Với 350 giải pháp đến từ 23 quốc gia trên thế giới, Viet Solutions 2020 đã chứng tỏ sức thu hút của một sân chơi lớn được phối hợp tổ chức bởi cơ quan quản lý nhà nước và Tập đoàn “sếu đầu đàn” trong việc thu hút các startup công nghệ từ nhiều nơi trên thế giới.
Nói về sự phối hợp của các thành tố trong xã hội để chuyển đổi số, Thiếu tướng Lê Đăng Dũng – Quyền Chủ tịch kiêm TGĐ Tập đoàn Viettel cho rằng: “Cơ quan quản lý nhà nước có vai trò chủ trì. Các tổ chức, cá nhân chính là các sensor đầu tiên, nắm bắt hơi thở của cuộc sống, phát hiện và đề xuất những giải pháp công nghệ phục vụ và giải quyết nhu cầu dù nhỏ nhất và sớm nhất. Tập đoàn lớn như Viettel tiên phong có trách nhiệm phát triển sản phẩm, kiểm nghiệm sản phẩm, tích hợp sản phẩm thành nền tảng và sẵn sàng triển khai quy mô lớn.”
Với cách tiếp cận như vậy, từ một cuộc thi dành cho người Việt trên toàn cầu nhằm tìm kiếm các sản phẩm công nghệ với tên Viettel Advance Solutions 2019 và chỉ dành cho lĩnh vực viễn thông, Viettel tiếp tục đóng vai trò đơn vị “hạt nhân”, mở rộng quy mô đối với Viet Solutions 2020 và tạo ra nhiều sự khác biệt so với các cuộc thi tìm kiếm startup từ trước đến nay.
Bà Lê Hàn Tuệ Lâm – Giám đốc Quỹ Nextrans, một thành viên trong Ban giám khảo đánh giá, trong 2-3 năm trở lại đây, Việt Nam có nhiều cuộc thi tìm kiếm startup, cũng không thiếu những cuộc thi quy mô lớn nhưng chất lượng mới chỉ dừng lại ở tạo cơ hội cho các startup xuất hiện.
“Rất ít đội thi có mô hình kinh doanh mở rộng được quy mô, sản phẩm ra được thị trường. Trong khi đó, các đội thi ở Viet Solutions đã đến giai đoạn hoàn thiện sản phẩm và có doanh thu” – bà Tuệ Lâm nói.
Giám đốc Quỹ Nextrans cho rằng, Việt Nam cần nhiều hơn những cuộc thi như Viet Solutions với uy tín từ thành phần tham dự và hiệu quả trong cách tổ chức. Đồng thời, cuộc thi không chỉ tạo cơ hội cho startup Việt Nam mà còn cho các startup quốc tế đi thi đấu để biết mình đang ở đâu. Sau đó, các startup tiếp tục được tạo điều kiện để cất cánh.
Viettel sẵn sàng hợp tác với các công ty công nghệ để cùng phát triển các ý tưởng, nhanh chóng đưa các ý tưởng mới, sản phẩm mới vào cuộc sống. |
Cuộc thi này cũng gợi mở một mô hình vườn ươm hiệu quả cho các công ty công nghệ. Trong đó, điểm khác biệt chính của mô hình là các tập đoàn lớn cùng tham gia quá trình vườn ươm, nâng đỡ các ý tưởng mới, các công ty non trẻ.
Ông Lê Đăng Dũng khẳng định: “Viettel, với trách nhiệm của một tập đoàn công nghiệp, công nghệ lớn, với sức mạnh về thị trường toàn cầu của mình, với tiềm lực về tài chính, sự giàu kinh nghiệm, năng lực triển khai đồng bộ và quy mô lớn, bảo mật an toàn, thông tin… sẵn sàng hợp tác với các công ty công nghệ để cùng phát triển các ý tưởng, nhanh chóng đưa các ý tưởng mới, sản phẩm mới vào cuộc sống.
Viettel cũng sẵn sàng đồng hành cùng các bộ, ngành, địa phương trên con đường chuyển đổi số, hướng tới mục tiêu xây dựng chính quyền số, công dân số và xã hội số tại Việt Nam”.
Với sự hỗ trợ như vậy, Viet Solutions được kỳ vọng đem đến sự thay đổi lớn cho các startup và từ đó, các startup tiếp tục tạo rat hay đổi lớn cho xã hội sau khoảng thời gian trưởng thành trong cuộc thi.
Ông Lê Đăng Dũng nhấn mạnh: “Rất có thể, đây sẽ là khởi đầu cho một thay đổi lớn lao đối với tất cả chúng ta và toàn xã hội. Bởi cá nhân tôi hoàn toàn tin tưởng vào khả năng một ý tưởng, giải pháp được chúng ta nâng bước hôm nay có thể tạo ra một thay đổi sâu sắc, hoàn toàn và không ngờ ở bất kỳ đâu trên thế giới.”
Trần Long
" alt=""/>“Viet Solutions 2020 có thể là khởi đầu cho một thay đổi lớn lao đối với tất cả chúng ta”\
Cụ thể, Bộ GTVT vừa ban hành Thông tư 31/2019 thay thế Thông tư số 91/2015 quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.
Thông tư mới có hiệu lực từ ngày 15-10 và nhận được sự quan tâm của người dân. Tuy nhiên, trên thực tế rất nhiều người đang hiểu sai về một số nội dung trong này.
Tại Điều 8 Thông tư 31/2019 có nêu rõ tốc độ tối đa cho phép đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự trên đường bộ (trừ đường cao tốc), khi tham gia giao thông thì tốc độ tối đa được xác định theo báo hiệu đường bộ và không quá 40 km/h.
Thực ra, không phải đến bây giờ Bộ GTVT mới quy định về tốc độ tối đa cho phép đối với các loại xe trên mà thông tư mới chỉ mang tính chất kế thừa Thông tư 91/2015.
Vậy thực chất xe mô tô, xe gắn máy, xe chuyên dùng là gì và hiểu như thế nào cho đúng? Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2016/BGTVT, quy định khái niệm về phương tiện cơ giới như sau:
- Xe mô tô (hay còn gọi là xe máy) là xe cơ giới hai hoặc ba bánh và các loại xe tương tự, di chuyển bằng động cơ có dung tích xy-lanh từ 50 cm3trở lên.
Tải trọng xe không quá 400 kg đối với xe máy hai bánh, khối lượng chuyên chở cho phép xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ từ 350 kg đến 500 kg đối với xe máy ba bánh.
- Xe gắn máy là chỉ phương tiện chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h. Nếu dẫn động là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương không được lớn hơn 50 cm3.
Xe chuyên dùng bao gồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia giao thông đường bộ.
Như vậy, theo Thông tư 31/2019, từ 15-10 xe gắn máy (dưới 50 cm3), xe máy chuyên dùng không được chạy quá 40 km/h.
Còn xe trên 50 cm3(hiện đa số người dùng) vẫn chạy với tốc độ tối đa là 60 km/h trong khu vực đông dân cư (tại nơi đường đôi ; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên).
" alt=""/>Hiểu đúng về quy định xe máy không được đi quá 40 km/hTối qua, một cậu lái xe taxi trẻ có một vợ và đứa con nhỏ và vợ cậu ấy đang mang thai bé thứ 2 đã bị cắt cổ trên xe, cậu chỉ kịp chạy ra khỏi xe 5m kêu cứu rồi tắt thở.
" alt=""/>Vách ngăn chống cướp cứa cổ gây sốt cộng đồng lái xe