Điểm chuẩn học bạ nhiều ngành ở Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM cũng cao ngất ngưởng. Cụ thể như ngành Truyền thông đa phương tiện là 29; Báo chí 28,7; Báo chí (chuẩn quốc tế) 28,4; Văn học 28,2; Nghệ thuật học 28; Quan hệ quốc tế 28,5; Tâm lý học 28,6; Ngôn ngữ Anh 27,9; Nghệ thuật học 28.
Tượng tự, ở Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, ngành Sư phạm Tiếng Anh lên tới 29; Thương mại điện tử 28,25; Công nghệ máy tính 28,75; Công nghệ thông tin 29; Hệ thống nhúng IoT 28,25; Robot và trí tuệ nhân tạo 28,75; Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử 28; Công nghệ kỹ thuật điện tử viễn thông 28…
Lấy điểm học bạ cao hơn xét từ tốt nghiệp 2-4 điểm
TS Huỳnh Trung Phong- Giám đốc Trung tâm hỗ trợ sinh viên và phát triển khởi nghiệp, Trường ĐH Sư phạm TPHCM, cho rằng điểm chuẩn học bạ cao là vấn đề của nhiều năm nay. Lý do là chỉ tiêu của phương thức này có giới hạn, mà số lượng thí sinh đăng ký nguyện vọng lại rất lớn.
Cụ thể, năm nay trường có hơn 14.000 thí sinh đăng ký xét tuyển bằng phương thức này, trong khi đó nếu cộng cả cơ sở chính và phân hiệu Long An thì chỉ 400 chỉ tiêu, điểm số cao có thể giải thích được.
Ông Phong cho hay, dù điểm chuẩn học bạ cao nhưng không quá lo ngại chất lượng vì chưa thể nói điểm học bạ có thực tế hay không. Mặt khác, điểm học bạ phải xem xét kỹ lưỡng trên rất nhiều yếu tố, nhưng điều chắc chắn là số lượng thí sinh xét tuyển vào sư phạm bằng học bạ thì điều kiện cần phải là học sinh giỏi lớp 12. Vậy nên, điểm số và học lực của các thí sinh đương nhiên đã đạt ở một mức cao nhất định.
"Quá trình đào tạo ở trường luôn tuân thủ theo một quy trình chặt chẽ. Quá trình này cũng được giám sát, kiểm định và công nhận chất lượng đầy đủ, rõ ràng nên sẽ đảm bảo được chất lượng đầu ra của sinh viên sau này", ông Phong nhấn mạnh.
Giám đốc tuyển sinh một trường đại học khác cho rằng, khi nhà trường đi tư vấn tuyển sinh đều đề nghị thầy cô ở bậc THPT phải sát sao về cách thức đánh giá. Tuy nhiên, nhà trường nhận ra rằng trước đây điểm chuẩn học bạ thấp là do cách đánh giá, còn bây giờ dạy học tiệm cận với tín chỉ nên đánh giá phải có cách khác để phù hợp.
Điều nhà trường lo lắng là điểm số này ở các trường THPT tư thục bị đánh giá khá ảo. Mặt khác, các trường sẽ đánh giá lớp 10, 11 thấp hơn nhiều so với lớp 12, vì điểm tổng kết lớp 12 liên quan đến điểm thi tốt nghiệp. Vị này cũng cho hay, điểm học bạ cao nên nhà trường luôn xác định điểm chuẩn của phương thức này phải cao hơn xét tuyển từ thi tốt nghiệp 2-4 điểm.
Sinh viên trúng tuyển bằng học bạ có kết quả học ra sao? Trường ĐH Sư phạm TP.HCM phân tích điểm trung bình tích lũy của sinh viên trúng tuyển theo các phương thức xét tuyển khác nhau. Kết quả được thực hiện dựa trên dữ liệu của hơn 10.000 sinh viên trúng tuyển trong 3 năm 2021, 2022 và 2023. Trong 2 năm 2021-2022, trường sử dụng 3 phương thức xét tuyển gồm: tuyển thẳng, xét kết quả học tập THPT và xét kết quả thi tốt nghiệp THPT. Đến năm 2023, trường bổ sung phương thức xét tuyển mới kết hợp kết quả học tập THPT với điểm kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt do trường tự tổ chức. Cụ thể, năm 2020 điểm trung bình tích lũy của sinh viên phương thức tuyển thẳng ở mức 3,31/4; kết quả học tập THPT 3,19/4 và điểm thi tốt nghiệp THPT 2,94/4. Sinh viên khóa trúng tuyển 2021, điểm trung bình tích lũy các phương thức trên lần lượt gồm: 3,34/4; 3,22/4; 3,06/4. Khóa trúng tuyển 2023, điểm trung bình phương thức tuyển thẳng 3,22/4; xét kết quả học bạ THPT 2,96/4; xét điểm thi tốt nghiệp THPT 2,85/4; kết hợp điểm học tập THPT và điểm kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt đạt 3,22/4. "Kết quả học tập của sinh viên được xét tuyển bằng phương thức sử dụng kết quả học tập THPT đều cao hơn so với phương thức xét theo điểm thi tốt nghiệp THPT; nhưng thấp hơn so với nhóm tuyển thẳng (tuyển thẳng bao gồm cả tuyển thẳng theo tiêu chí Bộ GD-ĐT và ưu tiên xét tuyển của trường)- ông Lê Phan Quốc, Phó trưởng phòng Đào tạo, cho biết. Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM thống kê kết quả học tập của sinh viên các khoá 2021, 2022 và cho biết, kết quả học tập của sinh viên xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT và kết quả học tập THPT là tương đồng. Trường ĐH Công Thương TP.HCM công bố tỷ lệ xếp loại tốt nghiệp đại học khóa 2019-2023. Trong đó, kết quả xét tuyển bằng học bạ THPT như sau: Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc là 0,24%; giỏi là 5,44%; khá là 65,12% và trung bình là 29,2%. Nhà trường đánh giá kết quả học tập qua các phương thức tuyển sinh của thí sinh xét bằng phương thức điểm thi tốt nghiệp THPT có tỷ lệ tốt nghiệp tương đương thí sinh xét bằng phương thức học bạ. |
Shinya Yamanaka sinh năm 1962 tại thành phố Osaka, Nhật Bản. Trong suốt những năm đi học, ông xuất sắc trong môn Toán và Vật lý nhưng lại chọn theo đuổi ngành Y. Yamanaka chịu ảnh hưởng từ lời khuyên của cha mình và cuốn sách về Torao Tokuda, một bác sĩ có mục tiêu cách mạng hóa ngành chăm sóc sức khỏe của Nhật Bản.
"Nhìn lại thời thơ ấu của mình, cha đã có ảnh hưởng rất lớn đến tôi. Ông không bắt tôi phải làm gì hay trở thành bất cứ ai nhưng bằng cách thể hiện sự siêng năng trong công việc, ông đã dạy tôi một cách thầm lặng rằng việc tạo ra một thứ gì đó ngay từ đầu có ý nghĩa như thế nào và thật thú vị biết bao khi tìm kiếm cho mình một cách tốt hơn để đạt được mục tiêu đó".
Quyết định thay đổi cuộc đời
Năm 1981, Yamanaka được nhận vào Trường Y của Đại học Kobe và bắt đầu quan tâm đến y học thể thao sau khi trải qua nhiều chấn thương do judo và bóng bầu dục.
Sau khi nhận bằng thạc sĩ về phẫu thuật chỉnh hình vào năm 1987, Yamanaka làm bác sĩ nội trú tại Bệnh viện Quốc gia Osaka. Tại đây, ông phải đối mặt với những thách thức cá nhân và nghề nghiệp.
“Làm việc tại bệnh viện, tôi nhận thấy tay nghề phẫu thuật của mình không được như mong đợi. Có lần tôi phải mất 2 giờ để thực hiện một ca phẫu thuật mà các bác sĩ phẫu thuật khác có thể hoàn thành trong 30 phút. Những người giám sát rất khắt khe với người mới như tôi và tôi mất tự tin vào khả năng của mình”. Yamanaka chia sẻ với Ủy ban Giải Nobel.
Ông kết hôn với một bác sĩ da liễu và trải qua sự mất mát sau sự ra đi của người cha. Chán nản trước những căn bệnh nan y mà mình ‘bó tay’ và bất chấp sự khuyên nhủ của vợ tiếp tục hành nghề bác sĩ, Yamanaka chuyển sang nghiên cứu, nộp đơn xin vào một vị trí tại Viện Khoa học và Công nghệ Nara.
Ông lấy bằng tiến sĩ ngành Dược học từ Đại học Thành phố Osaka năm 1993, tập trung vào sinh học phân tử.
Giáo sư hướng dẫn, Katsuyuki Miura, đã khuyến khích ông khám phá các chủ đề nghiên cứu mới, dẫn đến một nghiên cứu mang tính đột phá về lipid máu. Công trình này đã khơi dậy niềm đam mê của Yamanaka đối với khoa học cơ bản và sau này dẫn đến phát hiện tế bào gốc đa năng cảm ứng (iPSC) giúp ông đoạt giải Nobel
Sau khi hoàn thành bằng tiến sĩ, Yamanaka chuyển đến Mỹ để nghiên cứu sau tiến sĩ. Từ năm 1993 đến năm 1996, ông làm việc tại Viện Bệnh tim mạch Gladstone ở San Francisco, nơi ông nghiên cứu sâu về các cơ chế phân tử điều chỉnh sự phát triển của tế bào.
Kinh nghiệm này có ý nghĩa then chốt trong việc định hình sự nghiệp khoa học, giúp ông tiếp cận các cơ sở nghiên cứu tiên tiến và cơ hội cộng tác với các nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực này.
Năm 1996, Yamanaka trở lại Nhật Bản với mong muốn đóng góp cho cộng đồng khoa học ở quê hương.
"Tuy nhiên, ở Nhật Bản, tôi thấy mình mắc chứng Trầm cảm Hậu Mỹ (PAD). Môi trường dành cho các nhà nghiên cứu ở Nhật Bản khá khác biệt so với ở Mỹ về nhiều mặt. Hơn nữa, tôi không có đủ kinh phí và phải tự mình chi trả nhiều thí nghiệm. Tệ hơn nữa, nghiên cứu gửi đi bị nhiều tạp chí từ chối. Tôi cảm thấy cô đơn và chán nản. Tôi sắp từ bỏ sự nghiệp nhà khoa học để quay trở lại con đường bác sĩ".
May mắn thay, chính đồng nghiệp và những sinh viên tài năng tham gia vào thí nghiệm của Yamanaka đã “níu giữ” ông ở lại.
Định hình nền Y học Nhật Bản hiện đại
Ông gia nhập Viện Khoa học và Công nghệ Nara với tư cách là trợ lý giáo sư và tiếp tục nghiên cứu về tái lập trình tế bào. Năm 2003, ông chuyển đến Đại học Kyoto.
Năm 2006, Yamanaka và cộng sự đã xuất bản một bài báo chuyên đề chứng minh rằng tế bào trưởng thành có thể được lập trình lại để trở thành tế bào gốc đa năng bằng cách đưa vào bốn gen cụ thể, ngày nay được gọi là yếu tố Yamanaka- được đặt theo tên của ông.
Khám phá đột phá này đã cách mạng hóa lĩnh vực y học tái tạo, mở ra những khả năng mới cho mô hình hóa bệnh tật, khám phá thuốc và các ứng dụng điều trị tiềm năng.
Nghiên cứu của Yamanaka đã nhận được sự hoan nghênh của cộng đồng y học quốc tế. Tạp chí Nature gọi đây là “khám phá thay đổi thế giới”.
Tháng 6/2012, ông được trao Giải thưởng Công nghệ Thiên niên kỷ cho công trình nghiên cứu về tế bào gốc với giải thưởng trị giá 1,2 triệu euro (khoảng 32,6 tỷ đồng). Tháng 10/2012, ông được trao giải Nobel về Sinh lý học và Y học "vì khám phá ra rằng các tế bào trưởng thành có thể được lập trình lại để trở thành tế bào đa năng".
Sự công nhận này đã củng cố vị thế của ông như một nhân vật hàng đầu thế giới trong nghiên cứu tế bào gốc. Mặc dù có cơ hội ở lại nước ngoài, Yamanaka đã chọn quay về và tập trung nghiên cứu của mình tại Nhật Bản.
Ông trở thành giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào iPS (CiRA) tại Đại học Kyoto, và tiếp tục phát triển lĩnh vực y học tái tạo.
Ngoài những thành tựu khoa học của mình, Yamanaka còn được biết đến với cam kết mạnh mẽ về đạo đức trong nghiên cứu, ủng hộ các hoạt động khoa học có trách nhiệm và minh bạch.
Tử Huy
Giáo sư đoạt giải Nobel từ bỏ công việc triệu USD, về nước cống hiếnTRUNG QUỐC- Trong những năm cuối đời, giáo sư Vật lý huyền thoại Dương Chấn Ninh đã chọn cách trở về cội nguồn để cống hiến." alt=""/>Không nghe lời vợ, bác sĩ phẫu thuật chuyển sang nghiên cứu, đoạt Nobel