Phong trào chạy bộ đang có sự phát triển chóng mặt tại Việt Nam. Mỗi năm,ànhtrìnhvềLàngSenvàgiátrịthểthaomanglạman utd đấu với tottenham theo ước tính có khoảng vài trăm giải chạy với quy mô khác nhau được tổ chức trên khắp đất nước.
Sự phát triển "nóng" các giải chạy dẫn đến tình trạng có nhiều giải tổ chức thiếu chuyên nghiệp, sơ sài, trong khi các VĐV tham dự giải không có đủ kiến thức về chạy bộ, không chuẩn bị tốt dẫn đến chấn thương, thậm chí là đột quỵ.
Điều này cũng tạo nên dư luận trái chiều mỗi khi có một giải chạy lớn được tổ chức. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận đúng thì giá trị mà thể thao nói chung, chạy bộ nói riêng mang lại với người dân, với các địa phương, các tổ chức là rất lớn.
Chia sẻ về vấn đề này, Giám đốc đường chạy giải marathon “Hành trình về Làng Sen 2024”Lê Hồng Phương cho biết:"Thực tế thì không chỉ chạy bộ mà ở tất cả các môn thể thao trên thế giới, đều được tổ chức liên tục, thường xuyên.
Chẳng hạn như ở Trung Quốc, mỗi ngày có tới hàng chục giải chạy với số lượng VĐV rất lớn. Hay như Nhật Bản không một ngày nào không có giải chạy.
Giá trị mà thể thao mang lại luôn là rèn luyện sức khỏe và được chia thành 2 nhóm người chơi đó là người tập luyện và thi đấu chuyên nghiệp. Một giải chạy bộ đáp ứng cho cả hai đối tượng này. Những người đam mê đẩy ngưỡng tập luyện lên thành chơi thể thao".
Về vấn đề tiềm ẩn nguy cơ sức khỏe ở mỗi giải chạy, ông Lê Hồng Phương bày tỏ quan điểm: "Trên thế giới có nhiều VĐV đội tuyển quốc gia trải qua quá trình tập luyện mới phát hiện các sự cố về sức khỏe. Đặc biệt là vấn đề liên quan tới tim mạch cần có sự sàng lọc.
Hay như trong bóng đá, cầu thủ đột quỵ ngay trên sân đã từng xảy ra. Nói tóm lại là môn thể thao nào cũng có rủi ro.
Nhưng không phải như thế mà chúng ta quy kết thể thao gây hại tới sức khỏe con người. Huống hồ với chạy bộ, ai tập cũng được vì rất đơn giản, có sự lan tỏa, quảng bá.
Hiện nay, từ một vài sự cố về sức khỏe ở môn chạy bộ tại Việt Nam lại đánh đồng hết, đẩy những rủi ro trong tập luyện, thi đấu thành "trend". Đó là những luồng ý kiến không có tính xây dựng, đi ngược với xu thế, phong trào tập luyện toàn dân".
"Đúng là một số giải tổ chức chưa tốt cần phải xem xét lại. Nhưng nhìn chung với các giải chạy bộ thu hút hàng nghìn người chạy trong và ngoài nước, chưa kể là khách du lịch, gia đình đi cùng... mang lại những giá trị to lớn", ông Lê Hồng Phương nhấn mạnh.
Với "Hành trình về Làng Sen 2024", BTC đặt vấn đề đảm bảo sức khỏe cho các VĐV lên hàng đầu, rõ nhất là điều chỉnh giờ thi đấu sớm hơn nhằm giảm thời gian tiếp xúc với ánh nắng, thời tiết nóng của tháng 6 tại Nghệ An.
Ngoài ra, mọi phương án về y tế cũng được BTC chuẩn bị kỹ lưỡng. Thạc sỹ Dương Anh Dũng - phụ trách tổ y tế tại "Hành trình về Làng Sen 2024" cho biết: "So với các giải khác, giải chạy này nhiều hơn, dày hơn các trạm y tế, đặc biệt là ở những km cuối. Thời tiết nắng nóng buộc chúng ta phải chuẩn bị cẩn thận. Chúng tôi lên kế hoạch bố trí nhiều xe y tế lưu động, xe cứu thương ở những đoạn cuối của các cự ly dài như 21km hay 42km.
Thời tiết nắng nóng nên khả năng xảy ra hiện tượng sốc nhiệt là nhiều nhất. Ngoài ra còn những tình huống xấu như ngất, đột quỵ thì giải nào chúng ta cũng phải có sự lường trước. BTC chuẩn bị sẵn các xe cứu thương để chở VĐV vào viện. Ngoài ra đội ngũ y tế của giải cũng đều có kinh nghiệm sơ cứu, cấp cứu.
Tổ y tế sẽ phối hợp với bên đường chạy cố gắng cung cấp cho các VĐV các túi có sẵn nước lạnh để làm hạ nhiệt cơ thể, tránh những trường hợp sốc nhiệt do nắng nóng".
Giải marathon "Hành trình về Làng Sen 2024" do Sở VH&TT Nghệ An, Báo VietNamNet và Win VietNam đồng tổ chức tại Nghệ An vào ngày 9/6, dự kiến quy tụ khoảng 3.000 VĐV tranh tài.
Ông Nguyễn Văn Bá, Tổng Biên tập Báo VietNamNet - đơn vị đồng tổ chức, chia sẻ: "Tham gia giải marathon Hành trình về Làng Sen 2024 là về với vùng đất giàu truyền thống lịch sử, phong trào thể dục thể thao nói chung của tỉnh Nghệ An và về Làng Sen - quê hương Bác Hồ. Cùng với sự chỉ đạo của UBND tỉnh Nghệ An, báo VietNamNet xác định đây là hoạt động rất ý nghĩa và sẽ làm hết sức để tổ chức giải chạy thành công".