Vợ lấy bằng lái,àichuyệnvợlàláimớichồngluônsẵnsàngứngcứuthầntốbxh v league 2023 chồng vừa mừng vừa lo
Như bao gia đình trẻ ở Hà Nội, sau khi hoàn thành mục tiêu mua nhà, vợ chồng anh Trương Quang Trung (quận Thanh Trì) cũng chạm đến giấc mơ xe bốn bánh vào đầu năm 2021.
Vốn là nhân viên thị trường của một công ty bánh kẹo ở Hà Nội, anh Trung đã có bằng lái xe nhiều năm và thường xuyên rong ruổi khắp các tỉnh thành để chào hàng, ký hết hợp đồng. Riêng chị Nguyễn Thị Mai vợ anh thì từ khi nhà có xe mới tính đến chuyện đi học lái.
Sau hai lần thi trượt (lần đầu vì lỗi đề-pa lên dốc, lần thứ hai vì liên tục "di" vào ống đồng ở khu vực ghép xe chuồng dọc), chị Mai cũng rút ra được kinh nghiệm và thi đỗ bằng lái xe vào đầu năm 2022.
Vợ lấy được bằng lái, anh Trung vừa mừng vừa lo. Mừng vì thoát cảnh nghe vợ càm ràm chuyện thi trượt, nhưng lo khi vợ tuyên bố "có bằng rồi đi đâu em sẽ tự lái xe".
Anh Trung kể: "Khi mới lấy được bằng lái, gia đình đi đâu vợ cũng tranh suất làm tài xế. Không muốn vợ tự ái, tôi đành để cô ấy cầm lái, nhưng ngồi bên cạnh, tôi cứ giật mình thon thót.
Đi đoạn nào đường rộng rãi thì không sao, nhưng hễ thấy phương tiện giao thông hay người qua đường phía trước (dù ở xa tít) là cô ấy đã rối rít đạp phanh khựng lại.
Nhiều lúc, các xe phía sau bị bất ngờ hú còi ầm ĩ, khi đã cho xe vượt qua, họ hạ cửa kính, ném cho vợ chồng tôi một cái nhìn đầy "kỳ thị".
Một lần khác, khi đến đoạn ngã tư, sau khi dừng đèn đỏ, thay vì đi thẳng, chị Mai lại cài nhầm số lùi khiến chiếc xe lùi lại phía sau.
"Khi dừng đèn đỏ, vợ tôi thường để số N và đạp phanh để khi chạy kéo một nấc số là sang số D để di chuyển luôn. Hôm đó đèn đỏ khá dài, cô ấy về số P, sau khi hết đèn đỏ, theo thói quen cũng chỉ kéo cần số một nấc, thế là sang số lùi.
May mà xe chỉ hơi lùi lại phía sau, tôi ngồi bên cạnh đã nhận ra ngay và kịp thời xử lý. Thời gian đầu, khi nào tôi cũng sẵn sàng ứng cứu trong tư thế thần tốc như thế. Có khi đang đi làm, tôi cũng bị gọi vợ gọi tới giải quyết những sự cố va chạm trên đường", anh Trung kể.
Sau mỗi lần như vậy, anh Trung đều chỉ dẫn cho vợ các kỹ thuật an toàn và khuyên vợ nên tập trung, bình tĩnh.
Dẫu vậy, anh vẫn chưa an tâm mà đi in thêm một tờ giấy A4 bên trên ghi dòng chữ "Vợ em lái mới, mong các bác thông cảm".
Một vài năm trở lại đây, do công việc bận rộn, anh Thành Nam (38 tuổi) quyết định đầu tư cho vợ đi học lái để thay anh đưa đón các con đến trường.
Anh Nam luôn đặt niềm tin vào vợ vì tin rằng với tính cách xông xáo, chị Bích vợ anh có thể nhanh chóng trở thành "tay lái lụa".
Chị Bích không làm anh thất vọng khi đã thi đỗ bằng lái xe B2 ngay từ lần thi đầu tiên. Sau một vài lần cùng vợ đi trên những cung đường ngoại ô di chuyển về nhà ở khu chung cư The Golden An Khánh, anh Nam tin vợ có thể chủ động lái xe đi đây đi đó một mình.
"Tôi dặn cô ấy nên đi chậm, chú ý quan sát, tập trung tinh thần khi lái xe. Nhưng nhiều khi chậm lại chậm quá, thành ra xe cứ chạy ì ì trên đường, nhiều lúc không hiểu thế nào lại "phi nước đại" khi xe tăng tốc đột ngột.
Một lần khác, cô ấy còn gặp sự cố khi ghép xe vào nơi đỗ. Hôm ấy, tôi đang làm việc thì nghe vợ gọi đến cầu cứu là vừa hất bay một bộ bàn ghế của quán cà phê.
Cô ấy đến điểm hẹn gặp bạn, ghép xe thế nào mà phi thẳng lên vỉa hè nơi kê sẵn mấy bộ bàn ghế phục vụ khách. May là lúc ấy không có ai ngồi ở đó", anh Nam kể.
Không có vợ là xế mới nhưng anh Vũ Tiến Hưng (quận Hoàng Mai) từng chứng kiến pha lùi xe như "phim hành động" của một tài xế nữ.
Anh Hưng kể: Hôm ấy, tôi đi siêu thị cùng bạn thì thấy một chiếc xe i10 màu đỏ đang đứng ở sân đột nhiêu lùi nhanh hơn phim hành động. Xe lùi vào một gờ bê tông, vỡ cả ba-đờ-sốc phía sau.
Mọi người đứng gần đó vội vàng chạy lại thì thấy bên trong có một cô gái trẻ. Cô gái không chịu ra mà đạp ga để xe phi lên lên phía trước, rồi thản nhiên rời đi. Phía sau người ta nhìn thấy đuôi xe in dòng chữ "Lái mới xin thông cảm".
Chị Nguyễn Thúy Hiền (32 tuổi, ở chung cư TSQ, quận Hà Đông) thì chia sẻ, mọi kinh nghiệm khi lái xe của chị đều được trả giá bằng tiền.
Chị Hiền kể, thời gian đầu khi mới lấy bằng lái xe, cứ cuối tuần chị được chồng đưa đi chơi xa tiện để bổ túc tay lái.
Một hôm, chồng đi vắng, chị đánh liều lái xe sang nhà bố mẹ đẻ ở quận Cầu Giấy. Chỉ một phút lơ đễnh, chị đã quệt ngay xe vào cột điện gần nhà bố mẹ mình.
"Lúc thấy xe bị quệt, tôi hoảng quá cứ đánh lái hết qua trái rồi qua phải để chỉnh, vì vậy một bên xe bị chà sát càng mạnh. Tính sơ sơ cú va quệt này cũng khiến chồng tôi đi tong gần chục triệu đồng tiền sửa", chị Hiền kể.
Là lái mới, phản xạ chưa nhanh nên chị Hiền bảo mình dễ mất bình tĩnh và hay làm chết máy. Chồng chị ngồi bên cạnh nhiều lần cũng cáu gắt theo và cứ thắc mắc "đơn giản thế sao em không làm được?".
Vì lý do này mà nhiều lần hai vợ chồng chị cãi nhau trên xe. Thậm chí, có lần vì quá bực mình, chị Hiền còn xuống xe bắt taxi tự đi về.
Những lưu ý với phụ nữ là lái mới
Phụ nữ luôn được đánh giá cao về tính cẩn thận khi lái xe, càng lái sẽ càng nhuần nhuyễn. Tuy nhiên, ở thời điểm là lái mới, nhiều người không tránh khỏi những tình huống dở khóc dở cười.
Chia sẻ với PV Dân trí, ông Phạm Văn Quyết, giáo viên Trung tâm Đào tạo và Sát hạch lái xe Thanh Thủy (Phú Thọ) cho hay, kinh tế phát triển, thu nhập từng cá nhân, từng gia đình được nâng cao. Việc sở hữu một chiếc xe ô tô để đi lại phục vụ cuộc sống đối với nhiều gia đình không còn là mơ ước.
Chính vì vậy, ngày càng có nhiều chị em đã đăng ký học lái xe, được cấp bằng để chủ động đi lại phục vụ các nhu cầu của cá nhân và gia đình. Họ hoàn toàn tự tin trước vành tay lái trên mọi nẻo đường.
"Nhiều chị em lái xe rất cẩn thận, rất giỏi. Tuy nhiên, ở khoảng thời gian đầu khi mới lấy bằng, do thiếu bình tĩnh, tự tin, thiếu kinh nghiệm nên họ thường mắc phải một số lỗi cơ bản", ông Quyết nói.
Theo giáo viên này, các lỗi cơ bản phụ nữ thường gặp khi mới lái xe là: Điều chỉnh ghế ngồi, gương phải, gương trái, gương chiếu hậu không phù hợp; không nắm được tính năng, tác dụng và cách sử dụng các bộ phận cơ bản trên xe; không thắt đai an toàn; thiếu tập trung khi lái xe; không quan sát thấy các hệ thống biển báo, vạch kẻ đường; trang phục lái xe không phù hợp; thiếu quan sát trong khi lái xe.
"Thực ra những lỗi này có thể bắt gặp ở cả nam và nữ. Tuy nhiên, các chị em phụ nữ sẽ thường mắc phải nhiều hơn", vị giáo viên này thông tin.
Theo ông Phạm Văn Quyết, để lái xe an toàn, những tài xế mới, đặc biệt là chị em phụ nữ cần bình tĩnh và tự tin khi ngồi trước vành tay lái.
Nếu cảm thấy tâm trạng bất ổn, cáu gắt, buồn bực hay tinh thần không được minh mẫn, buồn ngủ thì tuyệt đối không nên cầm lái.
Khi lên xe, tài xế cần điều chỉnh ghế ngồi để có tư thế lái xe thoải mái nhất, điều chỉnh gương để có góc quan sát tốt nhất. Ngoài ra, phải thắt đai an toàn, thử chân phanh, chân côn, chân ga, kiểm tra còi, đèn, xi nhan, gạt mưa…
Phải nắm chắc và chấp hành nghiêm Luật Giao thông đường bộ, khi lái xe tham gia giao thông phải đặc biệt chú ý hệ thống biển báo, vạch kẻ đường, tốc độ cho phép của từng cung đường…
Với chị em phụ nữ, khi lái xe nên mặc trang phục gọn gàng, giày, dép đảm bảo an toàn, dễ thao tác.
Trong quá trình di chuyển phải đi đúng làn đường, thường xuyên quan sát phía trước, phía sau, bên phải, bên trái. Nếu thiếu quan sát dễ xảy ra tai nạn (đối với lái xe mới để làm được điều này nên đi chậm).
Theo Dân trí
Tài xế U40 giảm gần 80kg để tìm tình yêu mới sau hôn nhân đổ vỡNgọc Lan, Quyền Linh hết lời khen ngợi nam tài xế U40 với hành trình lột xác, giảm gần 80kg để đi tìm tình yêu mới sau cuộc hôn nhân đổ vỡ.