TheụPateMinhChayngàychạyđuamangthuốcgiảiđộcvềViệbxh bóng đá ngoại hạng anho bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, đơn vị đang tiếp nhận điều trị nội trú cho cặp vợ chồng ngộ độc Botulinum sau khi dùng sản phẩm Pate Minh Chay. 2 bệnh nhân đang có tình trạng rất nặng.
Thời điểm nhập viện Bạch Mai, người chồng liệt hoàn toàn các cơ từ đầu đến chân, không thở được, phải phụ thuộc vào máy thở. Người vợ nhẹ hơn, tuy nhiên cũng liệt toàn bộ các cơ, không thể tự ngồi dậy, ho khạc kém, không thể tự ăn, nguy cơ suy hô hấp.
Bác sĩ Nguyên cho biết, 2 lọ thuốc giải độc đã được cấp tốc vận chuyển từ Thái Lan về Việt Nam theo đường hàng không để cấp cứu kịp thời cho 2 trường hợp này.
Loại thuốc này có tên Botulism antitoxin heptavalent (BAT), được sản xuất bởi Canada, chuyên dùng để giải độc Botulinum. Giá bán của mỗi lọ thuốc này tại Thái Lan lên đến 8000 USD (khoảng 185 triệu đồng).
Thuốc Botulism antitoxin heptavalent được vận chuyển từ Thái Lan về Việt Nam để cấp cứu cho bệnh nhân |
Theo Cục Quản Lý Thực Phẩm Và Dược Phẩm Hoa Kỳ, về cơ chế, BAT cung cấp đáp ứng miễn dịch thụ động cho cơ thể thông qua các kháng thể mà nó sở hữu. Khi được tiêm vào người, các kháng thể này sẽ liên kết chặt với botulinum tự do, khiến chúng không còn tương tác được với thụ thể của tế bào thần kinh.
Nhờ cơ chế này, thuốc giúp giảm thiểu đáng kể hiện tượng liệt, yếu cơ bắp của bệnh nhân ngộ độc Botulinum. Bệnh nhân được giải độc sẽ giảm nguy cơ diễn biến nặng phải thở máy.
Bác sĩ Nguyên nhấn mạnh, các trường hợp ngộ độc Botulinum rất hiếm ở nước ta. Đặc điểm của Botulinum là rất độc với thần kinh, gây liệt toàn bộ các cơ, liệt kéo dài. Trong trường hợp nặng, bệnh nhân phải thở máy trung bình nhiều tháng và mất nhiều tháng tiếp theo để có thể hồi phục.
“Đối với ngộ độc Botulinum, nếu không có thuốc giải độc, thời gian bệnh nhân hồi phục sẽ rất lâu vì phải chờ cơ thể tái tạo lại. Trong hoàn cảnh thách thức như vậy, chúng tôi nghĩ ngay đến việc phải sử dụng thuốc giải độc cho bệnh nhân” – Giám đốc Trung tâm Chống độc cho hay.
Ông Nguyên cũng chia sẻ, do ngộ độc Botulinum quá hiếm gặp, các công ty dược rất ít khi sản xuất thuốc giải độc bởi không đảm bảo lợi nhuận. Do vậy, thuốc Botulism antitoxin heptavalent cũng như một số loại thuốc điều trị bệnh hiếm khác có một cơ chế lưu trữ riêng.
“Các quốc gia thường có một kho thuốc hiếm, tập trung thuốc của các ngành y khoa với nhau. Khi có bệnh nhân, thuốc sẽ được điều phối về các bệnh viện, các tỉnh hoặc có thể sang các nước khác” – bác sĩ Nguyên chia sẻ.
Nam bệnh nhân trong vụ ngộ độc Botulinum điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai |
Thông qua trao đổi thường kỳ trong các hội nghề nghiệp Chống độc, các bác sĩ tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai nắm được thông tin Thái Lan từng ghi nhận trường hợp ngộ độc Botulinum và nước bạn có dự trữ loại thuốc giải độc này.
Với mục tiêu đưa thuốc về Việt Nam trong thời gian nhanh nhất, bác sĩ Nguyên và các cộng sự đã ngay lập tức liên hệ với các Trung tâm Chống độc của Thái Lan, đồng thời phối hợp cùng Bộ Y tế, Tổ chức Y tế Thế giới tại Thái Lan và Việt Nam.
“Chúng tôi phải đảm bảo có được những giấy tờ cần thiết một cách nhanh nhất. Tất cả các bên liên quan đều rất tích cực giúp sức trong việc đem 2 lọ thuốc này về Việt Nam.
Bệnh viện, Bộ Y tế đã cố gắng xử lý các thủ tục, giấy tờ khẩn cấp; WHO ngày nào cũng họp 2 lần; các bên liên quan trao đổi liên tục thông qua email nhóm. Phía Thái Lan và Việt Nam cũng thường xuyên kết nối bằng những cuộc gọi đường dài. Tất cả mọi người đều vất vả”, bác sĩ Nguyên chia sẻ.
Sau 10 ngày chạy đua với thời gian, ngày 27/8, 2 lọ thuốc Botulism antitoxin heptavalent bắt đầu được vận chuyển từ Thái Lan về Việt Nam. Thuốc được bảo quản nghiêm ngặt trong hộp giữ lạnh, theo tiêu chuẩn của vaccine. Bên trong hộp có nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ.
Chiều 27/8, thuốc về đến Việt Nam. Các bệnh nhân được sử dụng thuốc giải độc ngay trong tối cùng ngày.
Nguyễn Liên
Độc Botulinum trong vụ Pate Minh Chay là 'chất độc khét tiếng số một'
Botulinum bị coi là “chất độc khét tiếng số một thế giới”, được đánh giá mạnh gấp 10.000 lần chất cực độc Kali Xyanua, thậm chí nguy hiểm hơn cả nguyên tố phóng xạ “mạnh nhất hành tinh”.