NSƯT Phương Anh thăng quân hàm thượng tá ở tuổi 42
TheƯTPhươngAnhthăngquânhàmthượngtáởtuổltd bdo Quyết định số 2674/QĐ-BQP do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ký, trung tá Nguyễn Thị Phương Anh, công tác tại Đoàn Văn công Quân chủng Hải quân, được thăng quân hàm thượng tá.
Chia sẻ với VietNamNet, ca sĩ, NSƯT Phương Anh vui mừng, hãnh diện khi nhận Quyết định ngày 1/8.
"Các đồng chí chung cơ quan đều mừng, trêu tôi là 'thượng tá trẻ nhất toàn quân'. Đây là quả ngọt cho tôi sau 26 năm nỗ lực cống hiến trong Quân chủng Hải quân. Với người phục vụ nghệ thuật trong quân đội như tôi, quân hàm thượng tá QNCN có thể nói là cao nhất", chị nói.

Phương Anh sinh năm 1982, gia nhập Đoàn Văn công Quân chủng Hải quân tại Hải Phòng với vai trò diễn viên hát tháng 5/1998, chuyển sang quân nhân chuyên nghiệp cuối năm 2001.
Trong quân ngũ, chị thường tham gia biểu diễn phục vụ nhân dân trên và ngoài địa bàn cũng như các chương trình nghệ thuật, chính trị của các đơn vị.
Năm 2004, Phương Anh thi Sao Mai điểm hẹn, lọt top 5 chung cuộc và được khán giả yêu thích bởi giọng trầm quý hiếm. Chị biết ơn khi luôn được thủ trưởng tạo điều kiện để hoạt động trong showbiz.
Sau khi kết hôn, được sự cho phép của cấp trên, Phương Anh và gia đình vào sinh sống, làm việc tại TP.HCM, chỉ phải ra Bắc khi có chương trình.
Năm 2019, Phương Anh được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú.
"Đất nước lời ru" - NSƯT Phương Anh

(责任编辑:Kinh doanh)
Siêu máy tính dự đoán Hellas Verona vs Parma, 23h30 ngày 31/3
Dưới đây là bài viết của độc giả Lê Đình Đáp gửi về diễn đàn (nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả).
Học trò Hà Nội. Ảnh: Hoàng Hà Tôi đọc bài viết 'Trước hết, xin phụ huynh hãy trả lại vai trò người thầy cho chúng tôi'trên VietNamNet. Trong bài viết, tác giả “than thở” đại ý rằng vì phụ huynh không cho… ”đánh” con em họ nên giáo viên thất vọng.
Còn tôi thì thất vọng vì chính quan điểm của giáo viên này, cũng là đại diện cho phần lớn quan điểm giáo dục của chúng ta trong nhiều thế hệ qua.
Hồi nhỏ bà tôi kể: Bà học trường nữ, (hồi đó nam và nữ không học cùng nhau), nếu thầy giáo ra bài mà không thuộc thì bắt quỳ lên vỏ mít (có gai nhọn), rồi đặt chiếc thước lên đầu, nếu để thước rơi thì thầy sẽ dùng thướt vụt cho. Bà lấy làm trân trọng sự nghiêm khắc đó của thầy, coi đó là lẽ tự nhiên.
Trong nhà tôi, các thế hệ từ bố tôi, đến chúng tôi sau này, không ai không thuộc bài thơ (vè) Đạo thờ thầydo bà truyền dạy lại:
“Công cha mẹ nào nuôi nào dưỡng
Quý như trời như bể khôn lường
Vì con vất vả trăm đường
Sáng này cặm cụi tuyết sương dãi dầm
Như thế thì con đâu dạy dỗ
Mà con còn nhỏ dại biết chi
Cho nên chịu tiếng ngu si
Nên cha phải dẫn con đi đến trường
Nhờ thầy giáo yêu thương dậy dỗ
Thầy rát hầu rát cổ vì con
Quản chi thân thể hao mòn
Văn chương nghĩa lý dạy con đủ trò
….
Thờ thầy con sẽ được hay
Muôn đời con phải coi thầy như cha
Đó là phép tắc nhà ta”Bà tôi là những phụ nữ hiếm hoi thời đó được đi học. Bà thuộc nhiều bài mà đến mãi sau này bà con đọc làu làu cho chúng tôi nghe làm mấy đứa cháu như tôi rất thích thú. Kiểu như: Thanh Hóa là tỉnh đất rộng người đông, phía Bắc giáp địa hạt Sâm Nứa, phía Nam giáp tỉnh Nghệ An, phía Đông giáp Vịnh Bắc Kỳ, Phía Tây giáp Ninh Bình, Hòa Bình, Sơn La….
Sự yêu kính thầy cô như là đạo lý căn cốt mà tôi, thế hệ chúng tôi tự nguyện đón nhận, không cần bàn cãi. Điều đó tạo nên nền tảng xã hội thân thiện, trên dưới, con người sống với nhau trọng tình trọng nghĩa.
Tại sao thế hệ bà tôi lại dễ dàng chấp nhận để thầy “đánh” cho như vậy mà vẫn cam chịu, thậm chí lấy làm hạnh phúc? Bởi vì thầy “đánh” là vì yêu mà đánh. Bởi vì bối cảnh xã hội khi đó đã chấp nhận sự bất bình đẳng giữa con người với con người.
Rõ ràng trong thế giới văn minh ngày nay không thể chấp nhận hình thức kỷ luật con người bằng roi vọt. Vì vậy, ngôi trường hạnh phúc với tôi trước hết phải là “ngôi trường an toàn” theo đúng cả nghĩa đen và nghĩa bóng.
Con người phải được tôn trọng ngay cả khi là đứa trẻ. Không có học sinh nào được cho là cá biệt, không có đứa trẻ nào là hư cả, mà là do người lớn nói chung và thầy cô nói riêng chưa đủ yêu thương chúng mà thôi. Khi nào “khoang tình cảm” trong đứa trẻ được lấp đầy bằng tình yêu thương của người lớn, thầy cô: đó là sự trìu mến ân cần, đó là những lời khen tặng đúng lúc, đó là sự động viên khích lệ, sẻ chia thấu hiểu… thì khi đó người lớn, thầy cô dễ dàng dạy bảo trẻ mà không cần đến kỷ luật bằng đòn roi.
Không chỉ tra tấn trẻ bằng đòn roi, người lớn chúng ta còn tra tấn trẻ bằng cách nhồi nhét quá nhiều kiến thức, chương trình bài tập. Phụ huynh thì “khôn lỏi” muốn con mình học trước, học hơn con nhà người nên cho con học thêm, nghĩ là chỉ con mình được học, rồi vô tình tạo nên một cuộc đua. Trường lớp thầy cô thì đua nhau bởi thành tích nên đã dồn bao áp lực lên đứa trẻ. học ngày học đêm, học tới học lui với bao áp lực hà khắc.
Một khi đứa trẻ đã không được tôn trọng, yêu thương đầy đủ; một khi đứa trẻ chịu quá nhiều áp lực về việc học, mất quá nhiều thời gian cho nó thì tính sáng tạo sẽ giảm đi.
Cụ Trần Trọng Kim trong Việt Nam sử lượcđã đưa ra nhận định rất chính xác: dân tộc Việt không phải là dân tộc phát minh.
Bà tôi học thuộc làu một bài vỡ lòng mà mấy chục năm sau vẫn thuộc, nhưng thế hệ bà tôi đến cả bố mẹ tôi và chúng tôi sau này vẫn vậy, chỉ là thuộc bài mà thôi.
Xem một clip đứa trẻ lớp 3 của Việt Nam diễn thuyết chỉ thấy là sự học vẹt với đầy lời sáo rỗng. Khác với clip của đứa trẻ cùng trang lứa ở phương Tây khi thuyết trình về nạn săn bắn động vật hoang dã hay bảo vệ môi trường, nó thực tế và thuyết phục hơn nhiều.
Như vậy, ngôi trường hạnh phúc phải không chỉ là ngôi trường an toàn mà còn là ngôi trường không có sự ganh đua chạy theo thành tích vô bổ, ở đó trẻ em được tôn trọng, được học được chơi, được sáng tạo theo đúng lứa tuổi của chúng.
Ước sao…
Lê Đình Đáp
Ban Giáo dục Báo VietNamNet mở diễn đàn "Làm thế nào để có trường học hạnh phúc?".
Bạn đọc có ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ bangiaoduc@vietnamnet.vn. Các bài viết phù hợp sẽ được đăng tải theo quy định của tòa soạn.
Xin chân thành cảm ơn.
Mỗi năm 500 trang giáo án và kế hoạch, giáo viên khó thấy hạnh phúc với nghề
Việc trường học hiện nay chưa đạt được mức độ hạnh phúc cho người học vì lý do người thầy chưa cảm thấy hạnh phúc, hài lòng với công việc." alt="'Tôi thất vọng khi giáo viên than thở phụ huynh không cho đánh học trò'" />'Tôi thất vọng khi giáo viên than thở phụ huynh không cho đánh học trò'Nhiều nhà quan sát đã tỏ ra ấn tượng với hình ảnh hai tổng thống Macron và Putin ngồi ở hai đầu đối diện của một chiếc bàn dài 4 mét để thảo luận về vấn đề Ukraina hôm 7/2. Một số nhà ngoại giao và bình luận cho rằng, đây rất có thể là một thông điệp ngoại giao mà ông Putin gửi đến người đồng cấp Pháp.
Tuy nhiên, hai nguồn tin được cho là từ những người có kiến thức về quy trình chăm sóc sức khỏe của Tổng thống Pháp tiết lộ với hãng thông tấn Reuters rằng, ông Macron lúc đó có hai lựa chọn: chấp nhận xét nghiệm PCR do giới chức Nga thực hiện để được phép tiếp xúc gần với Tổng thống Putin, hoặc từ chối xét nghiệm và buộc phải tuân theo các quy định giãn cách xã hội nghiêm ngặt hơn.
Bàn ngồi họp của Tổng thống Nga Vladmir Putin và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron có chiều dài tới 4 mét. Ảnh: EPA "Chúng tôi biết rất rõ sẽ không có cái bắt tay nào và phải ngồi bàn dài. Tuy nhiên, chúng tôi cũng không thể chấp nhận việc họ thu thập được mẫu ADN của Tổng thống", một trong những nguồn tin chia sẻ với Reuters, khi đề cập đến những lo ngại về an ninh nếu nhà lãnh đạo Pháp được các bác sĩ Nga xét nghiệm.
Người phát ngôn Điện Kremlin chưa có phản hồi trước yêu cầu bình luận từ Reuters.
Nguồn tin thứ hai trong đoàn tháp tùng Tổng thống Macron cũng xác nhận rằng, người đứng đầu nước Pháp đã từ chối yêu cầu thực hiện xét nghiệm PCR từ Nga. Thay vào đó, ông Macron đã làm xét nghiệm PCR tại Pháp trước khi khởi hành, và được bác sĩ tháp tùng làm xét nghiệm kháng nguyên nhanh sau khi đến Nga.
"Phía Nga nói với chúng tôi rằng, Tổng thống Putin cần được giữ trong một bong bóng sức khỏe khép kín nghiêm ngặt", nguồn tin này cho biết.
Hôm 10/2, 3 ngày sau cuộc gặp với Tổng thống Macron, ông Putin đã tiếp Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev. Trong cuộc gặp lần này, hai nhà lãnh đạo đã bắt tay, và chỉ ngồi cách nhau một chiếc bàn cà phê nhỏ.
>>> Đọc tin quốc tế mới nhất trên VietNamNet
Việt Anh
'Ván cờ' dài hơi của ông Putin
Bất đồng giữa Nga và phương Tây về vấn đề Ukraina có thể trở thành một vấn đề ngoại giao nan giải và nhiều rủi ro.
" alt="Lý do bàn ngồi họp giữa ông Putin và Macron có chiều dài quá khổ" />Lý do bàn ngồi họp giữa ông Putin và Macron có chiều dài quá khổ-Dự án đón đầu con đường sẽ được quy hoạch chạy qua những tưởng được hưởng lợi khi hoàn thiện hạ tầng nhưng đến khi dự án xây xong, dân về ở mà đường vẫn chưa thông.
Dự án xong, đường chưa thông
Những ngày qua vấn đề bức xúc của cư dân tại chung cư Home City (Cầu Giấy – Hà Nội) gây chú ý dư luận thủ đô. Theo phản ánh của cư dân, họ đang rơi vào tình cảnh “dở khóc, dở cười” khi địa chỉ một đằng nhưng đường đi lại một nẻo.
Biển quảng cáo bên ngoài khu nhà của chủ đầu tư vẫn ghi địa chỉ 177 phố Trung Kính.
Theo đó, trong Hợp đồng mua bán căn hộ ký kết với các khách hàng chủ đầu tư đều lấy địa chỉ là 177 Trung Kính, tổ 51, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội làm địa chỉ chính thức. Song, từ khi bàn giao nhà cho cư dân, chủ đầu tư đã cho bảo vệ chặn lối đi này, yêu cầu tất cả cư dân phải đi lối ra đường Nguyễn Chánh.
Ông Phạm Đình Tuân – Đại diện cư dân cho biết: “Hiện chúng tôi phải đi lại bằng một lối phụ trên đường Nguyễn Chánh, không có địa chỉ rõ ràng, không có nhận diện chung cư trên cổng, cổng vào tạm bợ, khuất tầm nhìn. Xét về giá trị chung cư xây dựng trên 2 con đường thì người mua nhà chúng tôi như bị chủ đầu tư lừa. Có cư dân mua căn hộ với giá 35 triệu đồng/m2. Nếu dự án rao bán tọa lạc trên đường Nguyễn Chánh thì giá sẽ mềm hơn. Văn Phú đã bán căn hộ tại vị trí 'đắc địa' nhưng lối đi tại vị trí “hãm địa”.
Trong khi đó, phía chủ đầu tư Công ty TNHH MTV Đầu tư Văn Phú - Trung Kính cho biết, theo quyết định phê duyệt của thành phố, địa chỉ khu đất thực hiện dự án Khu nhà ở cao tầng kết hợp trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê và trường tiểu học có địa chỉ tổ 51 phố Trung Kính. Trong các hợp đồng với khách hàng, cũng nói rõ lô đất thuộc ô quy hoạch theo địa chỉ nói trên.
Cũng theo quy hoạch đã được phê duyệt, hạng mục, trường tiểu học sẽ đi theo cổng đường Trung Kính (177 Trung Kính), còn công trình dự án khu nhà ở cao tầng sẽ đi theo đường quy hoạch 21m (theo lối Nguyễn Chánh). Hiện tuyến đường 21m nói trên đã được chủ đầu tư hoàn thiện và đang được cư dân sử dụng.
Lối đi vào Home City từ đường Nguyễn Chánh. Hai đầu đường quy hoạch 21m hiện nay vẫn chưa được thông.
Tuy nhiên, trao đổi về vấn đề này, cư dân Home City cho biết chủ đầu tư đã có sự bất nhất khi trả lời về tính pháp lý của con đường quy hoạch 21m. Cụ thể, tại biên bản cuộc họp vào lúc 9h ngày 8/1/2017 giữa Công ty cổ phần đầu tư Văn Phú - Trung Kính và cư dân, đại diện chủ đầu tư đã giải thích với cư dân rằng: “Phía trước dự án là Công viên hồ điều hòa, đây là dự án của một đơn vị khác. Tuy nhiên, tính chất pháp lý của con đường này (đường quy hoạch 21m) đang phụ thuộc vào 1 dự án khác đã được phê duyệt”.
Cũng theo cư dân, thực tế hiện nay đường 21m mới chỉ có một đoạn, hai đầu thông ra hai bên đường Mạc Thái Tổ và Mạc Thái Tông vẫn chưa được triển khai, nếu muốn triển khai phải giải tỏa 1 đầu đang là khu dân cư đi ra phía chung cư Thăng Long Yên Hòa, một đầu là nghĩa trang.
Theo tìm hiểu của PV VietNamNet, ngày 3/1/2017, Công ty TNHH MTV Đầu tư Văn Phú - Trung Kính đã có công văn gửi UBND TP Hà Nội và UBND Quận Cầu Giấy về việc làm đường vào khu chung cư Home City.
Văn bản nêu: “Căn cứ bản đồ quy hoạch chi tiết quận Cầu Giấy, hiện nay, dự án Home City do công ty TNHH MTV đầu tư Văn Phú Trung Kính làm chủ đầu tư, tại địa chỉ tổ 51, phố Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy đã hoàn thành và cư dân đã chuyển về sinh sống.
Tuy nhiên đường vào dự án theo quy hoạch từ đường Nguyễn Chánh – Mạc Thái Tổ chưa được triển khai thi công, gây khó khăn cho cư dân trong việc đi lại và sinh hoạt tại khu chung cư Home City”.
Văn bản này cũng nêu rõ: “Để tạo điều kiện cho cư dân sinh sống tại khu chung cư Home City được tốt hơn, đồng thời giảm bức xúc từ phía người dân. Công ty kính đề nghị UBND TP Hà Nội, UBND quận Cầu Giấy nghiên cứu, tạo điều kiện để dự án vào đường khu chung cư từ phía đường Nguyễn Chánh và Mạc Thái Tổ được triển khai thi công sớm theo quy hoạch đã được TP phê duyệt”.
Hợp đồng đã ký, tiền đã đóng, dự án đã xong, dân đã vào ở nhưng đường chưa thông? Đến nay, chủ đầu tư và cư dân vẫn chưa tìm được tiếng nói chung. Ai sẽ là người bảo vệ quyền lợi cho khách hàng?
Chưa xây nhà cao tầng khi giao thông chưa có lối ra
Dự án đón đầu con đường sẽ được quy hoạch chạy qua những tưởng được hưởng lợi khi hoàn thiện hạ tầng. Việc xây dựng nhà ở đón đầu quy hoạch trong tương lai, khi đó dự án sẽ “hô biến” ra mặt đường. Nhưng đến khi dự án xây xong, dân về ở vẫn chưa thấy đường không phải là chuyện hiếm ở Hà Nội.
Trên tuyến phố Triều Khúc, bán kính khoảng 1km đang phải “cõng” 2 đại công trường: Công trình hỗn hợp Pandora (53 Triều Khúc) và dự án chung cư cao cấp Blue Diamond (69 Triều Khúc). Trong đó, dự án biệt thự liền kề, chung cư Pandora 53 Triều Khúc được chủ đầu tư, Công ty liên doanh ôtô Hòa Bình, giới thiệu là dự án trọng điểm của quận Thanh Xuân trong giai đoạn hoàn thiện hạ tầng được quy hoạch của thành phố Hà Nội.
Dự án Pandora (53 Triều Khúc) nằm trên con phố Triều Khúc chỉ rộng khoảng 4m.
Tổng diện tích xây dựng dự án là 41.700 m2, khởi công tháng 6/2015 và dự kiến hoàn thành vào quý IV/2019. Một số thông tin cho biết, để đảm bảo thỏa mãn điều kiện về hạ tầng giao thông, tương lai, dự án sẽ có quy hoạch tuyến đường mở rộng tới 40m chạy qua. Nhưng thực tế, con phố nhỏ chỉ rộng khoảng 4m Triều Khúc vẫn đang là lối vào duy nhất của công trình này.
Trong khi đó, dự án chung cư Diamon Blue nằm ngay cạnh Pandora khởi công từ đầu 2015. Với quy mô được giới thiệu cũng thuộc dạng “khủng”, dự án này góp phần làm trầm trọng thêm sự quá tải của khu vực này.
Công trình xây xong, giá chào bán cao ngất ngưởng nhưng đường thì chưa chắc đã mở. Thực tế, nhiều công trình nội đô vẫn trong tình trạng mắc kẹt, chờ mở cổng. Đó là thực tế đã được nhiều chuyên gia đưa ra lời cảnh báo. Điều này cũng dẫn tới hệ quả là tắc nghẽn giao thông ngày càng trầm trọng tại các trục đường chính.
Về vấn đề này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong buổi làm việc với lãnh đạo TP Hà Nội và các bộ ngành về các giải pháp chống ùn tắc giao thông đã yêu cầu cần quản lý tốt quy hoạch của Hà Nội, “chưa xây dựng nhà cao tầng khi phương án giao thông chưa có lối ra”, “tập trung mật độ cao quá ở trung tâm thì dứt khoát ùn tắc”.
VietNamNet tiếp tục thông tin.
Chưa xây nhà cao tầng khi giao thông chưa có lối ra
Trước dịp Tết Nguyên Đán vừa qua, trước vấn đề ùn tắc giao thông gây bức xúc cho người dân thủ đô, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hà Nội và các bộ, ngành về các giải pháp chống ùn tắc giao thông. Tại cuộc họp này, Thủ tướng nhấn mạnh Hà Nội cần coi đây là nhiệm vụ quan trọng để phát triển Thủ đô bền vững. Thủ tướng yêu cầu cần quản lý tốt quy hoạch của Hà Nội, “chưa xây dựng nhà cao tầng khi phương án giao thông chưa có lối ra”, “tập trung mật độ cao quá ở trung tâm thì dứt khoát ùn tắc”.
Hồng Khanh