Dược phẩm được xem là mảnh đất màu mỡ, đó là lý do các công ty dược đều không tiếc tiền chi cho quảng cáo.
Theo Nghị định 54/2017/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật Dược đã có hiệu lực từ 1/7/2017 nhưng đến nay vẫn rất nhiều công ty vi phạm, chủ yếu là quảng cáo vượt nội dung quảng cáo được cấp phép, quảng cáo khi chưa được cấp phép.
Theo Nghị định 54/2017/NĐ-CP, thuốc chỉ được quảng cáo trên các phương tiện thông tin, đại chúng sau khi có giấy xác nhận nội dung quảng cáo.
Trong đó có tới 16 khoản mục, quy định rõ các thông tin, hình ảnh không được sử dụng trong nội dung quảng cáo thuốc:
1. Các thông tin, hình ảnh quy định tại Luật quảng cáo.
2. Các nội dung gây hiểu nhầm về thành phần, tác dụng, chỉ định, xuất xứ của thuốc.
3. Các nội dung tạo ra cách hiểu: Thuốc này là số một; thuốc này là tốt hơn tất cả; sử dụng thuốc này là biện pháp tốt nhất; sử dụng thuốc này không cần ý kiến của thầy thuốc; thuốc này hoàn toàn vô hại; thuốc không có chống chỉ định; thuốc không có tác dụng không mong muốn; thuốc không có tác dụng có hại.
4. Các câu, từ, hình ảnh mang tính suy diễn quá mức dẫn đến hiểu nhầm là tác dụng, chỉ định, hiệu quả của thuốc hoặc vượt quá tác dụng, chỉ định, hiệu quả của thuốc đã được phê duyệt.
5. Ghi tác dụng của từng thành phần có trong thuốc để quảng cáo quá công dụng của thuốc hoặc gây nhầm lẫn tác dụng của mỗi thành phần với tác dụng của thuốc.
6. Các từ, cụm từ: “điều trị tận gốc”, “tiệt trừ”, “chuyên trị”, “hàng đầu”, “đầu bảng”, “đầu tay”, “lựa chọn”, “chất lượng cao”, “đảm bảo 100%”, “an toàn”, “dứt”, “cắt đứt”, “chặn đứng”, “giảm ngay”, “giảm liền”, “giảm tức thì”, “khỏi ngay”, “khỏi hẳn”, “yên tâm”, “không lo”, “khỏi lo”, “khuyên dùng”, “hotline”, “điện thoại tư vấn” và các từ, cụm từ có ý nghĩa tương tự.
7. Các chỉ định không được đưa vào nội dung quảng cáo thuốc:
a) Chỉ định điều trị bệnh lao, bệnh phong;
b) Chỉ định điều trị bệnh lây qua đường tình dục;
c) Chỉ định điều trị chứng mất ngủ;
d) Chỉ định mang tính kích dục;
đ) Chỉ định điều trị bệnh ung thư, bệnh khối u;
e) Chỉ định điều trị cắt cơn cai nghiện ma túy;
g) Chỉ định điều trị bệnh đái tháo đường hoặc các bệnh rối loạn chuyển hóa tương tự khác;
h) Chỉ định điều trị bệnh viêm gan do virus, các bệnh nguy hiểm mới nổi.
8. Các kết quả kiểm nghiệm chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
9. Kết quả nghiên cứu tiền lâm sàng.
10. Kết quả nghiên cứu lâm sàng hoặc kết quả thử tương đương sinh học chưa được Bộ Y tế công nhận.
11. Sử dụng danh nghĩa, địa vị, uy tín, thư tín, thư cảm ơn của tổ chức, cá nhân để quảng cáo thuốc.
12. Lợi dụng xuất xứ của thuốc, nguyên liệu làm thuốc để quảng cáo thuốc.
13. Hình ảnh, tên, biểu tượng của cán bộ y tế.
14. Hình ảnh động vật, thực vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
15. Các câu, từ mang tính mách bảo, truyền miệng để khuyên dùng thuốc.
16. Sử dụng hình ảnh người bệnh để mô tả tình trạng bệnh lý hoặc công dụng của thuốc không phù hợp với tài liệu liên quan đến thuốc và các hướng dẫn chuyên môn do Bộ Y tế ban hành hoặc công nhận.
Thị trường dược phẩm là mảnh đất màu mỡ nên các doanh nghiệp đều không tiếc tiền chi cho quảng cáo. Ảnh minh hoạ |
T.Thư
" alt=""/>Quảng cáo thuốc ‘chất lượng cao’, ‘an toàn’, ‘giảm tức thì’ là trái luậtNguyên nhân được đưa ra bởi hiện tượng khủng hoảng mua sắm khiến các kệ hàng trống trơn, nhóm có rủi ro cao như người lớn tuổi gặp khó khăn trong việc tiêu dùng.
Thông tin từ CNBC cho biết siêu thị Trader Joe's bắt đầu triển khai mở cửa trước 1 tiếng từ 9 giờ sáng đến 10 giờ sáng cho khách hàng lớn tuổi. Siêu thị này không quy định độ tuổi cụ thể của những khách hàng này nhưng thong lệ thường là những người từ 65 tuổi trở lên.
Với chuỗi siêu thị Walgreens, người lớn tuổi được mua sớm hơn 1 tiếng vào sáng thứ 3 từ 8 giờ sáng đến 9 giờ sáng. Bên cạnh mở cửa trước, Walgreens cho biết có sẵn cả dịch vụ chăm sóc và giao hàng tại nhà cho những đối tượng này. Khách hàng từ 55 tuổi trở lên của siêu thị cũng sẽ được giảm giá đặc biệt vào thứ 3.
Gã khổng lồ Walmart cũng cho biết thực hiện sự kiện mua sắm đặc biệt kéo dài 1 tiếng vào thứ 3 hàng tuần đến ngày 28/4 cho khách hàng từ 60 tuổi trở lên. Dịch vụ này được mở trước 1 tiếng giờ mở cửa tại 5.000 cửa hàng của chuỗi siêu thị này khắp nước Mỹ.
Với hơn 2.000 cửa hàng, chuỗi siêu thị Albertsons cho biết họ sẽ dành ra 1 giờ sớm hơn vào sáng thứ Ba và thứ Năm cho những người mua sắm dễ bị tổn thương bởi Covid-19, bao gồm cả người già, phụ nữ mang thai hoặc những người có hệ thống miễn dịch kém. Đây là nhóm đối tượng được khuyến cáo tránh rời khỏi nhà càng nhiều càng tốt.
Bắt đầu từ ngày 18/3, tất cả các cửa hàng Whole Food Market ở Mỹ và Canada sẽ cho phép khách hàng từ 60 tuổi trở lên mua sắm một giờ trước khi mở cửa cho toàn bộ công chúng. Chuỗi siêu này được sở hữu bởi Amazon, có khoảng 500 cửa hàng trên khắp nước Anh, Canada và tại 42 tiểu bang của Mỹ.
"Chúng tôi sẽ dành thời gian này để giúp những khách hàng được cơ quan y tế quốc gia xác định là một trong nhóm dễ bị tổn thương nhất với Covid-19, cảm thấy thoải mái hơn khi mua sắm tại các siêu thị của chúng tôi. Điều này cũng giúp đảm bảo họ có thể nhận được các mặt hàng cần thiết trong môi trường bớt đông đúc", đại diện siêu thị Whole Foods cho biết.
Chuỗi siêu thị Dollar General thì thực hiện dành 1 tiếng đầu tiên hàng ngày tại hơn 16.000 cửa hàng tại 44 bang tại cho người mua sắm lớn tuổi.
Một số chuỗi cửa hàng tạp hóa nhỏ và cửa hàng tiện lợi cũng đang đưa ra các giải pháp giúp đỡ mặc dù không yêu cầu xuất trình giấy tờ tùy thân và khuyến khích những nhóm khách hàng khác nhẫn nại chờ đợi.
Tuy nhiên một số chuyên gia nói rằng họ lo ngại về việc một số lượng lớn người cao niên tụ tập cùng nhau. Alysa Krain, một bác sĩ về bệnh truyền nhiễm, chuyên về y khoa lão khoa tại Đại học Y khoa Pennsylvania, Perelman, nói với tờ Washington Post rằng những giờ đặc biệt khiến cô lo lắng.
"Nhìn chung đây là một ý tưởng hay, nhưng sẽ có một chút nguy hiểm nếu nó không được kiểm soát", Krain phát biểu trên Washington Post.
Theo Cafebiz
" alt=""/>Hành động nhân văn thời dịch Covid“Việt Nam ơi! Đánh bay Covid” là dự án âm nhạc cộng đồng nhận được sự ủng hộ chính thức từ Bộ Y tế. Đây được coi là một sự quan tâm sâu sắc từ phía Chính phủ và Bộ Y tế tới tinh thần chống dịch của người dân Việt Nam.
Công văn chỉ đạo của Bộ Y tế nêu rõ: “Trong tình hình dịch bệnh diễn ra phức tạp, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân đang rất cần sự chung tay, nêu cao tinh thần đoàn kết dân tộc, thực hiện đúng các khuyến cáo của Bộ Y tế về chăm sóc sức khoẻ”.
Vậy bạn có muốn cài đặt nhạc chuông bài hát này cho điện thoại của mình? Hãy xem qua hướng dẫn bên dưới.
" alt=""/>Hướng dẫn tải nhạc chuông 'Việt Nam ơi! Đánh bay Covid'