tần số Vô tuyến điện và Luật Viễn thông có hiệu lực, Việt Nam đã hoàn thiện thể chế, trong đó có quy định về đấu giá tần số và việc quy hoạch tần số để mang ra đấu giá. Đến năm 2016, khi thấy thị trường phát sinh nhu cầu, Bộ TT&TT đã thành lập Ban chỉ đạo và bộ máy để thực hiện việc đấu giá tần số.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng. Ở thời điểm những năm 2018, việc thực hiện đấu giá đã đi vào giai đoạn cuối. Tuy nhiên, lúc này những luật mới như Luật Quản lý tài sản công, Luật Đấu giá bắt đầu có hiệu lực. Trong đó, có quy định về cách thức đấu giá, cách thức xác định giá khởi điểm phải dựa trên Nghị định của Chính phủ chứ không phải quyết định của Thủ tướng.
Bộ TT&T muốn tiếp tục thực hiện việc đấu giá tần số theo cách cũ trong giai đoạn giao thời. Sau khi xin ý kiến tất cả các bộ ngành, Bộ TT&TT thấy điều này thiếu cơ sở pháp lý, do vậy đã dừng lại và xin phép Chính phủ cho làm Nghị định về đấu giá.
Tốc độ Internet di động tại Việt Nam hiện xếp thứ 52 thế giới. Ảnh: Trọng Đạt Cuối năm 2021, Nghị định 88/2021 Quy định về thu tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện, đấu giá, cấp phép, chuyển nhượng quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với băng tần đã được ban hành. Bộ TT&TT đang dùng Nghị định này để thực hiện tiến trình đấu giá tần số, cụ thể là đấu giá tần số 4G và sắp tới là 5G.
Trong lúc chưa đấu giá được tần số, Bộ TT&TT đã chỉ đạo các nhà mạng đưa tần số 2G sang làm 3G, đưa tần số 3G sang làm 4G. Hiện tốc độ Internet di động Việt Nam đạt khoảng gần 40 Mbps, xếp thứ 52 thế giới.
“Bộ TT&TT xin hứa với Quốc hội sẽ tổ chức sớm việc đấu giá tần số”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định.
Trọng Đạt
" alt="Việt Nam sẽ sớm tổ chức đấu giá tần số 4G, 5G" />-Trao đổi với VietNamNetsáng 2/3, phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT) Hoàng Thị LanPhương cho biết, theo quy định mới thì từ khâu tuyển sinh, môn thi, chương trìnhđào tạo đến ra quyết định giao đề tài luận văn và người hướng dẫn...do thủtrưởng các cơ sở đào tạo thạc sĩ quyết định.
Theo Thông tư Quy chế Đào tạotrình độ thạc sĩ ban hành ngày 28/2, Bộ quy định người đã có bằng tốtnghiệp ĐH có thể kết thúc khóa học thạc sĩ sau 1 năm hoặc không kéo dài quá 2năm. Thủ trưởng các cơ sở đào tạo thạc sĩ căn cứ vào quy định để quyết định thờigian đào tạo phù hợp.
Cụ thể, với các ngành đào tạotrình độ ĐH có thời gian đào tạo từ 5 năm trở lên thời gian đào tạo trình độthạc sĩ tối thiểu là 1 năm học. Còn các ngành đào tạo trình độ ĐH có thời gianđào tạo từ 4,5 năm trở xuống thời gian đào tạo trình độ thạc sĩ là một năm rưỡiđến hai năm học.
Theo bà Phương, thời gian thituyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ được tổ chức từ 1 - 2 lần/năm. Thủ trưởng cơsở đào tạo căn cứ vào yêu cầu và tình hình cụ thể của cơ sở đào tạo để xác địnhsố lần tuyển sinh và thời điểm tuyển sinh của năm tới, đăng ký với Bộ GD-ĐT vàotháng 8 hàng năm.
Các môn thi tuyển gồm: môn ngoạingữ, môn cơ bản, môn cơ sở của ngành hoặc chuyên ngành đào tạo.
Riêng môn ngoại ngữ, Thủ trưởngcơ sở đào tạo quy định môn ngoại ngữ trong tuyển sinh và trình độ ngoại ngữcủa người dự tuyển theo từng ngành hoặc chuyên ngành đào tạo. Thí sinh dự tuyểnđào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành ngoại ngữ phải dự thi ngoại ngữ thứ hai.Thủ trưởng cơ sở đào tạo quyết định môn ngoại ngữ thứ hai.
Chương trình đào tạo trình độthạc sĩ do cơ sở đào tạo xây dựng trên cơ sở các quy định về cấu trúc chươngtrình đào tạo được quy định (gồm Phần kiến thức chung và Phần kiến thức cơ sởvà chuyên ngành ). Mỗi chương trình gắn với một ngành hoặc một chuyên ngànhđào tạo.
Vẫn theo bà Phương, Thủ trưởng cơsở đào tạo ra quyết định giao đề tài luận văn và người hướng dẫn. Mỗi luận vănthạc sĩ có tối đa hai người hướng dẫn. Trường hợp có hai người hướng dẫn, trongquyết định cần ghi rõ người hướng dẫn chính và người hướng dẫn phụ.
Sau mỗi kỳ thi tuyển sinh, các cơ sở đào tạo báo cáo Bộ GD-ĐT, cơ quan chủ quảnvề tình hình tuyển sinh, kết quả tuyển sinh.K.Oanh
Nhiều cơ sở cho thuê máy chiếu, TV màn hình lớn đang ghi nhận nhu cầu tăng dần trước cao điểm World Cup 2022. Ảnh: Đan Thanh.
Tối ngày 26/10, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) công bố đã có bản quyền chính thức của mùa giải World Cup 2022. Sau thông báo trên, các dịch vụ đính kèm thường có vào mỗi dịp World Cup cũng trở nên nóng dần.
Ngược lại với tình trạng ảm đạm của những cửa hàng mua bán TV, thiết bị công nghệ, dịch vụ cho thuê máy chiếu, TV màn hình rộng có những bước chạy đà để chuẩn bị cho mùa giải lớn nhất hành tinh của môn thể thao vua.
Giá thuê tăng dần
Anh Nguyễn Hải (TP.HCM) - chủ hộ doanh nghiệp cho thuê các thiết bị âm thanh, máy chiếu và TV chia sẻ, tầm thời gian này cửa hàng của anh đã tiến hành kiểm đếm, vệ sinh những thiết bị công nghệ như loa âm thanh, TV, màn hình LED hay máy chiếu để chuẩn bị cho mùa World Cup.
"Bây giờ khách hàng mới chưa thật sự tìm đến đông, đa số khách quen thì đặt trước nhưng mình phải chuẩn bị trước. Tới gần mùa World Cup khoảng 2,3 ngày thôi thì mọi thứ sẽ cháy hàng, chuẩn bị trễ thì không xoay xở kịp", anh Hải cho biết.
Thị trường cho thuê máy chiếu nóng dần trước World Cup 2022. Ảnh: VNPC.
Theo khảo sát của Zing, gần đến thời gian diễn ra World Cup, các cửa hàng cung cấp dịch vụ cho thuê máy chiếu, màn hình LED hay TV đều gấp rút chuẩn bị, nhận trước nhiều đơn đặt hàng nhằm đảm bảo số lượng sản phẩm đủ cung ứng cho mùa giải.
Nhờ vào độ thu hút của World Cup mà giá dịch vụ thuê TV, máy chiếu cũng có phần tăng so với mức giá của những ngày thường.
Cụ thể, sản phẩm màn chiếu 3 chân có kích thước 2,13x2,13m có giá thuê trong ngày thường khoảng 300.000 đồng/ngày. Tuy nhiên vào những ngày cận World Cup, chi phí thuê màn chiếu có thể lên đến 500.000 đồng/ngày với cùng loại kích cỡ.
Đối với những sản phẩm loa công suất lớn, thiết bị đi kèm, chi phí cho thuê theo ngày trong mùa cận World Cup cũng có dấu hiệu tăng nhẹ. Những mẫu loa kéo thường có giá thuê dao động 250.000 - 400.000 đồng/ngày nay đã tăng khoảng 50.000/ngày.
Liên hệ với cơ sở cho thuê TV, máy chiếu tại TP.HCM để đặt trước máy chiếu cho mùa World Cup, nhân viên tại đây liền từ chối bởi hiện tại lịch đặt trước cho các máy chiếu, TV đã gần kín chỗ.
Đặt thuê trước vì sợ cháy hàng
Chị Nguyễn Thị Trúc (40 tuổi, TP.HCM) - chủ quán cà phê tại quận 3 - cho biết, mọi năm đến mùa World Cup, chị và nhân viên thường phải dọn dẹp các góc, chuẩn bị để thuê TV, máy chiếu phục vụ khách hàng.
Chị Trúc chia sẻ, để đảm bảo có thể thuê được máy chiếu, chị đã phải liên hệ trước với cửa hàng quen, đặt cọc sẵn.
Quán cà phê của chị Trúc có khu vực trong nhà được bố trí sẵn TV, nên đến mùa bóng đá, chị thường thuê thêm 2 màn hình LED lớn đặt ở khu vực trên tầng và ngoài trời, phục vụ cho khách thích xem bên ngoài.
Thay vì chọn mua TV mới, nhiều cơ sở kinh doanh đang tìm đến giải pháp thuê theo ngày để phục vụ nhu cầu ngắn hạn trong dịp World Cup 2022 diễn ra. Ảnh: Đan Thanh.
"Cứ tới mùa World Cup là phải gọi đặt trước mấy bên cho thuê máy chiếu, màn hình. Tầm thời gian này đặt là vừa, nếu không tới đó không có để mà thuê. Giá thuê thì không mắc hơn mùa bình thường bao nhiêu, chủ yếu là không có máy, ai cũng thuê nên mình mà không đặt sớm thì chẳng còn", Chị Trúc chia sẻ thêm.
Anh Nguyễn Luật (36 tuổi) - quản lý tại một nhà hàng ở TP Thủ Đức - chia sẻ quán anh vẫn chưa thể tìm được nơi cho thuê máy chiếu, TV có mức giá hợp lý để phục vụ cho mùa World Cup sắp đến.
"Địa chỉ mình hay thuê màn hình LED để phát đá banh thì đã đóng cửa sau dịch, vì vậy mà năm nay mình đành đi tìm nơi khác. Gần đến mùa giải rồi nên mấy chỗ cho thuê cũng lên giá, vượt quá ngân sách của quán bên mình. Ban đầu tính thuê đến 3 máy đặt ở 3 gian khác nhau của nhà hàng, nhưng chắc bây giờ chỉ đặt thuê được 2 thôi vì chi phí cao quá", anh Luật nói thêm.
(Theo Zing)" alt="Dịch vụ cho thuê TV màn hình lớn, máy chiếu nóng dần mùa World Cup" />Vy Oanh trở lại với album nhạc Pháp. Vy Oanh kể yêu thích nhạc Pháp từ khi còn là một cô sinh viên học ở Nhạc viện TP.HCM. Tuy nhiên, định hướng sự nghiệp khi ấy khiến nữ ca sĩ chưa có cơ hội để theo đuổi. Theo năm tháng, sự trải nghiệm trong cuộc sống giúp cô có đủ những dữ kiện cảm xúc để truyền tải đến khán giả với dòng nhạc này.
Các ca khúc trong album mang phong cách ballad, trữ tỉnh vốn khá quen thuộc với nhiều thế hệ khán giả. Vy Oanh chọn từng bài hát mình yêu thích, sau đó tự nghiền ngẫm, trao đổi với ê-kíp để tìm hướng xử lý tốt nhất. Nữ ca sĩ cũng theo học một giáo viên tiếng Pháp để đảm bảo phát âm rõ lời, truyền tải đúng tinh thần ca khúc.
Theo nữ ca sĩ, cô mừng vì tìm thấy được hướng đi trong âm nhạc. Các bài hát hợp với tông giọng, nhẹ nhàng, bay bổng và thể hiện đúng tâm hồn mình. Vy Oanh cũng cho biết giờ làm nghề cũng không phải chạy đua hay áp lực phải bắt kịp xu hướng. Quan trọng cô cảm thấy thoải mái, tìm được sự đồng điệu với khán giả.
Nữ ca sĩ nói gặp những ồn ào không đáng có thời gian qua. Cô cũng suy ngẫm, nhìn nhận sau vụ việc.
Sau những vụ việc vừa qua, Vy Oanh tự nhận số mình thị phi. Nữ ca sĩ cho biết cô trước nay chỉ luôn muốn sống nhẹ nhàng, tránh xa những điều tiếng. Vậy nhưng một số sự việc khiến cô vô tình trở nên “ồn ào” trong mắt số đông.
“Số tôi thị phi, phải chịu những ồn ào không đáng có. Để được chú ý bằng những hình ảnh không đẹp trong mắt khán giả, bản thân tôi chưa bao giờ mong muốn điều này. Điều này khiến tôi cũng bị ảnh hưởng tâm lý.
Đôi lúc tôi dừng lại để quan sát, nhìn nhận thay đổi sau mọi việc. Nghệ sĩ thường hay vô tư, thoải mái trong lời nói và hành động. Sau tất cả mọi việc không riêng gì tôi mà mọi người ai nấy cũng cẩn trọng hơn”, cô chia sẻ với VietNamNet.
Trở lại với âm nhạc, Vy Oanh ý thức rõ những khó khăn của mình. Nữ ca sĩ phải đảm bảo sức khỏe, vừa chăm 3 con, quán xuyến kinh doanh. Điều này khiến cô đôi lúc bị động thời gian trong công việc và cuộc sống. Điều may mắn cô được ông xã hỗ trợ tối đa để được trở về với đam mê ca hát.
“Nhiều người bảo tôi giờ không cần tiền nên không đi hát nữa, điều này là không đúng. Nghệ sĩ không quan trọng vật chất nhưng điều hạnh phúc nhất là họ được thăng hoa trên sân khấu, gặp gỡ khán giả. Tôi vẫn giữ tâm thế lạc quan, làm nghề theo cảm xúc để dù không đi hát nhiều những vẫn đi được đường dài với âm nhạc”, cô chia sẻ với VietNamNet.
Dịp này, Vy Oanh cũng phát hành MV Lỡ một người thương. Nữ ca sĩ nhận ca khúc này từ cách đây 3 năm trước từ tác giả Hoài Tâm. Do cảm thấy phần lời giàu chất thơ và giai điệu truyền cảm, cô quyết định giữ lại để thực hiện riêng MV. Sản phẩm được nữ ca sĩ quay sau khi sinh em bé được 3 tháng tại huyện Cần Giờ. Đây cũng là món quà tri ân cô muốn dành tặng khán giả sau thời gian vắng bóng.
" alt="Vy Oanh: 'Số tôi thị phi, chịu những ồn ào không đáng'" />
- ·Nhận định, soi kèo Auda vs FK Liepaja, 22h00 ngày 9/4: Điểm tựa vững chắc
- ·Sao Việt hôm nay 27/1: Hoài Linh tươi tắn khi quay lại với công việc
- ·Thứ trưởng Ga:'Sơ suất nhỏ ảnh hưởng cả nước'
- ·Thêm đáp án mới cho đề toán lớp 3
- ·Nhận định, soi kèo Radomlje vs Nafta, 23h00 ngày 8/4: Khách tự tin
- ·Sao Việt 7/11: Xuân Hinh vui vẻ bên Thanh Thanh Hiền, Quang Dũng ôm chặt Mỹ Tâm
- ·Trường đại học bắt tay doanh nghiệp để nâng cao chất lượng đào tạo CNTT
- ·Hà Nội: Thêm lớp chuyên có phải cách làm đúng?
- ·Siêu máy tính dự đoán Barcelona vs Dortmund, 2h00 ngày 10/4
- ·Nếu ngượng thì đeo mặt nạ đi hẹn hò