Thế giới

Làm công tác xã hội tốt bệnh nhân mới nhớ tới bệnh viện

字号+ 作者:NEWS 来源:Giải trí 2025-01-21 07:14:53 我要评论(0)

- Đó là điều mong muốn của Ths Bác sĩ Nguyễn Thanh Hải Phó phòng Công tác xã hội BV Nhi Đồng 2,àmcônbournemouth – tottenhambournemouth – tottenham、、

 - Đó là điều mong muốn của Ths Bác sĩ Nguyễn Thanh Hải Phó phòng Công tác xã hội BV Nhi Đồng 2,àmcôngtácxãhộitốtbệnhnhânmớinhớtớibệnhviệbournemouth – tottenham TP.HCM chia sẻ tại lễ kỷ niệm Ngày công tác xã hội Việt Nam (25/3).

Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định chọn ngày 25/3 hằng năm là Ngày công tác xã hội Việt Nam ghi nhận vai trò của nghề công tác xã hội. Ngày công tác xã hội Việt Nam còn là sự tôn vinh vai trò và đóng góp của người làm công tác xã hội trong việc giải quyết các vấn đề của cá nhân, gia đình và cộng đồng xã hội.

{ keywords}

Làm công tác xã hội tốt bệnh nhân mới nhớ tới bệnh viện.


Trên thế giới, nghề công tác xã hội đã được công nhận từ rất lâu. Ở Việt Nam, nghề công tác xã hội mới chỉ được biết đến khoảng 10 năm trở lại đây.

Ở một số bệnh viện lớn như Chợ Rẫy, Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2… thì công tác xã hội cũng được triển khai. Tuy nhiên, công tác xã hội cũng mới chỉ xuất phát từ tình hình thực tế trong các bệnh viện. Hình thức hoạt động cũng chưa được thống nhất vì đây là hoạt động mới mẻ, các bệnh viện vừa tự học tự làm.

Dù vậy, nhưng nhiều năm qua, BV Nh Đồng 2 ngoài hoạt động khám chữa bệnh cũng đã có nhiều hoạt động chăm lo đời sống cho bệnh nhân nghèo từ tài chính, viện phí, bữa ăn… Nhờ hoạt động này, đã cứu sống được nhiều bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn.

Theo bác sĩ Hải, thời gian qua, Tổ trợ giúp bệnh nhân nghèo BV Nhi Đồng 2 đã cố gắng kết nối với các mạnh thường quân, tổ chức, các nhân để giúp đỡ bệnh nhân nghèo cả vật chất và tinh thần từ tiền viện phí, bữa ăn, quà… cho bệnh nhân nghèo giá trị nhiều tỷ đồng.

Hỗ trợ cho bệnh nhân trong công tác khám và điều trị, hướng dẫn cho thân nhân bệnh nhân về thủ tục khám chữa bệnh, chế độ bảo hiểm hướng tới sự hài lòng của bệnh nhân.

Đức Toàn

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Chăm chút đến từng góc nhà

Nhiều người cho rằng không dễ biến một căn hộ có diện tích từ 50-65m2, mức giá tầm trung thành không gian sống chất cho riêng mình. Nhưng khi đặt chân đến Flora Anh Đào, suy nghĩ ấy có thể thay đổi.

Tại nơi này, căn hộ diện tích chỉ tầm 54m2 vẫn bài trí được hai phòng ngủ và các khu vực chức năng gọn gàng, tinh tế. Đây là “thành quả” của mô hình căn hộ condo điển hình mang đậm phong cách Nhật Bản theo đúng phương châm: “kỹ thuật Tây - tâm hồn Nhật” (tiếp thu kỹ thuật phương Tây kết hợp với văn hóa, tâm hồn Nhật Bản).

Tại các căn hộ Flora, từng centimet đều thể hiện nét tinh tế riêng, như việc áp dụng cửa kính lùa để tăng độ rộng cho không gian, sàn lót gỗ tạo cảm giác ấm áp, hay việc sắp xếp từng góc nhà đều hướng đến tối giản vật dụng, tận dụng tối đa ánh sáng và gió trời. Đây là cách để các cư dân tương lai luôn cảm thấy ngôi nhà nhỏ dồi dào năng lượng dù sống trong lòng thành phố đất chật người đông.

{keywords}

Không gian căn hộ condo đậm chất Nhật

“Ngôi nhà Nhật” tinh tế, chất lượng

Không chỉ chú trọng đến nội thất, việc xây dựng cộng đồng dân cư cùng phong cách cũng được ưu tiên tại nơi này. Nhờ hệ thống video phone, thẻ từ cho thang máy và từng căn hộ, an ninh 24/24 giờ, Flora Anh Đào đảm bảo tính an ninh tuyệt đối cho cư dân và mang đến một chuẩn mực trong văn hóa an cư, tạo cảm giác an tâm và giấc ngủ ngon.

Ngay cả những nhu cầu thiết thân hàng ngày cũng hiện diện ngay trong nội khu như hồ bơi, khu BBQ và café, khu thể dục thể thao ngoài trời, nhà trẻ, khu thương mại, công viên bờ sông… Hàng loạt tiện ích khép kín cho một cuộc sống văn minh này hứa hẹn hình thành một cộng đồng văn minh, yên bình với những nhu cầu sống trong ngày (thậm chí trong tuần) được đáp ứng trọn vẹn.

{keywords}

Những nhu cầu sống trong ngày được đáp ứng trọn vẹn trong nội khu

Theo các chuyên gia, đặc điểm tiêu biểu nhất của kiến trúc Nhật Bản chính là sự giao hòa giữa ngôi nhà với môi trường tự nhiên. Điều này tạo nên cách sống chất - sống xanh nhờ khả năng tái tạo năng lượng sống từ thiên nhiên cho chủ nhân căn hộ. Vì vậy trong thiết kế Nhật Bản, nội thất và mảng xanh ngoại thất thường có tính liên tục, không thể tách rời.

{keywords}

Mảng xanh và tiện tích chiếm hơn 70% diện tích tại Flora

“Ngôi nhà Nhật giữa Sài Gòn” Flora Anh Đào cũng được xây dựng theo phong cách này. Trong tổng diện tích 11.236m2 với 500 căn hộ, mảng xanh từ tiện ích và công viên chiếm 8.085m2 (hơn 70%).

Mở cửa sổ những căn hộ Flora Anh Đào là mảng xanh tươi mát bên dưới hiên nhà từ khu vườn kiểu Nhật, làn gió mát từ sông ngòi và khí trời thoáng đãng từ “lá phổi xanh” phức hợp Thể dục thể thao Rạch Chiếc đối diện. Từ nơi này, những chủ nhân sẽ tự chọn cho mình lối sống thiền tĩnh lặng, nhịp sống vui vầy bên nụ cười giòn tan của trẻ thơ hay đơn giản chỉ là thư thả cùng gia đình nhỏ sống khỏe mỗi ngày.

{keywords}

Thư thả cùng gia đình nhỏ sống khỏe mỗi ngày

Với sự hợp tác của hai đối tác Nhật Bản uy tín là Hankyu Realty và Nishi Nippon Railroad, Flora Anh Đào được đánh giá là căn hộ dành cho người tìm kiếm căn hộ trung cao cấp có chất lượng dịch vụ cao. Điều thú vị là căn hộ có giá khá “mềm”: khoảng 1,1 tỷ/căn 54m2 hoặc 1,39 tỷ/căn 67m2.

Sau đợt mở bán thành công vào đầu tháng 4/2015 đợt mở bán thứ 2 vào trung tuần tháng 9/2015 tiếp tục mang đến nhiều điều khoản thanh toán hấp dẫn như cho khách hàng vay 7%/năm, ổn định trong 3 năm. Mức lãi suất của chương trình không chỉ thấp hơn mặt bằng chung của thị trường mà còn kéo dài thời gian ưu đãi hơn rất nhiều bởi các ngân hàng thường chỉ ưu đãi từ 3-6 tháng hoặc tối đa là 1 năm.

Là dòng sản phẩm mới của Nam Long được xây dựng dựa trên 3 tiêu chí: Getable (Trong tầm tay), Green (Không gian xanh mát) và Greater (Nâng tầm cuộc sống), Flora sẽ là nơi chắp cánh cho cuộc sống đơm hoa cùng những trải nghiệm tuyệt vời.

Giám sát thi công: Công ty Delta Construction Management - Mỹ

Cam kết giao nhà: Tháng 6/2016

Giãn tiến độ đóng 30% vốn ban đầu, vay 70% với lãi suất 7%, ổn định trong 3 năm.

Liên hệ nếu bạn cần thêm thông tin: 0933 867 772 - 0914 223 968 - 090 880 7717 - 0906 59 41 59 - 0916 135 798

Đức Hà

" alt="Flora Anh Đào: căn hộ phong cách Nhật giữa TP.HCM" width="90" height="59"/>

Flora Anh Đào: căn hộ phong cách Nhật giữa TP.HCM

- Sự cố mổ nhầm chân tại bệnh viện Việt Đức khiến nhiều người đặt câu hỏi tại sao bác sĩ không thuộc biên chế của bệnh viện vẫn được mổ cho bệnh nhân?

Sai sót mổ nhầm chân trái thành phải cho bệnh nhân trưa 19/7 là một sự cố hy hữu tại bệnh viện lớn như Việt Đức.

Phẫu thuật viên chính - BS Phan Văn Hậu đã bị tạm đình chỉ hoạt động chuyên môn. BS Hậu hiện công tác tại ĐH Y Hà Nội, không thuộc biên chế của bệnh viện Việt Đức.

Theo GS.TS Trần Bình Giang, Phó giám đốc bệnh viện, sở dĩ BS Hậu được mổ tại bệnh viện do giữa trường ĐH Y Hà Nội với các bệnh viện lớn có cơ chế phối hợp với nhau.

{keywords}
GS Trần Bình Giang trong buổi họp sau sự cố mổ nhầm chân

Cụ thể, bệnh viện Việt Đức ra đời ngay sau khi trường Y khoa Đông Dương (tiền thân của ĐH Y Hà Nội) được thành lập, trở thành bệnh viện thực hành của trường y khoa. Thời điểm đó, BS Yersin vừa là Hiệu trưởng nhà trường, vừa là Giám đốc bệnh viện.

Sau Việt Đức, các bệnh viện khác như Bạch Mai, Mắt Trung ương, Phụ sản Trung ương... cũng đều trở thành cơ sở thực hành của ĐH Y Hà Nội.

"Cán bộ của bệnh viện với cán bộ của nhà trường gần như hòa với nhau. Các bộ môn và các khoa phòng trong bệnh viện đều có sự đan xen, làm việc ở bệnh viện nhưng vẫn là cán bộ giảng dạy của nhà trường và ngược lại", GS Giang giải thích.

GS Giang dẫn chứng, trước đây, GS Nguyễn Trinh Cơ, Hiệu trưởng ĐH Y đồng thời là Phó giám đốc bệnh viện Việt Đức, GS Tôn Thất Tùng là Giám đốc Bệnh viện Việt Đức đồng thời là chủ nhiệm bộ môn Ngoại. trường ĐH Y...

Theo truyền thống đó, rất nhiều cán bộ ĐH Y, chủ yếu tại 3 bộ môn: Ngoại, Gây mê hồi sức; Chẩn đoán hình ảnh cũng vẫn đang làm kiêm nhiệm tại bệnh viện Việt Đức.

Đơn cử PGS.TS Phạm Đức Huấn vừa là chủ nhiệm bộ môn Ngoại, đồng thời là trưởng khoa Tiêu hóa, bệnh viện Việt Đức; PGS.TS Nguyễn Duy Huề vừa là chủ nhiệm bộ môn Chẩn đoán hình ảnh vừa là trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh của bệnh viện; PGS.TS Nguyễn Hữu Ước vừa là trưởng khoa Can thiệp tim mạch của Việt Đức, vừa là Phó chủ nhiệm bộ môn Tim mạch; Phó chủ nhiệm bộ môn gây mê hồi sức, PGS.TS Trịnh Văn Đồng là Phó trưởng khoa Gây mê hồi sức của bệnh viện...

GS Giang cho biết, về mặt biên chế, những cán bộ này thuộc ĐH Y Hà Nội và được nhà trường trả lương nhưng làm việc bên bệnh viện là chính, khi có giờ sẽ sang trường giảng dạy.

Hiện mỗi năm bệnh viện Việt Đức tiếp nhận hơn 2.500 sinh viên trường y về học và thực hành.

"Không thuộc biên chế nhưng họ làm việc như một cán bộ chuyên môn của bệnh viện, thậm chí tham gia công tác lãnh đạo của bệnh viện. Như trước đây GS Hà Văn Quyết, trưởng bộ môn Ngoại là Phó giám đốc bệnh viện. Vừa rồi chúng tôi cũng bổ nhiệm PGS Long làm Phó giám đốc trung tâm đào tạo", GS Giang chia sẻ.

{keywords}
Bệnh nhân bị mổ nhầm chân Trần Văn Thảo đang điều trị tại bệnh viện

Những bệnh viện lớn khác như Bạch Mai cũng tương tự. Ví dụ GS Nguyễn Minh Thông là Phó chủ nhiệm bộ môn Chẩn đoán hình ảnh đồng thời là Phó giám đốc của bệnh viện; GS Đỗ Doãn Lợi, Phó giám đốc bệnh viện, Viện trưởng Viện tim mạch quốc gia là trưởng bộ môn Tim mạch; GS Nguyễn Lân Việt trước đây là Hiệu trưởng ĐH Y Hà Nội đồng thời là Viện trưởng Viện Tim mạch...

"Do đó biên chế hay không biên chế không quan trọng. Quan trọng là năng lực và hiệu quả làm việc như thế nào", GS Giang nói. Ông cho biết, trước khi cử cán bộ đến bệnh viện làm việc, nhà trường sẽ ký quyết định, sau đó bệnh viện sẽ tiếp nhận.

Về BS Hậu, GS Giang cho biết đã làm việc tại Bệnh viện Việt Đức được hơn 5 năm, là bác sĩ có năng lực, đã thực hiện mổ nhiều ca khó.

"Vì kiêm nhiệm như thế nên ngay khi sai sót xảy ra, bệnh viện đã tự nhận lỗi, tự nhận trách nhiệm hoàn toàn, chúng tôi không bao giờ phủi trách nhiệm đổ cho nhà trường hay không thuộc biên chế", GS Giang nhấn mạnh.

Thúy Hạnh

" alt="Vụ bệnh viện Việt Đức mổ nhầm chân: Vì sao không biên chế bệnh viện vẫn mổ?" width="90" height="59"/>

Vụ bệnh viện Việt Đức mổ nhầm chân: Vì sao không biên chế bệnh viện vẫn mổ?