Chi tiền thu mua túi nilon trên cây để dọn rác cho vùng lũ
作者:Thể thao 来源:Bóng đá 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-22 21:13:18 评论数:
9h sáng tại Hợp tác xã thôn Phú Thọ,ềnthumuatúinilontrêncâyđểdọnrácchovùnglũđoc bao An Thủy, Quảng Bình, một nhóm tình nguyện viên trong đồng phục hồng bắc loa kêu gọi người dân gom rác.
Họ đưa ra quy định, với việc thu gom 1kg rác khô bà con sẽ được trả 30 nghìn đồng; mỗi kg rác ướt, bà con sẽ được 20 nghìn đồng. Hàng trăm người dân của thôn bắt đầu túa ra các nẻo đường thu gom rác.
Thôn Phú Thọ, xã An Thủy là khu vực còn vương lại nhiều rác thải nhất sau khi lũ rút. Trận lũ vừa qua, xã An Thủy bị ngập sâu đến 2,5m. Hơn 2 tuần sau lũ rút, người dân mới hoàn thành việc dọn dẹp trong nhà, chưa kịp vệ sinh các khu vực công cộng.
Chị Thùy Dung đi khảo sát các vùng nhiều rác để tiến hành thu gom. |
Sau lũ, lượng rác thải rất lớn vương lại trên cây. |
Hai bên đường, những hàng cây trắng xóa bởi rác vương trên cây. Để dọn rác, bà con phải dùng những cây sào dài 3-4m, có gắn đinh để móc túi nilon xuống. Một nhóm trèo lên cây gỡ rác, một số người khác lại chèo thuyền đi thu gom rác thải mắc ở các cây giữa hồ nước.
Trong ngày ra quân (10/11), hơn 3 tấn rác đã được bà con thu gom. Sau đó, số rác này sẽ được xe của công ty môi trường chở đến điểm tập kết rác của huyện và xử lý.
Đây là chiến dịch làm sạch rác sau lũ của Câu lạc bộ (CLB) Du lịch Quảng Bình. Chị Trần Thị Thùy Dung, Chủ nhiệm CLB chia sẻ, ý tưởng thu mua rác từ bà con đến với nhóm rất tình cờ. Một lần các thành viên trong CLB về vùng sâu vùng xa hỗ trợ người dân sau lũ thì nhìn thấy cảnh rác vương chi chít trên các cành cây.
“Một anh trong đoàn nảy ra ý tưởng: “Hay là dùng tiền thu mua rác để kêu gọi bà con cùng gom rác?”. Có 2 mạnh thường quân ủng hộ 80 triệu đồng. Vì vậy chúng tôi bắt tay vào làm”, chị Dung chia sẻ.
Người dân gom rác ở vùng lũ. |
Chị nói thêm: “Với việc chi tiền thu mua rác, chúng tôi muốn trước hết là bà con dọn dẹp không gian sống của chính mình, giúp người dân có ý thức hơn trong xử lý rác thải. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng muốn nhân rộng mô hình này sang các nhóm, địa phương khác vì mỗi CLB Du lịch Quảng Bình thì không thể thu gom hết số rác thải trên địa bàn”.
Tuy nhiên kế hoạch của họ sau đó phải điều chỉnh. Ban đầu CLB thu mua túi nilon với giá 20-30 nghìn đồng/kg nhưng người dân gom nhiều loại rác và số lượng quá lớn nên họ ước chừng không đủ tiền để trả.
Vì vậy CLB quyết định chia đều số tiền cho từng vùng. Với mỗi vùng được dọn sạch, người dân sẽ được tặng 20 triệu đồng.
“Có người thông cảm nhưng cũng có những người nói lời khó nghe. Họ bảo rằng, ban đầu các anh chị kêu gọi thu mua rác với giá 20-30 nghìn/kg, giờ lại bảo thu gom rác một vùng mới được hỗ trợ 20 triệu đồng, hóa ra là lừa mọi người?”.
"Làm việc rất mệt và chỉ với mục đích giúp bà con dọn sạch không gian, môi trường sống của mình nên khi nghe như vậy, chúng tôi cũng buồn. Nhưng sau đó mọi người cũng hiểu và tham gia nhiệt tình”, chị Dung nói.
Để chuẩn bị cho kế hoạch kêu gọi người dân gom rác, các thành viên trong CLB Du lịch Quảng Bình phải đi khảo sát. Họ chọn điểm ngập rác nhất, phân tích loại rác sau đó làm việc với Hội phụ nữ và chính quyền địa phương.
Trong quá trình gom từ 8h sáng đến 3h chiều, các thành viên cũng đồng hành cùng người dân gom rác. Kết thúc một ngày, họ thuê xe chở rác về điểm tập kết để xử lý.
“Thuê xe gom rác chúng tôi cũng phải đặt trước 2 ngày vì hiện tại các công ty xử lý rác thải đều rất bận. Số rác được dọn luôn trong ngày để không để rác ứ đọng trong không gian sống.
Ngày đầu tiên chúng tôi cùng khoảng 400 người dân gom được 3 tấn rác ở thôn Phú Thọ. Ngày thứ 2, hơn 100 người dân ở thôn Đại Phong, xã Phong Thủy, Lệ Thủy đã tham gia. Lần này, họ thu được hơn 1 tấn rác là túi nilon”.
Chỉ trong thời gian ngắn, nhiều tấn rác thải đã được thu gom. |
CLB Du lịch Quảng Bình gồm khoảng 30 thành viên. Họ là những người làm trong ngành du lịch của tỉnh này. Đợt lũ lụt tại miền Trung vừa qua, là những người con của địa phương, họ đã chung tay giúp đồng bào mình vượt khó khăn. Các thành viên của CLB kêu gọi và nấu 17 nghìn suất cơm đưa đến vùng lũ.
“Chúng tôi cũng đi thăm hơn 500 gia đình có hoàn cảnh khó khăn, trao tặng hơn 10 nghìn suất quà cho bà con. Mỗi suất 200-400 nghìn đồng, nhằm giúp các gia đình vượt khó”.
Đặc biệt hơn, làm trong ngành du lịch, vì vậy họ còn hỗ trợ các đoàn từ thiện ở xa đến phòng nghỉ miễn phí, xe chở hàng, suất ăn…
Chị Dung cũng chia sẻ, món quà ý nghĩa nhất họ tặng người dân vùng lũ là những bó rau, củ. Thời điểm mưa lũ, rau và hoa màu bị hư hỏng rất nhiều vì vậy giá rau tăng cao, thậm chí có tiền cũng không có rau để mua. Vì vậy CLB Du lịch Quảng Bình đã tìm cách kêu gọi các mạnh thường quân tặng rau cho người dân.
Rác sẽ được chở đến điểm tập kết để xử lý. |
“Có chị ở TP.HCM và một chị khác ở Hà Nội đã chuyển 6 tấn rau, củ từ các vùng Mộc Châu (Sơn La), Đà Lạt… đến Quảng Bình. Bà con nhận rau mừng lắm. Họ nói, chẳng thèm gì, chỉ thèm một bữa rau xanh”, chị Dung kể.
“Các thành viên trong đoàn, mắt ai cũng đỏ hoe với cảnh 2 vợ chồng ngồi trong căn nhà nhỏ. Họ đang chết lặng vì 2 đứa con trai bị lũ cuốn. Chúng tôi cũng ám ảnh khi nhìn vào căn nhà xiêu vẹo, ngập bùn nước của những người già, tuổi gần đất xa trời…
Hơn 1 tháng làm các công việc hỗ trợ vùng lũ, 30 thành viên của đoàn khá mệt. Nhưng những hình ảnh đó cứ thôi thúc chúng tôi đi tiếp”, chị nói thêm.
Người đàn ông 30 ngày lái xe tải dọc miền Trung cứu trợ vùng lũ
Cụ già ngoài tuổi 80 ngồi co ro trên nóc nhà, tay ôm con chó nhỏ, suốt 3 ngày phải nhịn đói vì nước lũ cô lập. Nhận thùng mì tôm từ tay anh Dũng, bà khóc. Anh cũng khóc.