Chia sẻ với các “cá mập” có trong chương trình, Minh Đức cho biết anh đã đầu tư vào Remaps 13,5 tỷ đồng và trải qua 3 giai đoạn gọi vốn.
Theo nhà sáng lập Remaps, các bản đồ quy hoạch thường được thể hiện dưới dạng file PDF nên rất khó đọc. Một phần trong công việc của Remaps là cập nhật bản đồ theo quy hoạch sử dụng đất công khai, đồng thời ghép nhiều lớp bản đồ để người dùng thuận tiện hơn khi tra cứu.
Mô hình kinh doanh của startup hướng đến tìm kiếm doanh thu từ người dùng, thu tiền đấu nối API với các nền tảng bất động sản và nguồn tiền thứ 3 đến từ quảng cáo.
Doanh thu quảng cáo chính là nguồn thu đầu vào lớn nhất của Remaps. Tuy vậy, nhà sáng lập quan niệm trước tiên phải làm sao để tạo ra một sản phẩm tốt, do đó startup chưa tập trung hết sức cho việc kiếm tiền.
Về phân bố khách hàng, hiện nền tảng này có khoảng 25% người dùng ở TP.HCM và 13% ở Hà Nội, còn lại là ở các địa phương khác. Trong cơ cấu người dùng của Remaps, có 50% người sử dụng là dân môi giới, còn lại là những nhà đầu tư nhỏ lẻ.
Chia sẻ về cơ cấu nhân sự, nhà sáng lập Lê Minh Đức cho biết, đội ngũ của Remaps hiện có 14 người, phần lớn trong số đó làm việc bán thời gian nên chi phí dành cho đội ngũ kỹ thuật chiếm tỷ trọng lớn nhất. Ngoài ra, startup phải trả chi phí máy chủ mỗi tháng khoảng 40 triệu đồng.
Sau chia sẻ của nhà sáng lập Remaps, 4 trong 5 “cá mập” Shark Tank đã từ chối bởi đây không phải mảng quan tâm hoặc họ đang đầu tư vào các công ty đối thủ. Shark Hùng Anh (Lê Hùng Anh - CEO BIN Group) là người duy nhất đưa ra lời đề nghị.
Theo vị “cá mập” này, nền tảng do Remaps phát triển là một sản phẩm tốt. Điểm yếu của startup nằm ở việc chưa biết khi nào sẽ biến nguồn lực sản phẩm đó trở thành tiền.
Trao đổi với Remaps, Shark Hùng Anh ngỏ ý mua lại 40% cổ phần startup với giá 10 tỷ đồng. Ông muốn startup tập trung phát triển sản phẩm và cam kết tiếp tục đầu tư cho đến khi Remaps có thể bán được hàng.
Trước thiện ý của “cá mập”, nhà sáng lập Lê Minh Đức đã chấp nhận thỏa thuận với mức đầu tư tối thiểu 10 tỷ để đổi lấy 40% cổ phần startup.
Trọng Đạt
" alt=""/>Tra cứu đất đai bằng công nghệ, startup 'đốn' đổ thành công cá mập Shark TankỞ thời điểm hiện tại, Zalo hiện vẫn là một trong những ứng dụng được nhiều người sử dụng nhất tại Việt Nam để duy trì liên lạc. Báo cáo của Decision Lab còn nhận định, Zalo đang là nền tảng trong nước duy nhất có thể sánh vai và soán ngôi những gã khổng lồ quốc tế.
Tuy vậy, kể từ khi rộ lên những thông tin về việc Zalo sẽ thu phí người dùng, đã xuất hiện những quan điểm khác nhau từ phía chính người sử dụng Zalo.
Trên nhiều diễn đàn và các trang mạng xã hội, xuất hiện nhiều ý kiến cho biết sẽ bỏ ứng dụng Zalo trong trường hợp ứng dụng này thu phí người dùng.
Theo anh Nguyễn Việt Cường ở Hà Nội, việc Zalo thu phí người dùng sẽ là một cơ hội cho các ứng dụng nhắn tin khác. Nam độc giả này cho biết sẽ chuyển qua xài ứng dụng khác nếu đơn vị phát triển kiên quyết thu phí người dùng Zalo.
Có đồng quan điểm, anh Nguyễn Văn Thuận (TP.HCM) cho rằng, trên thị trường hiện có rất nhiều ứng dụng cung cấp dịch vụ nhắn tin tương tự như Zalo. Trong trường hợp Zalo hạn chế tính năng, sẽ có app khác ngay lập tức nổi lên bởi người dùng có rất nhiều lựa chọn để thay thế.
Ở chiều ngược lại, cũng có không ít người hưởng ứng sự thay đổi này. Theo anh Trần Gia Thế (Hà Nội), nếu đọc kỹ các điều chỉnh của Zalo, có thể thấy những cập nhật mới không tác động gì mấy lên nhóm đối tượng người dùng phổ thông.
“Những người thường xuyên nhắn tin với người lạ chủ yếu là nhóm nhân viên sale, tư vấn khách hàng. Họ kiếm tiền từ nền tảng Zalo, vậy phải nộp phí sử dụng dịch vụ cho ứng dụng này cũng là điều hợp lý”, anh Thế chia sẻ.
Trao đổi với VietNamNet, một độc giả có tên Nguyễn Mai Lan cho biết, công việc của chị là bán hàng online nên thường xuyên phải duy trì liên lạc với các khách hàng cả cũ lẫn mới qua Zalo. Mặc dù là đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ chính sách mới của Zalo, chị Lan đã xác định trước tâm lý và cho rằng điều đó cũng sẽ xảy ra không sớm thì muộn.
“Zalo họ có công phát triển nền tảng, thế nên tôi cho rằng họ có quyền thu tiền từ những người kinh doanh trên nền tảng của mình. Thực tế là lâu nay tôi cũng như nhiều người kinh doanh online khác đã đều trả tiền để sử dụng dịch vụ quảng cáo trên nền tảng của Facebook”, chị Lan nói.
Theo chị Lan, khác với các ứng dụng nhắn tin khác, Zalo khá phổ biến với nhóm người dùng trung tuổi. Họ là nhóm khách hàng có khả năng chi tiền, nhưng khó tiếp cận bằng những nền tảng hay ứng dụng khác như Messenger, Viber, Telegram,...
“Với những ưu điểm đó, sau khi cân nhắc được mất, tôi vẫn sẽ sử dụng Zalo thay vì các app nhắn tin khác. Tuy vậy, Zalo cũng cần phải hiểu cho người kinh doanh online và có mức phí hợp lý. Nếu không, sẽ ngay lập tức có những ứng dụng khác nổi lên và chiếm lại thị phần từ tay công cụ nhắn tin này”, chị Lan chia sẻ.
Những thay đổi quan trọng trên Zalo từ ngày 1/8/2022: - Người lạ không thể xem hoặc bình luận trên nhật ký của bạn. - Mỗi tài khoản có 40 lần hiển thị/tháng khi người lạ tìm kiếm qua số điện thoại. - Mỗi tài khoản được phản hồi 40 hội thoại từ người lạ mỗi tháng. - Danh bạ có tối đa 1000 liên hệ. - Tài khoản thường sẽ không còn sử dụng được username. - Mỗi tài khoản được mặc định có 5 mẫu tin nhắn nhanh. |
Trọng Đạt
" alt=""/>Zalo thu phí người dùng: Người ủng hộ, kẻ dọa bỏ ZaloTheo El Pais, điều này được nêu rõ trong cuộc điều tra mà Văn phòng Công tố Barcelona đang tiếp tục mở, liên quan đến các khoản thanh toán được cho là phi lý mà CLB trả cho Enriquez Negreira thông qua công ty Dasnil.
Mặc dù các hóa đơn được thanh toán, nhưng không có dấu vết tài liệu nào chứng minh sự tồn tại của những tác phẩm này.
Enriquez Negreira giải thích với Cơ quan Thuế là "lời khuyên kỹ thuật"của ông là "bằng lời nói". Những khoản thanh toán này khác với các khoản mà con trai ông, Javier Enriquez, cũng nhận được từ những báo cáo về trọng tài sẽ chỉ đạo trận đấu của Barca.
Năm 2001, dưới thời Joan Gaspart, Barca đã thuê sự phục vụ của Enriquez Negreira, khi đó là phó chủ tịch Ủy ban kỹ thuật Trọng tài (CTA), cơ quan quản lý trọng tài trực thuộc Liên đoàn bóng đá Hoàng gia Tây Ban Nha (RFEF).
Hoa hồng được giao cho công ty Dasnil, công ty mà Enriquez Negreira thành lập chỉ một năm sau khi trở thành phó chủ tịch CTA.
Lý do tại sao CLB quyết định chọn dịch vụ này một trong những bí ẩn mà Văn phòng Công tố đang cố gắng làm sáng tỏ. Cuộc điều tra bắt đầu từ tháng 5/2022 và cho đến nay, không có dấu hiệu nào cho thấy số tiền này được dùng để mua ý sự thiên vị của các trọng tài.
Trước yêu cầu làm chứng của Văn phòng Công tố, cựu trọng tài yêu cầu quyền không làm chứng với lý do ông mắc bệnh Alzheimer, El Paisdẫn nguồn tin pháp lý.
Các khoản thanh toán cho Dasnil kéo dài theo thời gian và được đảm nhận trong hai thập kỷ bởi 4 đời chủ tịch Barca: Joan Gaspart (2000-2003), Joan Laporta (2003-2010), Sandro Rosell (2010-2014) và Josep Maria Bartomeu (2014-2020).
Bartomeu quyết định chấm dứt hoạt động này vào năm 2018 do chính sách cắt giảm chi phí, theo giải thích của ông với tư cách là nhân chứng trước công tố viên.
Barca có thể bị xử lý thế nào?
Số tiền mà Enriquez Negreira nhận được tăng lên đáng kể vào thời điểm cuối nhiệm kỳ đầu tiên của Laporta(cụ thể là ở mùa giải 2009-2010), với khoảng nửa triệu euro từ CLB chuyển sang Dasnil.
Enriquez Negreira làm gì với số tiền đó là một ẩn số khác. Theo cơ quan Thuế, chưa phát hiện việc tài sản tăng bất thường. Các nhà điều tra cũng xác minh nhiều lần ông nhận tiền mặt.
Nếu sự việc được chứng minh, vấn đề có thể bị quy vào tội tham nhũng giữa các cá nhân với nhau. Quản lý CLB và trọng tài bị trừng phạt vì "có mục đích xác định trước hoặc thay đổi kết quả của một cuộc thi đấu chuyên nghiệp một cách cố ý và gian lận", với bản án 6 tháng đến 4 năm tù.
Mặt khác, nếu Barca trả 7 triệu euro cho các dịch vụ không tồn tại, thì có thể phạm tội quản lý không công bằng, trừng phạt (lên đến 3 năm tù) bất kỳ ai vượt quá nhiệm vụ của mình khi quản lý tài sản của người khác và gây ra "thiệt hại tài sản". Trong trường hợp này là cho các thành viên của CLB xứ Catalunya.
Công tố viên phải xem xét quá trình điều tra và quyết định có khởi tố vụ án hình sự hay không. Bởi vì, quá trình điều tra tập trung vào giai đoạn 2016-2018 đã vượt quá thời hạn quy định về xử phạt hành chính (tối đa 3 năm), theo luật thể thao mới cập nhật 22/12/2022.