-
Soi kèo phạt góc Bologna vs Napoli, 01h45 ngày 8/4
-
Đêm đáng nhớ ở vùng biên giớiThạc sĩ, bác sĩ Lê Mạnh Đức (SN 1978), Trưởng khoa Mắt bệnh viện Bưu điện, bắt đầu tham gia hoạt động tình nguyện của tổ chức Chống mù lòa Châu Á (APBA) từ năm 2009.
Theo đó, ngoài công việc chính tại bệnh viện Bưu điện, hàng tháng, anh Đức cùng các đồng nghiệp đến nhiều tỉnh thành trên cả nước tiến hành công việc phẫu thuật thay thủy tinh thể miễn phí cho các bệnh nhân nghèo.
‘Trung bình mỗi năm, chúng tôi đã phẫu thuật thay thủy tinh thể nhân tạo bằng phương pháp Phaco cho khoảng 1.000 bệnh nhân nghèo tại các vùng miền trong cả nước.
 |
Bác sĩ Lê Mạnh Đức trong một cuộc phẫu thuật cho bệnh nhân đục thủy tinh thể. Ảnh: NVCC |
Chúng tôi thực hiện tại các tỉnh từ Bắc Kạn, Tuyên Quang, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa đến các tỉnh như Ninh Thuận, Bình Phước, Cà Mau… Mỗi đợt là 100 bệnh nhân. Các chuyến đi kéo dài từ 2 - 4 ngày liên tục’, anh nói.
Đoàn tình nguyện gồm 7, 8 bác sĩ Việt Nam và 3 bác sĩ Nhật Bản. Các bác sĩ này đang công tác tại các bệnh viện tại Nhật, khi có chương trình họ sang Việt Nam.
‘Bệnh nhân là những người đục thủy tinh thể có chỉ định mổ, được khám sàng lọc kỹ càng tại địa phương. Chúng tôi mang trang thiết bị, thủy tinh nhân tạo… từ Hà Nội về và thực hiện phẫu thuật. Tất cả chi phí, các bệnh nhân đều được miễn phí’, bác sĩ Đức cho biết.
Thời gian luôn là điều khó khăn nhất với các bác sĩ. ‘Nhiều khi không sắp xếp được công việc tại cơ quan, tôi đành phải đi sau đoàn. Đoàn chuẩn bị xong về dụng cụ, trang thiết bị… tôi lái xe xuống mổ trong vòng 1 ngày lại quay về Hà Nội để kịp công việc tại bệnh viện’, bác sĩ Đức nói thêm.
Nam bác sĩ cũng chia sẻ, điều kiện tại các chuyến đi không phải lúc nào cũng thuận lợi. ‘Tôi nhớ nhất lần đi tình nguyện tại một huyện biên giới (giáp Campuchia) ở Bình Phước. Điều kiện ăn ở, sinh hoạt ở đây rất thiếu thốn. Cả vùng đó chỉ có 2 nhà nghỉ, 1 nhà nghỉ kín phòng còn lại 1 nhà nghỉ các bác sĩ và công nhân làm cao su phải chia nhau. Công nhân sinh hoạt 10 người/phòng. Đoàn bác sĩ được ưu tiên 2 người/phòng, diện tích khoảng 10m2’.
Tuy nhiên các bác sĩ người Nhật Bản trong đoàn không ngủ được vì phòng quá ẩm thấp. Họ đành nói chuyện chờ cho hết đêm.
‘Chúng tôi dù không muốn cũng đành phải ngả lưng vì ngày mai phải tiến hành phẫu thuật từ sáng sớm. Để có thể ngủ, chúng tôi phải lấy hết quần áo trải lên giường, sau đó nằm đè lên để ngủ’, bác sĩ Đức kể lại.
Những bệnh nhân đặc biệt
Những chuyến đi từ thiện trong hoàn cảnh thiếu thốn đã để lại cho các bác sĩ nhiều kỷ niệm.
‘Bệnh nhân là một phụ nữ nghèo đã bước sang tuổi 90 ở Cà Mau là người khiến tôi ấn tượng nhất’, anh Đức nói.
Hơn 20 năm trước, mắt của người phụ nữ này tự nhiên mờ dần rồi không nhìn thấy hẳn. Vì điều kiện kinh tế khó khăn, không thể tới khám ở các bệnh viện nên bà đành làm bạn với bóng tối suốt mấy chục năm qua.
Khi được phẫu thuật và ca phẫu thuật thành công, bà quay sang tìm con gái mình. Nhưng hơn 20 năm không được nhìn con bà không nhận ra. Khi con gái cất tiếng gọi mẹ, bà hỏi: ‘Sao mày lại già thế hả con?’. Sau đó, hai mẹ con ôm nhau òa khóc. Hình ảnh đó khiến tất cả các nhóm bác sĩ đều xúc động.
Một ca phẫu thuật khác khiến anh ấn tượng là vào năm 2013 tại Quảng Ninh. Bệnh nhân ở độ tuổi trung niên, nhiễm HIV.
‘Khám sàng lọc, chúng tôi phát hiện ông bị đục thủy tinh thể, khi xét nghiệm phát hiện người đàn ông này nhiễm HIV', anh Đức chia sẻ. Mặc dù biết mổ cho bệnh nhân này nguy cơ lây nhiễm rất cao cho nhóm bác sĩ phẫu thuật nhưng các bác sĩ vẫn quyết định mổ vì bệnh nhân tha thiết yêu cầu.
‘Hồi đấy, tôi là thanh niên chưa lập gia đình nên đứng ra nhận nhiệm vụ trên. Chúng tôi chọn thời điểm cuối cùng trong ngày, khi các bệnh nhân khác đã mổ xong để tiến hành ca phẫu thuật này.
8h tối, ca phẫu thuật gồm 1 bác sĩ chính và 1 bác sĩ phụ diễn ra. Sau ca mổ, toàn bộ dụng cụ trị giá khoảng 100 triệu đồng phải tiêu hủy. Ca mổ thành công giúp bệnh nhân có thể nhìn được tương đối’, bác sĩ Đức kể lại.
Cũng từ năm 2008, bác sĩ Lê Mạnh Đức cùng các bác sĩ khác còn tiến hành tham gia hỗ trợ y tế cho 2 huyện nghèo Sìn Hồ, Mường Tè (tỉnh Lai Châu). Theo đó, các bác sĩ tổ chức nhiều đợt đi khám chữa bệnh và phát thuốc miễn phí cho người dân nơi đây.
Mỗi đợt kéo dài khoảng 1 tuần vì xa và lượng bệnh nhân đông. ‘Chúng tôi mang cả máy siêu âm, xquang, điện tim… thuốc men để khám chữa bệnh. Đây là những chuyến đi khá khó khăn vì thiếu trang thiết bị và bệnh nhân không biết tiếng phổ thông nên không thể hướng dẫn bệnh nhân. Mỗi lần thăm khám, chúng tôi phải có sự phiên dịch của người bản địa’, Trưởng khoa Mắt bệnh viện Bưu điện chia sẻ.
Nơi đây với các bác sĩ chuyên ngành mắt cũng có nhiều kỷ niệm đáng nhớ. Năm 2009, họ tiến hành mổ đục thủy tinh thể miễn phí tại Mường Tè. 1 phụ nữ người dân tộc vượt quãng đường 80km để đến phẫu thuật.
‘Mổ xong, qua người phiên dịch, tôi biết bà ấy nói cảm ơn rất nhiều. Trên đường đi từ chỗ trại dã chiến của các bác sĩ ra đến cổng, tôi thấy người phụ nữ ấy liên tục vái lạy và nói nhiều bằng ngôn ngữ tôi không hiểu.
Theo như người phiên dịch, bà vừa đi vừa vái trời đất, cầu cho tôi khỏe mạnh hạnh phúc. Điều đó, làm tôi thực sự xúc động’, anh Đức kể thêm.
Anh cũng cho biết, hơn 10 năm rong ruổi trên các nẻo đường đem ánh sáng đến cho những người dân nghèo, bác sĩ nhận được rất nhiều tình cảm của người dân.
‘Vào ngày đầu tiên của tháng, điện thoại tôi luôn nhận được 1 tin nhắn đặc biệt. Tin nhắn ấy từ một số điện thoại lạ với nội dung chúc bác sĩ một tháng mới tốt lành. Tin nhắn đều đặn suốt nhiều năm qua, tôi biết là của một bệnh nhân được mình mổ thủy tinh thể ở Quảng Ninh’, bác sĩ Đức chia sẻ.
Tuy vậy, những bác sĩ tình nguyện cũng gặp khá nhiều khó khăn trong chặng đường đem ánh sáng đến cho người nghèo.
‘Nhiều bệnh nhân mắc nhiều bệnh phối hợp, bệnh nhân gù vẹo cột sống khó nằm để thực hiện phẫu thuật, bệnh nhân dân tộc thiểu số không giao tiếp được… nên mặc dù cố gắng nhưng cũng có những ca các bác sĩ cảm thấy chưa hài lòng.
Bên cạnh đó, công việc cơ quan, gia đình khiến quỹ thời gian của họ luôn eo hẹp nhưng vị bác sĩ này cho biết, anh vẫn tiếp tục hành trình của mình.
‘Chúng tôi sẽ kết thúc những ngày tình nguyện đến các tỉnh thành khi không còn bệnh nhân nào cần đến chúng tôi nữa’, nam bác sĩ sinh năm 1977 chia sẻ.

Cậu học trò 'nằm ngoài sổ' và tình yêu với cô gái nặng 28 kg
Là một người khuyết tật, 10 năm nay, chàng trai ở Hà Tĩnh vẫn miệt mài giúp đỡ những cuộc đời khó khăn khác. Trong một lần tình cờ, anh gặp người phụ nữ của đời mình…
" alt="Câu nói của bệnh nhân nghèo sau phẫu thuật khiến bác sĩ sững sờ"/>
Câu nói của bệnh nhân nghèo sau phẫu thuật khiến bác sĩ sững sờ
-


Bác là phụ nữ, từng làm dâu, cũng đang là mẹ chồng. Bác hiểu rõ vì sao mẹ chồng nàng dâu sống chung thường nhiều va chạm. Là bởi vì ai cũng ích kỉ, ai cũng muốn mình quan trọng hơn trong suy nghĩ của người đàn ông mà cả hai đều yêu quý. Trong khi đáng lẽ vợ yêu chồng, mẹ yêu con thì phải học cách yêu luôn cả người bên cạnh anh ta mới phải.
Đúng là có rất nhiều bà mẹ chồng khó tính, cũng có lắm nàng dâu không vừa. Nhưng, “mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”. Chẳng phải vẫn có những gia đình sống chung tới mấy thế hệ trong một gia đình êm ấm đó sao? Chẳng phải rất nhiều gia đình mẹ chồng nàng dâu yêu thương, hòa hợp?
Khi sống chung, mỗi người tự biết nghĩ cho đối phương một chút, bớt ích kỉ đi một chút, ắt mọi chuyện sẽ ôn hòa. Dù là mẹ chồng hay nàng dâu, muốn nhận lại thì phải học cách cho đi đã.
Về chuyện mẹ bạn trai phản đối, bạn trai thất vọng khi cháu chưa cưới đã tỏ bày ý định muốn sống riêng , nói cháu sai thì cũng không hẳn, mà đúng cũng không hoàn toàn hợp lý. Về cơ bản, phụ nữ lấy chồng trước hết phải theo chồng đã, sau rồi tùy gia cảnh, điều kiện mới tính đến chuyện riêng chung. Họ buồn và thất vọng vì cháu chưa gì đã có thành kiến trong việc sống chung với nhà chồng, chưa vun đắp đã muốn rời xa vì sợ vào ra đụng chạm.
Thật ra, một cô dâu tốt không có nghĩa là phải sống chung với nhà chồng, phải chăm sóc phục vụ bố mẹ chồng. Nhưng một cô gái chưa làm dâu đã sợ phải chăm lo cho bố mẹ chồng, đã lo ngại phiền hà thì chắc chắn không phải là một cô gái tốt.
Sau này khi cháu già đi, khi cháu sáng tối chỉ có thể quẩn quanh trong nhà, cháu sẽ hiểu vì sao người già họ muốn sống cùng con cháu, vì họ chỉ biết tìm niềm vui ở đó, trong cảnh con cháu sum vầy. Không chỉ là để có người chăm lo, mà còn là để đỡ buồn, đỡ cô đơn, hờn tủi.

Khi phụ nữ muốn lấy chồng nhưng lại không muốn 'làm dâu'
Tôi không cổ hủ, cũng không gia trưởng, nhưng nếu một cô gái yêu tôi, muốn lấy tôi nhưng lại bày tỏ rõ ràng quan điểm không muốn sống chung với bố mẹ tôi, ít nhiều gì cũng sẽ làm tôi suy nghĩ.
" alt="“Mẹ chồng hay nàng dâu cũng vậy, muốn nhận lại thì phải biết cho đi”"/>
“Mẹ chồng hay nàng dâu cũng vậy, muốn nhận lại thì phải biết cho đi”
-

Mỗi năm một lần, vợ chồng Mai đưa con về thăm quê ngoại vào dịp tết Nguyên đán. Ảnh: NVCC.Tối, Mai cho con ngủ, chồng phụ rửa chén bát, lau nhà. Anh ấy nói, lấy được Mai là món quà quý giá, vì thế, anh thích phụ vợ việc nhà. Lâu lâu, anh ấy lại tạo bất ngờ cho vợ bằng bó hoa, món quà nhỏ.
Mỗi năm, cả nhà Mai về Việt Nam thăm nhà ngoại một lần vào dịp Tết Nguyên đán. Mẹ Mai không nói được tiếng Anh. Anh Steve không nói được tiếng Việt. Mỗi khi hai người nói chuyện, Mai phải là người phiên dịch.
Giao tiếp khó, nhưng anh ấy rất thương mẹ vợ. Mỗi lần về là hỏi bà thích gì để mua tặng. Lâu lâu, anh ấy lại gửi tiền về cho mẹ Mai.
 |
Anh Steve cho biết, lấy được cô vợ người Việt là món quà ý nghĩa với anh. Ảnh: NVCC. |
Khi mới qua Bỉ sống, khó khăn, trở ngại của bạn là gì?
Mai là cô gái quê, quen sống ở rừng núi. Ở bên này, toàn nhà cao tầng, xe ô tô, các công trình hiện đại.
Khi mới sang, Mai không nói được tiếng Bỉ, bằng lái xe cũng không có. Tất cả mọi thứ phải học lại từ đầu.
Mẹ chồng dạy cho Mai từng chút một. Từ nấu món Bỉ, đến cách đi chợ, lau chùi nhà cửa và chăm con. Nhờ có mẹ mà giờ việc gì Mai cũng biết.
Mới đầu, Mai nghĩ, ở nước phát triển người ta không trồng ngô, khoai, sắn và lúa. Một lần, vợ chồng Mai cùng bố mẹ anh ấy đến một vùng quê thăm nhà bà con. Đi gần đến nơi, Mai thấy người ta trồng cả cánh đồng ngô. Mai reo lên vì thích, xin xuống định bẻ ngô về luộc.
Đúng lúc đó, có người đến ngăn lại. May hôm đó có chồng, ba mẹ chồng đi cùng. Người trồng ngô biết Mai là người Việt Nam, mới qua nên tha thứ cho. Đến giờ, nhắc đến kỷ niệm đó, cả nhà ai cũng cười.
Khó nhất là học tiếng. Để nói thạo tiếng Bỉ, Mai phải học. Lúc đầu, Mai chỉ muốn bỏ cuộc vì học khó quá. Sau đó, Mai nghĩ, nếu mình không nói được tiếng Bỉ thì không thể đi làm, không đi chợ, nấu ăn được.
Anh Steve cứ động viên, đưa đón Mai đi học. Sau 18 tháng, Mai lấy được bằng tiếng Bỉ, bằng lái xe và có việc làm.
 |
Sau 8 năm kết hôn, vợ chồng Mai đã có hai con trai. Ảnh: NVCC. |
Được mẹ chồng cầm tay chỉ việc như vậy, chắc mai được lòng bà lắm?
Ở Bỉ, Mai chỉ có chồng và gia đình anh ấy là người thân. Bản thân Mai nghĩ, gia đình chồng là gia đình của mình, vì thế, mình phải yêu thương. Mẹ chồng cũng rất thương Mai. Bà chỉ cho Mai rất nhiều điều hay. Đến nay, hơn 8 năm làm dâu, Mai và mẹ chưa có mâu thuẫn.
Bồ mẹ chồng cũng rất quý và thương mẹ Mai. Ông bà nói, nhà Mai nghèo, nhưng thật thà và biết vươn lên, vì thế, bố mẹ quý. Bố mẹ hay dặn vợ chồng mình nên thường xuyên hỏi thăm, giúp đỡ mẹ Mai. Mỗi khi qua Việt Nam du lịch, ba mẹ lại ghé nhà Mai chơi, ăn uống.
Trước đây, Mai học tiếng Anh như thế nào?
Ba Mai mất sớm. Một mình mẹ nuôi 3 chị em. Mai là con út nên được học đến lớp 9. Để nuôi ba con, mẹ Mai làm việc rất vất vả.
Người quê Mai thường mang thổ cầm, vòng tay, vòng cổ, các vật dụng do mình làm đến Sa Pa bán cho khách du lịch. Năm học lớp 6, đi học một buổi, buổi còn lại Mai đi bán hàng.
Mai bán hàng thổ cẩm, vòng tay, vòng cổ. Khách của Mai lúc đó chủ yếu là người nước ngoài. Họ nói bằng tiếng Anh. Mới đầu, Mai nghe rất khó hiểu. Sau đó, từ từ, Mai nói và hiểu được câu đơn giản. Mai nói riết thành quen. Đến giờ, Mai cũng không biết vì sao mình lại thành người nổi tiếng.
 |
Mai cho biết, sau 8 kết hôn, vợ chồng cô có hai con. Ảnh: NVCC. |
Mai vô cùng hạnh phúc vì được nhiều người biết đến. Nhiều người cứ hỏi, đây có phải Mai thật không. Đây có phải cô gái H’Mông nói tiếng Anh như gió không.
Có người còn gọi điện xin nhờ chỉ cách học tiếng Anh. Mai nói, Mai không phải là giáo viên. Mai còn bán rất được hàng. Ngày nào cũng hết hàng và lời trên một triệu.
Đến bây giờ, nhiều người hay nhắn tin hỏi thăm Mai về cuộc sống, công việc và nhờ chỉ cách học tiếng Anh… Câu hỏi nào Mai cũng trả lời.
Hiện Mai đang thiết lập một chương trình phiên dịch từ tiếng Anh ra tiếng Việt và ngược lại để mình giao tiếp tốt hơn. Mai không nói rành tiếng Việt. Có những câu hỏi, từ ngữ mọi người nói, Mai không hiểu, phải nhờ đến chương trình trên mạng.
Hiện Mai đang làm việc trong bệnh viện, còn chồng thì kinh doanh khách sạn nhà hàng. Tới đây, Mai sẽ học thêm tiếng Pháp để có thể giao tiếp rộng hơn, phụ công việc kinh doanh của chồng.

Cô gái vừa nhận vương miện hoa khôi, 10 đại gia rủ đi chơi, mua sắm
'Sau cuộc thi sắc đẹp, có 10 người xưng là đại gia, giám đốc rồi tỷ phú nhắn tin rủ em đi cà phê, đi du lịch rồi đi sắm đồ… nhưng em từ chối'.
" alt="Cuộc sống của cô gái H’Mông nói tiếng Anh như gió với giám đốc Bỉ"/>
Cuộc sống của cô gái H’Mông nói tiếng Anh như gió với giám đốc Bỉ
-
Nhận định, soi kèo Araz Nakhchivan vs Sumqayit FK, 21h00 ngày 7/4: Không hề dễ nhằn
-

Món ăn này gồm 2 phần rõ rệt là bánh hỏi và lòng heo. Ảnh: I.TThực khách chỉ việc lấy một miếng bánh hỏi kẹp thêm lòng heo chấm chút nước mắm pha ớt và cho vào miệng thưởng thức, ăn kèm rau để cảm nhận được trọn vẹn cái hồn của món ăn. Một phần bánh hỏi đầy đủ không thể thiếu chén cháo lỏng sóng sánh.
Cháo thường được nấu bằng huyết ninh với thịt nạc băm, vừa ngọt lại loãng thơm. Bạn có thể ăn song song cả hai hoặc dùng xong bánh hỏi sẽ húp chén cháo cho nóng. Giá món này trung bình chỉ 20.000 đến 30.000 đồng/phần.
Mắt cá ngừ đại dương
Mắt cá ngừ là một trong những đặc sản nổi bật của Phú Yên. Đúng như cái tên, món này chỉ là một cầu mắt của cá ngừ được làm sạch rồi nấu cùng rau củ quả, gia vị như táo tàu, kỳ tử… Mắt cá ngừ đại dương béo ngậy, xung quanh khá nhiều thịt. Khi ăn bạn có thể cảm nhận vị ngọt ngọt ngọt thơm thơm đọng trên lưỡi. Một hũ mắt cá ngừ khoảng 40 ngàn, không đắt cho một đặc sản địa phương thú vị.
Cơm gà Phú Yên
Một món ăn Phú Yên rất nên thử khi đến xứ sở hoa vàng trên cỏ xanh chính là cơm gà. Cơm gà Phú Yên chế biến công phu, gà là gà ta, gạo được nấu từ nước luộc gà nên màu vàng óng vừa thơm, vừa đủ độ béo.
 |
Giá trung bình của món này là từ 30.000 đồng. |
Ăn cơm gà Phú Yên không thể không kể đến các loại rau ăn kèm: dưa chuột thái lát, ngò, rau răm, hành tím muối. Trong đó món hành tím được là đặc trưng riêng của cơm gà Phú Yên. Củ hành vừa chua, vừa ngọt góp phần trung hòa vị béo của gà khiến mỗi khi ăn tạo cảm giác ngon miệng hơn.
Ngoài ra cơm gà Phú Yên còn ghi điểm ở món nước chấm. Ngoài những nguyên liệu chính là nước mắm, chanh, đường, tỏi, ớt được xay nhuyễn, trộn đều thì một số quán còn thêm vào đó chút thịt gà xay, tạo nên độ béo ngậy, độ ngọt. Chan mắm vào cơm và từ từ thưởng thức, bạn sẽ chẳng chịu nổi cái mùi vị thơm nồng của cơm, của gà và của nước mắm hòa quyện vào nhau. Giá trung bình của món này là từ 30.000 đồng.
Bánh xèo tôm mực
Chiếc bánh nhỏ, bên trong là nhân tôm, mực tươi rói, nóng hổi chấm ăn cùng nước mắm pha hoặc cuốn cùng bánh tráng, rau sống đều ngon miễn bàn. Quan trọng, giá bánh xèo ở đây siêu rẻ, thường chỉ 3.000 đồng. Thế nên đã đến khu vực sở hữu vùng biển đẹp nhất Nam Trung Bộ này, bạn đừng quên ăn thử bánh xèo tôm mực.
Bún chả cá
Nếu ai đã từng đến Phú Yên và thưởng thức những món bún ngon ở đây, chắc chắn sẽ nhớ mãi không bao giờ quên bún chả cá. Vì ở vùng đất này cá nhiều, tươi ngon nên món bún chả cá ở đây ngon xuất sắc.
Nhìn bát bún thì có vẻ không có gì đặc biệt song ăn vào miệng thì cảm thấy vị ngon vô cùng. Có lát chả cá rán vàng, có vài lát chả quế, có bún sợi… nhưng trong bát bún chứa đựng những bí quyết chế biến riêng.
Để có được những tô bún chả cá ngon, chất lượng, chủ quán rất chú trọng đến vấn đề nguyên liệu và quá trình chế biến. Cá được lựa mua từ sáng sớm ở bến, phần xương được lọc ra nấu nước dùng. Công đoạn hầm kéo dài vài tiếng cho đến khi phần ngọt trong xương cá đã ra hết, lọc lấy nước trong, bỏ thêm thơm, cà, măng, dưa chua là có một nồi nước dùng ngọt thanh mát.
Và không chỉ có chả cá, người dân Tuy Hòa còn có thêm những lựa chọn khác như cá dầm – với những miếng thịt cá dày, thơm, đã miệng. Giá bún trung bình từ 20.000 đến 35.000 đồng/tô.

Gợi ý những món ăn chồng có thể nấu đãi vợ ngày 8/3
Thay vì tặng hoa, quà đắt tiền, chồng hãy nấu đãi vợ một món ngon nào đó.
" alt="Món ngon Phú Yến khiến du khách ngẩn ngơ"/>
Món ngon Phú Yến khiến du khách ngẩn ngơ
-
Cách quảng bá du lịch đầy tiềm năng- Được biết Đại sứ Sanh Châu chính là cầu nối mang đám cưới triệu đô này đến Phú Quốc (Việt Nam), thông tin này có đúng không, thưa ông?
Tôi phải nói rằng mình rất hạnh phúc và mãn nguyện khi đưa được đám cưới này về Việt Nam, đến Phú Quốc. Trong suốt 5 tháng vừa qua, anh em trong Đại sứ quán đã dành rất nhiều thời gian và công sức hỗ trợ cho sự kiện này.
Đó là cả một quá trình được ví von như hoạt động đàm phán, từ việc nhỏ đến lớn với các cơ quan và các cấp quản lí, với khách sạn JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay, hãng hàng không… Rất nhiều công sức bỏ ra, cũng bởi các bên đặt yêu cầu nhiều lúc quá mức khiến chúng tôi cũng căng thẳng rất nhiều.
- Tại sao ông lại quyết định đưa bằng được đám cưới triệu đô này về Việt Nam?
Tôi nhớ khi mới sang Ấn Độ, có dịp dùng bữa với người bạn là Kamalkumar. Cuộc nói chuyện khi ấy giúp tôi hiểu thêm nhiều về đất nước này, đặc biệt là nét đặc trưng về đám cưới.
Khái niệm “Đám cưới Ấn Độ” vốn để nói người dân, đặc biệt là người có kinh tế, rất xem trọng nghi thức cưới. Người Ấn Độ chi rất nhiều cho cưới hỏi. Họ mua một lượng vàng ròng lớn mỗi năm thì phân nửa số đó được tiêu cho dịp này. Đám cưới là lúc thể hiện hình ảnh gia đình, thân thế và tri ân bạn bè. Vì thế nên đám cưới Ấn độ là “đám cưới không thu được tiền về” khi phải chi nhiều hơn thu. Gia đình tổ chức cưới không hề cảm thấy nặng nề mà làm vì họ muốn thế. Chính vì vậy, tôi bỗng có một suy nghĩ, tại sao không giới thiệu các đám cưới này đến Việt Nam, khi đã có nhiều nhà giàu Ấn tổ chức đám cưới ngoài nước như Bali (Indonesia) hay Phuket (Thái Lan)?
 |
|
- Cá nhân ông nhìn nhận sự kiện này sẽ đem lại những giá trị nào cho du lịch Việt Nam?
Đầu tiên phải thấy rằng đến thời điểm hiện tại, khái niệm đám cưới là sự kiện riêng tư và không có tầm ảnh hưởng đã không còn phù hợp. Chúng ta nên thấy đây là một cách quảng bá du lịch đầy tiềm năng. Thứ hai, thông qua đám cưới này mà hai bên phần nào thay đổi nhận thức, nếp nhìn cũ về nhau.
Những người Ấn Độ tôi tiếp xúc trong sự kiện đều bất ngờ vì không nghĩ Việt Nam lại có địa điểm ấn tượng đến thế. Người Việt Nam cũng cần thay đổi hình dung Ấn Độ là một nước nghèo mà thực tế, họ vẫn có tiềm năng chi tiêu du lịch và hưởng thụ.
Tiếp nữa là giá trị quảng bá thương hiệu lớn, khi hàng loạt hãng máy bay, chuỗi khách sạn và dịch vụ được truyền thông liên tục nhiều ngày.
Cuối cùng là bài học quảng bá, ví như đối với khách Ấn Độ thì không phải lúc nào cũng giới thiệu ẩm thực Việt Nam. Họ đã mang 50 đầu bếp sang thì ẩm thực chưa chắc là con bài mạnh. Chúng ta cần tìm những phương cách khác, mở rộng phạm vi khai thác ý tưởng du lịch.
Quan sát một đám cưới cũng rất thú vị, vì nó cho ta thấy sự đa dạng trong cách sống của người Ấn Độ hiện đại. Đó là sự pha lẫn giữa truyền thống ấm cúng gia đình của người Châu Á và sang trọng kiểu cách của Châu Âu, cùng một chút sang trội của giới nhà giàu thế giới.
Khai thác thị trường du khách Ấn Độ đầy tiềm năng
- Thị trường Ấn Độ có phải là thị trường tiềm năng lớn với du lịch Việt? Nếu chúng ta tích cực quảng bá văn hoá, du lịch, kết nối thương mại, mở đường bay thẳng v.v... thì tương lai của thị trường này sẽ như thế nào?
Ấn Độ hàng năm có 25 triệu người đi ra nước ngoài, trong đó lượng người sang Việt Nam chỉ khoảng 70.000 đến 80.000 và chủ yếu là đi làm ăn. Tôi hi vọng sau sự kiện này, với sự quan tâm của truyền thông, có thể tạo một làn sóng mới trong thị trường.
Cá nhân tôi thấy khi các cấp lãnh đạo thường xuyên đặt câu hỏi làm thế nào để du khách vào Việt Nam chi tiêu nhiều hơn, thì câu hỏi đúng theo tôi, phải là làm thế nào để chọn đúng nhóm người hay tiêu tiền để sang nước mình.
Ví như du khách Ấn Độ vào Việt Nam dự đám cưới này là nhóm khách thật sự chất lượng và có khả năng chi trả, tập trung nghỉ dưỡng và du lịch xa xỉ chứ không cần nhiều tour trekking. Tiềm năng Ấn Độ rất lớn, sao chúng ta không nắm bắt cơ hội để biến mình trở thành điểm đến hấp dẫn?
- Xin ông cho biết Đại sứ quan Việt Nam tại Ấn Độ đã và sẽ có những chương trình gì để xúc tiến việc hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực du lịch?
Chúng tôi đã thực hiện các road-show quảng bá du lịch. Nhưng quảng bá du lịch cũng giống như đi câu nên được cá lớn con cá bé là tuỳ thời điểm. Trong tương lai, chúng tôi sẽ nghiên cứu thúc đẩy việc quảng bá du lịch cưới và du lịch golf.
- Chúng ta có thể làm tốt hơn nữa để thu hút khách du lịch từ Ấn Độ. Vậy theo ông, những việc mà du lịch Việt Nam cần làm là gì để có thể thu hút du khách từ thị trường tiềm năng này?
Để đón được tiềm năng thì mỗi doanh nghiệp cần định hình thị trường hẹp là gì. Ví dụ như xác định rõ mình là du lịch nghỉ dưỡng hay tâm linh, từ đó hiểu được nhóm khách hàng mục tiêu. Thứ hai, chúng ta phải thay đổi tư duy và xem Ấn Độ là một thị trường tiềm năng cần đẩy sâu khai thác. Thứ ba là thay đổi cách quảng bá du lịch theo từng dối tượng trọng điểm.
Đối với khách du lịch cao cấp cần phải quảng bá được hình ảnh du lịch xa xỉ, đạt tiêu chuẩn thế giới thay vì chung chung là hình ảnh Việt Nam gắn liền với làng quê hay bông lúa. Suy cho cùng, số lượng không quyết định chất lượng, không phải cứ đông đã là tốt. Du khách có thể vừa phải nhưng nguồn thu phải cao.
- Vừa qua, du lịch Đà Nẵng được biết tới nhiều bởi cây Cầu Vàng tại Bà Nà Hills. Có nhiều du khách Ấn đến đây chỉ để check-in tại Cầu Vàng. Thậm chí có cặp vợ chồng người Ấn đã đến Cầu Vàng để tổ chức sinh nhật 1 tuổi cho con gái mình tại đây. Theo ông, những sản phẩm du lịch như vậy có phải là sản phẩm mà du khách Ấn Độ thích không và tại sao?
Quả thật tôi rất xúc động khi đến dự các sự kiện tại Ấn Độ đều thấy hình ảnh Cầu Vàng trong băng-rôn biểu ngữ. Tôi từng đến hội chợ sách ở Kolkata thì thấy biểu trưng của gian hàng Việt Nam cũng là cây Cầu Vàng. Không chỉ chúng ta mà bạn bè thế giới cũng đang nhìn nhận đây là một hình ảnh tiêu biểu, điểm nhấn của Việt Nam hiện đại. Tôi cho rằng đây là một cách làm thông minh và sáng suốt.
Cầu Vàng lấy ý tưởng từ một dải lụa từ trên trời rơi xuống được nâng đỡ bởi đôi bàn tay của Đức Phật. Mà Phật giáo thì xuất phát từ Ấn Độ. Hình ảnh này quả thực đã mang đến mối liên kết tâm linh khéo léo và tự nhiên giữa hai nước.
Theo tôi, Tổng cục Du lịch đôi lúc đừng quá quan trọng việc ai là người xây dựng (tư nhân hay nhà nước), mà quan trọng là khi nó đã có thể trở thành một biểu tượng mới thì phải sử dụng một cách thật hiệu quả.
- Xin trân trọng cảm ơn ông!
Doãn Phong
" alt="Đám cưới tỷ phú Ấn Độ ở VN: Chuyện chưa từng tiết lộ"/>
Đám cưới tỷ phú Ấn Độ ở VN: Chuyện chưa từng tiết lộ
-

Ảnh: D.B.Đúng như những gì Thúy dự đoán, chỉ nửa năm sau ngày chồng lên chức, cô bắt đầu thấy dấu hiệu của chồng khác thường. Anh chải chuốt bóng bẩy, cứ ra khỏi nhà là nước hoa thơm lừng, chưa kể, anh còn sắm thêm 1 chiếc điện thoại khác. Lí do anh biện minh là công việc bận, giao dịch đối tác nhiều, phải 2 cái mới xử lí hết… Nhưng Thúy thừa hiểu, anh dùng 1 cái để tiện liên lạc với bồ.
Thúy dành thời gian theo dõi, bám theo… Cô phát hiện ra nhân tình của chồng là cô gái 'non choẹt' vừa mới tốt nghiệp đại học, vào làm công ty của chồng. Nghe đâu, hai bên cũng cặp kè, đong đưa nhau hơn 3 tháng nay rồi.
Xét về ngoại hình, cô gái này khá xinh xắn, ăn nói lại ngọt ngào nên đàn ông nào chẳng mê mệt. Cô nàng lại còn đóng vai “Gái quê”, chân ướt chân ráo lập nghiệp ở thành phố nên những người thành đạt như chồng Thúy lại rất muốn che chở, bao bọc.
Hiểu rõ đối thủ, Thúy không làm ầm lên đánh ghen, như thế là thất sách bởi đánh ghen không khéo chồng lại càng thương người tình hơn rồi lén lút qua lại thì cũng không ngăn được. Bởi thế, cô âm thầm theo dõi để lên kế hoạch khiến chồng tự khiếp vía mà từ bỏ.
Suốt 1 tháng trời bí mật điều tra, cuối cùng Thúy cũng có được những thứ đủ để khiến chồng 'sáng mắt ra'. Sau khi nghe chồng thông báo, anh sẽ phải đi công tác 4 ngày, cô niềm nở đón nhận, thậm chí còn chuẩn bị đồ đạc cho chồng. Thúy thừa biết, chồng đi hú hí với người tình. Thấy vợ không mảy may nghi ngờ, chồng Thúy hí hửng lắm, tưởng lừa được vợ để đưa 'em gái mưa' đi du lịch, có quãng thời gian mặn nồng bên nhau. Nào ngờ…
Theo đúng kế hoạch, chồng cô tới khách sạn trước và chờ đợi người tình bé nhỏ tới sau. Vừa ngả lưng xuống giường, Thúy gửi tin nhắn cho chồng: 'Bao cao su em để trong vali đó, nhớ dùng nếu không muốn mắc bệnh. Cô gái mà anh cặp, chẳng sạch sẽ gì đâu.
Em có gửi kèm cho anh loạt hình ảnh chụp được cô ta đã từng quan hệ với những ai, thậm chí còn đang phải điều trị phụ khoa ở một phòng khám tư đấy. Hơn nữa, cô này có thể sẽ lén chụp hình, quay phim lại để tống tiền anh hoặc làm bằng cớ khiến anh phải mất việc nếu không đáp ứng yêu cầu của cô ta. Nhớ bảo trọng đấy'.
Chồng Thúy ngồi bật dậy, lập cập mở những hình ảnh mà vợ gửi. Không ngờ, Thúy đã chụp ảnh lại tất cả những cuộc tình chớp nhoáng của cô gái kia với các gã đàn ông trước đó. Có cả ảnh ghi lại ngày tháng cô ta đi khám bệnh…
Quá sợ hãi, chồng cô lập tức xách vali về luôn, mặc kệ cuộc hẹn với người tình còn dang dở. Anh bỏ của chạy lấy người vì sợ phải đối diện với em nhân tình cáo già. Còn Thúy ở nhà, nhận được tin nhắn chồng gửi mà cười đắc chí vì sự cao tay của mình:
- 'Anh xin lỗi vợ. Giờ anh về ngay đây. Anh sẽ về nhận lỗi với em'.

Phó giám đốc ngoại tình, nhờ vợ đi 'giải quyết hậu quả'
Có ai rơi vào tình cảnh như tôi chưa? Vừa đau đớn vì phát hiện chồng ngoại tình tôi lại vừa phải đau đầu nghĩ cách giải quyết hậu quả mà anh ta gây ra.
" alt="Trốn vợ đi du lịch với bồ, tới khách sạn đọc tin nhắn vợ gửi, chồng sợ hãi bỏ về"/>
Trốn vợ đi du lịch với bồ, tới khách sạn đọc tin nhắn vợ gửi, chồng sợ hãi bỏ về